MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
lượt xem 14
download
Đề tài nên có câu hỏi nghiên cứu, tránh tình trạng bài viết chỉ đơn thuần là mô tả và diễn dịch. Nên chọn những câu hỏi nghiên cứu phù hợp với khả năng và quy mô của bài viết. Nên đặt ra những câu hỏi nghiên cứu mang tính mới, sáng tạo hoặc đưa đến những kết quả bất ngờ. Vd: Tại sao VN gia nhập ASEAN? Tại sao chỉ đến năm 1995 VN mới gia nhập ASEAN?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG NGHIÊN CỨU KHOA H ỌC Cách viết một bài luận tốt, đề cương nghiên cứu, vấn đề trích dẫn và đạo đức trong nghiên cứu khoa học
- VẤN ĐỀ CHỌN ĐỀ TÀI TẠI SAO, TẠI SAO, VÀ TẠI SAO? • CHỈ CÓ THỂ ĐẨY XÃ HỘI TIẾN LÊN BẰNG CÂU HỎI TẠI SAO. • CHỈ CÓ THỂ GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ BẰNG CÂU HỎI TẠI SAO CÓ VẤN ĐỀ ĐÓ. • CURIOSITY IS THE MOTHER OF INVENTION.
- YET, CURIOSITY CAN KILL A CAT.
- Câu hỏi nghiên cứu - Đề tài nên có câu hỏi nghiên cứu, tránh tình trạng bài viết chỉ đơn thuần là mô tả và diễn dịch. - Nên chọn những câu hỏi nghiên cứu phù hợp với khả năng và quy mô của bài viết. - Nên đặt ra những câu hỏi nghiên cứu mang tính mới, sáng tạo hoặc đưa đến những kết quả bất ngờ. - Vd: Tại sao VN gia nhập ASEAN? Tại sao chỉ đến năm 1995 VN mới gia nhập ASEAN?
- Sự khác biệt giữa một đề cương nghiên cứu và một bài nghiên cứu • Lưu ý: Đề cương nghiên cứu không phải là bản tóm tắt một bài viết. • Đề cương nghiên cứu là nghiên cứu sơ bộ về vấn đề bạn quan tâm và muốn viết để thuyết phục Hội đồng: o Tại sao người đọc cần quan tâm đến nghiên cứu của tôi? o Thiết kế của nghiên cứu này có đáng tin cậy, có thực hiện được, và có được giải thích cẩn thận không? o Liệu tôi có đủ khả năng để thực hiện nghiên cứu này không?
- Nội dung đề cương nghiên cứu 1. Tên đề tài 2. Bản tóm tắt những nội dung chính 3. Cơ sở nền tảng hoặc giới thiệu: ví dụ những tranh luận đương thời về vấn đề bạn đang nghiên cứu 4. Tuyên bố mục tiêu nghiên cứu: câu hỏi nghiên cứu (ví dụ những vấn đề mà tôi có thể giải quyết qua nghiên cứu này là…’) 5. Điểm các tài liệu liên quan: cho thấy tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu trong bối cảnh các nghiên cứu đã có trong lĩnh vực này. 6. Phương pháp: mô tả các tính huống chọn lựa, các quá trình thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu dựa trên: (a) sự phù hợp của chúng đối với lựa chọn về lý luận và (b) chúng thoả mãn các tiêu chí về độ tin cậy và hợp lý. 7. Thời gian biểu: đưa ra quãng thời gian cho từng chặng nghiên cứu. 8. Tài liệu tham khảo: dùng hệ thống chuẩn ví dụ như hệ thống Chicago, tiêu chuẩn Việt Nam...
- Thế nào là một bài luận tốt? • Nguyên tắc chung: Bạn nên tuân thủ các bước chính sau: - Giới thiệu về những gì bạn chuẩn bị nói với độc giả (phần mở đầu) - Trình bày với độc giả những điều đó (phần thân bài) - Giới thiệu những gì bạn đã nói với độc giả (kết luận) - Chú ý đến văn phong, mẫu trình bày và lỗi chính tả.
- Phần mở đầu Trong lời giới thiệu, bạn phải trả lời 5 câu hỏi sau, trong đó 3 câu hỏi đầu là quan trọng nhất: - Bạn nêu và trả lời câu hỏi gì? - Tại sao những câu hỏi ấy nổi lên? Từ tranh luận học thuật hay từ thực tiễn cuộc sống? Bạn phải giới thiệu bối cảnh để đặt các câu hỏi đó vào hoàn cảnh của chúng. - Bạn đưa ra câu trả lời nào? Bạn phải tóm tắt những ý chính trong lập luận của mình. - Bạn sẽ làm những bước nào để đi tới câu trả lời? Bạn phải giới thiệu về nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. - Sau đây là gì? Bạn phải giới thiệu lộ trình cho bài viết của mình bằng cách giới thiệu các phần của bài viết để bạn biết hướng đi và người đọc tiện theo dõi.
- Phần thân bài Kết cấu theo chương, mục. Đối với tiểu luận có thể không theo chương mục nhưng nên có các đề mục in đậm cho người đọc tiện theo dõi. Phương pháp tiếp cận: hệ thống, áp dụng lý thuyết hay theo lịch sử vấn đề? Phương pháp nghiên cứu cụ thể: định tính (duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, so sánh, phê phán - critical, lật ngược vấn đề – counterfactual, trường hợp điển hình – case studies...), định lượng (sử dụng và phân tích số liệu, thống kê, khảo sát thực tế, trưng cầu ý kiến, phỏng vấn...) Trình bày logic, cấu trúc đơn giản, dễ hiểu. Vd: Lập luận của bạn; bằng chứng hỗ trợ lập luận; phản luận, giới hạn lập luận, nêu phạm vi của lập luận. Nên có phần tiểu kết để tóm lại ý chính trong mỗi phần.
- HAI PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHÍNH - SỬ HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC SỬ HỌC XÃ HỘI HỌC - Sự kiện nào đã xảy ra, khi nào, - Tại sao lại có một hiện tượng và như thế nào. (Tấm & Cám) nào đó (mẹ ghẻ hành hạ con - Phân tích và phê phán các chồng) versions trước đó dựa trên việc - Phân tích các hypotheses dựa tìm ra những điểm bất hợp lý trên các lý thuyết sẵn có trong cách diễn giải cũ và đưa - Đề ra các hypotheses mới và ra cách lý giải mới dựa trên tài tìm kiếm các theory mới liệu mới - Khái quát sự vật bằng những - Khái quát lên xu hướng từ mô hình trừu tượng. một/nhiều câu chuyện cụ thể. “Khi và chỉ khi xuất hiện các “Mấy đời bánh đúc có xương điều kiện sau thì mẹ ghẻ sẽ Mấy đời mẹ ghẻ lại thương con ghét con chồng.” chồng.”
- Phần kết luận • Người viết thường tóm tắt lại luận điểm của mình trong phần kết luận. Tuy nhiên lời giới thiệu tốt có thể làm cho phần kết luận không cần thiết. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần nhắc qua luận điểm của bạn và tập trung vào hệ luỵ rút ra từ kết luận đó: gợi ý chính sách nào có thể được đưa ra, cuộc tranh luận có thể tiến đến đâu với kết luận mà bạn đưa ra, hướng nghiên cứu tiếp theo là gì? • Nên đọc kỹ bài viết của mình trước khi nộp/trình bày và suy nghĩ những vấn đề gây tranh cãi mà người đọc có thể đặt ra.
- Bài tập • Chọn một ý tưởng nghiên cứu • Xác định tên đề tài và câu hỏi nghiên cứu • Vạch ra hướng đi cơ bản để trả lời câu hỏi nghiên cứu đó (outline)
- BÀI TẬP • Chia nhóm, mỗi nhóm 5-6 bạn • Hình thành một ý tưởng nghiên cứu • Giải thích lý do chọn đề tài đó • Xác định câu hỏi nghiên cứu • Tìm tài liệu tham khảo, sắp xếp theo đúng quy định • Viết một đề cương nghiên cứu • Thảo luận
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương VI: LỄ TÂN VÀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
13 p | 694 | 180
-
Bài giảng Pháp luật về hợp đồng thương mại, kỹ năng soạn thảo hợp đồng - Vũ Tuấn Anh
12 p | 265 | 57
-
HỢP ĐỒNG KINH TẾ THEO CÁC ĐIỆU KIỆN CHUNG CỦA THẾ GIỚI – MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CẦN LƯU Ý TRONG HỢP ĐỒNG
10 p | 83 | 12
-
Cầm giữ tài sản - biện pháp mới nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo Luật Dân sự 2015
12 p | 115 | 11
-
Một số lưu ý khi soạn thảo và đàm phán các điều khoản chính trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
11 p | 127 | 9
-
Một số vấn đề Kiểm sát viên cần lưu ý khi thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án ma túy
7 p | 24 | 7
-
Điều hành chính sách tiền tệ hướng đến lạm phát mục tiêu
4 p | 59 | 6
-
Một số vấn đề luật sư cần lưu ý khi tư vấn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
4 p | 75 | 6
-
Khơi dậy tiềm năng từ đất đai để doanh nghiệp kinh doanh phát triển – Góp ý kiến nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và dự án sửa đổi Luật đất đai năm 2013
10 p | 36 | 5
-
Thực hiện giai đoạn 2 Tổng điều tra kinh tế năm 2017 tại TP Hà Nội: Một số vấn đề cần lưu ý
3 p | 29 | 3
-
Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới
11 p | 39 | 3
-
Phân tích các điều kiện phát triển Cao Bằng thành trung tâm logistics
11 p | 29 | 3
-
Phạm vi điều chỉnh giữa điều XVI -tiếp cận thị trường với điều XVII - đối xử quốc gia trong GATS và lưu ý về thiết kế của biểu cam kết cụ thể
6 p | 53 | 2
-
Chính sách điều chỉnh tái cơ cấu nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế
13 p | 36 | 2
-
Đặc điểm chung của các nước đã bị đô la hóa – một số lưu ý đối với Việt Nam
6 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn