Một số điều cần biết về bệnh trĩ
lượt xem 7
download
Là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Triệu chứng nào đưa bệnh nhân đến khám bệnh? Có 2 triệu chứng chính đưa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số điều cần biết về bệnh trĩ
- Một số điều cần biết về bệnh trĩ Là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Triệu chứng nào đưa bệnh nhân đến khám bệnh? Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ. - Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục. - Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn. - Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau
- xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa. Lầm lẫn bệnh trĩ với các bệnh khác? Do triệu chứng chính thường dẫn bệnh nhân đến khám là chảy máu, sa trĩ và đau là các triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nên dễ lầm lẫn nếu không đi khám. Với triệu chứng chảy máu có bệnh ung thư hậu môn trực tràng cũng cho triệu chứng giống như vậy, nếu bệnh nhân cứ cho là mình bị bệnh trĩ không đi khám đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được. Ngoài ung thư, hậu môn trực tràng có bệnh cũng cho dấu hiệu chảy máu như vậy là polype trực tràng, đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc. Búi trĩ sa ra ngoài thường lầm với sa trực tràng, hai bệnh có cách điều trị khác nhau. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ? Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh: - Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài. - Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng. - Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện. - Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh
- trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v…v… - U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ. Điều trị Người ta chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ - Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. - Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ. - Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ… - Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ … Điều trị nội khoa - Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút. - Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác
- động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch. - Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch. - Dùng thuôc AYULAX của Ấn độ: AyuLax là một lo ại thuoc được tổng hợp từ nhiều loại thảo dược có công dụng chính giúp nhuận tràng, dễ tiêu, giảm đầy hơi, giảm táo bón, tăng cường tiêu hóa , ôn định nhu đông ruôt chủ tri trĩ nôi, trĩ ngoại Thành phần bao gồm các loại dược thảo sau: - Cao Phan Tả Diệp: tác dụng tẩy rửa, nhuận tràng, chữa bệnh táo bón. - Bìm Bìm Dại: nhuận tràng, chữa táo bón, đạu bụng, đầy hơi. - Cao Chiêu Liêu: nhuận tràng, dễ tiêu, thuốc bổ, tăng lưu động dạ dày ruột. - Trachyspermum Ammi: Dễ tiêu, chống đầy hơi, kích thích tiêu hóa. - Pimpinella Anisum: tẩy rửa, kích thích, chống đầy hơi, dễ tiêu… - Gừng: Chống đầy hơi, kích thích tiêu hóa, dễ tiêu. - Tổ Kén Tròn: làm dịu chứng viêm, dễ tiêu. - Cao Cam Thảo: nhuận tràng. - Cao Me Rừng: là thuốc sổ, hạ nhiệt. - Vắp: Làm thuốc sổ, làm dịu cơn đau, giảm chướng hơi, kích thích. - Commiphora Myrrha: nhuận tràng, kích thích dạ dày ,hoạt huyêt tiêu thũng ,sát khuẩn • Mức Hoa Trắng: dễ tiêu hóa, kích thích dạ dày. - Cây Gạo: chống viêm nhiễm, làm lành vết thương. - Cây Trái Mấm: cầm máu, dễ tiêu hóa, làm mát, nhuận tràng.
- - Caesalpinia Crista: chất bổ, giảm đau, chống viêm nhiễm, cầm máu. - Commiphora Myrrha: nhuận tràng - Plantago Ovata: nhuận tràng, làm dịu cơn đau,cầm máu ,chông phù nề làm co rút búi trĩ - Shorea Robusta: dễ tiêu.Phòng ngừa hiện tượng hoat huyêt,hóa ứ trong trường hơp búi trĩ sa xuông, chảy máu, đa rát. Những nguyên nhân gây ra bệnh Trĩ Tính chất công việc liên quan mật thiết đến nguyên nhân mắc bệnh trĩ và số lượng người mắc bệnh trĩ hiện nay. Những công việc mang tính chất ngồi lâu, ít đi lại có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Để khắc phục và giảm khả năng mắc bệnh trĩ nên đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn có thêm thông tin về những lý do gây bệnh để biết cách phòng tránh. Các bác sĩ khoa trực tràng hậu môn phòng khám đa khoa Thanh Trì chỉ ra, biểu hiện của bệnh trĩ là hệ thống tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng bị phình to. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ gồm những vấn đề dưới đây: 1. Giải phẫu học: khi cơ thể người ở trạng thái đứng hoặc ngồi lâu, trực tràng hậu môn là bộ phận nằm phía dưới, chịu áp lực của phân và nội tạng, lượng máu vận chuyển trong tĩnh mạch theo hướng đi lên trên của trực tràng bị trở ngại, dễ phát sinh phình to dẫn đến trĩ. 2. Di truyền: thành tĩnh mạch mỏng yếu bẩm sinh, khả năng kháng lực kém, không chịu được áp lực của huyết quản từ đó dần dần tĩnh mạch bị phình to ra. 3. Do công việc: những người có công việc yêu cầu phải đừng nhiều, ngồi nhiều, hoặc đi lại nhiều đều ảnh hưởng đến sự vận chuyển của máu trong tĩnh mạch, làm chậm sự lưu thông máu trong vùng chậu gây ra hiện tượng sung huyết ở các cơ quan nội tạng trong ổ bụng làm cho tĩnh mạch trĩ bị căng lên quá cỡ. Bên cạnh đó, người bệnh lại ít vận động, nhu động ruột giảm, đại tiện lâu, dần dần gây ra bệnh trĩ. 4. Thói quen ăn uống không hợp lý: vùng hậu môn bị nóng, hoặc bị lạnh qua mức thì dẫn đến hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy. Uống nhiều rượu, hoặc ăn nhiều đồ ăn cay nóng
- đều kích thích không tốt lên trực tràng hậu môn, làm cho tĩnh mạch trĩ dễ bị sung huyết, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong tĩnh mạch, làm giảm khả năng chịu lực của thành tĩnh mạch. 5. Tĩnh mạch trong hậu môn chịu áp lực ngày một lớn: những bệnh sơ cứng gan, sung huyết gan, bệnh tim làm cho tĩnh mạch hậu môn bị sung huyết, áp lực gia tăng, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch trực tràng. 6. Áp lực ổ bụng tăng cao: các bệnh u trong ổ bụng, u tử cung, u nang buồng trứng, phì đại tuyến tiền liệt, mang thai, ăn quá no, đi đại tiện quá lâu, đề làm cho áp lực trong ổ bụng gia tăng, cản trở quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch. 7. Viêm nhiễm bộ phận hậu môn: nhiều trường hợp mắc bệnh trĩ do bị viêm cấp tính, mãn tính ở hậu môn, tổ chức có tính đàn hồi ở thành tĩnh mạch bị xơ hóa, suy yếu, khả năng kháng lực không tốt làm cho tĩnh mạch bị phình to, bên cạnh các nguyên nhân khác sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ Khối trĩ thực chất không phải là tổ chức bệnh lý mà là đám rối động tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khối này có thể nằm ở phía trên đường lược (bệnh trĩ nội) hoặc bắt nguồn từ khoang cạnh hậu môn dưới da (bệnh trĩ ngoại). Bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ có những bất thường ở tổ chức này: cương tụ, giãn thành búi, gây đau, chảy máu hoặc sa ra ngoài.
- Viêm đại tràng và táo bón lâu ngày là các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Ngoài ra, nguy cơ bị bệnh trĩ cũng tăng cao ở những người đứng, ngồi lâu, thường xuyên cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy đường dài, ăn nhiều chất kích thích, ít chất xơ... Điều trị bệnh trĩ: Người ta điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh. 1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ: - Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. - Điều chỉnh thói quen ăn uống: + Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. + Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. + Uống nước đầy đủ. + Ăn nhiều chất xơ. -Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ… -Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …
- 2. Điều trị nội khoa: - Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút. - Thuốc uống : bệnh nhân phải uống thuốc theo toa của bác sĩ không tự ý mua thuốc uống vì bản thân bệnh nhân không tự mình chuẩn đoán bệnh chính xác 3. Điều trị bằng thủ thuật: - Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ - Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội - Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội - Phương pháp điều trị bệnh trĩ mới nhất hiện nay : xâm lấn khoanh niêm mạc, loại bỏ từng búi trĩ bằng những phương pháp bằng máy móc HCPT, PPH, COOK, máy nội soi Hàn Quốc ... *Các phương pháp điều trị Trĩ nội: - chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt. - làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ. - thắt bằng dây thun hay cắt trĩ. -Loại bỏ các búi trĩ bên trong bằng phương pháp máy móc hiên đại không đau, vết thương nhỏ, mau hồi phục có thể về trong ngày không ảnh hưởng . - Trĩ sa nghẹt: loại bỏ trực tiếp búi trĩ bằng máy móc hiện đại kết hợp dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm theo hướng dẫn của bác sĩ và điều dưỡng cách vệ sinh vết thương khi ở nhà - Trĩ ngoại: Trĩ ngoại có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ, điều trị tắc mạch là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau khi sử dụng phương pháp xâm lấn búi trĩ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Amidan và những điều cần biết
16 p | 205 | 39
-
5 điều cần biết về sữa đối với trẻ em
5 p | 184 | 32
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 1)
6 p | 97 | 30
-
Ăn uống và trị bệnh tiểu đường: phần 1 - nguyễn văn nhương
127 p | 90 | 13
-
Tiêm ngừa Những điều cần biết
4 p | 163 | 7
-
Một số điều cần biết về siêu âm
3 p | 96 | 6
-
Những điều cần biết về bệnh gan
4 p | 65 | 6
-
tăng huyết áp - những điều cần biết: phần 1
58 p | 69 | 5
-
Một số điều cần biết về bệnh viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh
5 p | 97 | 5
-
Một số vấn đề liên quan đến việc điều trị bệnh tim mạch
7 p | 66 | 5
-
Sổ tay hướng dẫn một số điều cần biết về thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh do quỹ Bảo hiểm y tế chi trả đối với bệnh lao (Dành cho cơ sở y tế)
44 p | 13 | 5
-
Một số điều cần biết về bệnh ưa chảy máu
4 p | 73 | 4
-
Những điều cần biết về bệnh thoái hóa cột sống: Phần 1
57 p | 25 | 4
-
Những điều cần biết về bệnh thoái hóa cột sống: Phần 2
87 p | 23 | 4
-
Làm gì để ngăn chặn bệnh trĩ hiệu quả?
6 p | 83 | 3
-
Ebook Những điều cần biết về Thoái hóa cột sống: Phần 1
102 p | 27 | 3
-
Một số thuốc cần chuẩn bị cho dịp Tết
7 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn