Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 151 - 156<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO<br />
MÔN TOÁN CAO CẤP CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT<br />
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
Nguyễn Quỳnh Hoa*, Trần Thị Mai, Nguyễn Thị Thu Hường<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thực trạng về kết quả học tập môn Toán cao cấp của sinh viên năm thứ nhất của Trường ĐHKT<br />
& QTKD trong những năm gần đây có xu hướng giảm đáng kể. Trong bài báo này, nhóm tác giả<br />
đã tìm hiểu để đưa ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, từ đó nhóm tác giả đề xuất một<br />
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo môn Toán cao cấp cho sinh viên năm thứ nhất của<br />
Trường Đại học Kinh tế & QTKD.<br />
Từ khóa: Toán học, chất lượng đào tạo, giải pháp, ngành kinh tế, cơ bản.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trên cơ sở phân tích những khó khăn chung của sinh viên năm thứ nhất học tập môn Toán Cao<br />
cấp và những nguyên nhân của nó, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm cải thiện và<br />
nâng cao chất lượng học tập môn Toán cao cấp cho sinh viên toàn trường.<br />
NỘI DUNG<br />
Kết quả học tập Môn Toán Cao cấp<br />
* Bảng tổng hợp kếp quả học tập Môn Toán cao cấp của sinh viên Trường ĐH Kinh tế & QTKD<br />
qua các khóa K7, K8, K9, K10.<br />
(Nguồn số liệu từ Phòng Thanh tra – Khảo thí & ĐBCL)<br />
Điểm<br />
<br />
A (%)<br />
<br />
Khóa<br />
5<br />
K7<br />
1.2<br />
K8<br />
8.1<br />
K9<br />
7.1<br />
K10<br />
Ghi chú:<br />
Loại đạt:<br />
A ( 8,5 – 10): Giỏi; B ( 7,0 – 8,4): Khá;<br />
C (5,5 – 6,9): Trung bình;<br />
D (4,0 - 5,4): Trung bình yếu<br />
Loại không đạt: F ( dưới 4,0): yếu<br />
<br />
B (%)<br />
<br />
C (%)<br />
<br />
D (%)<br />
<br />
F (%)<br />
<br />
17.2<br />
10.3<br />
11<br />
10.5<br />
<br />
22.1<br />
13.4<br />
17<br />
13.8<br />
<br />
19.8<br />
22.6<br />
22<br />
19.5<br />
<br />
35.6<br />
52.5<br />
41.9<br />
49.1<br />
<br />
Ta thấy tỷ lệ sinh viên đạt điểm A là rất thấp trong khi đó tỷ lệ sinh viên đạt điểm F lại khá cao.<br />
Điều này cho thấy kết quả đạt được sau khi các em học xong môn Toán Cao cấp còn rất thấp.<br />
Nguyên nhân của thực trạng trên*<br />
Nguyên nhân về phía Giảng viên<br />
- Đời sống của một bộ phận giảng viên, đặc biệt là một số giảng viên trẻ gặp nhiều khó khăn do<br />
thu nhập thấp, trong khi chi phí học tập nâng cao trình độ lại cao. Nhiều giảng viên sau một thời<br />
gian công tác ở trường có xu hướng chuyển công tác để tăng thu nhập hoặc hợp lý hóa gia đình.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0977 615828, Email: hoakhcb@gmail.com<br />
<br />
151<br />
<br />
Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Do các giảng viên cũng mới tiếp xúc và làm<br />
quen với hình thức đào tạo theo học chế tín<br />
chỉ nên còn nhiều bỡ ngỡ với các quy định về<br />
học chế tín chỉ như: yêu cầu về giảng dạy,<br />
xây dựng đề cương chi tiết theo mẫu chuẩn.<br />
- Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý những giảng<br />
viên vi phạm nội quy, quy chế khi lên lớp.<br />
Nguyên nhân về phía Sinh viên<br />
- Mức điểm trúng tuyển vào trường của sinh<br />
viên cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất<br />
lượng đầu vào của nhà trường.<br />
- Sinh viên chưa được chuẩn bị đầy đủ cả về<br />
nhận thức, tâm lý, phương pháp học tập và<br />
làm việc theo học chế tín chỉ, hình thức này<br />
đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân và đòi hỏi tính<br />
tự chủ, chủ động cao trong việc sắp xếp quá<br />
trình học tập.<br />
- Nhiều sinh viên có thói quen ỷ lại đến ngày<br />
thi mới học hoặc một số sinh viên mải chơi<br />
dẫn đến kết quả học tập kém. Đa số các sinh<br />
viên vẫn thụ động, không chăm chỉ, không<br />
phát huy tính tự giác trong học tập, còn dành<br />
phần lớn thời gian cho hoạt động khác như<br />
vui chơi, giải trí.<br />
Nguyên nhân về chương chình đào tạo và<br />
thực hiện quá trình đào tạo<br />
- Chương trình đào tạo chưa được thiết kế phù<br />
hợp do được thiết kế khi chưa xác định rõ<br />
chuẩn đầu ra, chưa dựa vào một chương trình<br />
đào tạo chuẩn quốc tế và chưa có sự tư vấn,<br />
góp ý của những những chuyên gia, những<br />
người tuyển dụng và người sử dụng lao động.<br />
- Phần mềm quản lý đào tạo còn rất nhiều tồn<br />
tại nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình<br />
quản lý đào tạo.<br />
- Việc tổ chức các lớp lý thuyết, thực hành<br />
và lớp thảo luận nhìn chung là quá số lượng<br />
cho phép nên đã ảnh hưởng đến chất lượng<br />
môn học.<br />
- Công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả<br />
học tập của sinh viên được thực hiện theo quy<br />
chế 43 của Bộ GD & ĐT và quy chế 135 của<br />
ĐHTN. Cách tính điểm cho mỗi học phần<br />
môn học như đang được áp dụng có khoảng<br />
cách điểm chia khá rộng. Do đó khi tính điểm<br />
152<br />
<br />
124(10): 151 - 156<br />
<br />
trung bình chung và trung bình chung tích lũy<br />
gây thiệt thòi cho sinh viên.<br />
Nguyên nhân về cơ sở vật chất<br />
- Hệ thống phòng học, các trang thiết bị phục<br />
vụ cho quá trình dạy học chưa đáp ứng được<br />
việc tổ chức các lớp học phần.<br />
- Tài liệu học tập tại thư viện còn thiếu đặc<br />
biệt là nhóm tài liệu tham khảo chưa được<br />
quan tâm thích đáng.<br />
- Hạ tầng công nghệ thông tin còn chưa đảm bảo.<br />
Một số giải pháp<br />
Về phía nhà trường<br />
Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn<br />
kỹ và chi tiết cho sinh viên năm thứ nhất<br />
trong tuần sinh hoạt công dân về phương<br />
pháp học tập theo tín chỉ.<br />
Năng cao chất lượng của giờ sinh hoạt lớp và<br />
vai trò của cố vấn học tập trong việc hướng<br />
dẫn sinh viên về phương pháp học.<br />
Nhà trường phải thường xuyên tập huấn cho<br />
đội ngũ giảng viên về phương pháp dạy học<br />
tích cực và đổi phương pháp dạy học theo đào<br />
tạo tín chỉ. Trong đó lưu ý nhấn mạnh việc<br />
hướng dẫn sinh viên đọc tham khảo tài liệu và<br />
chuẩn bị bài trước khi đến lớp.<br />
Theo khảo sát, phần lớn sinh viên đều cho<br />
rằng lớp học quá đông, giáo viên không bao<br />
quát được số lượng sinh viên ngồi ở phía cuối<br />
lớp. Đồng thời một số sinh viên ngồi phía<br />
cuối lớp không quan sát và tập trung được<br />
phần bài giảng ở phía trên của thầy cô. Do đó<br />
nên bố trí để giảm quy mô lớp đối với môn<br />
học Toán Cao cấp tối đa là 60 sinh viên cho<br />
một lớp học phần. (Hiện nay nhà trường đang<br />
bố trí 85-95 sinh viên cho một lớp học phần) để<br />
tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực<br />
của bản thân trong nghiên cứu và thảo luận.<br />
Học phần Toán Cao cấp hiện nay là 4 tín chỉ<br />
gồm 2 phần: Đại số tuyến tính và Giải tích<br />
với lượng kiến thức sinh viên phải nắm vững<br />
được tương đối nhiều. Do vậy nhà trường nên<br />
tách thành 2 học phần riêng là học phần Đại<br />
số tuyến tính và học phần Giải tích để tạo<br />
điều kiện cho sinh viên nắm được đầy đủ,<br />
vững và chắc khối lượng kiến thức theo yêu<br />
cầu của môn học.<br />
<br />
Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Về phía Bộ môn<br />
Thường xuyên tổ chức các buổi siminar theo<br />
từng chuyên đề của môn học<br />
Rà soát chương trình môn học với sự tư vấn,<br />
góp ý của các khoa liên quan, những nhà<br />
tuyển dụng và người sử dụng lao động.<br />
Thường xuyên rà soát lại hệ thống ngân hàng<br />
câu hỏi, không được yêu cầu thấp đối với sinh<br />
viên cũng không đưa ra yêu cầu quá cao mà<br />
phần lớn sinh viên không đạt được.<br />
Kiến nghị với hội đồng khoa học nhà trường<br />
tách môn Toán Cao cấp thành 2 học phần<br />
riêng và biên chế tối đa 60 sinh viên cho một<br />
lớp học phần.<br />
Về phía giảng viên<br />
Giảng viên là nhân tố trung tâm của nhà<br />
trường quyết định đến chất lượng của đào tạo.<br />
Vấn đề nề nếp, kỷ cương và lòng say mê dạy<br />
học là vấn đề không phải mới nhưng luôn<br />
được quan tâm trong mọi hình thức đào tạo,<br />
do vậy mỗi giảng viên cần:<br />
Không ngừng hoàn thiện về bản thân về mọi<br />
mặt như trình độ chuyên môn, tư cách đạo<br />
đức, trách nhiệm nghề nghiệp.<br />
Cần thay đổi phương pháp giảng dạy, biết lựa<br />
chọn phương pháp dạy cho phù hợp với đối<br />
tượng đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất các<br />
em còn bỡ ngỡ với môi trường học tập mới.<br />
Xây dựng lại đề cương bài giảng, giáo án lên<br />
lớp, kịch bản giờ giảng<br />
Giảng viên lên lớp nên áp dụng nhiều phương<br />
pháp dạy học tích cực để sinh viên không cảm<br />
thấy nhàm chán và khô khan khi tham gia tiết<br />
học. Giảng viên chủ động tạo không khí lớp<br />
học thân thiện và thoải mái để thu hẹp khoảng<br />
cách giữa giảng viên và sinh viên, giúp sinh<br />
viên tự tin tham gia trao đổi và thảo luận.<br />
Trong giờ thảo luận (giờ bài tập) cần hướng<br />
dẫn kỹ, cận thận, chi tiết và nhiệt tình hơn,<br />
quản lý sinh viên chặt chẽ trong vấn đề làm<br />
bài tập của sinh viên nên có kế hoạch kiểm<br />
tra, đánh giá mức độ hoàn thành bài tập ở nhà<br />
của sinh viên.<br />
Cố gắng bao quát lớp để tránh tình trạng sinh<br />
viên nghỉ học không có lý do chính đáng.<br />
<br />
124(10): 151 - 156<br />
<br />
Ngay buổi lên lớp đầu tiên của môn học,<br />
giảng viên cần giới thiệu cho sinh viên biết đề<br />
cương của môn học bao gồm các nội dung<br />
như: mục tiêu, nội dung, điều kiện tiên quyết,<br />
các tài liệu bắt buộc và tham khảo cho từng<br />
chương mục, kế hoạch nghiên cứu, cách đánh<br />
giá quá trình học tập. Làm thế, sinh viên sẽ<br />
nắm bắt được định hướng nghiên cứu ngay từ<br />
đầu, họ sẽ không bị động mà có thể chủ động<br />
lên kế hoạch nghiên cứu một cách hòa hợp<br />
với các môn học khác;<br />
Ngoài giờ giảng trên lớp, giảng viên dành<br />
thời gian để giải đáp thắc mắc của sinh viên<br />
liên quan đến môn học.<br />
Về phía sinh viên<br />
Phát huy cao độ tinh thần tự học<br />
Tự học là quá trình bản thân chủ thể phải tích<br />
cực, tự giác tìm tòi, lĩnh hội các tri thức<br />
không phải chỉ thụ động lĩnh hội các kiến<br />
thức trong giáo trình, thông qua các bài giảng<br />
của giảng viên mà còn phải tự tìm tòi học tập,<br />
nghiên cứu trong các sách báo, các phương<br />
tiện thông tin đại chúng, thậm chí lĩnh hội cả<br />
trong thực tiễn cuộc sống.<br />
Để làm được điều này, đối với sinh viên phải<br />
giống như những con ong, cần mẫn không<br />
ngừng nghỉ trong quá trình học tập. Vào đầu<br />
các kỳ học, trước khi nhập môn, các giảng<br />
viên giới thiệu các tài liệu tham khảo môn học<br />
đó. Nhiệm vụ của sinh viên lúc này là ghi<br />
chép các tài liệu đó lại để tìm chúng; sau đó,<br />
sinh viên có thể tìm để mượn, để đọc tại các<br />
thư viện như: thư viện của Nhà trường thuộc<br />
Trung tâm thông tin – thư viện, Thư viện<br />
ANHE thuộc Trung tâm hợp tác quốc tế & du<br />
học, Trung tâm học liệu thuộc Đại học Thái<br />
Nguyên, Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Internet.<br />
Thêm nữa, tinh thần tự học của sinh viên đào<br />
tạo theo học chế tín chỉ còn được thể hiện qua<br />
việc sinh viên tham khảo cách đăng ký học<br />
phần ở các kỳ học. Bởi lẽ, rất nhiều sinh viên<br />
chỉ biết đăng ký theo bạn bè dẫn đến trường<br />
hợp có học kỳ đăng ký quá nhiều môn lý<br />
thuyết, học không nổi và bị rớt hàng loạt; bù<br />
lại, có những học kỳ lại đăng ký quá nhiều<br />
môn học thực hành, thực tập, dẫn đến thời<br />
khóa biểu trùng lặp, không sắp xếp được.<br />
153<br />
<br />
Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Như vậy, để có được kết quả học tập tốt,<br />
không ai có thể “ban thưởng” cho sinh viên,<br />
mà điều quan trọng nhất đó là sinh viên – chủ<br />
thể của quá trình tự học phải không ngừng<br />
tích cực, chủ động học hỏi, trau dồi tri thức,<br />
phải đặt ra những kế hoạch học tập hợp lý,<br />
khoa học hơn và nghiêm túc thực hiện kế<br />
hoạch đó.<br />
Nội dung của quá trình tự học<br />
Thứ nhất, xây dựng động cơ học tập<br />
Khơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó ý<br />
thức tốt về nhu cầu học tập. Người học tự xây<br />
dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là<br />
việc cần làm đầu tiên. Bởi vì, thành công<br />
không bao giờ là kết quả của một quá trình<br />
ngẫu hứng tùy tiện thiếu tính toán, kể cả trong<br />
học tập lẫn nghiên cứu. Nhu cầu xã hội và thị<br />
trường lao động hiện tại đặt ra cho mỗi người<br />
những tố chất cần thiết chứ không phải là<br />
những điểm số đẹp, những chứng chỉ như vật<br />
trang sức vào đời mà không có thực lực vì<br />
động cơ học tập lệch lạc. Có động cơ học tập<br />
tốt khiến cho người ta luôn tự giác say mê,<br />
học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với<br />
một niềm vui sáng tạo bất tận.<br />
Trong rất nhiều động cơ học tập của sinh viên,<br />
có thể khuôn tách thành hai nhóm cơ bản:<br />
- Các động cơ hứng thú nhận thức.<br />
- Các động cơ trách nhiệm trong học tập.<br />
Cả hai động cơ trên không phải là một quá<br />
trình hình thành tự phát, cũng chẳng được<br />
đem lại từ bên ngoài mà nó hình thành và<br />
phát triển một cách tự giác thầm lặng từ bên<br />
trong. Do vậy người giảng viên phải tùy đặc<br />
điểm môn học, tùy đặc điểm tâm sinh lí lứa<br />
tuổi của đối tượng để tìm ra những biện pháp<br />
thích hợp nhằm khơi dây hứng thú học tập và<br />
năng lực tiềm tàng nơi sinh viên. Điều quan<br />
trọng hơn là tạo mọi điều kiện để sinh viên tự<br />
kích thích động cơ học tập của mình.<br />
Thứ hai, xây dựng kế hoạch học tập<br />
Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có<br />
hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch<br />
học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng.<br />
Trong đó kế hoạch phải được xác định với<br />
tính hướng đích cao. Tức là kế hoạch ngắn<br />
hạn, dài hơi thậm chí từng môn, từng phần<br />
154<br />
<br />
124(10): 151 - 156<br />
<br />
phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho<br />
từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể sao cho<br />
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.<br />
Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm,<br />
cái gì là cốt lõi, là quan trọng để ưu tiên tác<br />
động trực tiếp và dành thời gian công sức cho<br />
nó. Nếu việc học dàn trải, thiếu tập trung thì<br />
chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã<br />
xác định được trọng tâm, phải sắp xếp các<br />
phần việc một cách hợp lí, logic về cả nội<br />
dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung<br />
hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng<br />
mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong<br />
kế hoạch. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành<br />
việc học được trôi chảy thuận lợi.<br />
Thứ ba, tự mình nắm vững nội dung tri thức<br />
Đây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều<br />
thời gian công sức nhất. Khối lượng kiến thức<br />
và các kĩ năng được hình thành nhanh hay<br />
chậm, nắm bắt vấn đề nông hay sâu, rộng hay<br />
hẹp, có bền vững không… tùy thuộc vào nội lực<br />
của chính bản thân người học trong bước mang<br />
tính đột phá này. Nó bao gồm các hoạt động:<br />
- Tiếp cận thông tin<br />
- Xử lí thông tin<br />
- Vận dụng tri thức, thông tin<br />
- Trao đổi, phổ biến thông tin<br />
Thứ tư, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập<br />
Việc nhìn nhận kết quả học tập được thực<br />
hiện bằng nhiều hình thức: Dùng các thang đo<br />
mức độ đáp ứng yêu cầu của giảng viên, bản<br />
thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập<br />
thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh<br />
với mục tiêu đặt ra ban đầu… Tất cả đều<br />
mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan<br />
tâm thường xuyên. Thông qua nó người học<br />
tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái<br />
gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu<br />
học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc<br />
phục hay phát huy.<br />
Sinh viên cần hiểu rõ và vận dụng tốt<br />
phương pháp học tập theo nhóm<br />
Ưu điểm của phương pháp học theo nhóm<br />
Những ưu thế từ phương pháp học tập này<br />
hầu như sinh viên nào cũng nhận thức được<br />
và không thể phủ nhận. Học tập trong môi<br />
<br />
Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập<br />
của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng<br />
đồng. Trong khi làm việc nhóm, những mâu<br />
thuẫn sẽ nảy sinh từ đó sinh viên phải giải<br />
quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng<br />
giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục<br />
người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt<br />
gặp trong cuộc sống sau này.<br />
Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe<br />
người khác cũng sẽ là điều mà sinh viên sẽ<br />
học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan<br />
trọng khi các bạn bước ra môi trường làm<br />
việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm<br />
việc trong một môi trường tập thể.<br />
Những hạn chế của phương pháp học theo nhóm<br />
Những mặt tích cực của phương pháp học tập<br />
nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không<br />
phải nhóm sinh viên nào cũng đạt được kết<br />
quả cao nhất với phương pháp học tập này,<br />
thậm chí, đôi khi một số sinh viên cảm thấy<br />
nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít<br />
hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá<br />
nhân. Đó là do, thứ nhất, một số sinh viên coi<br />
bài tập nhóm là công việc của tập thể nên<br />
thường có tâm lí “không phải việc của mình”,<br />
ai cũng trừ mình ra. Và kết quả là “cha chung<br />
không ai khóc”. Nhiều bạn nghĩ rằng học<br />
nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa<br />
học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt<br />
ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện<br />
khác… Điều ấy thật sai lầm. Vì bạn đang tự<br />
hao tốn thời gian của mình một cách vô ích.<br />
Thứ hai, học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng<br />
thành viên trong nhóm. Sự làm việc này<br />
tương tự như sự hoạt động của một dây<br />
chuyền sản xuất. Dây chuyền sẽ không thể<br />
hoạt động, hoặc hoạt động kém hiệu quả nếu<br />
một bộ phận không làm việc hoặc làm việc<br />
không đúng chức năng. Nếu một thành viên<br />
trong nhóm không làm việc như đã phân công<br />
sẽ dẫn đến công việc nhóm sẽ bị ngưng trệ.<br />
Thứ ba, đó là sự phân công công việc không<br />
rõ ràng. Đôi khi một thành viên trong nhóm<br />
phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, trong<br />
khi có thành viên không có việc gì để làm.<br />
Vậy, để phương pháp học tập nhóm đạt hiệu<br />
quả cao nhất cần:<br />
<br />
124(10): 151 - 156<br />
<br />
Một là, sự phân công công việc hợp lí. Điều<br />
này phụ thuộc nhiều vào vai trò và khả năng<br />
chỉ đạo của người nhóm trưởng. Khi công<br />
việc được phân chia rõ ràng cho từng thành<br />
viên họ sẽ ý thức được vai trò của mình, có<br />
trách nhiệm hoàn thành công việc.<br />
Hai là, sự tự ý thức của các cá nhân trong<br />
nhóm, bản thân sinh viên nên thấy trách<br />
nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm<br />
hoàn thành có một phần đóng góp của bản<br />
thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các<br />
thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời<br />
gian, bài vở, tự giác “phát biểu”… Chỉ khi<br />
nào mỗi sinh viên phát huy cao độ tinh thần<br />
độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra<br />
học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học<br />
nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng.<br />
Ba là, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe,<br />
hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một<br />
bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt<br />
hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở<br />
có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn<br />
phương pháp tổ chức của mọi thành viên.<br />
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Chất lượng dạy và học môn Toán Cao cấp<br />
cho sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại<br />
học Kinh tế & QTKD được Bộ môn đặt lên<br />
hàng đầu. Tuy nhiên, làm thế nào để sinh viên<br />
có một kết quả cao trong học tập và đạt hiệu<br />
quả? Đó là điều không phải là vấn đề giải<br />
quyết ngay trong thời gian ngắn, mà ở đây<br />
cần có một quá trình. Bởi lẽ hình thức đào tạo<br />
tín chỉ hiện nay ở nước ta còn khá mới mẻ,<br />
chúng ta vẫn phải thực hiện biện pháp vừa<br />
làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm. Tuy<br />
nhiên, một trong những nguyên nhân hàng<br />
đầu mang lại sự thành công đó là sinh viên<br />
cần phải có một phương pháp học tập phù<br />
hợp với hình thức đào tạo theo này.<br />
Để nâng cao được chất lượng đào tạo môn<br />
Toán ở trường Đại học Kinh tế và Quản trị<br />
kinh doanh Thái Nguyên đòi hỏi phải có một<br />
sức mạnh tổng hợp, trong đó vai trò của Nhà<br />
trường, của các giảng viên, của đội ngũ các<br />
chuyên viên thuộc các phòng ban, của tất cả<br />
các sinh viên của Nhà trường. Nhưng yếu tố<br />
quan trọng nhất là những chủ thể của quá<br />
trình đào tạo, đó là sinh viên. Họ phải có một<br />
155<br />
<br />