Kiều Thị Khánh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
87(11): 141 - 144<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TỰ LỰC CỦA SINH VIÊN<br />
KHI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ĐẠI CƢƠNG<br />
Kiều Thị Khánh*<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thực hành thí nghiệm vật lí đại cương là một phần quan trọng của môn vật lí đại cương ở chương<br />
trình học trong giai đoạn đầu của sinh viên các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật. Thực hiện<br />
modul thí nghiệm này sinh viên phải phát huy tối đa tính tích cực, tự lực của bản thân.<br />
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực hành vật lí đại cương nói riêng và các môn học khác nói<br />
chung, bài báo này đề cập đến một số biện pháp phát huy tính tự lực của sinh viên khi thực hành<br />
thí nghiệm vật lí đại cương ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên.<br />
Từ khóa: Thí nghiệm vật lí, vật lí đại cương, tích cực, tự lực, hoạt động nhận thức.<br />
<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Với việc đào tạo theo tín chỉ, người học sẽ phải<br />
làm việc nhiều hơn nhất là việc phải nghiên cứu<br />
tài liệu và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.<br />
Dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng<br />
tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ<br />
năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn không<br />
còn là vấn đề quá mới mẻ. Xu hướng dạy học này<br />
đã trở thành xu thế chung của các nhà trường trên<br />
thế giới và trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các<br />
nhà trường Việt Nam.<br />
Có nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề phát huy<br />
tính tích cực, tự lực trong dạy học. Nhưng cho đến<br />
nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc phát huy<br />
tính tích cực, tự lực khi thực hành thí nghiệm vật lí<br />
đại cương cho sinh viên trường ĐHKTCN-ĐHTN.<br />
NỘI DUNG<br />
Hiện trạng công tác thí nghiệm vật lí đại cương<br />
Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu ở nhà, chuẩn bị<br />
nội dung ra giấy và nộp cho giáo viên trước khi<br />
vào lớp. Sau đó, giáo viên hướng dẫn sinh viên<br />
làm thí nghiệm và xử lí số liệu. Qua quá trình<br />
hướng dẫn sinh viên tiến hành thí nghiệm, chúng<br />
tôi nhận thấy một số vấn đề sau:<br />
- Nhiều sinh viên chưa tự giác nghiên cứu tài liệu<br />
trước khi đến lớp hoặc chuẩn bị bài một cách đối<br />
phó nên lúng túng khi tiến hành thí nghiệm và xử lí<br />
số liệu.<br />
<br />
<br />
<br />
- Ý thức thực hành của một số sinh viên chưa cao<br />
và do dụng cụ thí nghiệm mỗi bài chỉ<br />
có một bộ nên nhiều sinh viên còn ỷ lại trông chờ<br />
vào một vài người trong nhóm tiến hành thí nghiệm<br />
rồi chép số liệu.<br />
- Một số sinh viên lấy số liệu ở lớp nhưng về nhà<br />
không xử lý được nên mượn bài của bạn để chép<br />
kết quả.<br />
- Nhiều sinh viên không vận dụng được kiến thức lí<br />
thuyết vào giải thích kết quả thí nghiệm.<br />
Theo kết quả điều tra của chúng tôi có tới khoảng<br />
30% sinh viên không thể tự mình làm được thí<br />
nghiệm mặc dù đã có tài liệu hướng dẫn thí nghiệm.<br />
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện trạng trên và<br />
theo chúng tôi một trong những nguyên nhân đó là<br />
do sinh viên chưa tích cực, tự lực trong quá trình<br />
học tập của mình. Từ đó bài báo đề cập đến một số<br />
giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của<br />
sinh viên khi thực hành thí nghiệm vật lí đại cương<br />
góp phần nâng cao chất lượng học tập.<br />
Một số biện pháp phát huy tính tự lực của sinh<br />
viên khi thực hành thí nghiệm vật lí đại cƣơng.<br />
[1], [2], [3]<br />
Tính tự lực trong hoạt động nhận thức<br />
* Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động<br />
nhận thức của người học đặc trưng ở khát vọng học<br />
tập, sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá<br />
trình nắm vững kiến thức.<br />
<br />
Tel: 0989 879291<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
141<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Kiều Thị Khánh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
87(11): 141 - 144<br />
<br />
* Tính tự lực nhận thức là năng lực, nhu cầu học<br />
tập và tính tổ chức học tập cho phép người học tự<br />
học.<br />
<br />
- Giảm tỉ lệ thuyết trình trên lớp, dành nhiều thời<br />
gian hơn cho người học tự lực, tự nghiên cứu, thảo<br />
luận, giải đáp thắc mắc.<br />
<br />
Cơ sở hình thành tính tích cực là tính tự giác, tính<br />
tích cực phát triển đến một mức nào đó thì thành<br />
tính tự lực.<br />
<br />
- Tăng cường tìm kiếm và xây dựng các bài thí<br />
nghiệm qua các kênh thông tin.<br />
<br />
Vai trò của tính tự lực của người học rất quan trọng,<br />
nó tạo điều kiện để người học tiếp thu tốt kiến thức<br />
mới, đồng thời phát triển được tư duy và biến các<br />
kiến thức vừa tiếp thu được thành vốn kiến thức<br />
riêng của mình.<br />
Biểu hiện của tính tự lực trong hoạt động nhận thức<br />
- Sự chú ý học tập của người học, sự hăng hái,<br />
nhiệt tình tham gia vào giải quyết các vấn đề học<br />
tập.<br />
- Thường xuyên có những thắc mắc, đòi hỏi người<br />
dạy phải giải thích cặn kẽ các vấn đề chưa rõ.<br />
- Người học chủ động, linh hoạt sử dụng các kiến<br />
thức, kĩ năng hoạt động để nhận thức các vấn đề<br />
mới.<br />
- Người học mong muốn được đóng góp những<br />
thông tin, kiến thức mới tìm hiểu được ở các nguồn<br />
tài liệu khác nhau.<br />
- Biết vận dụng các kiến thức lí thuyết vào trong<br />
thực tiễn.<br />
- Có quyết tâm, ý chí vươn lên trong học tập, có<br />
khả năng sáng tạo trong giải quyết các vấn đề học<br />
tập.<br />
Các biện pháp phát huy tính tự lực nhận thức của<br />
người học<br />
Muốn phát huy được tính tự lực nhận thức thì trước<br />
hết và quan trọng nhất là phải rèn luyện cho người<br />
học năng lực tư duy độc lập. Bởi lẽ, tư duy độc lập<br />
là tiền đề của tự lực.<br />
Ngoài ra cần phải phối hợp với một số biện pháp<br />
cụ thể sau:<br />
* Đối với người dạy:<br />
- Tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực<br />
nhận thức của bản thân để có kinh nghiệm thực tiễn<br />
trong việc hướng dẫn người học tự lực nhận thức.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
- Đổi mới phương pháp hướng dẫn và tổ chức thí<br />
nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận<br />
thức của người học.<br />
- Có thể ứng dụng các phần mềm dạy học vào giờ<br />
học nhằm tăng hiệu quả giờ học.<br />
* Đối với sinh viên<br />
- Cần xác định thái độ học tập đúng đắn.<br />
- Bồi dưỡng cho người học phương pháp kĩ năng tự<br />
học, tự nghiên cứu.<br />
- Xây dựng kế hoạch, thời gian biểu tự học và<br />
nghiêm túc thực hiện.<br />
- Rèn luyện cho người học khả năng tự kiểm tra, tự<br />
đánh giá trong học tập.<br />
- Hướng dẫn người học tìm nguồn tài liệu tham<br />
khảo, tìm kiếm các trang Web phục vụ cho quá<br />
trình học tập.<br />
Phát huy tính tự lực của sinh viên khi thực hành thí<br />
nghiệm vật lí đại cương<br />
Ở bài báo này chúng tôi minh họa việc phát huy<br />
tính tự lực của sinh viên qua hướng dẫn thí nghiệm<br />
bài: “Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc<br />
thuận nghịch”<br />
* Yêu cầu sinh viên trước buổi thí nghiệm:<br />
- Tự nghiên cứu bài thí nghiệm qua tài liệu hướng<br />
dẫn để nắm được: mục đích thí nghiệm, cơ sở lí<br />
thuyết, các bước tiến hành thí nghiệm…<br />
- Trả lời các câu hỏi liên quan tới bài như: Thế nào<br />
là con lắc vật lí? Thế nào là con lắc thuận nghịch?<br />
Khi nào con lắc vật lí trở thành con lắc thuận<br />
nghịch? Dùng con lắc vật lí có đo được gia tốc<br />
trọng trường không? Vì sao dùng con lắc thuận<br />
nghịch để đo gia tốc trọng trường mà không dùng<br />
con lắc vật lí?...câu trả lời dựa vào tài liệu hướng<br />
dẫn hoặc khai thác trên mạng internet.<br />
- Tìm hiểu ngoài cách tiến hành như trong tài liệu<br />
hướng dẫn ra còn có các cách tiến hành nào khác<br />
142<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Kiều Thị Khánh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
không? Nếu có thì trong các cách trên ta nên chọn<br />
cách nào? Vì sao?<br />
* Buổi thí nghiệm:<br />
- Sinh viên trình bày mục đích thí nghiệm, cơ sở lí<br />
thuyết, các bước tiến hành thí nghiệm trước khi thí<br />
nghiệm.<br />
- Sinh viên phải tự mình lắp ráp bộ thí nghiệm, tiến<br />
hành thí nghiệm theo nhóm.<br />
- Giáo viên chia nhóm sinh viên để có thể tiến hành<br />
bài thí nghiệm theo các cách khác nhau. Cách thứ<br />
nhất, tìm vị trí chu kì thuận bằng chu kì nghịch<br />
thông qua vẽ đồ thị. Cách thứ hai, thông qua đo<br />
từng chu kì thuận, nghịch khi thay đổi vị trí của gia<br />
trọng từng khoảng cách nhỏ 1mm 2mm. Từ đó,<br />
cho sinh viên nhận xét về ưu nhược điểm của các<br />
cách trên và rút ra cách tối ưu nhất.<br />
- Trong quá trình thí nghiệm giáo viên đặt các câu<br />
hỏi liên quan tới bài thí nghiệm để sinh viên thảo<br />
luận như: công thức tính mômen quán tính của một<br />
vật rắn có trục quay cố định? Nội dung và biểu thức<br />
định lí Huyghen – Steiner? Biểu thức tính gia tốc<br />
trọng trường bằng con lắc vật lí? Biểu thức tính gia<br />
tốc trọng trường bằng con lắc thuận nghịch?...Giáo<br />
viên phân tích câu trả lời của sinh viên để sinh viên<br />
củng cố và khắc sâu kiến thức. Đối với những câu<br />
trả lời hoặc những phương án thí nghiệm có tính<br />
sáng tạo giáo viên có những hình thức khen thưởng<br />
hợp lí nhằm khích lệ, động viên các em.<br />
- Sinh viên trong nhóm thay nhau làm thí nghiệm<br />
đảm bảo ai cũng tự mình làm thí nghiệm ít nhất một<br />
lần.<br />
- Các kết quả thí nghiệm của nhóm thu thập sẽ được<br />
xử lí ngay tại lớp; sinh viên thảo luận, nhận xét và<br />
giải thích kết quả thí nghiệm sau khi đối chiếu với<br />
kết quả lí thuyết dưới sự giám sát của giáo viên.<br />
* Sau buổi thí nghiệm<br />
- Sinh viên phải hoàn thiện bài báo cáo theo mẫu<br />
trong tài liệu thí nghiệm; buổi thí nghiệm tiếp theo<br />
phải nộp bài của buổi trước.<br />
- Chuẩn bị bài của buổi thí nghiệm kế tiếp.<br />
Thực nghiệm sƣ phạm<br />
Để đánh giá được chất lượng thực hành vật lí sau<br />
khi đã vận dụng các biện pháp nêu trên:<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 141 - 144<br />
<br />
Thứ nhất, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn hai<br />
nhóm đối chứng và hai nhóm thực nghiệm có<br />
trình độ tương đương (mỗi nhóm 15 sinh viên).<br />
Thứ hai, chúng tôi dựa trên căn cứ để đánh giá:<br />
- Về mặt định tính: dựa vào các biểu hiện của tính<br />
tự lực trong hoạt động nhận thức.<br />
- Về mặt định lượng: đánh giá dựa trên kết quả của<br />
bài báo cáo và của bài kiểm tra (gồm có 01 câu hỏi<br />
lí thuyết phép đo và sai số; 01 bài tập tính toán, xử<br />
lí số liệu; 01 bài thực hành thí nghiệm) sau khi sinh<br />
viên đã hoàn thành các bài thí nghiệm<br />
Cách xếp loại như sau:<br />
Điểm số<br />
<br />
Điểm chữ<br />
<br />
8,5 ÷10<br />
7 ÷ 8,4<br />
5,5 ÷ 6,9<br />
4 ÷ 5,4<br />