Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
lượt xem 7
download
Bài viết đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề trong quản trị nguồn nhân lực của trường, bao gồm: Xây dựng và triển khai chiến lược quản trị nguồn nhân lực rõ ràng để đồng bộ hóa các bộ phận và tăng sự tham gia của Cán bộ - Giảng viên - Nhân viên trong các hoạt động của Trường. Nâng cao chính sách và phúc lợi bằng cách tham khảo ý kiến của Cán bộ - Giảng viên - Nhân viên và đáp ứng các nhu cầu, mong muốn của họ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 36 – Tháng 6/2023 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN Some solutions to increase quality And efficient human resources management At Long An University of Economics and Industry Nguyễn Thị Lệ Thu và Trần Thị Cương 1 2 1 Phó trưởng phòng TC-HC&TH, Trường Đại học KTCN Long An, Long An, Việt Nam nguyen.lethu@daihoclongan.edu.vn 2 Trợ lý Hiệu trưởng - Phó trưởng phòng TC-HC&TH, Trường Đại học KTCN Long An, Long An, Việt Nam tran.cuong@daihoclongan.edu.vn Tóm tắt — Bài báo đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề trong quản trị nguồn nhân lực của trường, bao gồm: Xây dựng và triển khai chiến lược quản trị nguồn nhân lực rõ ràng để đồng bộ hóa các bộ phận và tăng sự tham gia của Cán bộ - Giảng viên - Nhân viên trong các hoạt động của Trường. Nâng cao chính sách và phúc lợi bằng cách tham khảo ý kiến của Cán bộ - Giảng viên - Nhân viên và đáp ứng các nhu cầu, mong muốn của họ. Cải thiện công tác tuyển dụng bằng cách đào tạo, phát triển kỹ năng và kinh nghiệm cho Cán bộ - Giảng viên - Nhân viên tuyển dụng; sử dụng công nghệ thông tin để tăng tính hiệu quả và giảm thời gian tuyển dụng. Đầu tư đầy đủ vào đào tạo và phát triển để nâng cao năng lực và tạo động lực làm việc; cải thiện môi trường làm việc để thu hút và giữ chân của Cán bộ - Giảng viên - Nhân viên. Abstract — The article proposes solutions to solve problems in human resource management of the university, including: Developing and implementing a clear human resource management strategy to synchronize departments and increase participation. participation of Officers - Lecturers - Staff in school activities. Improve policies and benefits by consulting with Officers - Lecturers - Employees and respond to their needs and desires. Improve recruitment by training, developing skills and experience for Officers - Trainers - Recruitment staff; Use information technology to increase efficiency and reduce recruitment time. Fully invest in training and development to build capacity and motivate work; improve the working environment to attract and retain Officers - Lecturers - Employees. Từ khóa — Quản trị nguồn nhân lực, giải pháp, human resource management, solution. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình hội nhập và phát triển, nhân lực là một yếu tố quan trọng, có tính quyết định đến sự thành bại, vị thế và khả năng phát triển bền vững của một quốc gia, một tổ chức. Do đó các quốc gia, tổ chức luôn đề ra các chiến lược, chính sách phát triển có liên quan mật thiết đến con người đồng thời đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Đối với giáo dục đại học, cao đẳng thì nguồn lực Cán bộ - Giảng viên - Nhân viên (CB- GV- NV), đặc biệt là giảng viên trong Nhà trường đóng vai trò quyết định chất lượng đào tạo. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên (GV) và cán bộ (CB) quản lý đạt chuẩn tương đương với GV, CB quản lý ở các đại học tiên tiến trong nước và quốc tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực và được coi là một trong các yếu tố quan trọng nhất để xây dựng và phát triển Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA) ngang tầm với các đại học uy tín trong nước và quốc tế. DLA có sứ mạng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học (NCKH), truyền bá tri thức và chuyển giao công nghệ; phục vụ hiệu quả sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là tỉnh Long An, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Điều này cũng có nghĩa là Nhà trường cần có một lực lượng GV có trình độ và đủ năng lực để tham gia công tác giảng dạy và NCKH. Vì vậy, quản trị nguồn nhân lực của DLA đang đối diện với nhiều thách thức, từ đó đòi hỏi sự đổi mới và cải tiến để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực. Bài viết này sẽ trình bày một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại DLA. 14
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 36 – Tháng 6/2023 2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An 2.1. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An Trường học là một tổ chức có tính chất đặc biệt, có sứ mạng giáo dục và đào tạo các thế hệ sinh viên, học viên. Để đạt được mục tiêu này, Trường cần phải có một chiến lược quản trị nguồn nhân lực rõ ràng để đảm bảo sự đồng thuận và sự tham gia của tất cả các bộ phận trong quá trình quản trị. DLA đã thường xuyên xây dựng, cập nhật Kế hoạch chiến lược phát triển Trường, gần đây nhất là Kế hoạch chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2019 - 2023 tầm nhìn 2030. Trong đó có các biện pháp cụ thể để phát triển đội ngũ giảng viên như: Củng cố hoàn thiện đội ngũ cán bộ giảng viên, phát triển đội ngũ giảng viên, xây dựng chính sách thu hút nhân tài, tổ chức bộ máy theo đề án của Trường. Bên cạnh các kết quả đạt được, thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại DLA đang gặp nhiều thách thức và nhiều khó khăn. Cụ thể, Trường đang đối mặt với các vấn đề như thiếu chiến lược quản trị nguồn nhân lực rõ ràng, thiếu sự đồng thuận và sự tham gia của các bộ phận trong quá trình quản trị, chính sách và phúc lợi CB-GV-NV chưa đầy đủ và phù hợp, công tác tuyển dụng chưa đạt hiệu quả cao, thiếu sự đào tạo và phát triển cho CB-GV-NV. Tình trạng này đang gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Trường và động lực làm việc của CB-GV-NV. Cụ thể: Đầu tiên về chiến lược quản trị nguồn nhân lực: - Thiếu đồng thuận: Khi không có một chiến lược quản trị nguồn nhân lực rõ ràng, các bộ phận trong trường có thể không hiểu rõ về mục tiêu và chiến lược của Trường, dẫn đến thiếu đồng thuận trong quyết định và hành động của các bộ phận. - Thiếu sự tham gia: Một số bộ phận trong trường không tham gia đầy đủ vào quá trình quản trị, dẫn đến thiếu tinh thần trách nhiệm và hiệu quả trong công việc. - Không thể quản lý hiệu quả: Vì một số bộ phận không tham gia nên Ban Lãnh đạo trường không thể quản lý hiệu quả các tài nguyên nhân lực của mình, dẫn đến lãng phí và sự bất cập trong công tác quản lý. Thứ hai, Chính sách thu hút CB-GV-NV của Trường chưa được cải tiến. Chính sách ưu đãi, thu hút người tài, người có trình độ ngoại ngữ tốt và chuyên môn vững vàng từ những trường Đại học có uy tín chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nhân tài, đội ngũ GV hầu hết là trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đến từ các tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp, Viện nghiên cứu còn ít, do vậy đã hạn chế việc tiếp cận với kiến thức thực tiễn tại các tổ chức kinh doanh và hợp tác quốc tế. Thứ ba, Công tác tuyển dụng của Trường: Mặc dù trong các năm qua đã có sự cải tiến nhưng chưa đạt hiệu quả cao, gây ra sự lãng phí thời gian và nguồn lực trong quá trình tuyển dụng. Các chuyên viên tuyển dụng chưa có đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm để chọn lựa và đánh giá ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc. Trường chưa đầu tư đầy đủ vào đào tạo và phát triển cho CB-GV-NV, dẫn đến sự thiếu động lực và chuyên môn của CB-GV-NV. Tuyển dụng còn chưa đánh giá đúng các tiêu chí, kỹ năng yêu cầu của ứng viên. Điều này có thể dẫn đến việc có thể xuất hiện tình trạng chọn người không phù hợp với công việc hoặc có yếu tố chủ quan. Thứ tư, Đào tạo và phát triển CB-GV-NV: Để đảm bảo về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng dạy cho ngành đào tạo, Trường luôn có kế hoạch tuyển dụng giảng viên có trình độ chuyên môn về phục vụ giảng dạy tại Khoa. Đội ngũ giảng viên của Trường nói chung và của các khoa nói riêng đều được Nhà trường cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, 15
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 36 – Tháng 6/2023 nghiệp vụ đáp ứng tốt chuẩn yêu cầu giảng viên giảng dạy của chương trình đào tạo ở bậc đại học. Hàng năm, Nhà trường đã dành nhiều kinh phí để phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học cho giảng viên. Theo kết quả khảo sát đợt khảo sát CB-GV- NV về môi trường làm việc năm 2022 cho thấy: - CB-GV-NV được tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ định kỳ hàng năm. Có 166 CB-GV-NV hoàn toàn đồng ý và đồng ý về vấn đề này. 28, 15% 14, 8% 0, 0% 3, 2% Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Phân vân 138, 75% Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Hình 1: Kết quả khảo sát điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ - Việc CB-GV-NV được tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ định kỳ hàng năm được phân đều cơ hội thăng tiến cho mọi người như nhau. Kết quả khảo sát cho thấy có 169 người đồng ý với điều này. 28, 15% 14, 8% Hoàn toàn không đồng ý 3, 2% Không đồng ý Phân vân 138, 75% Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Hình 2: Kết quả khảo sát cơ hội thăng tiến trong công việc của CB, CV và GV - Do việc tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ (nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ…) không được áp dụng với tất cả các CB-GV-NV nên chỉ có những người có nhu cầu và được phân công thì mới tham gia học tập bồi dưỡng. Kết quả khảo sát cho thấy có 31% CB- GV-NV không tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Còn lại 63% tham gia bồi dưỡng từ 1 - 2 lần/năm và đặt biệt có 5% tham gia bồi dưỡng từ 3 - 4 lần/năm. Hơn 5 lần chiếm tỷ lệ 1%. 3 - 4 lần Hơn 5 lần 5% 1% Không lần nào Không lần nào 31% 1 - 2 lần 3 - 4 lần 1 - 2 lần Hơn 5 lần 63% Hình 3: Kết quả khảo sát các lần tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ - Việc tham gia hội nghị, hội thảo trong nước và ngoài nước không được áp dụng với tất cả các CB-GV-NV nên chỉ có những người có nhu cầu và được phân công thì mới tham gia. Kết quả khảo sát cho thấy có 30% CB-GV-NV không tham gia hội nghị, hội thảo trong nước và ngoài nước. Còn lại 58% tham gia hội nghị, hội thảo trong nước và ngoài nước từ 1 - 2 lần/năm và đặt biệt có 12% CB-GV-NV tham gia bồi dưỡng từ 3 - 4 lần/năm. - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Trường chưa có cải tiến chính sách đào tạo và phát triển CB-GV-NV. Quá trình đào tạo còn thiếu sự đa dạng về chủ đề, hình thức và thời gian, không đáp ứng đủ nhu cầu của từng CB-GV-NV. Chưa có sự quan tâm đầy đủ đến 16
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 36 – Tháng 6/2023 việc tạo điều kiện cho CB-GV-NV phát triển nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực và kinh nghiệm của họ. 3 - 4 lần Hơn 5 lần 12% 0% Không lần nào Không lần nào 30% 1 - 2 lần 3 - 4 lần 1 - 2 lần Hơn 5 lần 58% Hình 4: Kết quả khảo sát các lần tham gia hội nghị, hội thảo trong nước và ngoài nước Thứ năm, Không gian làm việc: Một số phòng làm việc còn chật hẹp và không đảm bảo về môi trường làm việc. Trang thiết bị và công nghệ còn hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu của các giảng viên. 2.2. Kết quả đạt được DLA được thành lập theo quyết định 542/QĐTTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, tính đến nay, Nhà trường đã đào tạo hơn 14.000 học viên, sinh viên trình độ đại học và sau đại học các hệ đào tạo. Trong 5 năm gần đây tỷ lệ trung bình có việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp đối với hệ đại học là 87,55%. Nhiều cựu sinh viên của trường thành đạt, hiện đang giữ vị trí lãnh đạo quản lý chủ chốt tại các cơ quan doanh nghiệp. Trong năm 2020, Trường đã được công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn bao gồm 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí. Vào tháng 5/2022, Trường tiếp tục hoàn thành kiểm định giáo dục 04 chương trình đào tạo các ngành: Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh. Kết quả được công nhận là cơ sơ giáo dục đại học đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo là kết quả cho những nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo, CB-GV-NV và sinh viên của Nhà trường, qua đó khẳng định chất lượng đào tạo của Nhà trường đối với toàn xã hội. Trong nhiều năm qua, Nhà trường luôn tích cực thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ theo định hướng ứng dụng. Trong 5 năm gần đây, Trường có 03 đề tài cấp tỉnh; 130 đề tài cấp trường; 95 bài đăng tạp chí khoa học trong nước; 18 bài đăng tạp chí khoa học quốc tế; 175 đề tài NCKH của sinh viên và 138 bài báo khoa học của học viên; 14 hoạt động chuyển giao công nghệ. Năm 2020, Nhà trường nhận bằng khen của UBND tỉnh về thành tích xuất sắc trong công tác triển khai và thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ công nghệ giai đoạn 2016 - 2020. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho SV tham gia nghiên cứu khoa học như: SV đạt giải khuyến khích cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2020; Đạt giải ba và giải chuyên đề Cuộc thi khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp năm 2020. Trường cũng đồng chủ trì tổ chức nhiều hội thảo khoa học cấp tỉnh và quốc gia như Hội thảo khoa học - công nghệ và sự phát triển kinh tế sáng tạo, Hội thảo về thương mại điện tử, v.v... Trong 5 năm qua, Nhà trường đã tuyển dụng hơn 100 CB-GV có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ trở lên. 40 CB-GV-NV được cử đi học tập nâng cao trình độ (tiến sĩ, thạc sĩ, văn bằng 2), hơn 500 lượt tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do các đơn vị liên quan tổ chức và các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ của Trường. 17
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 36 – Tháng 6/2023 3. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An Để giải quyết những vấn đề về quản trị nguồn nhân lực tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, bài báo đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, Xây dựng chiến lược quản trị nguồn nhân lực rõ ràng: Trường có thể xem xét xây dựng một chiến lược quản trị nguồn nhân lực rõ ràng, bao gồm các mục tiêu, kế hoạch và chính sách cụ thể để đảm bảo sự đồng thuận và tham gia của các bộ phận trong quá trình quản trị nhân sự. Các chính sách này có thể bao gồm việc tuyển dụng và phát triển CB-GV-NV, đánh giá hiệu suất, thưởng và quản lý các mối quan hệ lao động. Thứ hai, Điều chỉnh chính sách thu hút nhân tài và phúc lợi CB-GV-NV là một bước quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và đảm bảo sự hài lòng của CB-GV-NV. Dưới đây là một số khuyến nghị để Trường có thể thực hiện để đáp ứng nhu cầu của CB-GV-NV: - Hội đồng thi đua khen thưởng cần ban hành các chính sách khen thưởng phù hợp để CB-GV-NV yên tâm công tác và cảm thấy công bằng giữa tất cả mọi người. - Tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và đoàn kết: Trường có thể tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và đoàn kết bằng cách thúc đẩy tính đồng thuận và sự tham gia của các bộ phận trong quá trình quản trị. Điều này có thể bao gồm các hoạt động gắn kết như team building, các chương trình thưởng cho CB-GV-NV và các buổi gặp gỡ thường xuyên để thảo luận các vấn đề. Thứ ba, Để nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, Trường cần thực hiện một số hoạt động sau: - Đào tạo và nâng cao kỹ năng cho CB-GV-NV tuyển dụng: CB-GV-NV tuyển dụng cần được đào tạo về các kỹ năng tuyển dụng hiệu quả như lựa chọn và đánh giá ứng viên, xây dựng mối quan hệ với ứng viên và các đơn vị liên quan, quản lý quá trình tuyển dụng và giải quyết các vấn đề liên quan đến tuyển dụng. - Xác định rõ yêu cầu và tiêu chuẩn cho các vị trí việc làm: Trường cần xác định rõ yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết cho các vị trí việc làm, bao gồm kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn và các yếu tố khác. Điều này giúp cho việc lựa chọn ứng viên trở nên hiệu quả hơn và đảm bảo được sự phù hợp giữa ứng viên và vị trí việc làm. - Sử dụng các công cụ và phương pháp tuyển dụng hiệu quả: Trường cần sử dụng các công cụ và phương pháp tuyển dụng hiệu quả như sử dụng các trang web tuyển dụng, tạo các chiến dịch quảng cáo tuyển dụng, sử dụng các phương pháp tiếp cận ứng viên tiềm năng và sử dụng các kỹ thuật đánh giá ứng viên. - Đánh giá và cải thiện quá trình tuyển dụng: Trường cần thường xuyên đánh giá và cải thiện quá trình tuyển dụng bằng cách thu thập phản hồi từ các ứng viên và các đơn vị liên quan, đánh giá kết quả của quá trình tuyển dụng và cải thiện các vấn đề còn tồn tại. Thứ tư, Đầu tư vào đào tạo và phát triển CB-GV-NV là một trong những nhu cầu quan trọng để duy trì và phát triển một tổ chức. Khi Trường tạo điều kiện để CB-GV-NV tham gia các khóa đào tạo, hội thảo và các hoạt động phát triển kỹ năng, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả Trường và CB-GV-NV như sau: - CB-GV-NV sẽ có cơ hội được nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình, giúp họ hoàn thiện công việc một cách hiệu quả hơn. Điều này giúp nâng cao năng suất và chất lượng công việc của CB-GV-NV, đồng thời giảm thiểu khả năng sai sót trong công việc. 18
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 36 – Tháng 6/2023 - Đầu tư vào đào tạo và phát triển CB-GV-NV giúp Trường tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thu hút và giữ chân được những CB-GV-NV giỏi, đồng thời cũng giúp Trường thu hút được những ứng viên có năng lực và đam mê. Ngoài ra còn giúp Trường xây dựng một đội ngũ CB-GV-NV chất lượng cao, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu và thách thức trong tương lai. Vì vậy, tạo điều kiện để CB-GV-NV tham gia các khóa đào tạo, hội thảo và các hoạt động phát triển kỹ năng là một đầu tư quan trọng cho Trường. Điều này giúp nâng cao năng lực của CB-GV-NV, đáp ứng được yêu cầu công việc và giúp cho CB-GV-NV có động lực làm việc tốt hơn. Thứ năm, Để cải thiện không gian làm việc tại DLA, có thể áp dụng các giải pháp sau: - Thay đổi bố trí không gian: Có thể thay đổi bố trí các khu vực làm việc để tạo ra không gian làm việc thoải mái và tiện nghi hơn cho CB-GV-NV. - Cải thiện thiết bị và trang thiết bị: Cần nâng cấp hệ thống máy tính và cải thiện hệ thống đường truyền mạng, tìm kiếm và thu hút tài trợ của doanh nghiệp cho các đề tài nghiên cứu để giúp CB-GV-NV làm việc hiệu quả hơn và không gặp phải các trở ngại về thiết bị. Ngoài ra, Trường còn có thể áp dụng các giải pháp khác như tạo sự tham gia và trao đổi thông tin chặt chẽ giữa các bộ phận trong trường, tăng cường giám sát và đánh giá hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực để đảm bảo quá trình quản trị được thực hiện hiệu quả. 4. Kết luận Trong bài báo này, nhóm tác giả đã tìm hiểu về một số giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại DLA. Điểm mấu chốt của những giải pháp này là đặt người làm trung tâm và tạo điều kiện để họ phát triển và hoàn thiện bản thân. Các giải pháp được đề xuất bao gồm xây dựng môi trường làm việc tích cực, đề cao vai trò của CB-GV-NV trong quá trình quản trị nguồn nhân lực, tạo ra các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng cho CB-GV-NV, đánh giá hiệu quả làm việc và đưa ra phản hồi thường xuyên. Những giải pháp này sẽ không chỉ giúp DLA có được nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn giúp tăng cường sự cạnh tranh của Trường trong thị trường giáo dục. Đồng thời, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực cũng là một điều kiện cần để DLA có thể phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Tóm lại, việc áp dụng những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực là rất quan trọng đối với DLA. Để thành công trong việc này, Trường cần có sự cam kết từ lãnh đạo cùng với sự đóng góp và nỗ lực của tất cả CB-GV-NV trong trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trường Đại học Kinh tế Công Nghiệp Long An (2023). Báo cáo liên quan đến công tác nhân sự của trường trong 5 năm. [2] Trường Đại học Kinh tế Công Nghiệp Long An (2022). Báo cáo khảo sát về môi trường làm việc. [3] Trần Kim Dung (2018). Quản trị nguồn nhân lực. Nhà xuất bản Tài chính. Ngày nhận bài: 14/4/2023 Ngày phản biện: 27/4/2023 Ngày duyệt đăng: 18/5/2023 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số đề xuất góp phần đổi mới giáo dục Việt Nam
9 p | 91 | 18
-
Một số giải pháp góp phần bảo đảm an ninh chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay
7 p | 50 | 7
-
Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong giai đoạn hiện nay
6 p | 41 | 6
-
Thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay
5 p | 275 | 5
-
Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm
4 p | 6 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên
7 p | 58 | 4
-
Những khó khăn ảnh hưởng đến khả năng khám phá và chiếm lĩnh tri thức của học sinh trong dạy học hình học không gian lớp 11 sách giáo khoa hiện hành và một số giải pháp
4 p | 8 | 3
-
Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
8 p | 9 | 3
-
Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Khoa Sư phạm - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0
9 p | 29 | 3
-
Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa các học phần lý luận chính trị cho sinh viên trường Đại học Sao Đỏ
14 p | 24 | 3
-
Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các trường đại học tư thục hiện nay
5 p | 19 | 3
-
Một số giải pháp đổi mới tài chính đối với giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
11 p | 97 | 3
-
Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn Việt Nam hiện nay
3 p | 83 | 3
-
Một số giải pháp quản lí trường trung học phổ thông ngoài công lập tại Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay
6 p | 61 | 2
-
Một số giải pháp thực hiện chức năng thẩm định các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, chính sách phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Ủy ban Dân tộc
4 p | 63 | 2
-
Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay
8 p | 8 | 2
-
Một số giải pháp góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại trong nhân dân khu vực đồng bằng tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
4 p | 76 | 1
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên trong thời đại công nghiệp 4.0 tại các trường đại học ở Việt Nam
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn