intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số di tích ở Hải Phòng

Chia sẻ: Nguyenthu Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

161
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đình Nhu Thượng Đình Nhu Thượng thuộc xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Hải Phòng thờ hai chị em Mại Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn, con vua Mai Hắc Đế, người đứng đầu chống quân đô họ nhà Đường ở thế kỷ VIII Do sẵn có quan hệ bằng hữu và thân thuộc với gia định họ Phạm và họ Hoàng ở đây, Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn đã giúp đỡ dân làng ruộng đất, vàng bạc, đồng thời chiêu mộ dân thôn xây dựng đồn trại, tham gia nghĩa binh, góp phần củng cố triều đại của Nhà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số di tích ở Hải Phòng

  1. Đình Nhu Thượng Đình Nhu Thượng thuộc xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Hải Phòng thờ hai chị em Mại Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn, con vua Mai Hắc Đế, người đứng đầu chống quân đô họ nhà Đường ở thế kỷ VIII Do sẵn có quan hệ bằng hữu và thân thuộc với gia định họ Phạm và họ Hoàng ở đây, Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn đã giúp đỡ dân làng ruộng đất, vàng bạc, đồng thời chiêu mộ dân thôn xây dựng đồn trại, tham gia nghĩa binh, góp phần củng cố triều đại của Nhà Mai Thúc Loan. Tại các thôn Văn Xá, Nhu Điều, Kiều Yên Thượng ngày nay vẫn còn mang địa danh như đầm quan, địa lính... có nguồn gốc từ hai chị em họ Mai chu cấp cho dân mỗi làng 10 mẫu đất canh tác. Sau một trân giao chiến ác liệt với quân đô hộ nhà Đường kéo sang đàn áp cuộc khởi nghĩa, Mai Hắc Đế hy sinh, quân sỹ tôn Mai Kỳ Sơn lên nối ngôi cha. Lực lượng nghĩa quân của Mai Kỳ Sơn còn chiếm cứ 2 vùng Đông và Nam phủ Tống Bình được một thời gian dài. Sau hơn 2 tháng quân giặc mới phá được căn cứ phòng thủ của hai chị em Mai Kỳ Sơn ở Kiều Yên Thượng, Nhu Điều. Ngày nay, trên bờ một con trạch thoát triều cũ, chảy ra sông Lạch Tray, thuộc địa phận xã Quốc Tuấn, huyện An Dương vẫn còn 2 ngôi miếu nhỏ, một thờ bà chị, một thờ ông em. Tương truyền đây là nơi xưa kia dân làng an táng 2 vị, nơi đây đặt bài vị, bát hương. Tháng 3 âm lịch hàng năm, dân làng mở hội nghi lễ thành hoàng từ 2 ngôi miếu về đình làm lễ mở hội. Đình Nhu Thượng từ lâu đã trở nên thân quen với người dân địa phương bởi quy mô kiến trúc bề thế, nghệ thuật chạm, khắc trên gỗ khá tinh tế, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Đình cấu trúc kiểu chữ Đinh, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung bề thế được xây dựng theo thức chồng diêm, nóc các, 2 tầng, 8 mái cao vượt hẳn lên so với 5 gian tiền đường, dựng năm Tự Đức 14 (1861). 20 năm sau, mùa xuân năm Tự Đức 34 (1882), dân làng dựng tiếp 5 gian tiền đường, nối với tòa hậu cung bằng cách tận dụng nguồn vật liệu gỗ, đá của ngôi đình cũ ven sông.
  2. Lễ hội Đình Nhu Thượng diễn ra và ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng 3 Âm lịch, để ghi nhớ trận chiến đấu oanh liệt của nghĩa quân, do hai chị em họ Mai chỉ huy và anh dũng hy sinh vì nước. Ngoài đám rước của dân làng, từ miếu Đôi, miếu Một về Đình, sau nghi thức tế thần làng và hàng loạt các hoạt động văn hóa diễn ra trong lễ hội như: đấu vật, tam cúc điếm, thi bắt vịt, thi cầu thùm...tổ chức tại sân đình. Đình Nhu Thượng được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1991. Theo haiphong.gov.vn Hội Đình Nhu Thượng Thời gian : 06/03 đến 08/03 Âm lịch Địa chỉ : Xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Tp. Hải Phòng. Lễ hội tưởng nhớ Mai Thị Câu, Mai Kỳ Sơn, hai chị em ruột (con Mai Hắc Đế). Đình Nhu Thượng thuộc xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Hải Phòng thờ hai chị em Mại Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn, con vua Mai Hắc Đế, người đứng đầu chống quân đô họ nhà Đường ở thế kỷ VIII Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn đã giúp đỡ dân làng ruộng đất, vàng bạc, đồng thời chiêu mộ dân thôn xây dựng đồn trại, tham gia nghĩa binh, góp phần củng cố triều đại của Nhà Mai Thúc Loan. Tại các thôn Văn Xá, Nhu Điều, Kiều Yên Thượng ngày nay vẫn còn mang địa danh như đầm quan, địa lính... có nguồn gốc từ hai chị em họ Mai chu cấp cho dân mỗi làng 10 mẫu đất canh tác. Sau một trân giao chiến ác liệt với quân đô hộ nhà Đường kéo sang đàn áp cuộc khởi nghĩa, Mai Hắc Đế hy sinh, quân sỹ tôn Mai Kỳ Sơn lên nối ngôi cha. Lực lượng nghĩa quân của Mai Kỳ Sơn còn chiếm cứ 2 vùng Đông và Nam phủ Tống Bình được một thời gian dài. Sau hơn 2 tháng quân giặc mới phá được căn cứ phòng thủ của hai chị em Mai Kỳ Sơn ở Kiều Yên Thượng, Nhu Điều. Ngày nay, trên bờ một con trạch thoát triều cũ, chảy ra sông Lạch Tray, thuộc địa phận xã Quốc Tuấn, huyện An Dương vẫn còn 2 ngôi miếu nhỏ, một thờ bà chị, một thờ ông em. Tương truyền đây là nơi xưa kia dân làng an táng 2 vị, nơi đây đặt bài vị, bát hương. Tháng 3 âm lịch hàng
  3. năm, dân làng mở hội nghi lễ thành hoàng từ 2 ngôi miếu về đình làm lễ mở hội. Đình Nhu Thượng từ lâu đã trở nên thân quen với người dân địa phương bởi quy mô kiến trúc bề thế, nghệ thuật chạm, khắc trên gỗ khá tinh tế, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Đình cấu trúc kiểu chữ Đi Phủ Thượng Đoạn Phủ Thượng Đoạn nằm trên đất xã Đông Hải, huyện An Hải, cách nội thành Hải Phòng chừng 8 km về phía Đông. Đây là nơi thờ mẫu, một trong "tứ linh từ" theo tín ngưỡng của người Việt. Phủ Thượng Đoạn là một kiến trúc cổ tương đối quy mô, mặt quay về hướng Nam trong tư cách "Thánh nhân nam điện nhứ thinh thiên hạ" nghĩa là: thánh nhân ngồi quay hướng Nam mà nghe thiên hạ tâu bày. Đây là một hướng đề cao chúa Liễu. Mở đầu cho phủ là một giếng nước, điểm tụ thuỷ, nhằm tích phúc cho thế đất. Điện thờ chính ba lớp có cấu trúc hình "tiền nhất hậu đinh". Toà ngoài 5 gian là nơi tập trung nghệ thuật chạm khắc các vì nóc, cốn, mè, xà bẩy, lá gió...là chỗ để thể hiện các đề tài hổ phù, một biểu tượng cầu phồn thực, các hình rồng, phượng, hàm thú, hàm đào nhằm đề cao thánh nhân, cầu sự sang quý, trừ tà. Hình lân hý cầu, đồ bát bửu, cỏ cây, hoa quả thiêng...được tạo bởi sự phối hợp giữa các mảng to nhỏ, nông sâu, thủng mộng khác nhau tạo nét hoành tráng cho một chỉnh thể nghệ thuật. Mẫu được thờ ở toà hậu cung dưới dạng tam phủ hay còn gọi là Tam toà thánh mẫu với Mẫu thượng thiên hoá thân thành chúa Liễu ngồi ở trung tâm, bên trái là Mẫu đệ nhị - thượng ngàn phủ, bên phải là Mẫu đệ tam, thoải phủ. Đây là bàn thờ Mẫu thuộc hệ sáng tạo, có thể hiểu rằng: Mẫu Thiên là lực lượng sáng tạo ra trời và đặt quy luật vận hành của vũ trụ như mây, mưa, sấm, chớp. Người xưa mong được thiên thời mà thờ Mẫu. Mẫu thượng ngàn sáng tạo ra rừng núi, nguồn của cải vô biên ban phát cho đời sống con người. Thế giới này còn là nơi chuyển tiếp cho các kiếp đời đã qua để thành cô, thành cậu. Như vậy, Mẫu đệ nhị đã như một biểu hiện rất cao về tinh thần nhân đạo của người Việt, vừa lo toan cho người sống, vừa lo cho người đã khuất. Mẫu Thoải là lực lượng sáng tạo ra nguồn nước, một yếu tố hàng đầu của nghề nông. Đối với người Việt Nam thì biết bao anh hùng văn hoá và anh hùng dân tộc đã trở thành thần linh. Đa số thần linh là sự hội tụ của cả đạo và đức, được nhân dân coi như những mẫu mực để hướng tới, trong đó điển hình của tín ngưỡng Việt là việc thờ Mẫu. Hiện nay có nhiều ngôi đền nguy nga như Phủ Tây Hồ, (Hà Nội), Đền Lộ (Hà Sơn Bình), đền Sòng (Thanh Hoá), đền Phủ Giầy (Hà Nam Ninh) thờ Bà chúa Hạnh, một trong những "tứ bất tử", song Phủ Thượng Đoạn, xã Đông Hải nổi lên như một trung tâm của xứ Đông, được sách "Đại Nam nhất thống chí "xếp vào hàng cổ tích của tỉnh Hải Dương và vừa qua Bộ
  4. Văn hoá Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia. Cũng như cư dân trên thế giới, người Việt khi định cư ở đồng bằng sông Hồng đã nhìn trời là cha, đất là mẹ. Người cha thì hung dữ, gầm thét với những cơn bão tố, sấm sét đầy trời, còn người mẹ thì im lìm mở rộng lòng đón tất cả những gì mà người cha đưa xuống để làm nẩy nở lên muôn loài, muôn vật đưa đến cho con người nguồn của cải dồi dào. Tư duy nông nghiệp xưa đã kết tụ sự xoay vần của tạo hoá và lẽ đối đãi của âm dương. Hầu như cái gì cũng có hai mặt Trời - đất, nam - nữ, sáng - tối. Hai mặt này không hề đối lập nhau mà nương dựa vào nhau để chuyển biến và phát triển. Tổng Hạ Đoạn xưa, xã Đông Hải nay có "Nhị linh từ" thờ các vị thần linh đại diện cho tín ngưỡng bản địa của dân tộc. Đền Phú Xá thờ cha Trần Hưng Đạo, Phủ Thượng Đoạn thờ Mẹ - Mẫu Liễu Hạnh đều là những kiến trúc nghệ thuật làm say lòng người bởi bàn tay lao động tài hoa, bởi cảm hứng nghệ thuật dân tộc tràn đầy hư ảo, vừa hiện thực, sống động, linh thiêng. Người xưa không muốn có một khoảng không gian dành cho tà ma, quỷ quái mà mong khắp vũ trụ đều nằm trong quyền năng cai quản của Mẫu nên ở Phủ Thượng Đoạn, Mẫu không chỉ có một àm bàn thờ Mẫu có cả một hệ thống đầy đủ bao gồm: - Hệ thống sáng tạo, là tam toà đức mẹ - Ngũ vị tôn ông: tức năm quan lớn, được coi là lực lượng thực hiện ý đồ của Mẫu ở 5 phương. - Tứ phủ quan hoàng: có thứ bậc dưới ngũ vị tôn ông. - Tứ phủ thánh cô, tứ phủ thánh cậu: đều có 11 cô, 11 cậu là những người phụ tá của Mẫu. Như vậy kiến trúc phủ Thượng Đoạn đủ tư cách góp sức làm giàu thêm nền nghệ thuật dân tộc và Mẫu Liễu Hạnh cũng góp phần để chúng ta nhìn thấy rõ hơn về một loại thần tín ngưỡng gắn bó với đời sống tâm linh nông dân Việt Nam Nguồn: Đặc Trưng Lễ Hội Phủ Thượng Đoạn Phủ Thượng Đoạn là nơi thờ Mẫu một trong “ Tứ linh từ ” theo tín ngưỡng của người Việt. Phủ Thượng Đoạn nằm trên đất phường Đông Hải – Quận Hải An. Lễ hội truyền thống Phủ Thượng Đoạn, hàng năm mở vào tháng 3 âm lịch, được tổ chức theo lối cách nhật. Ngày mồng Một bắt đầu vào hội với tế lễ nhập tịch do dân làng thượng Đoạn thực hiện. Trước một ngày nhập tịch, dùng lễ trầu, rượu, gà, xôi cáo yết rồi dùng nước thơm tắm thần vị, tắm xong lại lau phủ nước trầm hương một lượt nữa, gọi là lễ mộc dục. Tắm xong thì phong áo mũ đại trào, có thể bằng vải, có thể bằng giấy, xong tế một tuần, gọi là tế gia quan. Ngày mồng hai hợp tế 3 xã là Đoạn Xá, Vạn Mỹ, Thượng Đoạn. Tối mồng hai tổng Hạ Đoạn cử một đoàn chức sắc, chức dịch, lão hạng đến làm lễ yết. Ngày mồng ba tế hàng huyện vì đây là một trong những ngũ linh từ của huyện An Dương. Sau đó đóng cửa Phủ từ ngày mồng bốn cho đến hết ngày mồng bảy.
  5. Ngày mồng 8 mở cửa từ sáng sớm, hội lại tiếp diễn, nghi thức tế lễ giống như lần trước. Đặc biệt sáng ngày 11 hội tổ chức đám rước thần tượng chúa Liễu từ Phủ Thượng Đoạn ra chùa tân ( nay là chùa Vẽ ) để làm lễ chư Phật, xin nghênh rước kinh sách về Phủ để phối thờ hưởng hội lễ. Đến ngày 14 tháng ba thì tổ chức rước trả lại chùa. Tương truyền trong một kiếp hóa thân, chúa Liễu đã quy Tam Bảo nên lễ hội của Phủ có việc rước kinh phật này nhằm nhắc lại sự tích của Thánh Mẫu. Hôm tổ chức đám nghênh rước, tất thảy mọi người cùng tham dự, ai được phân công mang vác cái gì đều phải trai khiết, ăn mặc đồ mới, đồ tốt. Người thủ hiệu phải đánh trống từ đêm, để ai nấy vào việc gì sắp sẵn mà đi rước. Rước long kiệu ra đến cửa tam quan thì phải dừng lại chờ các xã trong tổng giao hiếu đến đủ, xếp hàng đâu đấy mới rước đi. Trong khi rước, các xã giao hiếu, xã nào đàn anh thì đi đầu tiên, kế đến là các xã theo thứ tự lần lượt mà đi cuối cùng mới chính là dân Thượng Đoạn. Trong những ngày này, du khách bốn phương từ khắp nẻo đường đổ về tấp nập, áo quần đua sắc ai nấy đều hồ hởi, vui tươi. Trong Phủ khói hương nghi ngút, ngoài sân cờ tán bay phấp phới, người vào Phủ kẻ đến chùa, kẻ ra đền chen chúc ngược xuôi. Ngoài hoạt động tế lễ trang nghiêm, rước sách kính cẩn và vui nhộn, ngày h ội Phủ Thượng Đoạn còn tổ chức một số trò chơi dân gian như : tổ tôm điếm, đánh cờ, hát ca trù, hát chèo, múa rối nước ...để du khách cùng tham dự, đông nhất vẫn là đám hát chầu Thánh Mẫu. Đến ngày 15 tháng ba thì tổ chức lễ tạ cuốn cờ kết thúc hội Đền Phú Xá Đền Phú Xá(phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, danh tướng thời Trần có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, thế kỷ XIII. Khi mất được nhân dân tôn gọi là Thánh vương. Truyền thuyết dân gian ở địa phương cho biết: nơi đây, Trần Quốc Tuấn đã thiết lập nhiều kho lương thực, chuẩn bị cho chiến dịch Bạch Đằng năm 1288, đồng thời diễn ra cuộc khao thưởng quân sĩ có công trước khi kéo quân về căn cứ Vạn Kiếp. Tại vị trí ngôi đền cổ kính hôm nay, nhân dân còn tôn thờ người phụ nữ địa phương có tên Bùi Thị Từ Nhiên, người giữ trọng thách chăm lo quân lương, cung cấp hậu cần cho quân đội nhà Trần thuở ấy. Truyền ngôn ở đây còn kể rằng, giặc tan, bà Bùi Thị Từ Nhiên lại cùng dân làng chăm lo sản xuất, xây dựng xóm làng. Hậu quả của cơn hồng thuỷ năm Canh Thân(1320), làng quê bị tàn phá, người dân phải bỏ đi nơi khác làm ăn sinh sống. Khi bước rút, dân làng trở về, bắt tay khôi phục xóm thôn. Bà Bùi Thị Từ Nhiên vận động nhân dân sửa lại ngôi đền thờ Trần Quốc Tuấn. Làng Phú Xá ban đầu
  6. gọi là Phú Lương, thời Tự Đức(1848-1882) do tránh tên huý chồng bà Bùi Thị Từ Nhiên nên mới được đổi thành Phú Xá. Từ ngôi đền nhỏ làm bằng tre, tranh, nứa lá ban đầu, trải qua nhiều lần tu tạo, đền Phú Xá ngày nay đã trở thành một công trình kiến trúc bề thế kiểu nội công, ngoại quốc, nét trang trí nghệ thuật chạm khắc, đắp vẽ mang đậm dấu ấn phong cách thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Theo truyền thống dân gian Tháng Táam giỗ cha là 20 tháng 8 Âm lịch hàng năm, dân làng sửa soạn lại đồ tế khí, nghi vệ Đức Thánh Trần và Bà Bùi Thị Từ Nhiên một cách trọng thể đón nhân dân khắp nơi về dự. Đền Phú Xá được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1990. Theo haiphong.gov.vn Lễ Hội Đền Phú Xá Thời gian : 20/08 Âm lịch Địa chỉ : Phường Đông Hải, quận Hải An, TP.Hải Phòng. Là lễ tế, rước thần vị Trần Hưng Đạo, bà Bùi Thị Tự Nhiên - người giữ kho lương quân đội Đại Việt và có công xây dựng lại đền Phú Xá. Đền Phú Xá đuợc nhân dân xây dựng tại xã Đông Hải, huyện An Hải, cách trung tâm thành phố 8 km để tưởng nhớ công lao của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, một con người khảng khái, tài giỏi, hết lòng vì dân, vì nuớc, khi mất đuợc nhân dân tôn gọi là vị "thánh vương" rất đỗi linh thiêng. Truyền thuyết dân gian lưu truyền ở địa phương cho biết nơi đây Trần Quốc Tuấn đã thiết lập nhiều kho lương thực, chuẩn bị cho chiến dịch Bạch Đằng năm 1288, đồng thời diễn ra cuộc khao thưởng quân sĩ có công, truớc khi kéo quân về căn cứ Vạn Kiếp. Tại vị trí ngôi đền cổ hôm nay, nhân dân còn tôn thờ người phụ nữ địa phương tên gọi Bùi Thị Từ Nhiên, người giữ trọng trách trông nom quân lương, cung cấp hậu cần cho quân đội nhà Trần thời ấy. Truyền ngôn ở đây còn kể rằng, giặc tan phải rút về nuớc, bà Bùi Thị Từ Nhiên lại cùng dân làng chăm lo sản xuất, xây dựng xóm làng. Làng Phú Xá ban đầu tên là Phú Lương, đời Tự Đức (1848-1882) do tránh tên húy chồng bà Bùi Thị
  7. Từ Nhiên nên mới đuợc đổi thành Phú Xá. Từ ngôi đền nhỏ, kết cấu bằng tre, tranh, nứa lá ban đầu, trải qua nhiều lần tu tạo, đền Phú Xá ngày nay đã trở thành một công trình kiến trúc bề thế, kiểu nội công ngoại quốc, nét trang trí nghệ thuật chạm khắc, đắp vẽ mang đậm dấu ấn phong cách thời Nguyễn, cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Theo truyền thống dân gian, "tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ" (anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đuợc nhân dân ta tôn gọi là cha, ngày 20/8 âm lịch hàng năm là ngày kỵ của ông), đền Phú Xá lại trống dong, cờ mở, dập dìu không khí lễ hội. Đền đã đuợc Nhà nuớc công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Hải Phòng: Di Tích Đền Nghè
  8. Nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng thuộc phường Mê Linh( nay là phường An Biên, quận Lê Chân), đền Nghè là di tích lịch sử văn hoá thờ nữ tướng Lê Chân. Bà quê ở làng An Biên (thuộc Đông Triều, Quảng Ninh) đã đến vùng đất nơi ngã ba sông Tam Bạc đổ vào sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng(40 43) chống quân Đông Hán xâm lược.
  9. Bà là một nữ tướng tài ba, anh dũng, lập nhiều chiến công vang dội trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được Trưng Vương phong chức Chương quản binh quyền nội bộ, giao trọng trách trấn giữ miền Hải Tần. Để tưởng nhớ công lao của nữ tướng, người lập ra làng An Biên xưa và đặt nền móng cho thành phố Hải Phòng ngày nay, nhân dân đã lập lên toà miếu An Biên thờ Bà. Buổi đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ lợp tranh, đến năm 1919, được xây dựng khang trang. Đền Nghè hiện nay là một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ XX bao gồm: tam quan, toà bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Sau lại làm thêm toà tứ phủ. Toà bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn An Biên cổ miếuuuu. Hậu cung gồm 3 gian, xây cao hơn nhà bái đường với thiết kế kiểu 2 tầng mái, làm tăng thêm sự bề thế, uy nghi của công trình. Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đá. Với các đề tài long ly quy phượng; tùng cúc- trúc mai... thể hiện kỹ thuật chạm khắc bong hình, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình dộ tinh xảo. Hiện nay, đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, nghi tiểu sử của nữ tướng Lê Chân. Toà bái đường treo khánh đá chạm nổi đề tài vũ hội long vân đường nét tinh vi, mềm mại, uyển chuyển. Ở toà thiêu hương có chiếc sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu. Tại toà hậu cung, tương Nữ tướng ngồi trên ngai thờ, đặt trong một khám lớn sơn son, thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp. Hội đền Nghè được tổ chức từ ngày mồng 8 đến ngày mồng 10 tháng 2 Âm lịch, thu hút đông đảo du khách đến tham quan di tích, tưởng niệm nữ tướng Lê Chân. Đền Nghè được Nhà nước xếp hạng năm 1975. Theo haiphong.gov.vn Nguồn Simple Vietnam Lễ hội Đền Nghè Thứ sáu, 11 Tháng 6 2010 10:32 Di Tích Đền Nghè Đền Nghè, một ngôi đền thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai phá, tạo dựng vùng đất Hải Phòng tọa lạc ngay trung tâm thành phố Hải Phòng. Tương truyền rằng bà sống khôn chết thiêng. Khi bà gieo mình xuống sông thì hoá đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của bà đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết bà đã hiển thánh, liền rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ bà.
  10. Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Năm 1919, đền Nghè mới được xây dựng khang trang như hiện nay. Đến thăm Đền Nghè, quí khách sẽ bắt gặp 2 vật tích độc đáo đó là chiếc Khánh đá và Sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên khối dày 5cm được tách ra thành hình chiếc khánh (có chiều cao 1m, rộng 1,6m). Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước, cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Khi gõ vào thì tiếng ngân vang êm dịu.
  11. Khánh Đá Hàng năm tại đền còn diễn ra lễ hội tưởng niệm nữ tướng Lê Chân vào ngày mồng 8 đến ngày mồng 10 tháng 2 Âm lịch, thu hút đông đảo du khách đến tham quan di tích, tưởng niệm Chùa Trà Phương (Thiên Phúc Tự) xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy Chùa Trà Phương là tên gọi địa phương nơi có ngôi chùa tọa lạc, thuộc làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy ngoại thành Hải Phòng. Chùa có tên chữ là Thiên Phúc Tự. Theo nhiều tài liệu, văn bia, cùng truyền sử địa phương, chùa còn có tên nôm là chùa Bà Đanh, vốn có tự lâu đời. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử - mỹ thuật đoán định, ngôi chùa làng Trà Phương lúc ban đầu mang tên Bà Đanh có thể được khởi dựng vào thời Lý (1010-1225), qua dấu tích một số di vật đá còn sót lại trong khuôn viên hiện nay của chùa, đặc biệt có 3 chiếc chân tảng bằng đá xanh, chạm hình cánh sen chưa bị huỷ hoại. Chùa Trà Phương thực sự nổi tiếng ở vùng Duyên Hải từ khi Mạc Đăng Dung xuất thân từ dân chài xứ Đông (Hải Dương cũ), từng bước làm quan to trong chiều, rồi lên ngôi vua năm Đinh Hợi (1527), bà Vũ Thị Ngọc Tòan được phong làm Hoàng
  12. Hậu. Ngạn ngữ địa phương lưu truyền câu: “Cổ Trai đế vương - Trà Phương công chúa” để chỉ về mối quan hệ giữa Mạc Đăng Dung và bà Vũ Thị Ngọc Toàn người làng Trà Phương. Khi lên ngôi vua Mạc Thái Tổ đã cho di chuyển ngôi chùa Bà Đanh cũ về địa điểm hiện nay, ven đầm cổng phủ cũ. Đến thời Mạc, thế kỷ 16, chùa Trà Phương trải qua một đợt trùng tu lớn. Truyền ngôn tại địa phương kể rằng, khi Mạc Đăng Dung còn thủa hàn vi, trong một lần bị truy sát, nhờ ẩn nấp trong chùa Bà Đanh mà thoát nạn. Khi dựng lên đế nghiệp, nhớ ơn cứu mạng che chở của chùa, Mạc Đăng Dung đã ban chiếu cho trùng tu, mở rộng chùa và đổi tên thành Thiên Phúc tự. Qua tư liệu ghi chép trên tấm bia đá "Tu tạo Bà Đanh tự" khắc vào năm Thuần Phúc sơ niên (1562), đời vua Mạc Mẫu Hợp cho biết, người đứng chủ hưng công lại chùa Bà Đanh là Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, người làng Trà Phương đã cùng với 25 thân vương, công chúa, quận công nhà Mạc đóng góp công của xây dựng lại chùa tại vị trí hiện nay. Người được giao nhiệm vụ xây cất là viên Thái giám Mạc Chúc Hiên, khi xây cất xong, chùa có qui mô rộng lớn với nhiều tòa ngang dãy dọc và đã trở thành một sơn môn lớn của xứ Đông, tiếng chuông chùa vang xa trăm dặm, tín đồ muôn phương tấp nập tìm về. Nhiều lần, vị quốc sư của triều Mạc đã về đây giảng kinh thuyết pháp. Sau năm 1592, nhà Lê Trung hưng trở lại, chùa Trà Phương cùng nhiều công trình kiến trúc vang bóng một thời trên vùng đất Dương Kinh nhà Mạc đã bị phá hủy nặng nề. Sang thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20, chùa Trà Phương đã được trùng tu lại. Do vậy, chùa hiện nay mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn với nhiều mảng chạm khắc rất điển hình. Chùa Trà Phương có mặt chính quay hướng Tây Nam, có con đường giao thông liên xã chạy từ huyện lỵ Núi Đối đi qua. Toàn bộ công trình kiến trúc trong khuôn viên rộng rãi của ngôi chùa bao gồm: Tòa điện phật, tòa thờ các vị sư tổ, nhà khách, nhà bia, sân vườn và kiến trúc cổng chùa. Kiến trúc cổng chùa được làm theo kiểu nhất môn phỏng dáng dấp một ngôi lầu nhỏ có 2 tầng đao nóc, chính giữa tầng lầu đề tên chữ của ngôi chùa Thiên Phúc Tự. Qua lối sân nhỏ lát gạch cổ tạo thành lối đi, dẫn chân quý khách đến một vườn cây xanh bóng mát, nhà văn bia ở mé trái con đường dẫn từ cổng chùa vào. Nhà bia được xây cất theo kiểu ngọc lộ, chứa 2 tấm bia nội dung đều liên quan đến việc tu tạo, công đức tiền, rộng vào ngôi chùa Bà Đanh tức Thiên phúc tự sau này. Đặc biệt hai bên thành bậc nhà bia có trang trí đôi sấu đá được tạo dáng theo lối tượng tròn,
  13. một trong những sản phẩm nghệ thuật tiêu biểu của văn hóa Mạc thế kỷ 16 còn lại hiện nay ở Hải Phòng. Tòa điện phật trước đây là một kiến trúc gỗ hoàn chỉnh kiểu chữ Đinh (J) gồm 5 gian bái đường, 3 gian chuôi vồ, nay chỉ còn 3 gian bái đường, 3 gian chuôi vồ. Kết cấu vì nóc kiểu “kẻ chồng giá chiêng”. Cột cái liên kết với cột quân trong mỗi vì bằng 5 thanh kẻ lớn đặt so le nhau qua những đấu kệ gỗ. Thân đấu kệ tạo gò cách điệu hình lá guột mềm mại, chòm trên bề mặt đấu kệ 5 thanh hoành mái được nâng đỡ bởi hệ thống đầu kệ này. Phần cung chuôi vồ: thay vì cho kết cấu nóc mái kiểu cột trốn ngồi trên hoành gian như vẫn thường gặp ở nhiều kiến trúc quen thuộc là một kết cấu vì nóc mái kiểu biến thể mái nóc kiểu vỏ cua Hội An. Trong chùa hiện nay còn gìn giữ được nhiều di vật quí, đặc biệt là các di vật mang phong cách nghệ thuật thời Mạc thế kỷ 16 như tượng vua Mạc Đăng Dung, tượng Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, đôi sấu đá và các bia ký. Thông qua kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã xếp những di vật này vào một giai đoạn riêng của nền mỹ thuật Việt Nam mang ý nghĩa là những cột mốc đánh dấu một sự thay đổi to lớn trên bình diện xã hội, phản ánh tài năng sáng tạo của những người thợ thủ công, những nghệ sỹ dân gian hồi thế kỷ 16, thời kỳ vương triều Mạc còn trị vì đất nước. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chùa Trà Phương là một cơ sở tôn giáo giúp đỡ rất tích cực như đào hầm nuôi giấu cán bộ, làm thuốc chữa bệnh, hưởng ứng Tuần lễ vàng, nơi hội họp của các tổ chức yêu nước. Năm 2007, chùa Trà Phương được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia nguồn :Bưu Điện Hải Phòng Chùa Đồng Thiện Chùa Đồng Thiện ( tên chữ là Hải Ninh tự )nằm ở trung tâm xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải. Theo tục truyền và nội dung văn bia thì chùa Đông Thiện được xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ này, do Hội đồng thiện đứng chủ hưng công. Công việc thiện tâm này của Hội đồng thiện được sự hưởng ứng của đông đảo tín đồ, thiện nam, tín nữ trong nước. Hội đồng thiện tỉnh Bắc Ninh đã quyên cúng cho việc làm tình nghĩa này cả một ngôi chùa khang trang đẹp đẽ. Tên chùa Hải Ninh ra đời để ghi nhớ về sự kiện thiện tâm đó của Hội đồng thiện Hải Phòng và Hội đồng thiện Bắc Ninh. Ngay từ buổi ấy chùa cũng được gọi là chùa Đồng Thiện với ý nghĩa là ngôi chùa được dựng nên từ tấm lòng thiện tâm của con người. Kiến trúc với dáng bề thế, khang trang gồm nhiều tòa ngang dãy dọc, mặt quay hướng Đông Bắc. Chùa có hai lớp tam quan dọc theo đường “Thần đạo”, nối tam quan thứ nhất với tam quan thứ hai là một nhà thiêu hương và một hồ nước tròn, chu vi gần 400m. Kèm hai bên chùa là khu nghĩa trang rộng lớn, các mộ chí ở đây là cả một thế giới thu nhỏ của các laọi hình kiến trúc cổ kim, đông tây, muôn sắc màu, san sát bên nhau yên bình và ấm cúng. Nhà thiêu hương với kiến trúc một gian vuông vức, hai tầng tám mái chung quanh để thoáng không xây tường che, bốn bức dựng bốn cột tròn, kê trên chân tảng hình đôn đá, mái lợp ngói vẩy rồng rêu phong cổ kính, đao cong hình lá lật thâm thấp, thâm u. Thiêu hương là nơi quàn linh cữu của người xấu số, nơi
  14. các vị tăng ni chạy đàn cầu siêu thoát cho các sinh linh. Cả khối nhà là một thể thống nhất tượng trưng cho thái cực. Hai tầng tám mái là biểu tượng của lưỡng nghi ( âm và dương ). Ngôi nhà vuông tượng trưng cho tứ tượng, tám mái là biểu tượng của “bát quái”. Người xưa quan niệm rằng: thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật hữu hình. Chùa Đồng Thiện là ngôi chùa có giá trị thẩm mỹ cao, bình dị, không ồn ào, đã góp phần làm sáng tỏ thêm cái tính chất “ Nhập thế gia trụ trì Phật pháp” của đạo Phật Việt Nam đậm tính nhân văn, đầy lòng nhân ái. Chùa Dư Hàng Chùa Dư Hàng (tên chữ là Phúc Lâm tự), thuộc xã Dư Hàng Kênh (huyện An Dương), nay thuộc đại bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân. Nếu căn cứ vào bản ghi chép bia ký của chùa Dư Hàng thì chùa có nguồn gốc từ thời Tiền Lê (980 - 1009). Cuối thời vua Lê Đại Hành đã có vị sư tổ đến đây thuyết pháp, khia sáng giáo lý nhà Phật. Đến thời Trần (1225 - 1400), các vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông sáng lập ở Yên Tử Sơn, đã có mối quan hệ với bản chùa Dư Hàng. Vì vậy, từ xưa đến nay, chùa Dư Hàng vẫn truyền lệ kỷ niệm sinh nhật vị sư tổ đệ nhất "Đền ngự giác hoàng tinh tuệ thiền sư" tức vua Trần Nhân Tông vào ngày 2/11 Âm lịch. Vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm là thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái vào ngày 3/11 Âm lịch. Đến đời vua Lê Gia Tông (1672), sư cụ Nguyễn Đình Sách (tự là Chân Huyền) đã xuất tiền để tậu ruộng đất, làm chùa to rộng, có đủ gác chuông, nhà thờ tổ, nhà tăng... Từ đó trở đi, dù phải trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngôi chùa đã được các thế hệ hòa thượng, tăng ni, tín đồ phật tử sở tại chung sức, chung lòng sửa sang chùa ngày thêm khang trang, đẹp đẽ. So với nhiều ngôi chùa thờ phật ở Hải Phòng, chùa Dư Hàng có kiến trúc bề thế, khuôn viên hoàn chỉnh, gồm tòa phật điện 7 gian, gác chuông cao 3 tầng, mái đao cong vút, quả chuông đồng cỡ lớn, chữ đề: "Phúc Lâm tự chung", nghĩa là chuông chùa Phúc Lâm. Tại tòa Phật điện, hiện còn lưu giữ được nhiều pho tượng phật cổ có giá trị, tạo hình chuẩn xác như bộ Tam thế, tòa Cửu long - Thích ca sơ sinh, hộ thiện, trừ ác, bộ tượng "Thập điện minh vương"... Nội thất tòa phật điện được trang trí nhiều bức hoành phi, câu đối, cửa võng sơn son, thếp vàng rực rỡ, đường nét mềm mại, kỹ thuật tinh xảo, được thể hiện qua các mảng đề tài hoa lá, cỏ cây, muông thú, mang phong cách nghệ thuật triều Nguyễn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Gian tiền đường của tòa phật điện được trang trí
  15. bằng nhiều mảng chạm khắc nổi trên cửa võng, nhiều mảng đề tài quen thuộc: mai điểu, ngũ phúc, rồng mây... thể hiện ước muốn của muôn dân cho "mưa thuận, gió hòa, cỏ cây tươi tốt", hộp hình khắc gỗ mô tả cảnh thầy trò Đường tăng trên đường sangTay Trúc thỉnh kinh. Hiện nay, chùa Dư Hàng còn bảo lưu nhiều di vật quí giá như chuông, khánh, đỉnh đồng, đồ trang trí mỹ thuật bằng gốm sứ, đá xanh, bộ kim sách "A hàm" cổ được lưu truyền từ nhiều đời sư trụ trì. Tại khu vườn tháp tĩnh mịch, rợp mát bóng cây cổ thụ xanh tươi, ngoài nhóm mộ tháp các vị sư tổ đã viên tịch lại bản chùa còn có mộ tháp chứa xá lỵ các vị tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tháp sư cụ Chân Huyền và nhiều vị hòa thượng đã từng trụ trì tại ngôi chùa Dư Hàng. Năm 1962, tại chùa đã diễn ra một sự kiện quan trọng, gắn liền với phong trào đấu ranh yêu nước, đòi quyền dân sinh, dân chủ của tăng ni, phật tử cùng dôngddaro học sinh, thầy giáo, thợ thuyền lao động. Họ đã tập trung tại chùa Dư hàng làm lễ truy điệu nhà yeu nước Phan Chu Trinh, khi cả nước được tin cụ mất tại Sài Gòn. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Hội Tăng già cứu quốc Hải Phòng đã làm lễ ra mắt tại chùa, điểm tổ chức "Tuần lễ vàng", đồng thời các đoàn thể quần chúng cách mạng họp bàn việc đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường từ Pháp trở về Việt nam, ghé thăm đồng bào, chiến sĩ Hải Phòng. Suốt 9 năm kháng chiến, chùa Dư Hàng đã mở rộng cửa thiền nuôi giấu cán bộ, ủng hộ kháng chiến qua phong trào "áo ấm mùa Đông" cho binh sĩ, lương thực nuôi quân. Có nhiều vị tu hành ở chùa đã hăng hái tòng quân cứu nước, tiêu biểu có cố hòa thượng Đinh Quang Lạc đã được Chính phủ trao tăgn Huân chương kháng chiến hạng Ba. Chùa Dư Hàng được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1986 (Nguồn: Theo Hải Phòng)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2