Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay
lượt xem 5
download
Bài viết "Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay" làm rõ vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đại. Từ đó, đưa ra một vài định hướng giúp chuyển đổi số trở thành công cụ hữu hiệu trong giảng dạy. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay
- Nguyễn Thị Thanh Hà Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng Phạm Thị Tuyết Giang Trường Đại học Đồng Tháp Tóm tắt: Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã mở ra xu thế phát triển mới mạnh mẽ trong các lĩnh vực. Đặc biệt, AI đã ứng dựng mọi lĩnh vực và chuyển đổi số cũng là một trong những công cụ đó. Hiện nay, Chính phủ cũng đã ưu tiên cho Giáo dục là một trong những ngành chuyển đổi số. Khi xu hướng toàn cầu hoá đã trở nên phổ biến. Chuyển đổi số sẽ là cầu nối cho sinh viên tiếp cận và có kỹ năng bắt kịp những kiến thức toàn cầu. Để có thể thực hiện được điều này không chỉ một chiều người dạy mà còn cả tư duy của người học. Trong bài viết này, tác giả sẽ làm rõ vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đại. Từ đó, đưa ra một vài định hướng giúp chuyển đổi số trở thành công cụ hữu hiệu trong giảng dạy. Từ khóa: chuyển đổi số, giáo dục đại học 1. Đặt vấn đề Khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến toàn cầu, Chính phủ xác định nguồn lực số trong giai đoạn này và tương lai vô cùng quan trọng. Muốn có nguồn nhân lực số thì ngành giáo dục cũng cần thay đổi toàn diện. Đặc biệt, chuyển đổi số trở thành cầu nối giữa người dạy và người học. Cung cấp những kiến thức và kỹ năng để người học có thể thích ứng với môi trường mới. Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng thay đổi trong tư duy giáo dục. Bởi vì nó là sự thay đổi cả hệ thống kiến thức trên các nền tảng khoa học công nghệ hiện đại. Với cách tiếp cận và khả năng hiểu biết của mình. Tác giả sẽ làm rõ vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay. Từ đó, đưa ra vài định hướng để chuyển đổi số trở thành công cụ hữu hiệu, phát huy được thế mạnh của mình trong việc giảng dạy. 2. Vai trò của chuyển đổi số đối với giáo dục hiện nay 2.1. Khái niệm chuyển đổi số, chuyển đổi số trong giáo dục 137
- 1 Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trên toàn cầu. Nó bùng nổ ở nhiều góc độ và lần lượt có nhiều thuật ngữ, khái niệm liên quan đến. Khái niệm chuyển đổi số là một trong những khái niệm được nhắc đến rất nhiều. Theo nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau chúng ta có những khái niệm sau - “Theo Gartner: chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. - Microsoft cho rằng: chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.” 2 - “Ở Việt Nam: “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp mà chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội như chính phủ, truyền thông đại chúng, y học, khoa học...” 3 1 Nguồn Internet 2 VnExpress, “Chuyển đổi số là gì?”, đăng ngày 13 tháng 05 năm 2019, truy cập trang web https://vnexpress.net/chuyen-doi-so-la-gi-3921707.html (Truy cập ngày 16 tháng 04 năm 2021) 3 T.Thuỷ, “Chuyển đổi số là gì và quan trọng như thế nào trong thời đại ngày nay”, đăng ngày 14 tháng 08 năm 2019, truy cập trang web https://dantri.com.vn/suc-manh-so/chuyen-doi-so-la-gi-va-quan-trong- nhu-the-nao-trong-thoi-dai-ngay-nay-20190814121247843.htm (Truy cập ngày 16 tháng 04 năm 2021) 138
- - “Chuyển đổi số: (Digital transformation) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề” 4 Có thể nói rằng, dù các khái niệm khác nhau do góc độ tiếp cận khác tuy nhiên vẫn dựa trên nền tảng chính là công nghệ Internet. Đó là điều cơ bản, khi trên toàn cầu đang hướng tới xu thế 5G. Vậy, trong ngành giáo dục chuyển đổi số được hiểu như thế nào. Nguồn: Internet “Chuyển đổi số trong giáo dục là một thay đổi trong đó có áp dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh sinh viên, giảng viên và các trường học; tạo ra một môi trường học tập nơi mà mọi thứ được kết nối. Đây là một hệ sinh thái kết hợp công nghệ, dịch vụ và bảo mật để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số; tạo ra trải nghiệm học tập hợp tác, tương tác và cá nhân hóa.” 5 2.2. Vai trò của chuyển đối số trong giáo dục đại học hiện nay Trước khi xuất hiện chuyển đổi số, hầu hết trong giảng dạy đều thực hiện theo phương pháp giảng dạy truyền thống. Sinh viên tập trung học tập ở giảng đường nghe giảng, nghiên cứu tài liệu thảo luận. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, giảng dạy không ngừng chỉ là bảng truyền thống mà chuyển sang dạy trình chiếu. Đây cũng là một bước tiến mới trong việc sử dụng công nghệ vào dạy học tiên tiến. Nhưng khi có sự xuất hiện của chuyển đổi số trên thế giới thì giáo dục Việt Nam cần phải có bước chuyển mình mới, thích ứng với xu thế phát triển của toàn cầu. 4 Chuyển đổi số, truy cập trang web https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n_%C4%91%E1%BB%95i_s%E1%BB%91 (Truy cập ngày 16 tháng 04 năm 2021) 5 Lưu Thị Thuỳ Chi, “ Chuyển đổi số trong giáo dục: Biến thách thức thành cơ hội”, đăng ngày 16 tháng 04 năm 2021, truy cập trang webhttps://hachium.com/blog/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-bien-thach- thuc-thanh-nhung-co-hoi/ (Truy cập ngày 16 tháng 04 năm 2021) 139
- Khi chịu sự tác động của đại dịch Covid-19, nghị định của Chính phủ về giãn cách xã hội. Chúng ta càng thấy vai trò tác động của chuyển đó số trong giáo dục. Để duy trì việc dạy học và bảo đảm kiến thức cũng như đảm bảo tiến độ trong năm học người dạy phải sử dụng học online. Sử dụng các nền tảng lớn của khoa học công nghệ để giảng dạy môn học của mình. Chuyển đổi số trong giáo dục thể hiện vai trò tích cực của mình ở các góc độ sau Thứ nhất, chất lượng đội ngũ giảng dạy được nâng cao. Để giảng dạy trong thời buổi chuyển đổi số. Bản thân giảng viên ngoài kiến thức chuyên môn thì phải có kỹ năng trong công nghệ. Đó là sử dụng các khoa học công nghệ mới để xây dựng bài học và triển khai trên nền tảng môn học của mình. Để làm được điều này thì phải thay đổi tư duy từ cách dạy truyền thống sang hiện đại. Giảng viên cần cập nhật, học hỏi và nắm bắt xu thế và khai thác các kiến thức mới, khoa học công nghệ mới. Thứ hai, xây dựng chương trình môn học. Các môn học đều có số tín chỉ nhất định. Các giảng viên có thể kết hợp để xây dựng những bài dạy có nội dung thống nhất trong cùng một bộ môn. Đồng thời, nhờ có khoa học công nghệ mà người dạy có thể tạo ra các chương trình học khác dựa vào trình độ của sinh viên, kỹ năng và mức độ tương tác. Từ đó, xây dựng khối lượng kiến thức cũng như bài kiểm tra một cách chính xác phù hợp với đối tượng. Thứ ba, học ở mọi lúc mọi nơi. Internet là một phương tiện thông tin toàn cầu cho phép người học tiếp cận với nhiều kiến thức của nhiều các quốc gia khác nhau. Các lớp học online cho phép người học truy cập kiến thức và làm bài tập khi họ cần. Đặc biệt, với sinh viên đại học và sau đại học được tiếp cận thông tin bài học nhanh chóng. Có thể tham gia các hội thảo hoặc những buổi thảo luận trực tuyến trên lớp, ở trường. Thậm chí, sinh viên có thể kiểm tra và thi trên mạng mà không phải đến trường. Như vậy, điểm cũng do máy móc chấm rất công bằng trong thi cử và giảng viên không mất nhiều thời gian để chấm bài và vào điểm. Như vậy, đáp ứng được nhu cầu học tập của cá nhân và tránh những tiêu cực không đáng có trong thi cử. Thứ tư, tài nguyên học tập công bằng đến tất cả người học. Điều này có nghĩa là tất cả sinh viên có thể truy cập học, tiếp cận dữ liệu, các nội dung mà giảng viên cung cấp trên nền tảng kết nối Internet. Vì thực tế tất cả mọi khối lượng kiến thức đều ở các wesite. Giảng viên là người kết nỗi chuỗi kiến thức và trở thành người mở đường trong khai thác kiến thức. Đồng thời, đối với các môn thực hành trước đây chủ yếu là thực hành trực tiếp. Dựa vào công nghệ mô phỏng, người học có thể thực hành bằng không gian ảo trong phòng thí nghiệm các ngành học. Đồng thời thư viện online với khối lượng kiến thức khổng lồ giúp sinh viên 140
- có thể khai thác. Điều này khác xa với thư viện truyền thống với khối lượng sách hạn hẹp và không đủ thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực cũng có những yếu tố hạn chế bên cạnh Thứ nhất, đa số chưa quen và chưa thể thay đổi được phương pháp giảng dạy truyền thống. Hiện nay, điều quan trọng nhất là các giảng viên chưa tiếp cận được với kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong soạn giảng. Thậm chí ngay cả powerpoint còn chưa sử dụng thông thạo thì không thể sử dụng được các tính năng khác. Nhiều giảng viên còn chưa giảng dạy bằng giáo án điện tử nên việc giảng dạy online thực khó khăn. Chưa để đến để xây dựng một chương trình học trực tuyến đảm bảo mọi yếu tố như học truyền thống. Có sự tương tác qua lại cũng như kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng sinh viên đã học. Thứ hai, kết nối Internet chưa bảo đảm cho việc học trực tuyến. Mặc dù Internet phổ biến nhưng mức độ kết nối của Việt Nam rất yếu. Hầu hết hệ thống các trường trang bị Internet không đảm bảo tốc độ. Thậm chí giảng viên đang giảng dạy mất tín hiệu giữa chừng. Qua dịch Covid-19 đã có nhiều trường đại học dạy học trực tuyến. Nhưng việc đánh giá, kiểm tra bằng hình thức trực tuyến ở nước ta chưa được chấp nhận vì nhiều lý do. Thứ ba, dạy học trực tuyến còn chưa được hiểu đúng. Có một số người hiểu học trực tuyến là ngồi trước điện thoại, laptop để nghe giảng. Chúng ta hiểu và phải xác định rằng học trực tuyến là học có sự tương tác như một lớp học. Tuỳ theo thực tế từng môn học và các yêu cầu sẽ có những hình thức học khác nhau. Các môn học sẽ tạo phòng để các thành viên trong lớp học tham gia và điểm danh buổi học. Hiện nay, các nền tảng Zoom, Peer2School.. cho phép người dạy tạo phòng học tuỳ theo số lượng người. Tuy nhiên, cũng có những trang buộc phải mua nick mới tạo được phòng gây khó khăn cho người dạy khi bỏ tiền để mua acount. Hiểu một cách đúng đắn về học trực tuyến là xây dựng một hệ thống tài nguyên kiến thức, người học có thể thảo luận và trao đổi cùng giảng viên trên các nền tảng như chat, email…và các hình thức để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình học. Thứ tư, sinh viên chưa chủ động tiếp nhận phương pháp học trực tuyến. Do vốn dĩ với thói quen học truyền thống, sinh viên chưa thật sự trang bị đầy đủ kiến thức về công nghệ. Chưa kể không phải sinh viên nào cũng có điều kiện để mua điện thoại thông minh hay máy tính xách tay để cập nhật và học khi có yêu cầu. Từ đó, tác động không nhỏ làm cho sinh viên không muốn hoặc chưa thật sự chủ động học tập trong môi trường mới. Thứ năm, giảm sự tương tác giữa các sinh viên và không phù hợp với đối tượng lớn tuổi. Nếu ở phương pháp học truyền thống, bản thân các sinh viên 141
- có cơ hội tiếp xúc nhiều. Có trao thể đổi thông tin và giúp đỡ nhau một cách trực tiếp khi không nắm được bài. Nhưng chuyển sang phương pháp dạy học chuyển đối số thì sự tương tác ít hơn. Đồng thời, đối với người lớn tuổi họ không am hiểu và thành thạo về máy tính và các công cụ hỗ trợ. Sẽ làm mất thời gian để tiếp cận và hiểu được kiến thức mà giảng viên truyền đạt. 4. Định hướng để chuyển đổi số trong giáo dục đại học thực sự đem lại hiệu quả trong giảng dạy Muốn thành công và bắt kịp xu thế giáo dục toàn cầu, giáo dục Việt Nam cần có những thay đổi mô hình dạy học đại học truyền thống sang mô hình giáo dục chuyển đổi số đại học. Để có thể thực hiện được cần rất nhiều sự thay đổi của cả nền tảng hệ thống giáo dục. Chuyển đối số trong giáo dục ở Việt Nam sẽ khó khăn do yếu tố kinh tế - xã hội của chúng ta chưa theo kịp xu thế chung của các nước có nền công nghệ khoa học phát triển. Đặc biệt, hệ thống giáo dục các nước đang phát triết triển đã số hoá trước Việt Nam rất lâu. Trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 cũng như hướng phát triển giáo dục chung toàn cầu. Với thực tế như vậy, tác giả đưa ra một vài định hướng với mong muốn chuyển đổi số trong giáo dục sẽ đem lại hiệu quả lâu dài và mang tính bền vững Hình 1 Khung chuyển đổi số trong giáo dục cấp hệ thống. Nguồn: Tia sáng Thứ nhất, Nhà nước và các Trường đại học phải đầu tư Khoa học công nghệ để đào tạo trực tuyến. Hiện nay, đường truyền Internet nước ta còn rất 142
- chậm nên sẽ dẫn đến tín hiệu truyền ngắt quãng. Ở Việt Nam, các đối tượng vẫn đang sử dụng 4G với dung lượng truyền dẫn thấp. Trong khi thế giới đang chuyển sang sử dụng công nghệ 5G. Các trường mặc dù đã đầu tư công nghệ nhưng chỉ phục vụ cho giảng đường truyền thống. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chuyển đổi số của nước ta. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách- tài nguyên đầu tư mạnh mẽ vào Công nghệ cho ngành giáo dục đặc biệt là giai đoạn chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay. Thứ hai, đào tạo đội ngũ giảng viên giỏi và thích ứng xu thế chuyển đổi số. Giảng viên là người hướng dẫn, truyền tải nội dung học tập đến các sinh viên. Vì vậy, ngoài việc nắm bắt khối lượng kiến thức, bản thân giảng viên sẽ là người xử lý kiến thức trên nền tảng khoa học công nghệ dữ liệu. Muốn làm được điều này giảng viên là người phải giỏi về Công nghệ thông tin. Như vậy, cần có những kế hoạch để đào tạo chuyên sâu cho giảng viên về Công nghệ số. Trên cơ sở đó, giảng viên sẽ tiếp nhận và xử lý kiến thức sẵn có và trên nền tảng cơ sở dữ liệu. Giảng viên sẽ hệ thống hoá số liệu kiến thức cho sinh viên cũng như cách đánh giá, cho kiểm và thi cử. Thứ ba, hệ thống thư viện mở dữ liệu phục vụ học tập. Khác với thư viện truyền thống, thư viện online là một hệ thống kiến thức toàn cầu. Có sự kết nối, liên kết kiến thức rộng. Đặc biệt, giáo án, bài tập, các nội dung liên quan đến quá trình học tập đều được lưu trữ trên nềng tảng dữ liệu số. Sự kết nối Internet sẽ là kho tàng kiến thức cho sinh viên cập nhật, học tập và nắm giữ kiến thức một cách hệ thống nhất. Thứ tư, Bộ giáo dục và Đào tạo phải ban hành những Luật, qui định về việc dạy học, đánh giá và chấp nhận kết quả trên nền tảng chuyển đổi số. Cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù đã có những trường chuyển đối số trong giáo dục dạy học. Tuy nhiên, việc kiểm tra và đánh giá vẫn mang tính truyền thống. Vì vậy, cần phải có những văn bản cụ thể công nhận việc kiểm tra, thi cử cử trực tuyến. Tránh đi những tốn kém như giám thị coi thi, giảng viên chấm bài… Thứ năm, tạo những điều kiện cho sinh viên gặp khó khăn có thể mua được điện thoại hoặc máy tính xách tay phục vụ cho việc học. Thực tế, chuyển đổi số trong giáo dục không hề dễ nếu sinh viên không có trong tay một trong những thiết bị công nghệ. Vì vậy, ngành giáo dục cần có những chính sách thực tế để tất cả người học có thể tiếp cận. 5. Kết luận Cùng với sự phát triển không ngừng tư duy của con người, công nghệ khoa học ngày càng có bước tiến xa. Điều này đời hỏi cả xã hội phải bắt kịp xu thế phát triển của công nghệ. Giáo dục cũng không ngoại lệ, muốn phát triển xã hội 143
- thì phải cần nguồn lực con người. Đây là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của cả cộng đồng. Giáo học đại học cần phải tiếp nhận rất nhiều nguồn tài nguyên số. Có như vậy, mới có thể truyền tải, định hướng và xây dựng hệ thống kiến thức bền vững. Đây chính là thách thức và những cơ hội để giáo dục đại học Việt Nam vươn mình ra thế giới. Khẳng định khả năng, vị trí của nền giáo dục Việt Nam hoà mình cùng xu thế giáo dục toàn cầu. Tài liệu tham khảo: [1]. Chuyển đổi số, truy cập trang web https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n_%C4%91%E1%BB%95i_s%E1%B B%91 (Truy cập ngày 16 tháng 04 năm 2021) [2]. CLB4U, “Chuyển đôi số trong đại học: Thế nào mới đúng?” , đăng ngày 30 tháng 3 năm 2021, truy cập trang web https://www.clb4u.com/contents/chuyen-doi-so-trong-giao- duc-dai-hoc-the-nao-moi-dung.html (Truy cập ngày 18 tháng 04 năm 2021) [3]. Dân trí, “Chuyển đổi số là gì và quan trọng như thế nào trong thời đại ngày nay”, đăng ngày 14 tháng 08 năm 2019, truy cập trang web https://dantri.com.vn/suc-manh- so/chuyen-doi-so-la-gi-va-quan-trong-nhu-the-nao-trong-thoi-dai-ngay-nay- 20190814121247843.htm (Truy cập ngày 18 tháng 04 năm 2021) [4]. Hoan Nguyễn , “Để chuyển đổi số trong giáo dục hiệu quả”, đăng ngày 13 tháng 02 năm 2021, truy cập trang web https://thuonghieucongluan.com.vn/de-chuyen-doi-so-trong- giao-duc-hieu-qua-a126965.html (Truy cập ngày 18 tháng 04 năm 2021) [5]. Lưu Thị Thuỳ Chi, “ Chuyển đổi số trong giáo dục: Biến thách thức thành cơ hội”, đăng ngày 16 tháng 04 năm 2021, truy cập trang webhttps://hachium.com/blog/chuyen-doi- so-trong-giao-duc-bien-thach-thuc-thanh-nhung-co-hoi/(Truy cập ngày 16 tháng 04 năm 2021) [6]. Tấn An, “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Ai nắm được dữ liệu sẽ thắng”, đăng ngày 18 tháng 01 năm 2021 (Truy cập ngày 18 tháng 04 năm 2021) [7]. T.Thuỷ, “Chuyển đổi số là gì và quan trọng như thế nào trong thời đại ngày nay”, đăng ngày 14 tháng 08 năm 2019, truy cập trang web https://dantri.com.vn/suc-manh- so/chuyen-doi-so-la-gi-va-quan-trong-nhu-the-nao-trong-thoi-dai-ngay-nay- 20190814121247843.htm (Truy cập ngày 16 tháng 04 năm 2021) [8]. Thông tin và truyền thông, “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học cần thay đổi cách tiếp cận”, đăng ngày 13 tháng 10 năm 2020, truy cập trang web https://ictvietnam.vn/chuyen- doi-so-trong-giao-duc-dai-hoc-can-thay-doi-can-ban-cach-tiep-can- 20201013081841095.htm (Truy cập ngày 18 tháng 04 năm 2021) [9]. VnExpress, “Chuyển đổi số là gì?”, đăng ngày 13 tháng 05 năm 2019, truy cập trang web https://vnexpress.net/chuyen-doi-so-la-gi-3921707.html (Truy cập ngày 16 tháng 04 năm 2021) [10]. Zingnew, “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học”, đăng ngày 14 tháng 11 năm 2020, truy cập trang web https://zingnews.vn/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-dai-hoc- post1152925.html (Truy cập ngày 18 tháng 04 năm 2021) 144
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyển đổi số trong quản trị đại học - kinh nghiệm thực tiễn và bài học áp dụng cho trường Đại học Hải Phòng
17 p | 23 | 6
-
Xây dựng văn hóa số trong doanh nghiệp khai thác mỏ - chìa khóa để chuyển đổi số thành công
12 p | 6 | 5
-
Tiếp cận phương pháp dạy học tích cực trong chuyển đổi số ở trường đại học
8 p | 12 | 5
-
Vai trò của chuyển đổi số trong dạy học và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 16 | 5
-
Vai trò công nghệ thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục tại Việt Nam
7 p | 13 | 5
-
Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đại học, cao đẳng: Kinh nghiệm tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị
10 p | 32 | 5
-
Thách thức cho thanh niên Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số
6 p | 6 | 4
-
Vai trò của hệ thống thư viện trường học trong việc giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc
7 p | 8 | 3
-
Khởi nghiệp nghề luật trong bối cảnh chuyển đổi số, cơ hội và thách thức
11 p | 4 | 3
-
Tổng quan hệ thống về sự thay đổi vai trò của chuyên viên thư viện đại học
10 p | 27 | 3
-
Vai trò của chuyển đổi số đối với giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 9 | 3
-
Một số giải pháp bồi dưỡng nhân sự đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số giáo dục đại học
10 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu đề xuất giải pháp chuyển đổi số trong giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội
11 p | 15 | 3
-
Chuyển đổi số trong dạy và học - Những vấn đề đặt ra
8 p | 37 | 3
-
Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo: Kinh nghiệm tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị
11 p | 34 | 3
-
Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong xu thế chuyển đổi số
6 p | 0 | 0
-
Vai trò của giảng viên đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn