Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị của các trường cao đẳng, đại học ở nước ta hiện nay
lượt xem 33
download
Hiện nay, ở nước ta việc nâng cao chất và hiệu quả cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị nhằm thu hút sinh viên có thái độ yêu thích đối với các môn học này đang là vấn đề đặt ra cho các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Xuất phát từ thực tế đó mà bài viết "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị của các trường cao đẳng, đại học ở nước ta hiện nay" đã được thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị của các trường cao đẳng, đại học ở nước ta hiện nay
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. Võ Minh Hùng Bộ môn Lý luận Chính trị, Khoa Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Theo Hồ Chí Minh “các chú dạy cán bộ, đảng viên về Chủ nghĩa Mác – Lênin chắc có nhiều người thuộc, nhưng các chú có làm cho họ hiểu Chủ nghĩa Mác – Lênin là thế nào không”. Thế nhưng, trong thực tế việc giảng dạy các môn lý luận chính trị ở nước ta hiện nay thực hiện vẫn chưa hiệu quả, nhiều giảng viên vẫn đang sử dụng những phương pháp truyền thụ một chiều “thầy đọc trò chép”, truyền thụ những sự kiện mang tính khô khan và cứng nhắc, dẫn đến làm cho sinh viên cảm thấy nhàm chán môn học, thậm chí có những em có tâm lí e sợ môn học. Vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị ở các trường cao đẳng của nước ta hiện nay, thì phải làm thế nào? Theo chúng tôi, để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập những môn học này, trước tiên chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học; thứ hai, phải quán triệt quan điểm giáo dục lí luận chính trị phải biết gắn lí luận với thực tiễn cuộc sống, "Lý luận đi đôi với thực tiễn", "Lý luận kết hợp với thực hành", "Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận phải liên hệ với thực tế”. 1. Quan điểm Hồ Chí Minh về việc giáo dục lý luận chính trị. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, đó là: Giáo dục chính trị, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân, nhằm thống nhất về tư tưởng, ý chí, phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống. Do đó, gắn lý luận với thực tiễn trong giáo dục lý luận chính trị là một nguyên tắc cơ bản. Người yêu cầu người dạy và người học phải tuân thủ theo những cách thức, phương pháp nhất định trong quá trình giảng dạy và học tập lý luận chính trị. Đối với giáo viên, Người căn dặn: “các chú dạy cán bộ, đảng viên về Chủ nghĩa Mác – Lênin chắc có nhiều người thuộc, nhưng các chú có làm cho họ hiểu Chủ nghĩa Mác – Lênin là thế nào không”1. “Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ để 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tập 2, tr.259. 1
- nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta đặng để giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế…, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng của mình”2. Như vậy, nhiệm vụ của giảng viên là giảng dạy thế nào để sinh viên – học sinh hiểu, vận dụng để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp cách mạng nước nhà, phục vụ tốt hơn cho công tác xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì thế, trong quá trình giảng dạy, ngoài trang bị lý luận chính trị, người giảng viên phải gắn liền với thực tiễn, bám sát tình hình thực tiễn để người học hiểu và nắm chắc lý luận. Và quan trọng hơn, người giảng viên phải giúp cho sinh viên biết cách vận dụng lý luận vào thực tiễn cuộc sống. Đối với người học, Người dạy rằng: “Học lý luận không phải để nói mép… Học để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác nào đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi chuyện trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng”3. Người chỉ rõ: “Học tập Chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập tinh thần xử trí mọi việc đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những nguyên lí phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Học để làm, lý luận phải đi đôi với thực tiễn”4 . Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, học lý luận không nhằm mục đích lý luận đơn thuần mà nhằm đem vào thực hành trong thực tế. Học lý luận là để vận dụng, chứ không phải học lý luận để tạo cho mình một cái “vốn” để sau này đưa ra mặc cả với Đảng. Học lý luận là để giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra. Người chỉ rõ: “Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế”. Người đã yêu cầu giáo dục lý luận chính trị phải biết gắn lý luận với thực tiễn cuộc sống, "Lý luận đi đôi với thực tiễn", "Lý luận kết hợp với thực hành", "Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận phải liên hệ với thực tế” 5. "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông"6. Trong đó thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận lá phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều, lý luận và thực tiễn 2 Sđd,tập 8, tr.492. 3 Sđd,tập 6, tr.47. 4 Sđd,tập 9, tr.292. 5 Sđd,tập 9, tr.292. 6 Sđd,tập 8, tr.496. 2
- phải gắn bó biện chúng với nhau. Vì vậy, theo Người, vấn đề gắn lý luận với thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong dạy học nói chung và trong giảng dạy các môn lí luận chính trị nói riêng. 2. Thực trạng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở nước ta hiện nay. Hiện nay, ở nước ta việc nâng cao chất và hiệu quả cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị nhằm thu hút sinh viên có thái độ yêu thích đối với các môn học này đang là vấn đề đặt ra cho các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Khi nghe đến môn học lý luận chính trị là hầu như các em sinh viên đều tỏ thái độ chả mặn mà gì cả nếu không muốn nó là thái độ chán chường. Thái độ đó cũng do một phần giảng viên của chúng ta tạo ra. Theo chúng tôi được biết, hiện nay vẫn còn rất nhiều giờ giảng, giảng viên hầu như chỉ cắm cúi vào giáo trình, nhắc lại một cách mòn mỏi những điều đã có, đã được ghi chép một cách đầy đủ, rõ ràng trong sách vở, tài liệu. Nhiều giờ học trôi qua trong sự nhàm chán, nặng nề nếu không muốn nói là tra tấn bởi giảng viên hầu như chỉ biết có lý thuyết suông, chỉ sử dụng một phương pháp tuyết trình hết sức đơn điệu “thầy đọc, trò chép”... dẫn đến bài giảng thiếu sức sống, sức hấp dẫn, sức thuyết phục, không sinh động đang, không tạo ra được cảm hướng trong giờ học cho sinh viên đang là một hiện tượng khá phổ biến tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo chính trị hiện nay của nước ta. Hệ quả tất yếu kéo theo đó là chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, giảng dạy yếu kém, thậm chí đôi khi còn phản tác dụng và tạo ra tâm lý ức chế, khiên cưỡng, gò ép cho người học. Từ đó nhiều người dễ cho rằng chính trị dường như là một lĩnh vực khô khan, thiếu sức sống, thiếu sức truyền cảm... Xuất phát từ quan niệm sai lầm này mà trong thực tế nhiều sinh viên đã đến với các bài học, bài thi các môn chính trị bằng một tâm lý “đối phó”, chỉ chú trọng “học vẹt”, học “thuộc lòng”, học sao cho miễn là qua được các kỳ thi, còn bản chất vấn đề thì hầu như không hiểu hoặc không cần hiểu, niềm đam mê hứng thú hầu như không có,không biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Với những quan niệm và tâm lý xuất phát điểm như vậy thì rõ ràng chất lượng, hiệu quả ở đây có lẽ là vấn đề đáng được báo động7 và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều sinh viên có tâm lý chán nãn dẫn đến việc bỏ học. 7 TS. Nguyễn Thái Sơn: “Vài suy nghĩ về việc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy chính trị hiện nay” (http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=299) 3
- Vậy những nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến những hạn chế nếu trên? Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những nguyên nhân được xem là cơ bản nhất, cô động nhất mà thôi, đó là: Thứ nhất, do đặc thù của bộ môn lý luận chính trị đã là rất khô khan, cứng nhắc, lại hết sức trừu tượng, khó tiếp thu vậy mà lại thường được xếp vào chương trình học các năm thứ nhất, thứ hai khi mà sinh viên đang còn chập chững bước vào ghế nhà trường, tâm lý chưa ổn định, chưa quen với các phương pháp học ở đại học… Vì vậy, khiến cho công tác giảng dạy của giảng viên cũng như việc học của sinh viên gặp nhều khó khắn, gây ra tâm lý chán nãn của sinh viên đối với các môn học. Thứ hai, hiện nay số giảng viên trẻ giảng dạy môn lý luận chính trị chiếm đại đa số trong các trường đại học, ví dụ như trường tôi hiện có 5 giảng viên trong tổ lý luận chính trị đều ở tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Vì vậy, việc thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như kinh nghiệm của vốn sống dường như là một hiện tượng khá phổ biến. Nhiều giảng viên trẻ nắm vững lý thuyết, thuộc làu giáo án, có phương pháp giảng dạy tốt, có khả năng sư phạm nhưng bài giảng vẫn chưa hay, vẫn còn thiếu sức thuyết phục, thậm chí còn bị sinh viên, học sinh chê là “non”, là “lý thuyết suông”, nguyên nhân cơ bản cũng chỉ nằm ở chỗ bài giảng thiếu tính thực tiễn, thiếu kinh nghiệm sống. Cụ thể là thiếu những dẫn chứng mang tính trãi nghiệm lịch sử, thiếu những ví dụ lịch sử mang tính sinh động, thiếu đi cái “hơi thở” thực sự của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội đã và đang diễn ra hàng ngày hàng giờ xung quanh những quan điểm lý luận mà giảng viên đó trình bày. Đối với một số giảng viên lớn tuổi, từng trải hơn, già dặn hơn trong nghề thì có thể vốn sống, kinh nghiệm sống sẽ dồi dào hơn. Qua đó hàm lượng thực tiễn trong bài giảng, trong giáo án của họ có thể tăng lên và nhờ vậy giờ giảng của những giáo viên này sẽ phần nào thuyết phục hơn, có sức sống hơn. Tuy nhiên ở đây chúng ta dễ bắt gặp một tình trạng cũng rất đáng lo ngại, có thể gọi tình trạng đó bằng cụm từ “xơ cứng”. Sự xơ cứng ở đây thể hiện ở chỗ các ví dụ thể hiện sự minh hoạ cho tính thực tiễn thường bị lặp đi lặp lại, thường ít được đổi mới. Một tình huống thực tiễn có thể được sử dụng cho nhiều bài giảng, minh hoạ cho nhiều nội dung. Điều này cũng sẽ gây ra sự nhàm chán, đôi lúc còn vô tình hạ thấp, làm tầm thường hoá những quan điểm lý luận sâu xa. Mặt khác, giảng viên lớn tuổi thường không sử dụng những phần mền công nghệ thông tin trong dạy học, làm giảm đi sự hấp dẫn và hứng thú của sinh viên. Đồng thời, một biểu hiện của sự hạn chế nữa đó là giảng viên bộ môn chính trị còn tỏ ra 4
- không theo kịp tốc độ biến đổi hàng ngày, hàng giờ của đời sống thực tiễn nước ta hiện nay8. Thứ ba, một nguyên nhân khác khá quan trọng khiến cho việc giảng dạy lý luận chính trị kém phần hấp dẫn là vì sự lựa chọn và chắt lọc thông tin để đưa vào bài giảng của giảng viên là chưa thật sự hiệu quả, mang tính thời sự... Chúng ta ai cũng biết trong đời sống thực tiễn của thời đại hội nhập quốc tế hiện nay có muôn vàn sự kiện, hiện tượng đang diễn ra hàng ngày hàng giờ. Trong đó có biết bao thứ bộn bề hỗn độn, đặc biệt là trong cái thực tiễn tạm gọi là rất “thô ráp” đó còn lẫn lộn biết bao thứ thật giả, phải trái, tốt xấu, trắng đen. Cái nào đúng, cái nào sai, cái nào là chân giá trị, cái nào là giả dối, cái nào nên dùng, cái nào nên vứt bỏ, đâu là cái mới, cái tiến bộ, hợp quy luật, đâu là những thứ bọt bèo rác rưởi cần phải sàng lọc, gạt qua một bên, thậm chí phải vứt bỏ hoàn toàn? Hàng trăm hàng nghìn câu hỏi hóc búa được đặt ra, có biết bao nhiêu là vấn đề phải lựa chọn sàng lọc để có được một hình ảnh thực tiễn vừa hấp dẫn, sinh động, vừa đúng đắn, phù hợp với quan điểm đường lối. Vậy đòi hỏi chúng ta phải biết lựa chọn, sàng lọc, phải biết “rút tỉa” từ trong thực tiễn những gì là tinh tuý nhất, những gì là bản chất nhất, linh hồn nhất để rồi tiếp tục cô đọng nó, hoà quyện nó một cách tự nhiên, hài hoà với những quan điểm lý luận vốn khô khan và trừu tượng. Đây là một việc làm vô cùng khó, phức tạp, nó đòi hỏi ở người giảng viên chính trị không chỉ có sự cần cù, chăm chỉ, chịu khó, tích cực học hỏi, lượm lặt mà còn phải đòi hỏi có một sự nhạy cảm, thông minh, óc vận dụng sáng tạo, khiếu quan sát nhạy bén và trên hết là một khả năng tổng hợp, phân tích, khái quát hoá, trừu tượng hoá rất cao. Dĩ nhiên là người giảng viên chính trị nào cũng được đào tạo để có đủ khả năng hoàn thành công việc này, nhưng trong thực tế không phải ai cũng làm được. Và do không làm được, lại sẵn tâm lý ngại “đụng chạm”, ngại “nói sai” nên nhiều giảng viên đã áp dụng luôn cái khuôn khổ biết thì thưa thốt, không biết thì im lặng bỏ qua. Tốt nhất là cứ lý thuyết suông mà diễn giải. Do đó bài giảng đã nặng nề lại càng thêm năng nề hơn, nhàm chán lại càng nhàm chán hơn, khô khan lại càng khô khan hơn9. Vậy để nâng cao hiệu quả cho việc giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay, chúng ta cần làm như thế nào? 8 TS. Nguyễn Thái Sơn: “Vàu suy nghĩ về việc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy chính trị hiện nay” (http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=299) 9 TS. Nguyễn Thái Sơn: “Vàu suy nghĩ về việc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy chính trị hiện nay” (http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=299) 5
- 3. Một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở nước ta hiện nay Thứ nhất, bài giảng phải bám sát với giáo trình, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Đồng thời còn phải bám sát thực tiễn về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của thế giới nói chung và của đất nước nói riêng để bài giảng đạt được hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, giảng viên giảng dạy lý luận chính trị thì phải luôn luôn cập nhật, lượm lặt thông tin và biết chắt lọc thông tin một cách chính xác, đầy đủ nhất và mang tính thời sự nhất. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn mà buộc tất cả các giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị phải cần cù, chăm chỉ, chịu khó và bỏ công sức của mình khi giảng dạy những môn này. Ví dụ, giảng bài chương VIII: Đường lối đối ngoại của học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giảng viên muốn dạy tốt học phần này thì không cách nào khác đó là giảng viên phải nắm vững chính sách, đường lối đối ngoại của nước ta qua từng kỳ Đại hội; phải nắm vững kiến thức về hoàn cảnh lịch sử trong nước cũng như quốc tế; và phải thường xuyên cập nhật, chắt lọc thông tin một cách chính xác và đầy đủ để cho bài giảng phù hợp với thực tế cũng như thu hút sự quan tâm, chú ý của sinh viên và lôi cuốn các em, giúp các em giảm đi sự nhàm chán mà tăng sự thích thú khi học những môn này. Thứ hai, khi dạy các môn học này, giảng viên cần chú ý việc đưa thực tiễn vào bài học sao cho hợp lý. Tính hợp lý ở đây là những yếu tố thực tiễn phải là những yếu tố điển hình, nổi bật, các sự kiện phải mang tính thời sự, phải có thực, không thêm bớt, liên hệ với thực tiễn phải sát và phù hợp với những vấn đề lý luận mà giảng viên muốn chứng minh. Mỗi vấn đề thực tiễn đưa ra, giảng viên cần phải phân tích để người học thấy được nội dung thực tiễn này nó gắn với vấn đề lý luận như thế nào. Tất nhiên, không phải nội dung lý luận nào cũng phải có liên hệ thực tế mà chỉ nội dung nào quan trọng, cần thiết hay muốn tăng thêm tính thuyết phục. Bởi lẽ nếu trong các bài giảng của các môn lý luận chính trị, nội dung nào cũng buộc phải liên hệ thực tiễn thì không thể đảm bảo về mặt thời gian do dung lượng kiến thực lý luận quá nhiều, mặt khác nếu tập trung nhiều quá những vấn đề thực tiễn, bài giảng có thể biến thành buổi nói chuyện thời sự. Ví dụ, khi dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng viên cần đưa hình ảnh, phim tư liệu, thơ văn, những câu chuyện đời thường của Bác vào trong bài giảng; đặc biệt giảng 6
- về phần những phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh, giảng viên có thể đưa bộ phim tư liệu “Hồ Chí Minh, chân dung một con người” vào cho sinh viên xem. Từ đó, làm cho bài giảng có sức hấp dẫn cũng như thu hút sinh viên khi học môn học này. Thứ ba, trong khi giảng dạy các môn lý luận chính trị, giảng viên cần phải cho sinh viên đi thực tế để thăm quan các di tích lịch sử cũng như các cơ sở kinh tế để các em có thể so sánh đối chiếu, kiến thức đã học trong sách vở với thực tiễn. Ví dụ, như trường chúng tôi, mỗi học kỳ đều tổ chức một chuyến đi thăm quan thực tế miễn phí cho sinh viên. Hình thức này không phải áp dụng đối với tất cả sinh viên mà là có sự chọn lọc. Điều kiện để được lọt vào danh sách đi thăm quan đó là những em có thành tích cao trong kỳ thi giữa học kỳ của các lớp, những em sinh viên có nhiều đóng góp trong quá trình học trên lớp như hay phát biểu, thảo luận... Và kế hoạch này chúng ta phải phổ biến cho sinh viên ngay trong những buổi học đầu tiên để tạo hứng thú, động lực cho các em học tập và phấn đấu. Thực tế, khi áp dụng phương pháp này. đã giúp cho các em có hứng thú hơn trong học tập, tạo ra được tính cạnh tranh giữa các em và không chỉ dừng lại ở đó mà sau mỗi chuyến đi thực tế đó đã có rất nhiều em sinh viên viết thư nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình về môn học, cảm thấy thích thú môn học này. Như vậy, chứng tỏ môn học này vẫn có thể thu hút được sinh viên nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong khi dạy. Thứ tư, giảng viên cần sử dụng tốt các phương pháp giảng dạy tích cực như thảo luận nhóm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp kể chuyện, phương pháp đóng vai... Bởi lẽ đây là những phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Ví dụ, như chúng ta biết, phương pháp thảo luận nhóm (PPTLN) là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực của sinh viên. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhân quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn. Để thực hiện phương pháp này, đòi hỏi công việc đầu tiên của giáo viên là phải chia lớp học theo từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 em sinh viên các nhóm được phân theo tự nhiên hay chủ định tùy từng giáo viên; thứ hai, mỗi nhóm bầu một nhóm trưởng; thứ ba, giáo viên phải chuẩn bị đề tài, câu hỏi cho các nhóm thảo luận, có thể cùng một đề tài hoặc nhiều đều tài khác nhau...; thứ tư, giáo viên cho các nhóm một khoảng thời gian nhất 7
- định để sinh viên nghiên cứu vấn đề cần thảo luận; thứ năm, sau khi nghiên cứu kỷ rồi thì các nhóm lần lượt trình bày vấn đề mà nhóm mình chịu trách nhiệm; thứ sáu, thảo luận chung của cả lớp và cuối cùng là giáo viên đánh giá, tổng kết vấn đề. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả... Chúng tôi nhận thấy rằng, qua quá trình áp dụng phương pháp này trong dạy học các môn lý luận chính trị đã giúp cho sinh viên chủ động, tích cực, hăng say hơn trong học tập, làm cho tiết học trở nên sôi động, thu hút các em sinh viên. Thứ năm, để lôi kéo, tạo hứng thú cho sinh viên khi học các môn này, chúng ta có thể tổ chức trò chơi như đường lên đỉnh Olympia cho sinh viên vào các những tiết ôn tập giữa kỳ và cuối kỳ. Ví dụ, như chúng tôi đã thực hiện trong những năm qua đó là, mỗi lớp chúng ta chọn 4 đội, mỗi đội chọn 4 sinh viên tham dự cuộc thi. Nội dung cuộc thi gồm có 4 phần: phần thứ nhất, khởi động (gồm những câu hỏi trắc nghiệm và tự luận); phần thứ hai, nhận diện lịch sử (xem hình và đoán nội dung); phần thứ ba, vượt chướng ngại vật (gồm những câu hỏi tự luận); phần thứ 4, tiếp sức về nguồn (gồm những câu hỏi trắc nghiệm). Nội dung cuộc thi là bao gồm những kiến thức đã học, thông qua trò chơi này có thể vừa chơi vừa ôn tập cho các em. Đội nào thắng sẽ có phần thưởng và đội vô địch sẽ được chọn và đi thi với các lớp khác trong trường. Khi tôi áp dụng phương pháp này, nhìn chung tất cả sinh viên đều thích thú, háo hức và không khí lớp học đã trở nên sôi nổi hẳn lên. Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi giảng viên phải thật sự tâm huyết, phải am hiểu về công nghệ thông tin và cũng mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Thứ sau, khi giảng dạy các môn này, chúng ta nên giảm áp lực đối với sinh viên về việc kiểm tra và thi cử, chúng ta có thể cho sinh viên làm tiểu luận nộp bài thay vì thi; rồi cũng có thể cho sinh viên điểm ngay trên lớp nếu các em hay xung phong phát biểu; rồi cho thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan; rồi ra đề thi theo hình thức đề mở... Khi đó, tâm lý của các em cũng nhẹ nhàng và không bị áp lực nhiều khi học những môn học này. 8
- Như vậy, vấn đề là làm thế nào để dạy tốt, học tốt và hiệu quả cũng như mang lại sự hứng thú cho người học đối với các môn lý luận chính trị hiện nay vẫn đang là vấn đề nhức nhối, trăn trở của bao thế hệ giảng viên đứng trên bục giảng của các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ góp một phần kinh nghiệm nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mônhọc này. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số giải pháp nâng cao khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên
8 p | 154 | 10
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ Học viện Tài chính giai đoạn hiện nay
7 p | 29 | 8
-
Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của học sinh Trường Trung học phổ thông Hữu nghị Quốc tế
5 p | 71 | 6
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đào tạo trung cấp lý luận chính trị hiện nay
5 p | 14 | 5
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Cao đẳng Sơn La
5 p | 86 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại” tại Học viện Khoa học Quân sự
9 p | 133 | 5
-
Kết quả đào tạo và một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho đội ngũ công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
5 p | 102 | 5
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập các môn Lý luận chính trị tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 23 | 4
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo tại phân hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa
6 p | 24 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 39 | 3
-
Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn Việt Nam hiện nay
3 p | 83 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học các môn khoa học Mac - Lê nin ở trường Đại học
4 p | 90 | 3
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khiếm thính
3 p | 63 | 3
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ dân vận tại Ban Dân vận cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
9 p | 15 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên 4.0
4 p | 48 | 2
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học, trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
5 p | 43 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Hải Dương giai đoạn hiện nay
4 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn