Một số cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế hiện nay
lượt xem 9
download
Trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm các cơ hội khẳng định vị thế doanh nghiệp, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, cơ hội thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển, các định chế tài chính quốc tế hay tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư. Bài viết tập trung phân tích một số cơ hội và thách thức của của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế hiện nay
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 MỘT SỐ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ HIỆN NAY Some opportunities and challenges for Vietnam in the context of international trade integration today ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh Trường Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm các cơ hội khẳng định vị thế doanh nghiệp, tiếp cận thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, cơ hội thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, các nguồn viện trợ phát triển, các định chế tài chính quốc tế hay tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tƣ. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem đến không ít khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bài viết tập trung phân tích một số cơ hội và thách thức của của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập thƣơng mại quốc tế hiện nay. Từ khóa: cơ hội hội nhập thƣơng mại quốc tế hội nhập thƣơng mại quốc tế, thách thức hội nhập thƣơng mại quốc tế ABTRACT In the context of international economic integration, Vietnamese enter- prises have more opportunities to affirm their position, access to large 112
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 consumer markets, opportunities to attract investment from abroad, de- velopment aid sources, international financial institutions or receiving production and management technologies through investment projects. However, international economic integration also brings many difficul- ties and challenges for Vietnamese enterprises, especially small and medium enterprises. The paper focuses on analyzing some of Vietnam's opportunities and challenges in the context of international trade integration today. Keywords: international trade integration opportunities international trade integration, challenges of international trade integration 1. MỞ ĐẦU Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực biến chuyển nhanh, phức tạp, tác động sâu rộng đến hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta. Việt Nam đã ký kết và thực thi các hiệp định mở cửa thƣơng mại quan trọng, trong đó tiêu biểu là Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 2000), gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) (năm 2007), ký kết các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) nhƣ: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP), Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA), Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc,… Nhờ tham gia các hiệp định FTA, các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc đón nhận nhiều cơ hội để cải thiện tình hình kinh doanh, tự do sáng tạo, làm giàu cho mình và cho đất nƣớc. Các doanh nghiệp Việt Nam có thêm các cơ hội khẳng định vị thế doanh nghiệp, tiếp cận thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, cơ hội thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, các nguồn viện trợ phát triển, các định chế tài chính quốc tế hay tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tƣ. Tuy nhiên, cạnh tranh chiến lƣợc giữa các nƣớc lớn gay gắt; việc xuất hiện nhiều phƣơng thức, mô hình kinh doanh mới; các thách thức 113
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 an ninh phi truyền thống,... đặt ra những thách thức mới đối với hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta. Thông qua việc thu thập, phân tích và đánh giá các thông tin liên quan đến vấn đề hội nhập thƣơng mại quốc tế, bài viết chỉ ra một số cơ hội mà thƣơng mại quốc tế mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam và chỉ ra một số thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Từ đó giúp doanh nghiệp nhận thức đầy đủ hơn tính tất yếu của hội nhập và xác định các giải pháp để tham gia, đóng góp đối với tiến trình hội nhập quốc tế của đất nƣớc. 2. NỘI DUNG 2.1. Những cơ hội mà thƣơng mại quốc tế mang lại cho Việt Nam 2.1.1. Cơ hội của việc mở rộng thị trường quốc tế Xuất khẩu của Việt Nam trƣớc đây tập trung vào một số thị trƣờng lớn và truyền thống nhƣ Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thƣơng mại quốc tế một mặt giúp duy trì và củng cố thị trƣờng truyền thống, mặt khác việc tăng cƣờng thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng khác sẽ giúp xuất khẩu giảm bớt sự phụ thuộc vào những thị trƣờng này để phát triển ổn định và bền vững hơn. Việt Nam hiện có quan hệ thƣơng mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), Việt Nam đã đƣợc 71 đối tác công nhận là nền kinh tế thị trƣờng(2), nhiều sản phẩm dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trƣờng có yêu cầu cao về chất lƣợng, nhƣ Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Mỹ... Đây cũng là điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh do- anh, đồng thời khẳng định vị thế mới của mình trên trƣờng quốc tế. Trong 8 năm qua (2011-2018), thị trƣờng xuất khẩu đã đƣợc mở rộng cả về quy mô thị trƣờng và cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu đã góp phần không nhỏ vào tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. 114
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Giai đoạn 2011-2018 là giai đoạn tăng trƣởng vƣợt bậc về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu; trong đó, tăng trƣởng xuất khẩu đã vƣợt mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Giá trị xuất khẩu giai đoạn 2011-2018 đạt 1.290,88 tỷ USD (gấp 3,3 lần giai đoạn 2001-2010); giá trị nhập khẩu giai đoạn 2011-2018 đạt 1.290,69 tỷ USD (gấp 2,73 lần giai đoạn 2001-2010).(2) Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trƣờng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có tăng trƣởng cao trong giai đoạn 2011-2018 (bảng 1). Ở tất cả các thị trƣờng mà Việt Nam có ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) thế hệ mới đều ghi nhận xuất khẩu tăng trƣởng vƣợt trội hằng năm. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 245 tỷ USD, tăng 13,8%; xuất siêu đạt 7,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trƣớc đến nay. (2) Trong đó, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trƣờng có tốc độ tăng trƣởng bình quân cao nhất của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Bảng 1. Một số thị trƣờng xuất khẩu quan trọng giai đoạn 2011-2018(2) Đơn vị: Tỷ USD Tốc độ tăng Thị Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm trưởng trường 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 bình quân (%) Hoa Kz 16,93 19,67 23,84 28,64 33,47 38,45 41,59 47,53 16,6 EU 16,53 20,27 24,31 27,91 30,94 33,86 38,18 41,79 14,3 Trung 11,12 12,39 13,23 14,93 17,11 21,96 35,40 41,27 21,7 Quốc 115
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 ASEAN 13,60 17,35 18,46 19,11 18,25 17,45 21,72 24,74 10,3 Nhật 10,78 13,06 13,63 14,69 14,13 14,67 16,86 18,85 8,6 Bản Hàn 4,72 5,58 6,62 7,14 8,92 11,41 14,82 18,20 21,5 Quốc Nguồn: Bộ Công thƣơng, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018 Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nhằm tận dụng tối đa lợi ích do các Hiệp định đó mang lại. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu có sự chuyển dịch sang các nƣớc có FTA và có cơ cấu hàng hóa bổ sung với Việt Nam nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Öc, New Zealand, Liên minh Kinh tế Á - Âu. Số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu vào các nƣớc có FTA ngày càng tăng. Mặt hàng gạo đã xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, bên cạnh thị trƣờng truyền thống đã từng bƣớc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu vào các nƣớc châu Mỹ, Trung Đông; sản phẩm gạo trắng cao cấp, gạo hạt tròn và gạo thơm đã bƣớc đầu thâm nhập vào thị trƣờng khó tính, giúp sản phẩm gạo Việt Nam từng bƣớc hiện diện trên khắp thế giới. Mặt hàng rau quả đạt nhiều thành tích trong công tác mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, thâm nhập vào các thị trƣờng ―khó tính‖ nhƣ vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa vào thị trƣờng Hoa Kỳ; vải thiều vào thị trƣờng Australia, Malaysia, EU (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); thanh long, xoài vào thị trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc; cam, quýt, thanh long vào thị trƣờng Singapore… Dệt may đạt mức tăng trƣởng trên hai con số năm 2018 (đạt 30,5 tỷ USD, tăng 16,7%), với mức tăng trƣởng cao tại các thị trƣờng chủ lực nhƣ Hoa Kỳ (tăng 11,6%, Nhật Bản (tăng 22,6%), Hàn Quốc (34,9%), Trung Quốc (tăng 39,6%), EU (9,9%). Tƣơng tự, gỗ và sản phẩm gỗ và giày dép các loại cũng duy trì mức tăng trƣởng tốt, đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu.(2) Năm 2018, xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc có FTA với Việt Nam đều ghi nhận tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm 2017. Tăng 116
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 trƣởng xuất khẩu trên nhiều thị trƣờng đạt mức hai con số nhƣ xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,2 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2017, xuất khẩu sang thị trƣờng ASEAN đạt 24,74 tỷ USD, tăng 13,9%, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 18,85 tỷ USD, tăng 11,8%, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 18,2 tỷ USD, tăng 22,8%.(2) Trong thời gian tới, việc phát triển thị trƣờng xuất khẩu phù hợp với chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, Chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 và định hƣớng đến năm 2030 cần bám sát định hƣớng: Đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trƣờng truyền thống; tạo bƣớc đột phá mở rộng các thị trƣờng xuất khẩu mới có tiềm năng; phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng cƣờng hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thƣơng mại tại các khu vực thị trƣờng lớn và tiềm năng; tăng cƣờng bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và thế giới; tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trƣờng của nƣớc ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trƣờng đã ký FTA; triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm đƣa hàng Việt Nam thâm nhập sâu vào kênh phân phối tại thị trƣờng nƣớc ngoài theo Quyết định số 1513/QĐ- TTg ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Thủ tƣớng Chính phủ. 2.1.2. Cơ hội của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam đƣợc quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất khu vực và trên thế giới, trở thành địa điểm đầu tƣ tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Báo cáo 2017 của Tổ chức Thƣơng mại và phát triển Liên Hợp quốc đánh giá, Việt Nam nằm trong Top 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI. Về thu hút vốn đầu tƣ, theo Báo cáo của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), sau hơn 30 năm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 117
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 (FDI), kể từ khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam vào cuối năm 1987. Tính lũy kế đến hết tháng 12/2018, 130 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tƣ tại Việt Nam với 27.353 dự án, tổng vốn đăng ký 340,1 tỷ USD. Hàn Quốc dẫn đầu, tiếp theo là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan (2). Bảng 2. Báo cáo nhanh đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài năm 2018 So Đơn vị Năm Năm TT Chỉ tiêu cùng tính 2017 2018 kỳ 1 Vốn thực hiện triệu USD 17.500 19.100 109,1% 2 Vốn đăng ký* triệu USD 35.883,85 35.465,56 98,8% 2.1 Đăng ký cấp mới triệu USD 21.275,89 17.976,17 84,5% 2.2 Đăng ký tăng thêm triệu USD 8.416,84 7.596,65 90,3% 2.3 Góp vốn, mua cổ phần triệu USD 6.191,11 9.892,73 159,8% 3 Số dự án* 3.1 Cấp mới dự án 2.591 3.046 117,6% 3.2 Tăng vốn lƣợt dự án 1.188 1.169 98,4% 3.3 Góp vốn, mua cổ phần lƣợt dự án 5.002 6.496 129,9% 4 Xuất khẩu 4.1 Xuất khẩu (kể cả dầu thô) triệu USD 155.435 175.523 112,9% 4.2 Xuất khẩu (không kể dầu thô) triệu USD 152.549 173.249 113,6% 5 Nhập khẩu triệu USD 127.836 142.707 111,6% Nguồn: Báo cáo nhanh Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài năm 2018 – Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - 2018) Phân theo hình thức đầu tƣ, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam tính đến hết năm 2018 với hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài chiếm tổng số vốn đầu tƣ đăng ký cao nhất với 244.580,143 triệu USD với 23.087 dự án (chiếm 71,9% tổng vốn đầu tƣ). 118
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Bảng 3. Đầu tƣ tực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tƣ (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2018) Tổng vốn đầu tƣ STT Hình thức đầu tƣ Số dự án đăng ký (Triệu USD) 1 100% vốn nƣớc ngoài 23.087 244.580,143 2 Liên doanh 4.017 75.216,714 3 Hợp đồng BOT,BT,BTO 18 14.221,238 4 Hợp đồng hợp tác KD 231 6.141,350 Tổng 27.353 340.159,445 Nguồn: Báo cáo nhanh Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài năm 2018 – Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - 2018) Đến ngày 20/09/2019, cả nƣớc có 29.854 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 357,65 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ƣớc đạt gần 206 tỷ USD, bằng 57,6% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là 26,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn thực hiện của dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ƣớc đạt 14,22 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018:(5)- Theo lĩnh vực: các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) đã đầu tƣ vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 209,27 tỷ USD, chiếm 58,5 tổng vốn đầu tƣ, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 58,4 tỷ USD (chiếm 16,3% tổng vốn đầu tƣ); sản xuất, phân phối điện với 23,39 tỷ USD (chiếm 6,5% tổng vốn đầu tƣ). 119
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 - Theo đối tác đầu tƣ: Đã có 132 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 65,77 tỷ USD (chiếm 18,4% tổng vốn đầu tƣ). Nhật Bản đứng thứ hai với 60,36 tỷ USD (chiếm 16,9% tổng vốn đầu tƣ), tiếp theo lần lƣợt là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông. - Theo địa bàn: ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phƣơng dẫn đầu trong thu hút FDI với 46,18 tỷ USD (chiếm gần 12,9% tổng vốn đầu tƣ); tiếp theo là Bình Dƣơng với 33,3 tỷ USD (chiếm 9,4% tổng vốn đầu tƣ); Hà Nội với gần 34,5 tỷ USD (chiếm 9,6% tổng vốn đầu tƣ). Riêng đối với thành phố Hải Phòng, năm 2018 Hải Phòng thu hút đƣợc 104 dự án cấp mới đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đầu tƣ đạt 644,664 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2017; điều chỉnh tăng vốn 45 dự án, với 1,859 tỷ USD. Các dự án vẫn chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, với 149 dự án, vốn đầu tƣ đạt 2,504 tỷ USD.(6) Đầu tƣ nƣớc ngoài là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam bởi mức đóng góp của khu vực này ngày càng tăng từ 9,3% năm 1995 lên 19,6% năm 2017 (chiếm 23,7% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, chiếm trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 17% tổng thu ngân sách nhà nƣớc).(3) Khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Khoảng 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế nhƣ dầu khí, điện tử, viễn thông… 2.1.3. Cơ hội của việc tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư. Việc hội nhập quốc tế không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến mà còn là cả phƣơng thức quản trị doanh 120
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 nghiệp, phát triển kỹ năng của lực lƣợng lao động, cũng nhƣ tạo ra nhiều việc làm trong các lĩnh vực của nền kinh tế… Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, trong số các hợp đồng Chuyển giao công nghệ (CGCN) đã đƣợc phê duyệt, số hợp đồng thuộc lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm tới 63%, chế biến nông sản, thực phẩm chiếm 26% và y dƣợc, mỹ phẩm chiếm 11%. Thông qua hoạt động thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI), nhiều công nghệ mới đã đƣợc thực hiện CGCN và nhiều sản phẩm mới đã đƣợc sản xuất trong các xí nghiệp FDI; nhiều cán bộ, công nhân đã đƣợc đào tạo mới và đào tạo lại để cập nhật kiến thức phù hợp với yêu cầu mới. Hoạt động FDI cũng có tác động thúc đẩy phát triển công nghệ trong nƣớc trong bối cảnh có sự canh tranh của cơ chế thị trƣờng.(1) Trƣớc đây, hội nhập thƣơng mại quốc tế, cơ hội về việc tiếp nhận các yếu tố kỹ thuật, máy móc thiết bị đƣợc quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, những phƣơng pháp công nghệ mới, những bí quyết kỹ thuật, phần kiến thức quản lý, phần đào tạo đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho dự án bắt đầu đƣợc chuyển giao mà phần này nằm trong phần mềm của công nghệ đƣợc chuyển giao và chiếm một phần kinh phí không nhỏ của công nghệ mua. Đây cũng là một trong những thành tựu quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế giúp Việt Nam nắm bắt không chỉ về mặt kỹ thuật, công nghệ mới mà còn là cơ hội để chúng ta tiếp cận đƣợc phƣơng pháp quản lý, bí quyết kỹ thuật hiện đại, nâng cao khả năng canh tranh của sản phẩm, trình độ tay nghề của ngƣời lao động và năng suất lao động đƣợc nâng lên. 2.2. Những thách thức của thƣơng mại quốc tế mang đến cho Việt Nam 2.2.1. Sức ép cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp Việt Hội nhập tạo ra sức ép về mở cửa thị trƣờng, cạnh tranh mạnh đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hội nhập kinh tế với một sức cạnh tranh còn yếu kém cũng là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất trong nƣớc. Hàng hóa nƣớc ta còn chƣa có nhiều thƣơng hiệu nổi bật và chƣa 121
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế ở các thị trƣờng nhƣ EU, Mỹ, Nhật Bản… Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp khó khăn. Với khoảng 96% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu: Dù hàng rào thuế quan đƣợc dỡ bỏ, song việc có tận dụng đƣợc các ƣu đãi về thuế quan để mở rộng thị trƣờng hay không lại phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng nhƣ các yêu cầu khác (an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ...). Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với sản xuất trong nƣớc: Việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nƣớc, đặc biệt là từ các nƣớc TPP, EU vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lƣợng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh vực sản xuất trong nƣớc. Tính đến hết tháng 12/2018, nhập khẩu hàng hóa cả nƣớc đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm trƣớc. Các mặt hàng tăng chủ yếu là: máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 4,42 tỷ USD, dầu thô tăng 2,27 tỷ USD, chất dẻo nguyên liệu tăng 1,48 tỷ USD, vải các loại và kim loại thƣờng khác tăng 1,39 tỷ, hóa chất tăng 1,04 tỷ USD… so với cùng kỳ năm trƣớc(4). Ngoài ra, khi hàng rào thuế quan đƣợc gỡ bỏ nhƣng các hàng rào kỹ thuật không hiệu quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm chất lƣợng kém, ảnh hƣởng tới sức khỏe ngƣời tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ đƣợc sản xuất trong nƣớc. Tự do hóa thƣơng mại quá đột ngột có thể dẫn tới phá sản và tình trạng thất nghiệp ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu. Tuy nhiên, do nhập khẩu từ các đối tác nhƣ Hoa Kỳ trong Hiệp định TPP, 122
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 EU trong Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) là các đối tác chƣa có FTA với Việt Nam, hay một số nƣớc/khu vực khác không lớn nên với lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, Việt Nam có thể xử lý đƣợc các hệ quả phát sinh do tham gia các FTA này. Biểu đồ 1: 10 nhóm hàng nhập khẩu có mức tăng về trị giá lớn nhất năm 2018 Nguồn: Tổng cục Hải quan 2.2.2. Sức ép về việc tuân thủ các điều khoản quy định Để tận dụng ƣu đãi trong các FTA, doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn cao về chất lƣợng hàng hóa, chịu sức ép phải tuân thủ các điều khoản quy định về truy xuất nguồn gốc và quy tắc xuất xứ, quy định về vệ sinh, môi trƣờng, lao động và quy trình công nghệ… Đây vừa là cơ hội để tự nâng cao năng lực, vừa là thách thức đối với doanh nghiệp của Việt Nam vì đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu công nghệ, vốn và kinh nghiệm sản xuất. Điển hình nhƣ sau khi EVFTA ký kết thành công, việc thực hiện các tiêu chí về truy xuất nguồn gốc và quy tắc xuất xứ sẽ đƣợc thực hiện rộng rãi, toàn diện trên các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp; trong đó, phải kể đến ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, một 123
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 ngành mang lại nguồn kim ngạch 9 tỷ USD/năm, giải quyết đƣợc nhiều vấn đề về phát triển thủy sản trong nƣớc. Các đối tác của Hiệp định thƣơng mại tự do EVFTA cam kết xóa bỏ thuế quan cho hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam. Song, để đƣợc hƣởng mức thuế 0% thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng đƣợc quy tắc xuất xứ. Hàng thủy sản phải có nguyên liệu và đƣợc sản xuất trong lãnh thổ nƣớc xuất khẩu hoặc có xuất xứ nội khối các nƣớc tham gia hiệp định. 2.2.3. Thách thức về điều chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách Để thực thi đầy đủ các cam kết trong bối cảnh hội nhập thƣơng mại quốc tế, Việt Nam có thể sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi nhiều quy định pháp luật về thƣơng mại, đầu tƣ, đấu thầu, sở hữu trí tuệ … Đến nay, Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện nhiều quy định luật pháp quốc tế cũng nhƣ hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật phù hợp với cam kết hội nhập. Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam đã hội nhập ở các cấp độ và hình thức khác nhau nhƣ tham gia các thỏa thuận thƣơng mại ƣu đãi, các hiệp định thƣơng mại tự do, các liên minh thuế quan, tham gia thị trƣờng chung và tham gia liên minh kinh tế, tiền tệ... Việc ký kết nhiều, hiệp định song phƣơng và đa phƣơng về thƣơng mại, đầu tƣ, tránh đánh thuế hai lần, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới đã tạo cơ sở pháp lý và tiền đề, điều kiện quan trọng về thể chế để nền kinh tế nƣớc ta hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế quốc tế; để pháp luật trong nƣớc phù hợp và tƣơng thích với pháp luật quốc tế; đồng thời, đảm bảo tính quốc tế của sự phát triển kinh tế thị trƣờng của Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu, pháp luật kinh tế đạt đƣợc trong 30 năm qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế nhƣ: Công tác thể chế hóa và ban hành chính sách, pháp luật cụ thể hóa đƣờng lối, quan điểm, chính sách của Đảng nói chung và cụ thể hóa, hƣớng dẫn thực thi pháp luật kinh tế nói riêng vẫn còn chậm; Thể chế kinh tế thị trƣờng chƣa thật đồng bộ, 124
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 thông suốt; Chất lƣợng hệ thống chính sách và pháp luật kinh tế chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền… Tuy nhiên, nhƣ kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực cao, Việt Nam có thể thực hiện thành công việc điều chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật để thực thi các cam kết trong bối cảnh hội nhập. 2.3. Giải pháp để tận dụng đƣợc cơ hội và vƣợt qua những thách thức của hội nhập quốc tế Thực tế, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để những cơ hội hội nhập thƣơng mại quốc tế không bị chuyển hóa thành thách thức. Trong bối cảnh hội nhập thƣơng mại toàn cầu, các doanh nghiệp phải cải thiện chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các quy trình bài bản, chuyên nghiệp, đúng pháp luật, bắt nhịp đƣợc những chuẩn mực của khu vực và quốc tế. Các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc nắm bắt cơ hội, kết nối các đối tác để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ, tiếp cận và tham gia các chuỗi toàn cầu. Làm đƣợc điều đó, các doanh nghiệp nƣớc ta mới có thể hình thành đƣợc các sản phẩm, thƣơng hiệu Việt có uy tín, danh tiếng, mang tầm khu vực và thế giới. Các địa phƣơng cần chú trọng lồng ghép việc thực thi các chƣơng trình hành động vào các kế hoạch cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế tại từng địa phƣơng. Tăng cƣờng sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, địa phƣơng trong quá trình hội nhập, triển khai công tác hội nhập thƣơng mại quốc tế. Đặc biệt, cần tiếp tục phổ biến kiến thức, thông tin về hội nhập thƣơng mại quốc tế và hƣớng dẫn việc thực thi các cam kết hội nhập thƣơng mại quốc tế cho các địa phƣơng, doanh nghiệp và ngƣời dân. Khuyến khích sự tham gia tích cực, rộng rãi và chủ động hơn của khu vực kinh tế tƣ nhân, các hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội và ngƣời dân trong việc tìm hiểu, thực thi các cam kết hội nhập. 125
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Về mặt quản lý nhà nƣớc, ngoài việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập thƣơng mại quốc tế, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần thực hiện các chƣơng trình thuận lợi hóa thƣơng mại; khuyến khích tổ chức các sự kiện quảng bá, giới thiệu thƣơng hiệu doanh nghiệp, sản phẩm có tầm quốc gia; hƣớng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp chủ động bảo hộ các thƣơng hiệu, nhãn hiệu hàng hóa xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới. 3. KẾT LUẬN Nhìn chung, hội nhập thƣơng mại quốc tế là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế, góp phần vào tăng trƣởng GDP nƣớc ta. Hội nhập thƣơng mại quốc tế cũng là xúc tác đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng gắn với phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Hội nhập thƣơng mại quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam, đặc biệt là cơ hội về mở rộng thị trƣờng quốc tế. Mặt khác, hội nhập thƣơng mại quốc tế cũng khiến doanh nghiệp Việt đối mặt với nhiều thách thức nhƣ tăng sức ép cạnh tranh hay việc tuân thủ các điều khoản quy định. Do đó, bản thân mỗi doanh nghiệp cần chủ động đổi mới để tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu, tận dụng những cơ hội mà hội nhập mang lại và nhận diện đƣợc những thách thức để chủ động đổi mặt. Mặt khác, về mặt quản lý nhà nƣớc cần có những thay đổi về chính sách pháp luật cho phù hợp với các yêu cầu của hội nhập và có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội nhập thƣơng mại quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1). Nguyễn Vân Anh, Lê Vũ Toàn, Đàm Quang (2012). Bàn về thuật ngữ ―Thị trƣờng khoa học‖, ―thị trƣờng công nghệ‖ và ―thị trƣờng KH&CN‖. Tạp chí Hoạt động Khoa học, Bộ KH&CN, ISSN 1859 – 4794, số 641, tr. 50 – 54). (2). Bộ Công thƣơng, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018; Nhà xuất bản Công thƣơng, Hà Nội - 2019. 126
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 (3). Nhà xuất bản Nhã Nam, Thu hút FDI: Định hƣớng mới cho kỷ nguyên mới, Hà Nội – 2018. (4). Tổng cục Hải quan, Báo cáo tình tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và năm 2018, (5). Trang thông tin Điện tử Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), Tình hình thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài 9 tháng năm 2019, https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/6231/Tinh-hinh-thu-hut-dau-tu-nuoc- ngoai-9-thang-nam-2019 (6). Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018; Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2019, Hải Phòng – 2019. 127
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cơ hội và thách thức khi thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
11 p | 166 | 11
-
Cơ hội và thách thức đối với thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN
6 p | 123 | 11
-
Cơ hội và thách thức với xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay
12 p | 118 | 10
-
Hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
7 p | 119 | 7
-
Kinh tế số: Xu hướng phát triển, các cơ hội, thách thức và gợi ý chính sách đối với Việt Nam
6 p | 55 | 7
-
Hướng đến nền kinh tế xanh - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
3 p | 94 | 7
-
Chính phủ điện tử ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập
4 p | 89 | 5
-
Một số cơ hội và thách thức trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
9 p | 17 | 5
-
FDI lĩnh vực công nghiệp chế biến các nước TPP: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam
14 p | 42 | 5
-
Phát triển nguồn nhân lực nữ giai đoạn 2011 - 2020: Cơ hội và thách thức
3 p | 80 | 4
-
Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020
13 p | 52 | 3
-
Phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng - Cơ hội và thách thức
11 p | 29 | 3
-
Một số cơ hội và thách thức trong đào tạo chương trình chất lượng cao khối Kinh tế ở Việt Nam
7 p | 16 | 3
-
Tham gia TPP - Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam
8 p | 68 | 2
-
Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện gia nhập TPP
5 p | 93 | 2
-
Thương mại xanh: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
9 p | 5 | 1
-
Khám phá tiềm năng Metaverse tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức
9 p | 24 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn