TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TỔN THƢƠNG<br />
GAN Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NGƢỜI LỚN<br />
Hoàng Vũ Hùng*; Đỗ Thị Lệ Quyên*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu 120 bệnh nhân (BN) sốt xuất huyết Dengue (SXHD) được điều trị tại Khoa<br />
Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2013. Kết quả cho thấy: tổn<br />
thương gan hay gặp nhất là đau vùng gan (26,67%) và gan to (18,33%); không có BN nào vàng<br />
mắt, vàng da. Hoạt độ transaminases tăng rõ rệt: AST tăng mức độ nhẹ (68,3%), mức độ trung<br />
bình 14,2%, mức độ nặng 8,3%; ALT với mức độ tương ứng là 56,7%,14,2% và 2,5%. 10/120<br />
BN (8,33%) giảm protein máu; 14,16% giảm albumin; 20,9% giảm PT; 37,5% tăng APTT và<br />
1,67% giảm fibrinogen huyết thanh.<br />
* Từ khóa: Tổn thương gan; Sốt xuất huyết Dengue; Người lớn.<br />
<br />
SOME CLINICAL, PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF<br />
LIVER INJURIES IN PATIENTS WITH ADULT DENGUE<br />
HEMORRHAGIC FEVER<br />
SUMMARY<br />
Study on 120 patients with adult Dengue hemorrhagic fever treated at Department of Infectious<br />
Diseases, 103 Hospital, the results showed that the most popular liver injury was a pain in the<br />
liver (26.67%) and hepatomegaly (18.33%); there was no jaundince patient. Transaminases<br />
concentration increased significantly: AST increased at mild level (68.3%), average: 14.2% and<br />
heavy level: 8.3%; ALT (56.7%, 14.2% and 2.5% respectively). Proteinemia decreased in 10/120<br />
patients (8.33%); albumin dropped by 14.16% of the patients; prothrombin time was lessened in<br />
20.9%; APTT increased in 37.5% and fibrinogen in serum reduced in 1.67%.<br />
* Key words: Liver injury; Dengue hemorrhagic fever; Adult.<br />
]]-<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế<br />
giới (TCYTTG), hiện nay trên thế giới có<br />
2,5 - 3 tỷ người sống trong vùng dịch tễ<br />
của bệnh SXHD và hàng năm khoảng<br />
50 - 100 triệu người mắc bệnh. Theo các<br />
số liệu điều tra, SXHD được đánh giá là<br />
một trong 10 nguyên nhân hàng đầu về tỷ<br />
<br />
lệ mắc bệnh và tử vong trên thế giới [7].<br />
Vì vậy, SXHD đã trở thành vấn đề y tế<br />
trên toàn cầu.<br />
Tại Việt Nam, SXHD đã trở thành dịch<br />
hàng năm và cứ 3 - 4 năm lại có một đợt<br />
dịch bùng phát nặng trên diện rộng. Các<br />
biểu hiện lâm sàng và tổn thương gan<br />
trong SXHD cũng đã được một số tác giả<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Vũ Hùng (drhoangvuhung@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 04/03/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/03/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 14/04/2014<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
đề cập đến [3, 4]. Tuy nhiên, trong mỗi vụ<br />
dịch, đặc điểm của tổn thương gan lại có<br />
những điểm khác biệt. Xuất phát từ lý do<br />
trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu<br />
này nhằm: Mô tả một số đặc điểm lâm<br />
sàng và cận lâm sàng của tổn thương gan<br />
ở BN SXHD người lớn trong vụ dịch SXHD<br />
năm 2013 tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh<br />
viện Qu©n y 103.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
120 BN được chẩn đoán xác định<br />
SXHD, từ 18 - 65 tuổi, được điều trị tại<br />
Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Qu©n y 103<br />
từ tháng 9 đến 12 - 2013.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
BN đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
SXHD dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế<br />
Việt Nam [1] và TCYTTG [7].<br />
Lâm sàng: sốt cấp diễn từ 2 - 7 ngày.<br />
Xuất huyết thường xảy ra vào ngày thứ 2,<br />
3 của bệnh với nhiều hình thái (dấu hiệu<br />
dây thắt (+); xuất huyết tự nhiên ở da<br />
hoặc niêm mạc). Gan to.<br />
Xét nghiệm: bạch cầu giảm, tiểu cầu<br />
giảm 100 G/L. Hematocrit tăng ≥ 20%<br />
so với bình thường. Phân lập sớm virut ở<br />
những ngày đầu của bệnh. Kỹ thuật ngăn<br />
ngưng kết hồng cầu (HI), ELISA, PCR.<br />
Chia SXHD làm 3 giai đoạn: giai đoạn<br />
sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi<br />
<br />
phục. Tùy theo biểu hiện lâm sàng và xét<br />
nghiệm, sốt có 3 mức độ: SXHD, SXHD<br />
có dấu hiệu cảnh báo và SXHD nÆng.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN có các bệnh lý khác kèm theo<br />
như nhiễm trùng, suy gan, suy thận, viêm<br />
gan virut.<br />
- Trong tiền sử có các bệnh lý gan mật,<br />
nhiễm HBV, HCV, HIV.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp tiến cứu, mô tả cắt<br />
ngang.<br />
* Đánh giá về lâm sàng: thông qua<br />
thăm khám để thu thập các triệu chứng<br />
lâm sàng và ghi chép theo một mẫu thống<br />
nhất. Các biểu hiện lâm sàng chung<br />
thường được ghi nhận là sốt, đau đầu,<br />
đau mỏi cơ khớp, xuất huyết với nhiều<br />
hình thái (dưới da, niêm mạc, nội tạng).<br />
Thống kê và tổng hợp, nhận xét các biểu<br />
hiện lâm sàng tổn thương gan (đau vùng<br />
gan, gan to, vàng da-niêm mạc…).<br />
* Đánh giá xét nghiệm:<br />
- Xét nghiệm công thức máu (hồng cầu,<br />
huyết sắc tố, bạch cầu, công thức bạch cầu,<br />
tiểu cầu, hematocrit).<br />
- Xét nghiệm chức năng gan (ALT,<br />
AST, bilirubin, protein, albumin. Các xét<br />
nghiệm đông máu cơ bản: thời gian<br />
prothrombin - PT, thời gian thromboplastin<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
từng phần hoạt hóa - APTT và tỷ lệ<br />
fibrinogen).<br />
<br />
của Đoàn Thị Hồng Liên có tỷ lệ nữ:nam:<br />
1,6:1 [4].<br />
<br />
- Xét nghiệm HBsAg, anti-HCV (để loại<br />
trừ viêm gan virut).<br />
Các xét nghiệm đều được làm tại Khoa<br />
Huyết học, Khoa Sinh hóa, Bệnh viện<br />
Quân y 103.<br />
* Xử lý số liệu: theo phần mềm thống<br />
kê y học Epi.info 6.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của BN nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi<br />
và giới.<br />
TUỔI<br />
<br />
NAM<br />
<br />
NỮ<br />
<br />
TỔNG SỐ<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 20<br />
<br />
8<br />
<br />
7<br />
<br />
15<br />
<br />
12,5<br />
<br />
20 - 29<br />
<br />
14<br />
<br />
11<br />
<br />
25<br />
<br />
20,9<br />
<br />
30 - 39<br />
<br />
19<br />
<br />
15<br />
<br />
34<br />
<br />
28,3<br />
<br />
40 - 49<br />
<br />
8<br />
<br />
5<br />
<br />
13<br />
<br />
10,8<br />
<br />
50 - 59<br />
<br />
12<br />
<br />
11<br />
<br />
23<br />
<br />
19,2<br />
<br />
≥ 60<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
8,3<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
66<br />
(55%)<br />
<br />
54 (45%)<br />
<br />
120<br />
<br />
100<br />
<br />
Tuổi trung bình của BN trong nghiên<br />
cứu 33,7 ± 9,52 (thấp nhất 18 tuổi, cao<br />
nhất 65 tuổi); chủ yếu gặp ở lứa tuổi từ<br />
20 - 39. Kết quả này tương tự nghiên cứu<br />
của R. S. Chhina và CS: tuổi trung bình<br />
của BN là 31,6 (33,2% BN thuộc nhóm<br />
tuổi 21 - 30) [6]. Bệnh gặp ở cả nam và<br />
nữ, trong đó, BN nam (55%) nhiều hơn<br />
BN nữ (45%), phù hợp với R. S. Chhina<br />
và CS [6], nhưng khác với nghiên cứu<br />
<br />
Biểu đồ 1: Ngày nhập viện của BN<br />
nghiên cứu.<br />
Thời gian nhập viện vào ngày thứ 4 và<br />
5 của bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (69/120<br />
BN = 57,5%).<br />
* Phân loại mức độ bệnh:<br />
SXHD: 69 BN (57,5%); SXHD có dấu hiệu<br />
cảnh báo: 46 BN (38,3%); SXHD nặng: 5 BN<br />
(4,2%). Om P và CS nghiên cứu 699 BN ở<br />
<br />
Pakistan thấy 86% sốt Dengue, 12%<br />
SXHD và 2% hội chứng sốc Dengue [5].<br />
* Biểu hiện lâm sàng chung của BN<br />
nghiên cứu:<br />
Sốt: 120 BN (100%); ®au đầu: 100 BN<br />
(83,3%); ®au mỏi người, cơ khớp: 103<br />
BN (85,8%); ®au hốc mắt: 66 BN (55,0%);<br />
xuất huyết: 97 BN (80,8%); buồn nôn,<br />
nôn: 51 BN (42,5%); dấu hiệu thoát dịch:<br />
19 BN (15,8%). Kết quả này tương tự<br />
như nghiên cứu của Trịnh Thị Xuân Hòa<br />
năm 2012 [2].<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
tạng, chủ yếu là xuất huyết dưới da (75%)<br />
và xuất huyết niêm mạc (49%),<br />
<br />
C¸c h×nh th¸i xuÊt huyÕt<br />
<br />
khác biệt với nhận xét của Om P và<br />
CS. Tác giả nghiên cứu trên 264 BN có<br />
biểu hiện xuất huyết thấy xuất huyết dưới<br />
da 56%, xuất huyết nội tạng 10% [5].<br />
<br />
Biểu đồ 2: Các hình thái xuất huyết.<br />
<br />
2. Các biểu hiện lâm sàng, cận lâm<br />
sàng của tổn thƣơng gan trong bệnh<br />
SXHD.<br />
<br />
* Các biểu hiện lâm sàng của tổn<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi,<br />
thương gan:<br />
không gặp BN SXHD bị xuất huyết nội<br />
Đau vùng gan: 32 BN (26,67%); gan to: 22 BN (18,33%); vàng da, vàng mắt: 0 BN.<br />
Theo Trịnh Thị Xuân Hòa [2], gan to gặp 54,81%. Đây là điểm khác biệt của BN trong<br />
vụ dịch sốt xuất huyết năm 2013. Điều này thể hiện sự đa dạng về lâm sàng của bệnh.<br />
Bảng 2: Phân loại mức độ tăng AST, ALT.<br />
MỨC ĐỘ<br />
<br />
ENZYM<br />
<br />
AST<br />
<br />
%<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
< 40 (U/L)<br />
<br />
11<br />
<br />
9,2<br />
<br />
Nhẹ (< 5 lần)<br />
<br />
40 - 200<br />
<br />
82<br />
<br />
68,3<br />
<br />
Trung bình (5 - 10 lần)<br />
<br />
201 - 400<br />
<br />
17<br />
<br />
14,2<br />
<br />
401 - 1.000<br />
<br />
401 - 1.000<br />
<br />
7<br />
<br />
5,8<br />
<br />
> 1.000<br />
<br />
> 1.000<br />
<br />
3<br />
<br />
2,5<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
< 40 (U/L)<br />
<br />
32<br />
<br />
26,7<br />
<br />
Nhẹ (< 5 lần)<br />
<br />
40 - 200<br />
<br />
68<br />
<br />
56,7<br />
<br />
Trung bình (5 - 10 lần)<br />
<br />
201 - 400<br />
<br />
17<br />
<br />
14,2<br />
<br />
401 - 1.000<br />
<br />
401 - 1.000<br />
<br />
2<br />
<br />
1,7<br />
<br />
> 1.000<br />
<br />
> 1.000<br />
<br />
1<br />
<br />
0,8<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
ALT<br />
<br />
n<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
Với enzym AST: hoạt độ enzym tăng mức độ nhẹ 68,3%; mức độ trung bình 14,2%<br />
và mức độ nặng: 8,3% [(trong đó mức rất nặng: 3 BN (2,5%)]. Với ALT, các mức độ<br />
tương ứng là 56,7%; 14,2% và 2,5% [(trong đó, mức rất nặng: 1 BN (0,8%)].<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
Biểu đồ 3: Thay đổi nồng độ protein và albumin máu.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 10 BN (8,33%) giảm protein máu và 17 BN<br />
(14,16%) giảm albumin máu. Kết quả này khác biệt nhiều so với Rajoo Chhina (29,1%<br />
số BN có giảm protein máu [6]).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 120 BN SXHD điều trị<br />
tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y<br />
103, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:<br />
- Đặc điểm lâm sàng: tổn thương gan<br />
hay gặp nhất là đau vùng gan (26,67%)<br />
và gan to (18,33%), không có BN nào<br />
xuất hiện vàng mắt, vàng da.<br />
Biểu đồ 4: Thay đổi các chỉ số<br />
đông máu.<br />
20,9% BN giảm thời gian prothrombin<br />
máu (PT); 37,5% tăng APTT; 1,67% giảm<br />
fibrinogen. Kết quả nghiên cứu này thấp<br />
hơn so với R. S Chhina và CS [6]. Tác giả<br />
thấy PT giảm ở 38,7% BN, fibrinogen<br />
giảm ở 66,1% BN và APTT kéo dài gặp<br />
88,7% BN.<br />
<br />
- Đặc điểm cận lâm sàng: hoạt độ<br />
transaminase tăng rõ rệt. AST tăng ở<br />
mức độ nhẹ 68,3%, trung bình 14,2% và<br />
nặng 8,3% (trong đó, mức rất nặng<br />
2,5%). Với ALT, các mức độ tương ứng<br />
là 56,7%; 14,2% và 2,5% (trong đó mức<br />
rất nặng 0,8%). 10/120 BN (8,33%) giảm<br />
protein máu; 17 BN (14,16%) giảm albumin<br />
máu; 20,9% giảm PT máu, 37,5% tăng<br />
APTT và 1,67% giảm fibrinogen huyết thanh.<br />
<br />
5<br />
<br />