intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm nấm da tại Bệnh viện Da Liễu TP. HCM

Chia sẻ: ViAugustus2711 ViAugustus2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

87
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khảo sát một số đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm nấm da tại bệnh viện Da Liễu, tỉ lệ nhiễm các loại sợi tơ nấm vách ngăn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm nấm da tại Bệnh viện Da Liễu TP. HCM

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br /> <br /> <br /> MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, DỊCH TỄ<br /> TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM NẤM DA TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP. HCM<br /> Hà Mạnh Tuấn*,**, Vũ Quang Huy*,**,***, Trần Phủ Mạnh Siêu*, Nguyễn Quang Minh Mẫn*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm nấm da tại bệnh<br /> viện Da Liễu, tỉ lệ nhiễm các loại sợi tơ nấm vách ngăn.<br /> Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được chẩn đoán vi nấm bằng kỹ thuật xét nghiệm<br /> tìm vi nấm trên bệnh phẩm soi tươi. Sử dụng bộ câu hỏi khảo sát phỏng vấn bệnh nhân để thu thập một số thông<br /> tin về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả cận lâm sàng trên 207 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu. Áp dụng kỹ<br /> thuật cấy định danh sợi tơ nấm vách ngăn.<br /> Kết quả: Sợi tơ nấm vách ngăn (STNVN) 55%, Pityrosporum orbiculare (P.O) 27,5%, nấm men 17,5%.<br /> Triệu chứng lâm sàng điển hình ở vi nấm là ngứa với 83%, tỉ lệ nhiễm nấm ở nam nhiều hơn nữ (54,1% và<br /> 45,9%) và phần lớn trong độ tuổi từ 16-30 tuổi (48,8%) và số bệnh nhân ở TP. Hồ Chí Minh cao hơn ở tỉnh<br /> thành khác (59,9% và 40,1%). Kết quả định danh sợi tơ nấm vách ngăn là Trichophyton rubrum 29,3%,<br /> Trichophyton mentagrophytes 20,7%, Trichophyton tonsurans 25,6%, Trichophyton schoenleinii 1,2%,<br /> Microsporum audouinii 2,4%, Microsporum gypseum 7,3%, Epidermophyton floccosum 3,7%.<br /> Kết luận: Ngứa là triệu chứng thường gặp ở bệnh nấm da, phổ biến ở nhóm 16-30 tuổi, với phần nhiều<br /> bệnh nhân đến từ TP. Hồ Chí Minh. Sợi tơ nấm vách ngăn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại nấm nhiễm trên da<br /> và tác nhân gây bệnh nhiều nhất là Trichophyton rubrum.<br /> Từ khoá: nấm da, sợi tơ nấm vách ngăn<br /> ABSTRACT<br /> SOME CLINICAL, SUBCLINICAL CHARACTERISTICS, EPIDEMIOLOGICAL SITUATION OF FUNGI<br /> ON THE SKIN AT HCMC HOSPITAL OF DERMATO VENEREOLOGY<br /> Ha Manh Tuan, Vu Quang Huy, Tran Phu Manh Sieu, Nguyen Quang Minh Man<br /> * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 194 – 199<br /> Objective: Survey some epidemiological, clinical and subclinical characteristics in patients with fungi on the<br /> skin infections at HCMC Hospital of Dermato Venereology, prevalence of dermatophytes.<br /> Methods: The patient was diagnosed with microscopy by testing to find fungi on skin. Using the<br /> questionnaire to interview patients to collect some information on epidemiological, clinical and subclinical<br /> characteristics in 207 patients. Applying the testing of identifying dermatophytes.<br /> Result: Dermatophytes 55%, Pityrosporum orbiculare 27.5%, Yeasts 17.5%. Typical clinical symptoms in<br /> fungi on the skin are pruritus with 83%, male infection rate is higher than that of women (54.1% and 45.9%) and<br /> most are the ages of 16-30 (48.8%) and patients in HCMC is higher than in other provinces (59.9% and 40.1%).<br /> Results of identification of dermatophytes were Trichophyton rubrum 29.3%, Trichophyton mentagrophytes<br /> 20.7%, Trichophyton tonsurans 25.6%, Trichophyton 1.2%, Microsporum audouinii 2.4%, Microsporum<br /> gypseum 7.3%, Epidermophyton floccosum 3.7%.<br /> Conclusion: Pruritus is a common symptom of fungi on skin disease, common in the age of 16-30, with<br /> *Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br /> ***Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng Y học - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: TS. Hà Mạnh Tuấn ĐT: 0903311709 Email: hamanhtuan@ump.edu.vn<br /> <br /> <br /> 194 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> most patients coming from Ho Chi Minh City. Dermatophytes have the highest fungi rate on the skin, with<br /> Trichophyton rubrum being the most common.<br /> Key words: fungi on the skin, dermatophytes<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ TP. Hồ Chí Minh.<br /> Bệnh nấm da có ở khắp nơi trên thế giới, ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br /> trong đó sợi tơ nấm có vách ngăn là loại thường Thiết kế nghiên cứu<br /> gặp nhất trong các bệnh nấm da do vi nấm cạn Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> trên người, gây ảnh hưởng 20-25% dân số toàn Cỡ mẫu<br /> cầu(4,9). Loại vi nấm hay gặp nhất ở da là dạng sợi<br /> tơ nấm vách ngăn (STNVN)(8,9). Tại khoa xét<br /> nghiệm bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh, Trong đó: n: cỡ mẫu = 207, chọn mức sai số<br /> hiện đang phục vụ bệnh nhân đến chẩn đoán d=0,05<br /> nấm da bằng kỹ thuật soi tươi tìm sợi tơ nấm<br /> α: độ tin cậy = 95%. Z = 1,96 (Z: trị số từ phân<br /> vách ngăn, nấm men và nấm lang ben.<br /> phối chuẩn)<br /> Bệnh nấm da ảnh hưởng sức khỏe, chất<br /> P: tỉ lệ bệnh nhân nhiễm nấm da là 16%<br /> lượng sống, tâm lý và chi phí cho người bệnh,<br /> (Thực hiện Pilot từ tháng 08/2018 đến tháng<br /> cho xã hội(2). Tuy nhiên nhiễm nấm da là một<br /> 10/2018 tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh).<br /> tình trạng không quá mức ảnh hưởng nặng nề<br /> đến sức khỏe nên người bệnh ít quan tâm lo Thời gian thực hiện<br /> lắng, hơn nữa đường dùng chủ yếu là bôi ngoài Từ tháng 09/2018 – 05/2019.<br /> da vì vậy người bệnh thường tự đi mua thuốc Đối tượng nghiên cứu<br /> mà không cần kê đơn và hướng dẫn của thầy Bệnh nhân ngoại trú được bác sĩ chẩn đoán<br /> thuốc, cũng như tự điều trị và ngưng thuốc khi nấm da khi đến khám tại bệnh viện Da Liễu TP.<br /> thấy triệu chứng đỡ. Chính những yếu tố trên đã Hồ Chí Minh từ tháng 02/2019 đến tháng<br /> làm cho tình trạng nhiễm nấm dễ bị kháng 04/2019, có kết quả soi tươi tìm thấy vi nấm.<br /> thuốc, nhiễm nấm mạn tính… dẫn đến những Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Chính vì vậy, nghiên cứu chúng tôi thực<br /> Tiến hành phỏng vấn bệnh nhân bằng bộ<br /> hiện để tìm hiểu về một số đặc điểm lâm sàng, câu hỏi khảo sát về một số đặc điểm lâm sàng,<br /> cận lâm sàng và dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm cận lân sàng, dịch tễ trên bệnh nhân có kết quả<br /> nấm da tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh. soi tươi tìm thấy vi nấm trên da. Thực hiện nuôi<br /> Qua khảo sát chúng tôi thấy sợi tơ nấm vách cấy định danh vi nấm trên mẫu da dương tính<br /> ngăn chiếm tỉ lệ trội hơn ở các bệnh nấm trên da, với sợi tơ nấm vách ngăn:<br /> nên trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi Cấy mẫu da vào môi trường Sabouraud có<br /> lựa chọn triển khai kỹ thuật cấy và cấy định Chloramphenicol 0,05g/l và Cycloheximide<br /> danh trên kính để xác định tỉ lệ các loại nấm 0,5g/l, để ở nhiệt độ phòng. Theo dõi, quan sát<br /> vách ngăn, hỗ trợ bác sĩ lâm sàng trong điều trị, sự phát triển của vi nấm vào các ngày 3, 7, 10, 14,<br /> cũng như phục vụ cho những nghiên cứu 21, 28, 35, 45.<br /> chuyên môn sâu hơn. Vi nấm phát triển đủ độ, quan sát vi, đại thể<br /> Mục tiêu nghiên cứu xác định hình thái khúm nấm.<br /> Khảo sát được một số đặc điểm lâm sàng, Tiến hành kỹ thuật cấy trên kính.<br /> cận lâm sàng, tình hình nhiễm nấm da và tỉ lệ<br /> các loại sợi nấm vách ngăn tại bệnh viện Da Liễu<br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 195<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br /> <br /> Theo dõi, quan sát sự phát triển của vi nấm Tuổi P.O Nấm men STNVN Tổng<br /> vào các ngày 3, 7, 10, 14, 21, 28, 35, 45. ≤15 4 (33,3%) 6 (50%) 2 (16,7%) 12 (5,8%)<br /> 16-30 31 (30,6%) 9 (9,1%) 61 (60,3%) 101 (48,8%)<br /> Theo dõi, thấy nấm mọc trên lá kính, quan 31-45 18 (32,7%) 9 (16,4%) 28 (50,9%) 55 (26,6%)<br /> sát dưới kính hiển vi với phẩm xanh LPCB. 46-60 4 (12,5%) 8 (25%) 20 (62,5%) 32 (15,5%)<br /> Dựa vào đặc điểm khúm nấm, thời gian mọc, >60 0 (0%) 4 (57,1%) 3 (42,9%) 7 (3,3%)<br /> quan sát hình thể dưới kính hiển vi định tên loài. Bảng 3: Tỉ lệ nhiễm nấm da phân bố theo giới tính<br /> KẾT QUẢ Giới tính P.O Nấm men STNVN Tổng<br /> Nam 36 (63,1%) 16 (44,4%) 60 (52,6%) 112 (54,1%)<br /> Một số đặc điểm dịch tễ Nữ 21 (36,9%) 20 (55,6%) 54 (47,4%) 95 (45,9%)<br /> Tổng số 207 bệnh nhân Một số đặc điểm lâm sàng<br /> Bảng 1: Tỉ lệ nhiễm các loại nấm da và phân bố theo Bảng 4: Tỉ lệ phân bố theo triệu chứng lâm sàng các<br /> nơi cư ngụ loại nấm da<br /> Nơi sống P.O Nấm men STNVN Tổng<br /> Triệu<br /> TP.HCM 42 (73,6%) 25 (69,4%) 57 (50%) 124(59,9%) Ngứa da Đau rát Đỏ da Rạn da<br /> chứng<br /> Tỉnh thành P.O 36 (63,2%) 6 (10,5%) 32 (56,1%) 2 (3,5%)<br /> 15 (26,4%) 11 (30,6%) 57 (50%) 83 (40,1%)<br /> khác<br /> Nấm men 26 (72,2%) 20 (55,6%) 17 (47,2%) 1 (2,8%)<br /> Tổng 57 (27,5%) 36 (17,5%) 114 (55%) 207 (100%)<br /> STNVN 110 (96,5%) 70 (61,4%) 103 (90,4%) 17 (14,9%)<br /> Bảng 2: Tỉ lệ nhiễm nấm da phân bố theo nhóm tuổi Tổng 172 (83,1%) 96 (46,4%) 152 (73,4%) 20 (9,7%)<br /> Bảng 5: Tỉ lệ phân bố theo vị trí sang thương các loại nấm da<br /> Vị trí Đầu, mặt, cổ Thân Mông bẹn Tay Chân >2 vị trí<br /> P.O 6 (10,5%) 44 (77,2%) 3 (5,3%) 11 (19,3%) 2 (3,5%) 6 (10,5%)<br /> Nấm men 0 (0%) 2 (5,6%) 14 (38,9%) 16 (44,4%) 6 (16,7%) 2 (5,6%)<br /> STNVN 18 (15,8%) 19 (16,7%) 59 (51,8%) 16 (14%) 24 (21,1%) 14 (12,3%)<br /> Tổng 24 (11,6%) 65 (31,4%) 76 (36,7%) 43 (20,8%) 32 (15,5%) 22 (10,6%)<br /> Loại STNVN Tần số Tỉ lệ %<br /> Kết quả cận lâm sàng<br /> Dạng khác 8 9,8<br /> Bảng 6: Kết quả xét nghiệm soi tươi vi nấm<br /> Loại nấm nhiễm Tần số Tỉ lệ (%) BÀN LUẬN<br /> P.O 57 27,5 Với 207 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có<br /> Nấm men 36 17,5 114 bệnh nhân nhiễm STNVN (55%), 57 bệnh<br /> STNVN 114 55<br /> nhân nhiễm P.O (27,5%) và 36 bệnh nhân nhiễm<br /> Bảng 7: Kết quả nuôi cấy STNVN nấm men (17,5%), chúng tôi có những nhận xét<br /> Cấy STNVN Mọc Không mọc như sau:<br /> 114 mẫu 82 (71,9%) 32 (28,1%)<br /> Nhóm Tần số Tỉ lệ % Nơi cư ngụ<br /> Trichophyton sp. 63 76,8 Theo kết quả khảo sát thì tỉ lệ bệnh nhân cư<br /> Microsporum sp. 8 9,7 trú tại TP. Hồ Chí Minh là 124 bệnh nhân<br /> Epidermophyton sp. 3 3,7 (59,9%) và ở các địa phương khác là 83 (40,1%).<br /> Dạng khác 8 9,8<br /> Đây có thể do nghiên cứu của chúng tôi được<br /> Bảng 8: Kết quả định danh STNVN thực hiện tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí<br /> Loại STNVN Tần số Tỉ lệ %<br /> Minh. Tỉ lệ này bằng nhau ở nhóm STNVN với<br /> Trichophyton rubrum 24 29,3<br /> 57 người (50%) đến từ TP. Hồ Chí Minh và 57<br /> Trichophyton mentagrophytes 17 20,7<br /> Trichophyton tonsurans 21 25,6 người (50%) đến từ tỉnh thành khác. Kết quả này<br /> Trichophyton schoenleinnii 1 1,2 cũng tương đồng với nghiên cứu của Lee là<br /> Microsporum gypseum 6 7,3 84,5% bệnh nhân thành thị và 15,5% bệnh nhân<br /> Microsporum audouinii 2 2,4 vùng khác(5). Trong nghiên cứu của Nguyễn Thái<br /> Epidermophyton floccosum 3 3,7 Dũng thì tỉ lệ bệnh nhân ở nông thôn nhiều hơn<br /> <br /> <br /> 196 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> thành thị(7). Đây có thể do nguyên nhân nghiên bẹn, mông. Theo nghiên cứu của Surendran<br /> cứu này thực hiện ở Nghệ An, nơi vẫn còn nhiều KAK thì nhóm tuổi 16-30 chiếm nhiều nhất(12).<br /> hoạt động nông nghiệp nên sự khác biệt này có Kết quả nghiên cứu của tác giả Rezaei-<br /> tính khách quan, tùy thuộc nơi thực hiện nghiên Matehkolaei(11) Pauld(10) và Agarwal(1) cũng cho<br /> cứu, thời điểm nghiên cứu. Ở nhóm P.O và nấm tỉ lệ nhiễm nấm cao nhất ở nhóm 21-30 tuổi.<br /> men, tỉ lệ bệnh nhân ở TP. Hồ Chí Minh so với Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thái Dũng<br /> tỉnh thành khác là 42 (73,6%) và 25 (69,4%) so với cũng cho tỉ lệ nhiễm nấm cao nhất ở nhóm 20-<br /> 15 (26,4%) và 11 (30,6%). Điều này có thể do 29 tuổi(7). Nghiên cứu của Trương Quang Ánh<br /> bệnh nhân chưa chú trọng nhiều đến tình trạng và cộng sự thực hiện năm 2003 về bệnh nấm<br /> bệnh, do thể bệnh không ảnh hưởng nhiều, nên nông tại Khoa Ký sinh trùng, Bệnh viện<br /> những bệnh nhân ở xa không đến trực tiếp bệnh Trường Đại học Y Dược Huế cho thấy độ tuổi<br /> viện Da Liễu mà điều trị tại địa phương. chủ yếu là 11 - 30 tuổi(15). Nghiên cứu của Bùi<br /> Độ tuổi trong nghiên cứu Văn Đức và cộng sự (2004) tại Bệnh viện Da<br /> Trong tổng số 207 bệnh nhân tham gia Liễu TP Hồ Chí Minh về bệnh nấm da cũng<br /> nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy độ tuổi nhỏ cho thấy tỷ lệ các đối tượng đến khám là người<br /> nhất là 1 tuổi và cao nhất là 69 tuổi. Tuổi trung trẻ tuổi, trung bình là 22,5 tuổi, độ tuổi 16 - 40<br /> bình là 32 ± 14,23 tuổi. Qua đó cho thấy bệnh chiếm 72,9%(3).<br /> nấm da có ở mọi lứa tuổi. Độ tuổi chiếm nhiều Giới tính<br /> nhất trong nghiên cứu là 16-30 tuổi, chiếm tỉ lệ Trong 207 bệnh nhân tham gia nghiên cứu,<br /> 48,8% (101 bệnh nhân). Trong đó, STNVN chiếm có 112 là nam giới chiếm tỉ lệ 54.1% nhiều hơn 95<br /> 60,3% (61 bệnh nhân), tiếp theo là P.O chiếm bệnh nhân là nữ giới chiếm tỉ lệ 45.9%. Tỉ lệ nam<br /> 30,6% (31 bệnh nhân), ít nhất là nấm men 9,1% (9 giới cũng chiếm nhiều hơn ở nhóm nhiễm P.O là<br /> bệnh nhân). Theo sau là nhóm 31-45 tuổi với 36 (63,1%) ở nam và 21 (36,9%) ở nữ, và nhóm<br /> 26,6% (55 bệnh nhân). Trong đó, tỉ lệ STNVN là STNVN là 60 (52,6%) ở nam và 54 (47,4%) ở nữ.<br /> 50,9% (28 bệnh nhân), P.O là 32,7% (18 bệnh Riêng với nhóm nấm men thì tỉ lệ này có sự khác<br /> nhân), ít nhất là nấm men 16,4% (9 bệnh nhân). biệt khi ở nam là 16 (44,4%) và 20 (55,6%) ở nữ.<br /> Nhóm tuổi 46-60 chiếm 15,5% (32 bệnh nhân), Điều này có thể do ở nữ và trẻ em, nấm men<br /> với tỉ lệ STNVN là 62,5% (20 bệnh nhân), nấm sống hoại sinh và dễ tự nhiễm ở bẹn từ nước tiểu<br /> men là 25% (8 bệnh nhân), P.O là 12,5% (4 bệnh do vệ sinh không kĩ. Còn ở nhóm P.O và<br /> nhân). Ở nhóm tuổi ≤15 thì chiếm tỉ lệ 5,8% (12 STNVN thì nam chiếm tỉ lệ nhiều hơn do nam<br /> bệnh nhân), trong đó chiếm tỉ lệ nhiều lại là nấm hoạt động sinh lý, hoạt động thể lực và tăng tiết<br /> men với 50% (6 bệnh nhân), P.O là 33,3% (4 bệnh mồ hôi nhiều hơn ở nữ(12). Tỉ lệ nghiên cứu này<br /> nhân), STNVN chỉ chiếm 16,7% (2 bệnh nhân). cũng phù hợp với nghiên cứu của Paudel(10) khi<br /> Cuối cùng với tỉ lệ ít nhất 3,3% (7 bệnh nhân) là nam chiếm 68.3% và nữ chiếm 31,6%. Trong<br /> nhóm >60 tuổi. Trong đó, nấm men chiếm 57,1% nghiên cứu của Agarwal(1) thì nam giới chiếm<br /> (4 bệnh nhân), STNVN là 42,9% (3 bệnh nhân) và 68,3% và nữ chiếm 31,6% và với nghiên cứu của<br /> không có bệnh nhân nào nhiễm P.O. Surendran K.A.K thì nam là 62%, nữ 38%(12).<br /> Như vậy, trong nhóm tuổi từ 16 đến 60 thì Nghiên cứu của Nguyễn Thái Dũng thì tỉ lệ nam<br /> tỉ lệ STNVN vẫn chiếm ưu thế. Khác biệt chỉ nhiễm nhiều hơn nữ là 63,4% và 36,6%(7). Nghiên<br /> xảy ra ở nhóm từ 15 tuổi trở xuống và trên 60 cứu của Bùi Văn Đức và cộng sự (2004) tại Bệnh<br /> tuổi với tỉ lệ nấm men nhiều hơn, điều này có viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh về bệnh nấm da<br /> thể do điều kiện vệ sinh ở trẻ nhỏ và người cao cũng cho thấy tỷ lệ nam, nữ là 55,1% và 44,9%(3).<br /> tuổi không tự bản thân chăm sóc tốt được nên Triệu chứng lâm sàng<br /> dễ tạo điều kiện cho nấm men phát triển ở kẽ Phổ biến nhất là triệu chứng ngứa da với<br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 197<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br /> <br /> 83,1% bệnh nhân trong nghiên cứu. Đây cũng là Kết quả định danh nấm sợi<br /> triệu chứng phổ biến nhất trong cả 3 nhóm bệnh Trong 207 bệnh nhân nghiên cứu, có 114<br /> với các tỉ lệ 96,5%, 72,2%, 63,2% cho nhóm trường hợp dương tính với sợi tơ nấm vách<br /> STNVN, nấm men và P.O. ngăn. Trong đó tỉ lệ nuôi cấy dương tính là 82<br /> Theo sau là triệu chứng đỏ da với 73,4% và ca, chiếm 71,9%. Điều này có thể do những<br /> các tỉ lệ 90,4%, 47.2% và 56,1% lần lượt cho các nguyên nhân như bệnh nhân đã tự bôi thuốc<br /> nhóm STNVN, nấm men và P.O. Đau rát chiếm trước đó, cách lấy mẫu, kỹ thuật cấy… Kết quả<br /> tỉ lệ chung 46,4% và ở STNVN là 61,4%, nấm sau định danh chúng tôi nhận thấy<br /> men là 55,6%, P.O là 10,5%, cuối cùng chiếm ít Trichophyton sp. chiếm tỉ lệ cao hơn<br /> nhất là tỉ lệ rạn da với 9,7% bệnh nhân gặp phải, Microsporum sp. và Epidermophyton sp.<br /> tương ứng với 14,9% cho nhóm STNVN, 2,8% Trong nhóm Trichophyton sp. thì tác nhân<br /> cho nhóm nấm men và 3,5% cho nhóm P.O. Tình thường gặp nhất là Trichophyton rubrum<br /> trạng rạn da chỉ xuất hiện ở một số bệnh nhân tự (29,3%) Chiếm tỉ lệ ít nhất là Trichophyton<br /> ý sử dụng thuốc, không theo chỉ định. Như vậy, schoenleinnii (1,2%).<br /> ngứa là triệu chứng thường gặp nhất của nhóm Trong nhóm Microsporum sp. thì tác nhân<br /> nấm trên da. Kết quả này phù hợp với nghiên thường gặp nhất là Microsporum gypseum<br /> cứu của Nguyễn Thái Dũng khi tỉ lệ ngứa là (7,3%). Chiếm tỉ lệ ít nhất là Microsporum<br /> 95,1%(7). Nghiên cứu của Mahalakshmi ghi nhận audouinii (2,4%).<br /> triệu chứng ngứa là 79,5%(6).<br /> Trong nhóm Epidermophyton sp. thì chỉ thấy<br /> Vị trí sang thương tác nhân Epidermophyton floccosum (3,7%).<br /> Chiếm tỉ lệ nhiều nhất là nhóm nấm ở vùng Quy trình kỹ thuật tìm sợi tơ nấm vách ngăn<br /> mông, bẹn với 36,7%, tiếp theo là nhóm nấm ở<br /> Từ qui trình soi tươi tìm vi nấm đang thực<br /> thân với 31,4%, tiếp đến là vùng tay với 20,8%,<br /> hiện tại bệnh viện, triển khai định danh vi nấm<br /> chân 15,5% và ít nhất là vùng đầu, mặt, cổ với<br /> với các kỹ thuật cấy, cấy trên kính để định danh.<br /> 11,6%. Trong đó có 10,6% bệnh nhân nhiễm nấm<br /> Với việc xây dựng quy trình hoàn chỉnh, từng<br /> nhiều hơn 2 vị trí. Trong nhóm P.O, tỉ lệ nhiều<br /> bước chuẩn hóa thao tác kỹ thuật đã bước đầu<br /> nhất là vùng thân với 77,2%, đây cũng vị trí<br /> định danh được nhóm sợi tơ nấm có vách ngăn,<br /> thường gặp của P.O(14). Ở nhóm nấm men thì vị<br /> kết quả nhận dạng được các loại như<br /> trí gặp nhiều nhất là vùng mông, bẹn và tay,<br /> Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes,<br /> nách với 38,9% và 44,4% và trong phạm vi<br /> Trichophyton tonsurans, Trichophyton schoenleinii,<br /> nghiên cứu này không có trường hợp nào ở<br /> Microsporum audouinii, Microsporum gypseum,<br /> vùng đầu, mặt, cổ. Với sang thương nấm trên da<br /> Epidermophyton floccosum.<br /> thì vùng mông, bẹn, nách là những vị trí phổ<br /> biến nhất(14). Trong nhóm STNVN, phổ biến nhất KẾT LUẬN<br /> là gặp ở vùng mông, bẹn với 51,8%, chân 21,1%, Phần lớn bệnh nhân đến khám khi gặp triệu<br /> 3 vùng thân; đầu, mặt, cổ và tay với những tỉ lệ chứng ngứa da gây khó chịu, gặp nhiều ở nhóm<br /> gần ngang nhau là 16,7%, 15,8%, 14%. Trong đó người trẻ độ tuổi 16 đến 30 và nhóm bệnh nhân<br /> có 12,3% trường hợp bị nhiễm nhiều hơn 2 vị trí. đến từ TP. Hồ Chí Minh cũng chiếm ưu thế hơn<br /> Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tôn các tỉnh thành khác.<br /> Nữ Phương Anh khi có tỉ lệ nấm vùng bẹn Tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh thì<br /> chiếm cao nhất(13). Kết quả của Nguyễn Thái sợi tơ nấm vách ngăn gây bệnh nấm trên da với<br /> Dũng(7) thì nấm ở vùng da trơn nhiều nhất, còn tỉ lệ cao nhất và trong đó loại Trichophyton<br /> theo Agarwal(1), Rezaei-Matehkolaei(11) thì nấm ở rubrum là tác nhân gây bệnh nhiều nhất.<br /> thân chiếm nhiều nhất.<br /> <br /> <br /> 198 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 9. Nweze EI (2014). "Dermatophytosis in Western Africa: a<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> review". Pak J Biol Sci, pp.649-656.<br /> 1. Agarwal US, Saran J, Agarwal P (2014). "Clinico-mycological 10. Paudel D, Manandhar S (2015) "Dermatophytic Infections<br /> study of dermatophytes in a tertiary care centre in Northwest among the Patients Attending Di Skin Hospital and Research<br /> India". Indian J Dermatol Venereol Leprol, 80(2):194. Center at Maharajgunj Kathmandu". Journal Nepal Health Res<br /> 2. Arsić-Arsenijević V, Branković M, Dzamić A Colović I, Mitrović Counc, pp. 226-232.<br /> S, Ratkov E (2010). "Antimycotics susceptibility testing of 11. Rezaei-Matehkolaei A, Rafiei A, Makimura K, et al (2016).<br /> dermatophytes". Srp Arh Celok Lek Serbian, 138:518-525. "Epidemiological Aspects of Dermatophytosis in Khuzestan,<br /> 3. Bùi Văn Đức và cộng sự (2004). "Góp phần nghiên cứu tác dụng southwestern Iran, an Update". Mycopathologia, 181(7-8):547-53.<br /> của Griseofulvin trong điều trị bệnh nấm da do Dermatophytes 12. Surendran K, Bhat RM, Boloor R, et al (2014). "A clinical and<br /> ở bệnh nhân nghiện ma túy". Y học Thành phố Hồ Chí Minh, mycological study of dermatophytic infections". Indian J<br /> pp.32-39. Dermatol, 59(3):262-7.<br /> 4. Havlickova B, Czaika VA, Friedrich M (2008). "Epidemiological 13. Tôn Nữ Phương Anh, Ngô Thị Minh Châu, Phan Thị Hằng<br /> trends in skin mycoses worldwide". Mycoses, 51(S4):2-15. Giang, Nguyễn Thị Hoá (2012) "Nghiên cứu bệnh nguyên bệnh<br /> 5. Lee WJ, Kim SL, Jang YH, Lee SJ, et al (2015). "Increasing vi nấm ở da của bệnh nhân khám tại bệnh viện trường Đại học<br /> Prevalence of Trichophyton rubrum Identified through an Y Dược Huế". Tạp chí Y dược học, 11: pp.92-98.<br /> Analysis of 115,846 Cases over the Last 37 Years". J Korean Med 14. Trần Xuân Mai (2015). Bệnh vi nấm ngoài da, ký sinh trùng Y<br /> Sci, 30(5):639-43. học. Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh,<br /> 6. Mahalakshmi R, Apoorva R, Joshua J (2017). "Dermatophytosis: https://xuatbanyhoc.vn/ky-sinh-trung-y-hoc-1.<br /> clinical profile and association between sociodemographic 15. Trương Quang Ánh, Tôn Nữ Phương Anh (2003). "Bước đầu<br /> factors and duration of infection". Int J Res Dermatol, 3(2):282- khảo sát tình hình nhiễm nấm da và nấm ngoại biên ở bệnh<br /> 285. nhân được xét nghiệm nấm tại Khoa Ký sinh trùng" - Bệnh viện<br /> 7. Nguyễn Thái Dũng (2017). "Nghiên cứu một số đặc điểm và kết Trường Đại học Y khoa Huế". Phòng chống bệnh Sốt rét và các<br /> quả điều trị nấm da ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại trung bệnh Ký sinh trùng, pp.80-85.<br /> tâm chống phong - da liễu Nghệ An 2015 - 2016". Luận văn Tiến<br /> sỹ Y học, Viện sốt rét ký sinh trùng trung ương.<br /> 8. Nishimoto K (2006). "An epidemiological survey of<br /> Ngày nhận bài báo: 15/05/2019<br /> dermatomycoses in Japan 2002". Nihon Ishinkin Gakkai Zasshi, Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019<br /> 47(2):103-11.<br /> Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 199<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2