Một số định hướng chuyển đổi số tại Trường Đại học Thủ Dầu Một và cách tiếp cận của giảng viên ngành kỹ thuật
lượt xem 1
download
Bài viết này xuất phát từ sự cần thiết phải tăng cường giáo dục năng lực và trình độ, giúp giải quyết những thách thức của công nghiệp 4.0 [1]. Đồng thời bài viết cũng đi sâu vào việc chuyển đổi số tại trường đại học Thủ Dầu Một cũng như việc tiếp cận của giảng viên ngành kỹ thuật trong việc giáo dục theo xu thế mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số định hướng chuyển đổi số tại Trường Đại học Thủ Dầu Một và cách tiếp cận của giảng viên ngành kỹ thuật
- MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA GIẢNG VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT Hồ Duy Khánh 1 1. Viện Kỹ thuật Công nghệ, Trường Đại học Thủ Dầu Một, email: khanhhd@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các kỹ sư tương lai phải xử lý dữ liệu lớn và phức tạp hơn. Và một số trường hợp kỹ sư phải làm việc trong môi trường ảo hoặc điều khiển từ xa , điều này yêu cầu kỹ sư phải có kiến thức về thế giới ảo. Hơn nữa làm việc trong môi trường công nghiệp đòi hỏi người kỹ sư không những chỉ có kiến thức về kỹ thuật mà còn cần cả kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Để đáp ứng những thách thức như vậy yêu cầu những kỹ sư tương lai cần có được những kiến thức mới về kỹ năng và trình độ. Nhiệm vụ này không chỉ ở sinh viên mà còn cả giảng viên giảng dạy kỹ thuật. Các câu hỏi đặt ra là cách tiếp cận, giảng dạy của giảng viên chuyên ngành kỹ thuật như thế nào để đáp ứng được năng lực kỹ thuật cho thời đại Công nghệ 4.0. Trong bài viết này trình bày về mặt lý luận và kết quả thực nghiệm của giảng viên Viện Kỹ thuật công nghệ trong việc tiếp cận chuyển đổi số tại trường Đại học Thủ Dầu Một Từ khóa: Chuyển đổi số, công nghệ 4.0, kỹ thuật, thực tế ảo, giáo dục. 1. GIỚI THIỆU Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặc trưng bởi các dạng trí tuệ nhân tạo và sản xuất thông minh nhờ đột phá của công nghệ số. Như vậy việc đào tạo để giải quyết nhu cầu thích ứng với công nghiệp 4.0 là công việc rất lớn trong lĩnh vực nghiên cứu và cần phải có bằng chứng thực nghiệm rõ ràng. Trong dây truyền sản xuất cổ điển, con người và máy móc làm việc song song với nhau trong hầu hết thời gian. Cho đến nay Robot chủ yếu được sử dụng trong những khu vực nguy hiểm hoặc trong dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động [5]. Công nghệ 4.0 có khả năng thay đổi dây chuyền sản xuất cổ điển sang sản xuất tự động hóa vá trí tuệ nhân tạo AI. Con người và máy móc sẽ làm việc nhóm gần nhau hơn. Công nghiệp 4.0 sử dụng các công nghệ tiên tiến như IOT, trí tuệ nhân tạo, máy móc, tự động hóa, điều khiển từ xa và môi trường làm việc trong không gian ảo. Như vậy nếu các kỹ sư vẫn suy nghĩ và làm việc với lối mòn như cổ điển thì sẽ không đủ sức cạnh tranh và khó hội nhập với quốc tế. Đào tạo chuyên ngành kỹ thuật phải đối mặt với thách thức này trong việc cung cấp môi trường giáo dục đáp ứng được với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy bài viết này xuất phát từ sự cần thiết phải tăng cường giáo dục năng lực và trình độ, giúp giải quyết những thách thức của công nghiệp 4.0 [1]. Đồng thời bài viết cũng đi sâu vào việc chuyển đổi số tại trường đại học Thủ Dầu Một (TDMU) cũng như việc tiếp cận của giảng viên ngành kỹ thuật trong việc giáo dục theo xu thế mới. 2. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC KỸ THUẬT- TỪ CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN GIÁO DỤC 4.0 Để đào tạo được một kỹ sư tương lai có đầy đủ năng lực và trình độ để trở thành một người thành công trong trong công nghiệp 4.0 thì nội dung giáo dục phải cần sửa đổi. Giáo dục 670
- cần phải tăng cường phát triển kỹ năng cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu tạo ra một thế hệ kỹ sư nắm bắt tốt được môi trường công nghiệp 4.0 và phát triển với phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Sự phát triển của AI và không gian mạng yêu cầu các kỹ sư phải làm việc trong những lĩnh vực khác nhau như trong bối cảnh toàn cầu hóa, điều này sẽ là một cuộc cách mạng hóa đối với các trường đại học đào tạo kỹ thuật. Việc sử dụng một cách sáng tạo dữ liệu thông tin sẵn có và biến kiến thức phân tích thành lợi thế cạnh tranh là một trong những năng lực chính cần thiết để điều phối thành công trong công nghiệp 4.0. Phát triển toàn diện kỹ năng CNTT cho thế hệ kỹ sư tương lai là điều cần thiết. Cài đặt liên lạc và cộng tác mới xuất hiện lên vì một số không gian làm việc sẽ được ảo hóa hoàn toàn hoặc có thể điều khiển từ xa. Sự tương tác với những cỗ máy thông minh gây ra những thay đổi nghiêm trọng trong hồ sơ năng lực cho lực lượng lao động 4.0 và đặc biệt là các nhân viên kỹ thuật [6]. Sự kết nối giữa trường học và doanh nghiệp yêu cầu phải tạo ra những kỹ năng về mặt xã hội và nhận thức cho sinh viên. Bên cạnh phải tạo ra những kỹ sư có kiến thức và năng lực về chuyên môn, cũng cần phải đào tạo cho sinh viên có khả năng hội nhập quốc tế và hiểu biết toàn diện về các tổ chức. Vì vậy việc chuyển giao thay đổi trong đào tạo nghề, giáo dục đại học và đào tạo nâng cao hiện nay đang được thực hiện ồ ạt. Sự hợp tác giữa trường học và công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc học tập suốt đời và công nhận trình độ chuyên môn, năng lực trong thế giới ảo trở nên vô cùng quan trọng. Thế giới ảo trong môi trường đào tạo không chính quy thường xuất hiện trong phân khúc giải trí . Từ một vài năm trở lại đây việc sử dụng các công nghệ thực tế ảo như Minecraft hay Secon Life đã trở thành một hoạt động giải trí nổi tiếng chủ yếu dành cho thế hệ gen Y và Z [1]. Các thách thức trong việc tận dụng niềm yêu thích và trãi nghiệm thực tế ảo của họ trên mạng vào việc học tập cho mục đích giáo dục cũng đang được phát triển ở một số trường học và trường đại học. Một trong những phần mềm điển hình là Electude dùng để mô phỏng các thiết bị và các mô hình trong kỹ thuật (Hình 1). Các phần mềm thực tế ảo chứa rất nhiều thông tin cũng như nhiều bài mô phỏng, ở đây sinh viên có thể học tập trong môi trường thực tế ảo như đang học tập ở các mô hình thực tế, sinh viên cũng có thể sử dụng công nghệ 3D để tạo cảm giác như đang được cầm nắm các thiết bị hoặc có thể mô phỏng các garage xe và tạo cảm giác như sinh viên đang đứng trước một garage thực sự [2]. Các khảo sát cho thấy việc sử dụng công nghệ thực tế ảo trong học tập đã làm thay đổi nhận thức của cả giảng viên và sinh viên trong sự chuyển đổi công nghệ kỹ thuật số. Đó là các giảng viên, sinh viên có nhận thức xã hội tốt hơn, nhận thức về công nghệ cao hơn và tương tác giữa sinh viên và giảng viên gần gũi hơn. Ở môi trường này sinh viên sẽ là trung tâm, còn giảng viên chỉ là người bao quát và hướng dẫn, định hướng cho sinh viên. Đồng thời công nghệ thực tế ảo này cũng giúp những sinh viên lười học, mất tập trung yêu thích học tập hơn và hăng say trong việc làm các thí nghiệm trong môi trường ảo. Kết quả cho thấy môi trường ảo này có khả năng thay đổi động lực xã hội của môi trường giáo dục bằng việc thông qua những tương tác trong công nghệ chuyển đổi số [4]. 3. CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA GIẢNG VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, yêu cầu các tổ chức phải đổi mới nhằm theo kịp thế giới siêu kết nối, tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức vận hành hoạt động trong đó giáo dục đào tạo cũng không ngoại lệ. TDMU nằm trong vùng trọng điểm của các khu công nghệp phát triển có các doanh nghiệp FDI nên từ năm 2017, Ban Lãnh đạo Nhà trường đã quyết định TDMU phải chuyển đổi TDMU thành trường đại học số bằng việc đi học hỏi kinh nghiệm, tham dự những buổi hội thảo, tham quan, 671
- tham khảo thông tin chuyển đổi số từ các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc…Nhà Trường đã công bố Đề án đào tạo chuyển đổi số từ tháng 4 năm 2022 vầ đã đào tạo hơn 60 cán bộ giảng viên về chương trình chuyển đổi số Nhà trường đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho lộ trình phát triển từng năm: Phủ sóng wifi toàn bộ khuôn viên Nhà trường đảm bảo tốc độ cao và tính liên kết để giảng viên, sinh viên có thể ở bất kỳ đâu trong khuôn viên Trường đều có thể truy cập sử dụng. Trường cân nhắc đầu tư Hệ thống hạ tầng mạng và hệ thống dạy học theo chuẩn Cisco cho sinh viên chuyên ngành. Thư viện số và khu hành chính số tích hợp môi trường làm việc hiện đại, kích thích tư duy sáng tạo của người học, giảng viên và nhân viên. Các phòng LAB, khu thực hành Công nghệ đổi mới tạo động lực học tập, khơi nguồn sáng tạo hiệu quả cho sinh viên. Cổng quản lý xe vào/ra thông minh; Ban lãnh đạo Trường cũng đang tìm hiểu hệ thống Camera AI với tính năng dữ liệu hình ảnh được xử lý AI real-time (thời gian thực) ngay tại camera, không cần truyền về server, giảm độ trễ trong xử lý thông tin và đảm bảo tính riêng tư cho khách hàng, hệ thống được đầu tư nhằm mục đích nhận diện toàn bộ tất cả những ai bước vào TDMU hướng đến việc không còn chấm công vân tay, điểm danh người học. Nghiên cứu, lựa chọn các hệ thống phần mềm ứng dụng mà các trường đại học lớn tại các quốc gia phát triển đang sử dụng tương thích với việc vận hành, quản lý mọi hoạt động của hệ thống Nhà trường: TDMU cũng đang tìm hiểu để có thể áp dụng hệ thống quản lý học vụ, phần mềm dạy và học Canvas, hệ thống thi trực tuyến, phần mềm dạy học mô phỏng thực hành ngành ô tô Electude, chữ ký điện tử và hệ thống mềm quản trị điều hành Misa – Amis… Hình 1: Amis công việc và quản trị điều hành Misa – Amis hỗ trợ các công tác qủan lý và quản trị đại học số. Hệ thống chạy trên Cloud Server với các chức năng chính yếu: Tức thời nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp trên hệ thống để đưa ra các quyết định kịp thời; Tự động hóa giúp giảm chi phí vận hành, nâng cao năng suất, gia tăng hiệu suất công việc; Tự động hóa hoàn toàn các nghiệp vụ, giảm bớt thời gian làm việc thủ công, không còn phải nhập liệu; Quy định được xây dựng rõ ràng, liên kết với các phòng ban khác chặt chẽ, xin phê duyệt nhanh chóng; Công khai minh bạch các hoạt động cùa Nhà trường. Áp dụng chữ ký điện tử vào hệ thống nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí in ấn, giấy tờ để bảo vệ môi trường thuận lợi cho việc ký và trình ký lãnh đạo. Hệ thống dạy và học trực tuyến Canvas với nền tảng học trực tuyến lớn và tích hợp, có giao diện người dùng hiện đại và rất nhiều tính năng hữu ích cho quản lý học tập trực tuyến, Canvas đơn giản hóa việc giảng dạy, nâng cao hiệu quả việc học tập và loại bỏ những vấn đề 672
- khó khăn trong việc hỗ trợ và phát triển các công nghệ học tập truyền thống. Canvas được nhiều trường Đại học danh tiếng của Mỹ, Úc và Canada sử dụng, Canvas giúp hoạt động đào tạo theo hướng trường đại học số “thầy không biên giới – trò không biên giới, học mọi lúc mọi nơi”. Như vậy việc thực hiện chuyển đổi số mang lại rất nhiều thuận lợi trong công tác hành chính và giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật để phù hợp với sự phát triển của công nghệ 4.0. Tuy nhiên điều này cũng mang lại nhiều thách thức và khó khăn cho giảng viên, đặc biệt là giảng viên chuyên ngành kỹ thuật. Bởi giảng viên chuyên ngành kỹ thuật phải là người đi đầu trong việc bắt kịp xu thế công nghệ và phải có bước đột phá mới trong nghiên cứu phương pháp giảng dạy mới nhằm tạo ra một lứa kỹ sư có năng lực, kỹ năng đáp được nhu cầu phát triển của xã hội. Nhưng thực trạng một bộ phận giảng viên có suy nghĩ không muốn thay đổi, hoặc do công nghệ thông tin còn hạn chế nên việc chuyển đổi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các giảng viên đã lớn tuổi. Để có thể thực hiện được việc chuyển đổi số cũng như thay đổi tư duy và cách dạy thì nhà trường đã tổ chức rất nhiều buổi tập huấn cho giảng viên, đồng thời đưa giảng viên đi thực tế doanh nghiệp để trải nghiệm và học tập. Bên cạnh đó giảng viên cũng sẽ tham gia các buổi hội thảo, tập huấn tại công ty. Chính vì những áp lực phải hội nhập, phải phát triển theo xu thế, đặc biệt là phải thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên ngành kỹ thuật để có thể đào tạo ra những kỹ sư có trình độ, năng lực đáp ứng với nhu cầu xã hội. Đến nay giảng viên của trường TDMU đã từng bước thành thạo trong việc sử dụng các phần mềm, đã quen với công nghệ chuyển đổi số tại trường. Đặc biệt giảng viên ngành kỹ thuật đã có một bước thay đổi, chuyển mình để hội nhập với thế giới và phù hợp với phương pháp giảng dạy mới. 4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC KỸ THUẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO TẠI TRƯỜNG TDMU Trong những năm gần đây việc sử dụng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục kỹ thật tăng lên đáng kể. Trường đại học Thủ Dầu Một là một trong những trường đang nghiên cứu đưa công nghệ thực tế ảo vào giảng dạy . Dự kiến trong những năm tới trường sẽ cải tạo, nâng cấp các phòng hoạt động nghiên cứu khoa học và các phòng thực hành cho sinh viên như phòng thực tế ảo, phòng Lab quang học điện tử, phòng gia công cơ khí, khu công nghệ in 3D. Trong khu thực hành này sinh viên có thể làm việc nhóm và đưa ra các ý tưởng của mình trong phòng ý tường, sáng tạo, hoặc sinh viên có thể làm các bài thí nghiệm trong phòng thực tế ảo. Ngoài ra sinh viên cũng được tham gia các dự án trong các phòng quang học điện tử hoặc phòng thí nghiệm thực nghiệm. Hình 2: Khu công nghệ của Viện Kỹ thuật công nghệ trong tương lai 673
- Như vậy việc giáo dục cho sinh viên trong môi trường thế giới ảo và định hướng cho sinh viên theo công nghệ 4.0 để có thể đáp ứng với nhu cầu xã hội thì cũng đòi hỏi giảng viên phải tiếp cận được những công nghệ mới. Điều đó đòi hỏi giảng viên cần phải được đào tạo một cách bài bản để có thể trở thành một người huấn luyện viên.Tuy nhiên việc đào tạo và tiếp cận công nghệ mới cũng gặp trở ngại ở các độ tuổi của giảng viên. Đối với những giảng viên lớn tuổi sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới. Viện kỹ thuật công nghệ của Trường cũng đang nghiên cứu đề xuất xây dựng khu thực hành kỹ thuật của trường TDMU trang bị phòng thực tế ảo sử dụng phần mềm Electude, tại đây sinh viên có thể mô phỏng các bài thí nghiệm về các chuyên ngành như Điện- Điện tử, cơ khí, ô tô. Với công nghệ thực tế ảo này, sinh viên cho biết họ rất yêu thích và đắm chìm trong thế giới ảo. Trước đây, nếu sử dụng phương pháp dạy truyền thống, sinh viên phải mất 5 tiết học để có thể hiểu hết vấn đề của một bài học thì giờ đây với công nghệ này sinh viên chỉ cần 1 tiết để nắm được các vấn đề của bài học. Tuy nhiên khi sử dụng công nghệ thực tế ảo thì điều khó khăn đối với sinh viên trong giai đoạn đầu tiên đó là khó điều khiển con chuột một cách trơn chu và nếu sinh viên sử dụng hình ảnh 3D trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến việc hoa mắt và về lâu dài thì sẽ tác động tiêu cực đến mắt. Sinh viên khi sử dụng công nghệ thực tế ảo này họ cho biết có thể đắm chìm trong bài học, bởi nó mang lại cảm giác thực ảo và kỳ diệu. Bên cạnh đó sử dụng công nghệ thực tế ảo cũng an toàn hơn cho các chuyên ngành như Điện-Điện tử, cơ khí và ô tô bởi nếu sử dụng mô hình thực tế thì việc tai nạn trong học tập có thể xảy ra. Nhưng sử dụng công nghệ thực tế ảo thì việc an toàn gần như tuyệt đối. Tuy vậy những lợi ích mà công nghệ thực tế ảo mang lại nó vượt xa những tác dụng phụ có thể xảy ra vì vậy việc tiếp cận phương pháp mới này được cả giảng viên và sinh viên yêu thích. Một nghiên cứu của tác giả trong việc thực nghiệm giữa 2 phương pháp giảng dạy: Phương pháp thứ nhất: giảng viên cho một nhóm sinh viên sử dụng công nghệ thực tế ảo để phân tích , tìm hiểu về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các hệ thống trên ô tô. Bảng 1. Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng công nghệ thực tế ảo Tổng số sinh Rất hứng thú Khá hứng thú với Khá hứng thú với Khá hứng thú với viên sử dụng với môn học môn học môn học môn học công nghệ thực SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ tế ảo 14 28% 30 60% 4 8% 2 4% 50 Rất hiểu bài Không hiểu bài Ít hiểu bài Không hiểu bài 10 20% 35 70% 3 6% 2 4% Phương pháp thứ 2: Giảng viên cho một nhóm sinh viên khác cũng với yêu cầu như trên nhưng làm việc với những thiết bị thực tế. Bảng 2. Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng thiết bị thực tế Tổng số sinh Rất hứng thú Khá hứng thú với Khá hứng thú với Khá hứng thú với viên sử dụng với môn học môn học môn học môn học thiết bị thực tế SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 5 10% 23 46% 16 32% 6 12% 50 Rất hiểu bài Không hiểu bài Ít hiểu bài Không hiểu bài 8 16% 33 66% 7 14% 2 4% 674
- Hình 3: Minh họa phòng thực tế ảo Kết quả cho thấy rằng nhóm sinh viên làm việc với công nghệ thực tế ảo tìm hiểu nguyên lý và phân tích cấu tạo nhanh hơn, chính xác hơn so với nhóm sinh viên làm việc với những thiết bị thực tế. Bởi trong công nghệ thực tế ảo sinh viên có thể tách rời từng chi tiết nhỏ của thiết bị để quan sát và nghiên cứu, đồng thời sinh viên cũng có thể chạy mô phỏng nguyên lý hoạt động của thiết bị. Từ đó sinh viên có thể đưa ra kết luận một cách chính xác và nhanh chóng. 5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Các nghiên cứu cho thấy không những chỉ công nghiệp mà cả giáo dục cũng đang trên đà phát triển 4.0 . Thách thức đặt ra là làm sao chuẩn bị cho sinh viên và cả lực lượng lao động để phát triển kịp với những đột phá rất nhanh của công nghệ , mô hình kiểm soát phi tập trung mới, nâng cao vai trò của trí tuệ nhân tạo. Đa phần hiện tại giảng viên và sinh viên đang không bắt nhịp với những thay đổi đang diễn ra. Năng lực kỹ năng mềm sẽ ngày càng quan trọng trong việc tạo nên khả năng giải quyết vấn đề bằng cách làm việc nhóm ảo hoặc có thể làm việc trong nhóm kết hợp giữa con người và robot. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng công nghệ có tiềm năng đầy hứa hẹn để triển khai thành công thế giới ảo trong giáo dục. Việc giảng dạy và đào tạo trình độ trong môi trường ảo sẽ là một phần trong công việc của giảng viên. Giảng viên phải có khả năng chuẩn bị bài giảng trong môi trường ảo trong bài Power point. Hơn nữa giảng viên cũng cần có năng lực công nghệ để tương tác với sinh viên trong môi trường ảo. Kiến thức “kỹ thuật số” này nó bao gồm cả việc thiết kế bài giảng trong môi trường ảo, kinh nghiệm giảng dạy “kỹ thuật số” và giải quyết vấn đề chung trong thế giới ảo . Nó sẽ là phương pháp giảng dạy kiểu kèm cặp và điều tiết các nhóm sinh viên trong thế giới ảo. Với việc trợ giúp của phân tích học tập, dữ liệu được thu thập trong thế giới ảo có thể được sử dụng để đánh giá , phân tích vá tối ưu hóa quá trình học tập [6] Việc tiếp cận và thực nghiệm trong quá trình dạy và học là bước đầu tiên trong quá trình con đường giáo dục 4.0 . Mô hình thiết kế cơ bản cho đánh giá trực tuyến như nhu cầu cho giai đoạn “khởi động” và làm quen với thế giới ảo cần được phát triển. Bên cạnh đó việc đánh giá 675
- công bẳng kết quả học tập của sinh viên trong thế giới ảo phải rõ ràng, minh bạch. Giải quyết được những vấn đề nêu trên, giáo dục 4.0 đưa ra những quan điểm mới và đầy hứa hẹn trong việc giáo dục và đào tạo theo kịp xã hội hóa. Việc thực hiện kinh nghiệm thực tế , việc triển khai và tích hợp năng lực và thực nghiệm của công nghệ số sẽ dẫn đến môi trường giáo dục thành công mới, kể cả những người không quen với việc học tập và khó tiếp cận do độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn [7]. Trong công nghiệp 4.0 và giáo dục 4.0 không chỉ đe dọa việc làm hiện tại mà còn mang lại cơ hội lớn để kiếm lợi nhuận từ cuộc cách mạng kỹ thuật số này TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Delipiter Lase, "Education and Industrial Revolution 4.0", STT Banua Niha Keriso Protestan Sundermann Nias, Prentice Hall. 2. Anealka Aziz Hussin, " Education 4.0 Made Simple: Ideas For Teaching", International Journal of Education & Literacy Studies, volume 6, issue 3, 2020. 3. Dorleta Ibarra, Jaione Ganzarain, Juan Ignacio Igartua,"Business model innovation through Industry 4.0: A review", 11th , International Conference Interdisciplinarity in Engineering, INTER- ENG 2017, 5-6 October, 2017. 4. Joseph J. Ferrari, Helena L. Swanson, Devki Pate.(2021) “The Impact of Office Clutter on Remote Working: "I Can't Work with All This Stuff!". North American Journal of Psychology 23 (1):155- 156 5. Richert et al., “Learning 4.0. Virtual immersive engineering education”, in Digital Universities: International Best Practices and Applications, 2/2015. 6. Cambridge Dictionary. Available online: https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/remote-working (accessed on 25 Jan 2021). 7. Fanny Lederlin. (2020) “Remote working: A safe distance?” Études Telecommuting: Working remotely from the world 11: 35-37 8. Philip Hunter. (2019) “Remote working in research. An increasing usage of flexible work arrangements can improve productivity and creativity” EMBO reports. Science & Society 20 :1-2 Strefa Biznesu. Zbigniew Biskupski. (2020) „Nowe prawo pracy: Praca zdalna zamiast telepracy w kodeksie. Na czym polega różnica i kto skorzysta” Available online: https://strefabiznesu.pl/nowe- prawo-pracy-27092020-praca-zdalna-zamiast-telepracy-w- kodeksie-na-czympolega-roznica-i- kto-skorzysta/ar/c3-15193842 (accessed 27 Sep 2020 9. Trường đại học Công nghệ Đồng Nai thực hiện chuyển đổi số 10. Schuster, K. Groß, R. Vossen, A. Richert, S. Jeschke, ”Preparing for Industry 4.0 - Collaborative Virtual Learning Environments in Engineering Education”, in Proceedings of the International Conference on E-Learning in the Workplace (ICELW 2015), New York, USA, 10-12 June 2015, 2015. 11. H. Kagermann, “Recommendations for implementing the strategic initiative INDUSTRIE 4.0“, in Acatech - National Academy of Science and Engineering, Frankfurt/Main, 2013. 676
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam
9 p | 58 | 9
-
Một số khuyến nghị về định hướng chiến lược chuyển đổi số báo chí quốc gia
9 p | 25 | 6
-
Giải pháp nâng cao năng lực hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo theo định hướng chuyển đổi số và phát triển trường đại học ứng dụng thông minh
7 p | 11 | 6
-
Mô hình đại học ứng dụng thông minh - định hướng mới khi chuyển đổi từ trường cao đẳng nghề chất lượng cao thành trường đại học, những thuận lợi và khó khăn
7 p | 9 | 6
-
Vai trò công nghệ thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục tại Việt Nam
7 p | 13 | 5
-
Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đại học, cao đẳng: Kinh nghiệm tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị
10 p | 32 | 5
-
Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay
8 p | 54 | 5
-
Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý đào tạo đại học chính quy tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
8 p | 10 | 5
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi nghề và tìm việc làm thêm của người lao động nông thôn ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang
13 p | 17 | 4
-
Định hướng chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo ở các trường đại học quân đội hiện nay
4 p | 5 | 3
-
Về sự chuyển đổi thức bậc ưu tiên của định hướng giá trị kinh tế ở một số xã vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay - Nguyễn Phan Lâm
6 p | 82 | 3
-
Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo: Kinh nghiệm tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị
11 p | 34 | 3
-
Những khó khăn của sinh viên ở một số trường cao đẳng, đại học địa phương thuộc khu vực bán đảo Cà Mau trong việc tiếp cận hình thức học tập theo hướng chuyển đổi số
9 p | 34 | 2
-
Thư viện ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng tới chuyển đổi số
10 p | 23 | 2
-
Tin đồn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn
9 p | 40 | 2
-
Xu hướng truy cập mở trong hoạt động khoa học và công nghệ và một số đề xuất cho Việt Nam
14 p | 8 | 2
-
Xu hướng, thách thức mới và định hướng phát triển thư viện thông minh ở Việt Nam
14 p | 13 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn