Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Nhân<br />
<br />
MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ THẢM THỰC VẬT<br />
TRÊN LƯU VỰC SÔNG CHU TỈNH THANH HÓA<br />
Lê Đồng Tấn (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật),<br />
Nguyễn Anh Hùng (Khoa Khoa học TN&XH - ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Sông Chu hay còn gọi là sông Lường (tiếng Tày), Nậm Sang (tiếng Thái), nguyên gốc<br />
gọi là sông Sủ, người Pháp viết thành Chu, là phụ lưu lớn nhất của sông Mã, bắt nguồn từ<br />
vùng núi Houa (cao 2.062 m) ở Tây Bắc tỉnh Sầm Nưa nước CHDCND Lào, chảy theo<br />
hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ vào sông Mã ở ngã ba Giàng (ngã ba Bông), cách cửa<br />
sông 25,5 km. Sông dài 325 km, trên phần lãnh thổ Việt Nam 160 km qua các huyện Quế<br />
Phong (Nghệ An), Thường Xuân, Thọ Xuân (Thanh Hóa). Diện tích lưu vực 7.580 km², phần<br />
ở Việt Nam 3.010 km²; cao trung bình 790 m, độ dốc trung bình 18,3%; mật độ sông suối<br />
0,98 km/km² [6]. Sông Chu là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của<br />
người dân tỉnh Thanh Hóa. Đập dâng nước Bái Thượng được xây dựng từ năm 1921 là nguồn<br />
nước tưới cho hơn 50 nghìn ha đất nông nghiệp thuộc các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông<br />
Cống và Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Hồ chứa nước thủy lợi – thủy điện Cửa Đạt được khởi<br />
công xây dựng từ năm 2006 tại huyện Thường Xuân với dung tích 1,45 tỉ m³, sau khi hoàn<br />
thành sẽ đủ nước tưới cho hơn 87 nghìn ha đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho<br />
nhân dân các huyện miền xuôi và thành phố Thanh Hóa, đồng thời có thể phát điện với công<br />
suất 97 MW. Công trình thủy điện Hủa Na công suất 180MW được xây dựng tại xã Đồng<br />
Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ hòa lưới điện quốc gia trong quý IV năm<br />
2011 với sản lượng hơn 700 tỉ kWh mỗi năm. Như vậy, sông Chu có ý nghĩa quan trọng đối<br />
với việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân ở các huyện miền xuôi và<br />
thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Do diện tích lớn, địa hình dốc nên thảm thực vật trên<br />
lưu vực sông Chu có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ nguồn nước. Sự suy<br />
thoái của thảm thực vật không chỉ làm giảm khả năng phòng hộ mà còn làm cạn kiệt nguồn<br />
nước. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá hiện trạng để phục hồi và bảo vệ thảm thực vật là hết sức<br />
cần thiết.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện theo phương pháp điều tra theo tuyến và ô<br />
tiêu chuẩn. Trên tuyến điều tra, thiết lập ô tiêu chuẩn tạm thời có diện tích 100m 2, 400m2 đến<br />
1000m2 tùy theo thảm thực vật là thảm cỏ, thảm cây bụi hay các trạng thái rừng. Số liệu trong ô<br />
tiêu chuẩn được thu thập theo các phương pháp thông thường đang được áp dụng hiện nay. Các<br />
chỉ tiêu đo đếm gồm: Chiều cao, đường kính, mật độ cây, độ tàn che, thảm tươi... Sử dụng khung<br />
phân loại của UNESCO (1973) để phân loại thảm thực vật. Kết hợp sử dụng các chỉ tiêu về hệ số<br />
tổ thành loài để phân biệt các quần xã (ưu hợp) thực vật (Thái Văn Trừng, 1978). Tên loài cây<br />
được xác định theo [1, 3] và cuốn “Tªn c©y rõng ViÖt Nam” [2]. Sử dụng phương pháp điều tra<br />
có sự tham gia của người dân (phương pháp PRA) để thu thập số liệu về tình hình khai thác và sử<br />
dụng đất tại các địa phương.<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
<br />
1<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Nhân<br />
<br />
3.1. Hệ thực vật<br />
Cho đến nay, những nghiên cứu về hệ thực vật và thảm thực vật ở lưu vực sông Chu<br />
nói chung và vùng miền núi Thanh Hóa nói riêng còn rất hạn chế. Các nghiên cứu đã thực<br />
hiện thường là điều tra phục vụ cho công tác thiết lập khu bảo tồn thiên nhiên (Xuân Liên, Pù<br />
Hu) hay đánh giá tác động các công trình xây dựng thủy điện - thủy lợi (Cửa Đạt) và thủy<br />
điện (Trung Sơn, Hủa Na). Tuy nhiên, những dẫn liệu được các tác giả đưa ra cho thấy, thảm<br />
thực vật ở vùng núi Thanh Hóa là khá đa dạng và phong phú với nhiều loài cho gỗ quý, có<br />
giá trị kinh tế. Riêng khu bảo tồn Xuân Liên - một địa điểm thuộc lưu vực sông Chu với diện<br />
tích 27.668 ha (chiếm khoảng 0,9% tổng diện tích lưu vực) có 560 loài thực vật bậc cao có<br />
mạch, trong đ<br />
Cinnamomum balansae, Colona poilanei, Croton<br />
boniana, Macaranga balansa [4]. Trên phần lưu vực thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa, bước<br />
đầu chúng tôi đã thống kê được 753 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 368 chi, 130 họ, 6<br />
ngành như sau:<br />
- Ngành Khuyết thực vật (Psilotophyta): 1 họ, 1 chi, 1 loài.<br />
- Ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 2 họ, 3 chi, 10 loài.<br />
- Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 13 họ, 19 chi, 29 loài.<br />
- Ngành Thông (Pinophyta): 5 họ, 6 chi, 10 loài.<br />
- Ngành Hạt kín (Magnoliophyta): 108 họ, 338 chi, 701 loài. Trong đó:<br />
+ Lớp hai lá mầm (Dicotyledones): 9 họ, 297 chi, 643 loài.<br />
+ Lớp một lá mầm (Monocotyledones): 1 họ, 41 chi, 58 loài.<br />
Có 64 loài đặc hữu, trong đó đặc hữu Bắc Bộ có 32 loài, đặc hữu Bắc Trung Bộ - Trung<br />
Bộ có 24 loài và đặc hữu Việt Nam có 10 loài.<br />
3.2. Thảm thực vật<br />
Theo khung phân loại của UNESCO (1973) [5], khu vực nghiên cứu có những quần hệ<br />
với các kiểu thảm thực vật sau:<br />
* Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở địa hình thấp. Kiểu này phân<br />
bố trên độ cao dưới 400 - 500m so với mặt biển. Do những cây gỗ có chiều cao từ 5m trở lên, có<br />
tán lá sít vào nhau tạo thành. Tầng cây gỗ không bao giờ rụng hết lá, mặc dù một vài cá thể vẫn<br />
có thể rụng lá về mùa khô hay khô lạnh. Có 3 trạng thái sau:<br />
- Rừng nguyên sinh ít bị tác động: Rừng có cấu trúc 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ,<br />
một tầng cây bụi và một tầng cỏ quyết. Tầng A1 (tầng vượt tán hay tầng nhô) gồm những cây gỗ<br />
cao 30 - 40m mọc rải rác, phân tán, có tán đứt quãng không liên tục. Thành phần: Chò nâu<br />
(Dipterocarpus retusus), Táu (Hopea chinensis, Vatica spp.), Chò chỉ (Parashorea chinensis),<br />
Đa (Ficus sp.), Lim vang (Peltophorum sp), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Gội (Chisocheton<br />
sp.). Tầng A2 (tầng tán rừng) gồm những cây gỗ cao 20 - 30m, thân thẳng, tán tròn hẹp giao<br />
nhau tạo thành vòm khép kín liên tục. Thành phần: Vàng anh (Saraca dives), Lim xanh<br />
(Erythrophleum fordii), Lim vang (Peltophorum sp.) Ràng ràng (Ormosia sp.), Mát (Millttia sp.),<br />
Trường mật (Pometia pinnata), Gội (Aphanamixis polystachya), Quếch (Chisocheton thorelli),<br />
Chạc khế (Disoxylum tonkinensis), Trương vân (Toona sureni), Gội tía (Amoora gigantea), Gội<br />
nước (Aglai sp.), Giổi xanh (Magnlietia sp.), Giổi lông (Michelia sp.), Trám trắng (Canarium<br />
<br />
2<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Nhân<br />
<br />
album), Trám (Canarium sp.), Xoan nhừ (Alllospondias axillaris), Xuân thôn (Swintonia sp.),<br />
Chay (Artocarrpus tonkinensis) các loài thuộc chi Nephelium, Xerospermum, Mischocarpus họ<br />
Bồ hòn (Sapindaceae), Lithocarpus, Quercus họ Dẻ (Fagaceae), chi Phoebe, Machilus,<br />
Cinnnamomun, Cryptocarya, Beilchmiedia họ Re (Lauraceae), chi Ficus họ Dâu tằm<br />
(Moraceae), chi Engelhardtia họ Chẹo (Juglandaceae)... Tầng A3 (tầng dưới tán) gồm những<br />
cây mọc rải rác dưới tán rừng, cao 8 - 15m. Thành phần: Trâm (Syzygium spp.), Ràng ràng<br />
(Ormosia balanse), Sảng (Sterculia sp.), các loài thuộc chi Litsea, Machilus, Phoebe,<br />
Cryptocarya họ Re (Lauraceae), Garcinia, Callophylum họ Bứa (Clusiaceae), Knema họ Máu<br />
chó (Myristiaceae), Polyalthia, Xylopia, Fissitigma, Goniothalamus, Alphonsea họ Na<br />
(Annonaceae), họ Mùng Quân (Flacourtiaceae), Elaeocarpus họ Côm (Elaeocarpaceae),<br />
Pterospermum, Sterculia họ Trôm (Sterculiaceae)... Tầng cây bụi thấp gồm những cây có chiều<br />
cao 2 - 8m, mọc rải rác. Thành phần: các loài thuộc chi Urophyllum, Psychotria, Lasianthus họ<br />
Cà phê (Rubiaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae); chi Blastus, Memexylon họ Mua<br />
(Malastomataceae); chi Fissitigma, Goniothalamus họ Na (Annonaceae), các loài thuộc họ Nhân<br />
sâm (Araliaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Gai (Urticaceae)... Tầng cỏ quyết gồm<br />
những cây cao không quá 2m của các loài thuộc chi Strobilanthes, Phlogacanthus,<br />
Pseuderantherum, Justica họ Ôrô (Acanthaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Ráy (Arceae), họ Gừng<br />
(Zinziberaceae), họ Hành (Liliaceae), họ Cỏ (Poaceae), Cói (Cyperaceae) và các loài dương xỉ<br />
thuộc họ Adiantaceae, Pteridoideae, Gleicheniaceae, Polypodiaceae, Dennstaedtiaceae,<br />
Thelypteridaceae, Aspleniaceae, Dryopteridaceae... Ngoài các tầng còn có thực vật ngoại tầng.<br />
Đó là hệ thống các loài dây leo với thành phần chủ yếu là Dây gắm (Gnetum formosun), các loài<br />
thuộc chi Mucuna, Derris, Dallbergia họ Đậu (Fabaceae), Kadsura họ Xưn xe (Schisandraceae),<br />
các loài phụ sinh thuộc chi Dendrobium, Bulbophyum, Epigeneium họ Lan (Orchidaceae), các<br />
loài dương xỉ thuộc chi Drynaria họ Ráng đa túc (Polipodiaceae), Vittaria, Antrophyum họ<br />
Nguyệt xỉ (Adiantaceae)...<br />
- Các trạng thái rừng thứ sinh: Rừng thứ sinh hình thành do khai thác gỗ củi và phục hồi<br />
sau nương rẫy. Trạng thái này gồm có:<br />
+ Rừng cây gỗ lá rộng: Rừng có cấu trúc gồm tầng cây gỗ cao 10 - 15m, tầng cây bụi<br />
cao 2 - 4m và tầng cỏ quyết. Tầng cây gỗ có thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong<br />
mọc nhanh. Tầng cây bụi thường dày rậm với thành phần chính gồm các loài thuộc họ Cà<br />
phê (Rubiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Quăng (Alangiaceae),<br />
Ilex họ Bùi (Aquifoliaceae)... Các loài dây leo cũng khá phát triển. Thành phần gồm các loài<br />
thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Cánh bướm (Papilionoidaeae), họ Đậu<br />
(Caesalpiniaceae), họ (Euphorbiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Ngũ trảo (Verbenaceae), họ<br />
Trúc Đào (Apocynaceae), họ Bìm bìm (Convolvulaceae)... Tầng cỏ quyết ít phát triển, thành<br />
phần chính là họ Cói (Cyperaceae), họ Lúa (Poaceae), họ Riềng (Ziziberaceae), họ Ráy<br />
(Araceae) và các loài Dương xỉ. Các ưu hợp thường gặp là: Ba soi (Macaranga deticulata) +<br />
Hu đay (Trema orientalis) + Muối (Rhus chinensis); Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus) +<br />
Hu đay (Trema orientalis) + Ràng ràng (Ormosia tonkinensis); Ràng ràng (Ormosia<br />
tonkinensis) + Dẻ gai (Castanopssis sp.) + Chẹo (Engelhardia roxburghiana); Lim xẹt<br />
(Peltophorum pterocarpum) + Ràng ràng (Ormosia tonkinensi) + Hu đay (Trema orientalis);<br />
Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum) + Trám (Canarium bengalense) + Cứt ngựa<br />
<br />
3<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Nhân<br />
<br />
(Archidendron chevalieri); Trám (Canarium bengalense) + Sòi (Sapium discolor) + Chẹo<br />
(Engelhardia roxburghiana) + Côm (Elaeocarpus sp.).<br />
+ Rừng tre nứa: Phát sinh hình thành do khai thác gỗ củi và sau nương rẫy. Trạng thái<br />
này gồm có: Rừng nứa (Neohouzeana dulloa) hỗn giao cây lá rộng; Rừng nứa (Neohouzeana<br />
dulloa) thuần loại; Rừng Giang (Ampelocalamus patellaris).<br />
- Rừng trồng: Trong khu vực gồm có rừng Cao su (Hevea brasilensis), rừng Keo tai<br />
tượng (Acacia magium), Keo lá tràm (Acacia auriculifformis), Quế (Cinamomum cassia) và<br />
Luồng (Dendrocalamus membranaceus).<br />
* Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên núi trung bình<br />
- Rừng nguyên sinh ít bị tác động: Kiểu này phân bố ở độ cao 500 - 600m trở lên.<br />
Rừng nguyên sinh gồm có 2 tầng cây gỗ. Tầng trên cao 15 - 20m có tán kín rậm. Thành phần<br />
chủ yếu là các loài thuộc chi (Lithocarpus, Quercus) họ Dẻ (Fagaceae), chi Machilus,<br />
Cinnamomum, Beilchmiedia, Phoebe, họ Re (Lauraceae), chi Diospyros họ Thị<br />
(Ebenaceae), Aphanamixis, Chisoxylon, Dysoxylum họ Xoan (Meliaceae), Michelia,<br />
Manglietia họ Mộc lan (Magnoliceae), họ Hồng quang (Hamamelidaceae), họ Chè<br />
(Theaceae). Tầng hai thường gặp các loài thuộc chi Phoebe, Litsea, Lindera họ Re<br />
(Lauraceae), Syzygium họ Sim (Myrtaceae), Knema họ Máu chó (Myristicaceae),<br />
Castanopsis, Lythocarpus, Quercus họ Dẻ (Fagaceae), Sloanea họ Côm (Elaeocarpaceae),<br />
Helicia họ Quắn hoa (Proteaceae). Tầng cây bụi gồm các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae),<br />
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Rau dền (Acanthaceae), họ<br />
Cam quyết (Rutaceae), các loài thuộc chi ArundinAria, Phylostachys họ Cỏ (Poaceae);<br />
Pandanus (Pandanaceae). Thảm tươi gồm các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae), họ Cói<br />
(Cyperaceae), họ Riềng (Zingiberaceae), họ Ráy (Araceae), các loài Dương xỉ.<br />
- Rừng thứ sinh gồm tầng cây gỗ cao 10 - 15m, tầng cây bụi 2 - 6m và tầng cỏ quyết.<br />
Tầng cây gỗ bao gồm các loài cây thường xanh. Tầng cây bụi ưu thế là các loài thuộc họ Cà phê<br />
(Rubiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Đơn<br />
nem (Myrsinaceae)... Tầng cỏ quyết ít phát triển.Thành phần chính gồm các loài thuộc họ<br />
Poaceae, Araceae, Cyperaceae, Zinziberaceae và các loài Dương xỉ. Có các ưu hợp: Ba soi<br />
(Macaranga deticulata) + Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus) + Hu đay (Trema orientalis);<br />
Chẹo (Engelhardia roxburghiana) + Dẻ (Castanopssis sp.) + Ba soi (Macaranga deticulata);<br />
Kháo (Machilus sp.) + Dẻ (Castanopssis sp.) + Chẹo (Engelhardia roxburghiana) + Bùm bụp<br />
nâu (Mallotus paniculatus); Kháo (Machilus sp.) + Dẻ (Castanopssis sp.) + Trâm (Syzygium<br />
sp.)+ Vối thuốc (Schima walichii).<br />
* Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp (dưới 500m). Rừng thưa<br />
trong khu vực đều là rừng thứ sinh nhân tác do các hoạt động của con người. Rừng tự nhiên gồm<br />
có rừng cây gỗ lá rộng có thành phần chủ yếu là Hu đay (Trema orientalis), Ba soi (Macaranga<br />
auriculata), Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus), Cứt ngựa (Archidendron sp.), Lim xẹt<br />
(Peltophorum dasyharrhachis), Vàng anh (Saraca dives), Ràng ràng (Ormosia balansae), Ngát<br />
(Gironniera subequalis), Sếu (Celtis sp.), Hu đay (Trema orientalis), Mạy tèo (Strblus sp.), Ôrô<br />
(Taxotrophis sp.), Dướng (Broussonetia papayrifera)...; rừng hỗn giao Nứa + cây lá rộng; rừng<br />
<br />
4<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Nhân<br />
<br />
Nứa (Neohouzeana dulloa) thuần loại; rừng Giang (Ampelocalamus patellaris). Rừng trồng gồm<br />
có rừng Luồng, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn và Cao su.<br />
* Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi trung bình. Trên đai độ cao này<br />
rừng tự nhiên chủ yếu là rừng cây gỗ lá rộng. Ngoài các loài cây rừng nguyên sinh thuộc các chi<br />
Castanopssis, Lithocarpus, Quercus họ Dẻ (Fagaceae), chi Machilus, Cinnamomum, Phoebe, họ<br />
Re (Lauraceae), Syzygium họ Sim (Myrtaceae), Knema họ Máu chó (Myristicaceae), thường<br />
gặp các loài như: Ba soi, Chẹo, Hu đay, Bùm bụp nâu, Vối thuốc...<br />
* Thảm cây bụi nhiệt đới thường xanh trên đất địa đới có cây gỗ mọc rải rác. Các ưu hợp<br />
thường gặp là: Thành ngạnh ((Cratoxylon polyanthum, C. prunìlirium) + Thàu táu (Aporosa<br />
sphaerosperma, A. serrata) + Sầm (Memecylon scutellatum); Hoắc quang (Wendlandia<br />
paniculata) + Thàu táu (Aporosa sphaerosperma, A. serrata) + Trâm (Syzygium sp.); Sim<br />
(Rhodomyrtus tomentosa) + Mua (Melastoma normale) + Ba chạc (Euodia lepta); Phèn đen<br />
(Phyllanthus reticulatus) + Găng (Canthium horridum) + Bọt ếch (Glochidion lanceolarium).<br />
* Thảm cây bụi nhiệt đới thường xanh trên đất địa đới không có cây gỗ. Có các quần xã Cỏ<br />
lào (Eupartorium ordorata); Mua (Melastoma normale); Sim (Rhodomyrtus tomentosa).<br />
* Thảm cỏ dạng lúa cao. Thành phần chính gồm Lau (Saccharum spontaneum), Chít<br />
(Thysanolaena maxima), Chè vè (Miscanthus japonica).<br />
* Thảm cỏ dạng lúa cao trung bình. Được đặc trưng bởi quần xã Cỏ tranh (Imperata<br />
cylindrica).<br />
4. Kết luận<br />
Bước đầu đã thống kê được 753 loài thuộc 368 chi, 130 họ, 6 ngành thực vật. Theo khung<br />
phân loại của UNESCO (1973) thảm thực vật lưu vực sông Chu gồm 4 lớp quần hệ: rừng kín,<br />
rừng thưa, thảm cây bụi và thảm cỏ với các kiểu thảm thực vật chính là rừng kín thường xanh<br />
mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở địa hình thấp; rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá<br />
rộng trên núi trung bình; rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp; rừng thưa<br />
thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi trung bình; thảm cây bụi nhiệt đới thường xanh trên đất<br />
địa đới; thảm cỏ (thảm cỏ dạng lúa cao và thảm cỏ dạng lúa trung bình); rừng trồng gồm có rừng<br />
Cao su, Keo, Bạch đàn và Luồng.<br />
Phần lớn diện tích rừng trong lưu vực đã bị tác động hay bị suy thoái, thậm chí bị phá<br />
hủy hoàn toàn do các hoạt động khai thác gỗ củi quá mức và đốt rừng làm nương rẫy. Các trạng<br />
thái thứ sinh đều được phát sinh hình thành từ thảm thực vật nguyên sinh tương ứng do hậu quả<br />
của hoạt động khai thác gỗ củi và đốt nương làm rẫy của người dân địa phương<br />
Tóm tắt<br />
Thảm thực vật trên lưu vực sông Chu có vai trò quan trọng đối với việc điều hòa nguồn<br />
nước, bảo vệ đất khỏi bị xói mòn và giảm nguy cơ lũ lụt ở vùng thấp. Có 753 loài thực vật đã<br />
bốn lớp quần hệ với các kiểu rừng là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên<br />
núi trung bình; rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp; rừng thưa thường<br />
xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi trung bình; thảm cây bụi nhiệt đới thường xanh trên đất địa đới;<br />
thảm cỏ (thảm cỏ dạng lúa cao và thảm cỏ dạng lúa trung bình); rừng trồng gồm có rừng Cao su,<br />
<br />
5<br />
<br />