NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BỒI LẮNG VÀ XÓI LỞ<br />
HẠ DU KHU VỰC HỒ CHỨA SƠN LA<br />
TS. Nguyễn Kiên Dũng, CN. Đinh Xuân Trường<br />
Trung tâm Ứng dụng Công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV và Môi trường<br />
gày nay, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu năng lượng điện ngày càng tăng, dẫn<br />
đến nhiều công trình thủy điện được chú trọng đầu tư xây dựng. Song song với các đập thủy điện<br />
được xây dựng, vấn đề bồi lắng, xói lở hạ lưu đập cũng ngày càng được quan tâm nghiên cứu và<br />
tìm các giải pháp khắc phục.<br />
Dự án thuỷ điện Sơn La là dự án thuỷ điện lớn nhất Việt Nam nằm trên sông Đà là một phụ lưu lớn của<br />
sông Hồng. Công trình được thiết kế xây dựng trên tuyến Pa Vinh nằm cách thị xã Sơn La 40 km có nhiệm vụ<br />
chính là phát điện và cắt lũ cho hồ Hoà Bình và vùng hạ du. Nguồn lợi do công trình thuỷ điện Sơn La mang lại<br />
cho đất nước là rất lớn, nên khi công trình hình thành và đi vào hoạt động nó đã và đang nhận được rất nhiều<br />
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ<br />
chứa để công trình có thể đạt được hiệu suất và tuổi thọ tối đa. Bài báo nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp<br />
hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ chứa Sơn La.<br />
<br />
N<br />
<br />
1. Xói mòn lưu vực và giải pháp hạn chế<br />
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xói<br />
mòn lưu vực<br />
Xói mòn lưu vực và bồi lắng hồ chứa là hai quá<br />
trình có mối quan hệ khăng khít với nhau [1]. Xói<br />
mòn lưu vực tạo nguồn phù sa cho bồi lắng. Khi<br />
nghiên cứu bồi lắng cần nghiên cứu quá trình xói<br />
mòn và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xói<br />
mòn như là:<br />
- Các nhân tố khí hậu, nhất là mưa, gió, độ ẩm, …<br />
- Các nhân tố mặt xói (mặt lưu vực): đặc tính đất,<br />
độ dốc, chiều dài sườn dốc, rừng và thảm thực<br />
vật…<br />
- Các nhân tố do hoạt động của con người trên<br />
lưu vực.<br />
b. Giải pháp hạn chế xói mòn lưu vực<br />
Một số biện pháp để hạn chế xói mòn lưu vực<br />
có thể nói đến như:<br />
- Biện pháp công trình: Kiểm soát sự chuyển<br />
động của nước mặt để giảm vận tốc dòng chảy, làm<br />
tăng khối lượng nước bề mặt, và xử lý một cách an<br />
toàn tiêu thoát lũ (Morgan, 1995) [2].<br />
- Bảo tồn cây và thực vật khác đã tồn tại gần khu<br />
vực xây dựng đập: Thảm thực vật cung cấp một mặt<br />
đệm để giảm tác động của dòng chảy có nguồn<br />
gốc từ các khu vực liên quan đến hoạt động xây<br />
<br />
38<br />
<br />
TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN<br />
Số tháng 02 - 2014<br />
<br />
dựng.<br />
- Kiểm soát dòng chảy từ các công trường xây<br />
dựng và các lĩnh vực liên quan đến xây dựng: Trong<br />
quá trình xây dựng, các lớp đất đá bề mặt xâm nhập<br />
vào dòng chảy bề mặt, gây ảnh hưởng xấu đến<br />
nguồn cung cấp nước uống, hệ thống thủy lợi và<br />
hệ sinh thái sông (Peters, 1978) [2]. Cần kiểm soát<br />
dòng chảy của trầm tích và nước thải từ các công<br />
trường xây dựng.<br />
- Kiểm soát đất và nước chảy tràn bề mặt trong<br />
quá trình khai thác: Để ngăn chặn sự xâm nhập của<br />
trầm tích vào dòng chảy nước bề mặt, cần thực<br />
hiện: xác định các khu vực có độ dốc lớn, đất không<br />
ổn định, mật độ thực vật không đủ, không đủ hệ<br />
thống thoát nước, hoặc các điều kiện khác làm phát<br />
sinh một khả năng xói mòn cao để giảm dòng chảy<br />
từ các khu vực này (Hynson et al., 1985..) [1].<br />
- Xây dựng hệ thống bậc thang: Việc sử dụng các<br />
ruộng bậc thang là một phương pháp cổ xưa, nó<br />
làm giảm dòng chảy bề mặt bằng cách giữ nước ở<br />
các rãnh nhỏ và làm giảm tỉ lệ tạo rãnh nước xói.<br />
Không những thế, ruộng bậc thang còn chống lại<br />
trọng lực, làm gián đoạn xu hướng dòng chảy sườn<br />
dốc. Ruộng bậc thang được đánh giá cao trong việc<br />
bẫy đất và nước, được áp dụng cho sản xuất bền<br />
vững trên các vùng đất dốc.<br />
- Các hoạt động phải phù hợp với điều kiện về<br />
đất, khí hậu và địa hình: Hoạt động của con người<br />
Người đọc phản biện:<br />
<br />
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI<br />
mà không phù hợp với điều kiện khí hậu và địa hình<br />
có thể gây xói mòn lớn. Các biện pháp kiểm soát xói<br />
mòn cũng phải phù hợp với điều kiện địa phương,<br />
một số kỹ thuật kiểm soát xói mòn có thể tốt với<br />
khu vực này nhưng lại không hiệu quả với khu vực<br />
khác.<br />
<br />
lắng hồ chứa. Việc hạn chế bồi lắng phải được tiến<br />
hành ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng đến vận<br />
hành khai thác hồ chứa.<br />
Chiến lược để làm giảm bồi lắng hồ chứa: Chống<br />
xói mòn hoặc thiết kế bẫy bùn cát trước khi bùn cát<br />
<br />
- Hạn chế tối đa diện tích và thời gian đất bị xáo<br />
trộn: Tỷ lệ kết cấu đất bị xáo trộn càng nhiều thì khả<br />
năng xói lở càng lớn.<br />
<br />
đến đập và loại bỏ bùn cát ra khỏi hồ. Việc phục hồi<br />
<br />
- Bảo vệ diện tích đất được che phủ: Đất không<br />
được che phủ sẽ bị xói mòn bởi tác động của mưa<br />
trực tiếp. Bảo vệ công trình thiết kế trên sông bằng<br />
các vật liệu như bê tông, và chống xói lở thường<br />
xuyên bằng cách trồng thảm thực vật.<br />
<br />
Một số giải pháp hạn chế bồi lắng hồ chứa có<br />
<br />
- Tăng diện tích thảm phủ thực vật: Thảm thực<br />
vật tốt có khả năng bảo vệ lâu dài, chống xói mòn.<br />
- Tăng quá trình thấm: Mục đích là làm chậm<br />
dòng chảy, có thể thực hiện bằng cách điều chỉnh<br />
độ dốc, cải thiện cấu trúc của đất và độ thấm.<br />
- Quản lý độ dốc để ngăn chặn quá trình tập<br />
trung dòng chảy: Quá trình xói mòn kênh được gây<br />
ra và duy trì do dòng chảy tập trung trên đất dốc.<br />
Khả năng giảm thiểu xói mòn cũng có thể áp dụng<br />
biện pháp hạn chế chiều dài độ dốc và độ dốc.<br />
2. Bồi lắng hồ chứa và giải pháp hạn chế<br />
a. Tác động của bồi lắng hồ chứa<br />
- Bồi lắng bùn cát làm giảm tuổi thọ công trình;<br />
- Bồi lắng bùn cát làm giảm dung tích hồ chứa;<br />
<br />
rừng đầu nguồn bị suy thoái có thể làm giảm đáng<br />
kể tốc độ bùn cát vận chuyển đến hồ chứa.<br />
<br />
thể kể đến như: Trồng rừng phòng hộ thượng lưu<br />
hồ, phủ xanh phần diện tích đất trống đồi núi trọc<br />
khu vực thượng lưu hồ chứa; Bảo vệ bờ hồ chống<br />
xói trượt, sạt bằng biện pháp như trồng tre, hoặc<br />
các biện pháp công trình như kè lát mái bờ hồ; Nạo<br />
hút lòng sông vùng cửa vào thượng lưu hồ, chống<br />
hiện tượng bồi lắng bùn cát lấp dòng chảy từ<br />
thượng lưu vào hồ; Xây dựng các bể lắng bùn cát<br />
vùng thượng lưu hồ làm giảm lượng bùn cát lơ<br />
lửng từ thượng lưu đổ vào hồ; Kiểm soát chặt chẽ<br />
việc khai thác quặng trong lưu vực hồ chứa; Cần có<br />
biện pháp tháo xả bùn cát có tính khả thi và hiệu<br />
quả; Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát làm vật liệu<br />
xây dựng của các hộ tư nhân; Xây dựng các hồ<br />
chứa vừa tại các nhánh sông chủ yếu cấp nước trực<br />
tiếp cho hồ.<br />
Một số phương pháp cụ thể hạn chế bồi lắng<br />
hồ chứa cho hồ chứa Sơn La có thể áp dụng như<br />
<br />
- Quá trình bồi lắng bùn cát làm giảm chất lượng<br />
nước hồ chứa;<br />
<br />
sau: [3]<br />
<br />
- Gây nguy hiểm các công trình dẫn nước và mài<br />
mòn turbine;<br />
<br />
sông suối: Giảm lượng đất xói mòn; Gia tăng diện<br />
<br />
- Phương pháp giảm lượng bùn cát gia nhập<br />
tích thảm phủ thực vật; Quản lý các sườn núi để<br />
<br />
- Tác động đến hệ sinh thái;<br />
<br />
ngăn chặn sự tập trung dòng chảy; Chuẩn bị hệ<br />
<br />
- Ảnh hưởng đến du lịch;<br />
<br />
thống thoát nước để xử lý dòng chảy tập trung; Giữ<br />
<br />
- Ảnh hưởng về giao thông thủy;<br />
- Ảnh hưởng chínhcủa việc hình thành tam giác<br />
châu phía thượng lưu;<br />
- Ảnh hưởng đến khu vực hạ lưu.<br />
<br />
lượng bùn cát trước khi bùn cát di chuyển khỏi hồ;<br />
Bảo vệ và bảo tồn thực vật trong vùng đệm ven<br />
sông tự nhiên; Lập kế hoạch quan trắc và duy trì các<br />
biện pháp kiểm soát.<br />
- Kỹ thuật giảm lượng bùn cát bồi lắng trong hồ:<br />
<br />
b. Các giải pháp hạn chế bồi lắng hồ chứa<br />
<br />
Biện pháp công trình hoặc cơ khí; Biện pháp sử<br />
<br />
Hạn chế bồi lắng, duy trì và khôi phục dung tích<br />
hồ chứa là mục tiêu của nghiên cứu quá trình bồi<br />
<br />
dụng thực vật; Phương pháp lập kế hoạch chiến<br />
lược.<br />
TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN<br />
Số tháng 02 - 2014<br />
<br />
39<br />
<br />
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI<br />
- Biện pháp quản lý bồi lắng:<br />
Việc quản lý bồi lắng cát bùn là việc sử dụng các<br />
biện pháp kỹ thuật để thực hiện các công việc sau:<br />
<br />
Hình 1. Công trình bẫy bùn cát dạng đập<br />
- Xây dựng công trình bẫy bùn cát: Bẫy bùn cát<br />
bởi các đập thủy điện là yếu tố quan trọng nhất<br />
kiểm soát bồi lắng trong nhiều hồ chứa. Tuy nhiên,<br />
phương pháp này có hai nhược điểm chính: Thứ<br />
nhất khả năng trầm tích lưu giữ tại hồ chứa thượng<br />
nguồn bị hạn chế; Thứ hai, hồ chứa thượng nguồn<br />
có thể làm thay đổi hoạt động của bẫy bùn cát ở hạ<br />
lưu.<br />
Trong điều kiện thuận lợi, bẫy bùn cát có thể là<br />
một phương pháp có hiệu quả cao trong việc giảm<br />
lượng bùn cát. Tuy nhiên, có một số bất lợi cho bẫy<br />
trầm tích như: Chi phí cao, phải chọn địa điểm xây<br />
dựng phù hợp… Một số công trình sử dụng bẫy<br />
bùn cát có thể kể đến là: Đập chống lũ, đập điều<br />
khiển hoặc ngưỡng gây bồi; Bể lắng đọng; Bể chứa<br />
trầm tích.<br />
<br />
Hình 2. Xả trầm tích không hạ thấp mực nước<br />
trước hồ<br />
3. Xói lở lòng dẫn và giải pháp hạn chế<br />
a. Khái niệm và phương pháp tiếp cận<br />
Xói lở bờ sông là một hiện tượng tự nhiên, gắn<br />
liền với quá trình vận động và phát triển của sông.<br />
Xói lở bờ sông xảy ra do nhiều nguyên nhân với<br />
nhiều yếu tố ảnh hưởng, nhưng nhìn chung đều<br />
thuộc một trong hai nhóm nhân tố là: (1) Làm gia<br />
tăng khả năng gây xói lở của dòng nước và (2) Làm<br />
suy yếu sức chịu đựng của lòng dẫn trước tác động<br />
<br />
40<br />
<br />
TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN<br />
Số tháng 02 - 2014<br />
<br />
+ Giảm lượng cát bùn vận chuyển vào các hồ<br />
chứa: Có hai kỹ thuật để làm giảm lượng phù sa: 1)<br />
Biện pháp ứng phó để kiểm soát lưu lượng trầm<br />
tích toàn bộ lưu vực bao gồm cả việc xây dựng các<br />
đập chống xói mòn; 2) Biện pháp ứng phó để giữ<br />
trầm tích bằng cách xây dựng các đập kiểm soát tại<br />
mặt cắt cửa ra của hồ chứa.<br />
+ Loại bỏ các dòng chảy cát bùn: Bên cạnh việc<br />
giảm phù sa dòng chảy chính, một cách tiếp cận<br />
khác là định tuyến dòng chảy trầm tích, như vậy sẽ<br />
không cho phép bùn cát tích tụ trong hồ chứa. Các<br />
kỹ thuật sau đây được áp dụng: 1) Loại bỏ trầm tích<br />
trực tiếp bằng cách chuyển hướng lưu lượng vận<br />
chuyển bùn cát và 2) Tập trung lưu lượng vận<br />
chuyển bùn cát.<br />
+ Loại bỏ lớp bùn cát tích lũy trong hồ chứa:<br />
Cách tiếp cận này được coi như một phương pháp<br />
cuối cùng trong trường hợp trầm tích được tích lũy<br />
trong hồ chứa: 1) Sử dụng máy móc đào trầm tích<br />
tích tụ trong khu vực thượng nguồn của hồ chứa;<br />
2) Nạo vét trầm tích tích lũy ở vùng trung lưu và hạ<br />
lưu và 3) Xả trầm tích.<br />
<br />
Hình 3. Xả trầm tích hạ thấp mực nước trước<br />
hồ<br />
của dòng nước cùng các tác động khác từ bên<br />
ngoài.<br />
Để hạn chế thiệt hại do xói lở bờ sông gây ra,<br />
giải pháp có tính triệt để là ngăn chặn những<br />
nguyên nhân gây ra xói lở, những nhân tố ảnh<br />
hướng xấu tới quá trình xói lở, tức là tìm giải pháp<br />
giảm nhỏ dòng nước, giảm khả năng gây xói lở của<br />
dòng nước và tìm biện pháp tăng cường sức kháng<br />
cự của bờ sông. Bên cạnh đó các giải pháp mang<br />
<br />
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI<br />
tính né tránh, giáo dục ý thức, nâng cao nhận thức<br />
cho cộng đồng xã hội về xói lở bờ sông cũng được<br />
giới chuyên môn coi trọng.<br />
<br />
bờ;<br />
- Giải pháp bị động chống xói lở bờ sông;<br />
- Giải pháp chủ động chống xói lở bờ sông.<br />
<br />
b. Phương pháp hạn chế xói lở<br />
<br />
2) Phương pháp hạn chế xói lở hạ lưu đập<br />
<br />
1) Phương pháp hạn chế xói lở lòng sông<br />
<br />
Phương pháp lá chắn (lớp thô hóa)<br />
<br />
Cơ chế gây xói lở bờ ở những đoạn sông khác<br />
nhau, vào các thời điểm khác nhau rất khác nhau,<br />
bởi vậy giải pháp giảm nhẹ thiệt hai do hiện tượng<br />
xói lở bờ sông cho từng vị trí, từng khu vực phải có<br />
nét đặc thù riêng, không thể ứng dụng một cách<br />
máy móc giải pháp ở vị trí này cho vị trí khác, từ con<br />
sông này đoạn sông này, cho con sông khác đoạn<br />
sông khác.<br />
Khi xét chọn giải pháp, phương án cho từng vị<br />
trí, từng khu vực cụ thể cần xem xét một cách toàn<br />
diện về điều kiện tự nhiên và các giải pháp, các<br />
phương án, xem xét đặc tính kỹ thuật cùng khả<br />
năng áp dụng từ đó mới có thể chọn được giải<br />
pháp phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.<br />
- Giải pháp ngăn ngừa điều kiện phát sinh xói lở<br />
bờ sông;<br />
- Giải pháp tránh né, di dời nhà cửa, cơ sở vật<br />
chất, ... ra khỏi các khu vưc có khả năng xảy ra xói lở<br />
<br />
Phương pháp này đặc biệt áp dụng nếu có đủ<br />
những tảng đá lớn hoặc các vật liệu dày. Do kích<br />
thước vật liệu đáy không đều, các hạt mịn hơn sẽ bị<br />
vận chuyển ở mức nhanh hơn các vật liệu thô hơn<br />
và vật liệu đáy còn lại trở nên thô hơn. Quá trình thô<br />
hóa này sẽ dừng lại khi một lớp vật liệu thô phủ<br />
hoàn toàn lên đáy sông và bảo vệ các vật liệu mịn<br />
hơn ở dưới nó khỏi bị vận chuyển. Sau khi quá trình<br />
này được hoàn thành, lòng sông bị thô hóa và lớp<br />
thô hơn đươc gọi là lớp thô hóa. Do sự thay đổi các<br />
điều kiện dòng chảy của sông tự nhiên, thường cần<br />
hơn một lớp vật liệu thô hóa để bảo vệ vật liệu mịn<br />
hơn ở dưới nó khỏi bị xói.<br />
Chiều dày lớp thô hóa yêu cầu thay đổi theo kích<br />
thước của vật liệu lớp thô hóa. Thông thường, chiều<br />
dày khoảng 2÷3 lần đường kính hạt lớp thô hóa<br />
hoặc 2 m là đủ. Sự suy thoái lòng dẫn có thể được<br />
tính toán dựa trên sự hình thành hoặc lớp thô hóa,<br />
hoặc độ dốc ổn định.<br />
<br />
Hình 4. Phác họa lớp thô hóa đáy lòng dẫn<br />
Phương pháp ổn định độ dốc<br />
Khi không đủ vật liệu thô để hình thành lớp thô<br />
hóa thì phương pháp ổn định độ dốc có thể được<br />
sử dụng để xác định độ dốc lòng sông phía hạ lưu.<br />
Phương pháp này căn cứ vào thể tích vật liệu được<br />
di chuyển. Độ dốc giới hạn hoặc độ dốc ổn định<br />
cuối cung có thể tính toán bằng phương trình vận<br />
chuyển bùn cát. Nếu có một đáy đá gốc ở hạ lưu<br />
<br />
hoặc có một sự kiểm soát khác, độ dốc giới hạn sẽ<br />
bắt đầu tại điểm đó và kéo dài theo chiều về phía<br />
thượng lưu.<br />
Độ dốc giới hạn có thể được tính từ độ dốc ban<br />
đầu của phương trình vận chuyển bùn cát hoặc độ<br />
dốc ban đầu của một tiêu chuẩn thiết kế kênh ổn<br />
định.<br />
<br />
TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN<br />
Số tháng 02 - 2014<br />
<br />
41<br />
<br />
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI<br />
4. Kết luận<br />
<br />
làm giảm quá trình bồi lắng lòng hồ, đặc biệt là quá<br />
<br />
Quá trình bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ<br />
<br />
trình xói mòn lưu vực trong giai đoạn khi công trình<br />
<br />
chứa Sơn La đã và đang diễn ra khá nhanh và mạnh<br />
<br />
mới đi vào hoạt động như hiện nay, cũng như<br />
<br />
mẽ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bồi<br />
<br />
nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm giảm<br />
<br />
lắng và xói lở đó, nên nhằm để nâng cao tuổi thọ<br />
<br />
thiểu quá trình xói lở hạ du đập sau một thời kì vận<br />
<br />
của hồ và hạ lưu hồ, cần tăng cường các biện pháp<br />
<br />
hành hồ chứa Sơn La.<br />
<br />
Hình 5. Phương pháp ổn định độ dốc<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Cao Đăng Dư và nnk (1992), Xói mòn lưu vực và bồi lắng hồ Hòa Bình, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học<br />
Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Hà Nội.<br />
2. Vi Văn Vị , Phạm Văn Sơn, Trần Bích Nga và nnk (1985), Xói mòn lưu vực sông Đà và khả năng bồi lấp hồ<br />
Hòa Bình. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Hà Nội.<br />
3. Annandale G.W. (1987), Reservoir Sedimentation, Elsevier Science Publishers B.V/Science and Technology<br />
Division, Amsterdam, Netherlands.<br />
4. Goldman S.J., Jackson K. and Bursztynsky A.T. (1986), Erosion and Sediment Control Handbook, McGrawHill, New York.<br />
5. Julient P.Y. (1995), Erosion and Sedimentation, Cambridge University Press, Cambridge, U.K.<br />
<br />
42<br />
<br />
TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN<br />
Số tháng 02 - 2014<br />
<br />