intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo trực tuyến ngành hướng dẫn du lịch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng và phát triển phương thức đào tạo trực tuyến (E – learning) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số là một hướng đi phù hợp. Bài viết này làm rõ về đào tạo trực tuyến và gợi mở một số giải pháp đào tạo trực tuyến ngành Hướng dẫn Du lịch trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo trực tuyến ngành hướng dẫn du lịch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

  1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo trực tuyến ngành hướng dẫn du lịch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Đào Dũng Tóm tắt Xây dựng và phát triển phương thức đào tạo trực tuyến (E – learning) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số là một hướng đi phù hợp. Bài viết này làm rõ về đào tạo trực tuyến và gợi mở một số giải pháp đào tạo trực tuyến ngành Hướng dẫn Du lịch trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Từ khóa: Đào tạo trực tuyến (E – learning), cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngành Hướng dẫn Du lịch 1. Đặt vấn đề Đào tạo trực tuyến (E-learning) đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với ngành giáo dục nữa. Đây là hình thức giáo dục đang ngày được phổ cập và sử dụng bởi các giáo viên vì những lợi ích mà nó mang lại. Giáo dục trực tuyến cho phép đào tạo mọi lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ khi dịch Covid-19 xảy ra, đào tạo trực tuyến mới thật sự được triển khai mạnh mẽ. Trong thời gian qua, dạy học trực tuyến là lựa chọn hàng đầu của nhiều cơ sở đào tạo, trong đó có các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng thực tế cho thấy đào tạo trực tuyến còn có nhiều những khó khăn và thách thức cần có những giải pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề. Là một giảng viên giảng dạy ngành Du lịch Khách sạn, tác giả đã thực hiện việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá những thách thức trong hoạt động đào tạo E – learning đối với ngành Hướng dẫn Du lịch. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp có thể nâng cao hiệu quả đào tạo E – learning đối với ngành Hướng dẫn Du lịch tại các cơ sở giáo dục đào tạo, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo E – learning và chất lượng giáo dục nghề nghiệp chung cả hệ thống. 2.Nội dung 2.1. Tổng quan về đào tạo trực tuyến E-Learning, còn được biết tới với tên gọi như onlinE-Learning, hay đào tạo trực tuyến, được hiểu là quá trình sử dụng công nghệ thông tin và hệ thống mạng để cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, cùng việc gia tăng nhanh chóng tốc độ kết nối cũng như cơ sở vật chất hạ tầng thiết lập hệ thống Internet, học tập trong thời đại hiện nay không chỉ gói gọn trong phương thức truyền đạt kiến thức truyền thống, mà còn được phát triển qua nhiều hình thức đa dạng khác như đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, và thậm chí là đào tạo trực tuyến thông qua thiết bị điện thoại di động. Việc học tập trực tuyến này cho phép cũng như khuyến khích người học tham gia các khóa học tại bất cứ lúc nào, nơi nào, độ tuổi nào, tạo môi trường để người học có thể mở rộng kiến thức và hiểu biết của mình. Tại các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong thời gian gần đây, các trang cá nhân thông qua các mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Twitter, QQ, WhatApp… đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân, để tìm hiểu, chia sẻ và tương tác thông tin. Kết hợp các yếu tố nói trên, E-Learning xuất hiện như một nền tảng tất yếu để xây dựng hệ thống giáo dục và đào tạo hiệu quả hơn, chất lượng hơn. 972
  2. Mặc dù ở các quốc gia trên thế giới, hay ở các cơ sở đào tạo có thể có các cách bố trí về giao diện học tập khác nhau, tuy nhiền, thông thường, một mô hình đào tạo trực tuyến đơn giản có thể bao gồm những nhân tố sau: (1) Hệ thống cổng thông tin/Trang chủ: bao gồm các đường dẫn giúp người học có thể tùy chọn các thông tin, thư mục, cập nhật dữ liệu mới hay tra cứu thông thường (2) Hệ thống lớp học ảo: bao gồm các học liệu đã được xây dựng thông qua những bài giảng đa phương tiện với các video; các tập tin dưới dạng văn bản (.doc; .docx) hay các tập tin dạng slide thuyết trình (.ppt; .pptx); các tập tin âm thanh (.mp3) giúp người học luôn luôn có thể chọn lựa một phương thức học tập phù hợp dù ở bất cứ đâu, với điều kiện được kết nối qua mạng Internet Hình 1. Mô hình hệ thống E-Learning (3) Hệ thống quản lý học tập và giảng dạy: bao gồm việc quản lý chương trình đào tạo, quản lý học viên, hỗ trợ và quản lý công tác giảng dạy, hỗ trợ trả lời những thắc mắc liên quan đến người học và người hướng dẫn (4) Hệ thống quản lý tài nguyên: bao gồm việc quản lý học liệu bằng cách hỗ trợ và cho phép giảng viên thu thập tài liệu, phát hành tài liệu giảng dạy, Tại một số quốc gia trên thế giới, hệ thống cho phép tích hợp với thư viện số bao gồm kho tài nguyên học thuật số hóa rộng lớn, các tạp chí chuyên ngành thuộc hệ thống Scopus hay ISI… Tính đến thời điểm hiện tại, mô hình đào tạo E-Learning được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam hiện nay. Đây là hệ thống quản lý học tập LMS (Learning Management System). Theo đó, người dạy, người học và người quản trị hệ thống đều truy cập vào hệ thống này với những mục tiêu khác nhau đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và việc dạy học diễn ra hiệu quả. Trong mô hình đào tạo E-Learning còn có 5 mô hình nhỏ khác như: • Mô hình CBT & WBT • Mô hình Online learning • Mô hình Distance learning 973
  3. • Mô hình LMS • Mô hình Blended Learning Hiện tại nhiều nước phát triển trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ mô hình đào tạo trực tuyến trong hệ thống giáo dục chung trên cả nước, điển hình như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc, Hà Lan, Thụy Điển, Canada, Hong Kong,… 2.2. Ưu điểm của đào tạo trực tuyến Theo một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, so với đào tạo truyền thống, đào tạo trực tuyến mang lại cho học viên nhiều lợi ích như: Thứ nhất, về sự thuận tiện: Học dựa trên E-Learning được thực hiện phù hợp với tiến độ học tập và hoàn cảnh của người học, đảm bảo học mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ hợp tác trong môi tường mạng. Với người quản trị, dễ dàng quản lý lớp học với số lượng lớn. Thứ hai, về chi phí và sự lựa chọn: Chi phí cho một khóa học trực tuyến không cao, học viên có thể lựa chọn các khóa học phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bản thân. Thứ ba, về sự linh hoạt: Khi tham gia một khóa học mới, người học có thể không cần phải học tất cả nội dung, qua đó có thể đẩy nhanh tiến độ học tập. Các khóa học dễ dàng được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng. Ở các nước phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của đào tạo trực tuyến khiến cho nhiều người lo lắng cho sự an nguy của đào tạo truyền thống. Nhiều quan điểm cho rằng sự ra đời của đào tạo trực tuyến là để triệt tiêu đào tạo truyền thống. Tuy nhiên cũng giống như kinh doanh online, đào tạo trực tuyến ra đời với những ưu điểm để lấp đầy hạn chế của phương pháp đào tạo truyền thống, hướng tới một mục tiêu chung thúc đẩy nền giáo dục phát triển một cách toàn diện nhất. Đúng như câu nói của bà Susan Hockfield, chủ tịch MIT: “Loại hình đào tạo trực tuyến không phải là kẻ thù của hình thức truyền thống mà sẽ là một đồng minh mật thiết”. 2.3. Thuận lợi và khó khăn của đào tạo trực tuyến tại Việt Nam Sau nhiều cuộc khảo sát để đánh giá thực trạng đào tạo trực tuyến của giảng viên và học viên ở các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam trước đây và trong thời gian vừa qua. Nhiều chuyên gia đã phân tích những điểm thuận lợi và khó khăn của đào tạo trực tuyến ở Việt Nam. 2.3.1. Thuận lợi: • Về thời gian và địa điểm học: Người học có thể thuận lợi sắp xếp thời gian cho bản thân để vừa thuận lợi cho công việc, vừa thuận lợi cho việc học. Người học có thể học ở bất kỳ nơi nào chỉ cần có mạng Internet, tự chủ động trong quá trình học; • Về khả năng tiếp thu: Học viên dễ tiếp nhận nội dung bài học một cách dễ dàng, phù hợp với tiến độ nhịp học. • Về thời gian và chi phí: Người học không bị gián đoạn việc học tập nếu không thể đến trường vì có thể truy cập vào bất cứ máy tính nào, ở bất cứ đâu với một khoản chi phí không lớn, lại tiết kiệm được thời gian. • Về khả năng kết nối: Giáo dục trực tuyến kết nối được người học với các giảng viên dù ở xa hay giờ giấc không trùng nhau. Việc này tiết kiệm thời gian cho giảng viên, cho phép họ tập trung vào chuyên môn chính là giải đáp thắc mắc, hướng dẫn thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm 974
  4. thực tế, tạo động lực và khuyến khích sáng tạo. Những thứ khác như bài giảng, chấm bài, theo dõi chuyên cần... đều được ghi lại và trợ giúp bằng phần mềm. • Về cách thức học tập: Người học được học cách phù hợp nhất với mình: qua video có thể xem lại nếu cần, thầy không phải giảng lại. Việc tiếp thu kiến thức qua nhiều công cụ khác như học liệu minh hoạ, sách, các ứng dụng trên điện thoại di động... giúp họ tranh thủ và chủ động được thời gian. • Về lộ trình học của từng cá nhân: Công nghệ và phần mềm hiện đại có thể hiểu rõ từng học viên, biết điểm mạnh - yếu, lỗ hổng kiến thức, thời gian học tập trung, dễ hiểu bài qua hình minh hoạ hay qua video bài giảng... Một điểm thuận lợi nữa của đào tạo trực tuyến ở Việt Nam đó là nhu cầu học tập và hiểu biết của học sinh ngày càng cao, nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, các ngành như công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, du lịch... ngày càng được nhiều sinh viên theo học. 2.3.2. Một số hạn chế của E-Learning: • Khi người học không có động lực có thể sẽ không theo kịp hoặc chậm trễ dẫn đến nghỉ học, bỏ học. • Người học cần phải có phương tiện học tập (máy tính, mạng Internet) và đảm bảo về đường truyền. • Một hệ thống E-Learning hoạt động tốt tạo được mối liên lạc thường xuyên giữa người học và giảng viên, còn nếu không sẽ làm giảm động lực học tập của người học. Như vậy có thể thấy rằng cho đến trước năm 2020, ở Việt Nam có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo bắt đầu triển khai đào tạo E-Learning. Tùy theo mức độ ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong đào tạo, mức độ đầu tư về học liệu điện tử và mục đích đào tạo mà việc triển khai đào tạo E-Learning ở mỗi cơ sở đào tạo hiện nay có sự khác nhau. Các cơ sở đào tạo phần lớn triển khai E-Learning để đào tạo các khóa ngắn hạn hay để hỗ trợ cho hệ đào tạo chính quy. Các đơn vị thực hiện theo mô hình hỗ trợ cho hệ đào tạo chính quy chủ yếu đáp ứng nhu cầu theo dõi học liệu của sinh viên. Đại dịch Covid-19 đã khiến không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, thời gian qua ngành giáo dục nói chung và đào tạo nói riêng đã chứng kiến một sự “đổi mới” chưa từng có, đó là dạy học trực tuyến tại tất cả các trường học từ Tiểu học cho đến Cao đẳng, Đại học trong năm 2020 ở Việt Nam. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong năm 2020 vừa qua ở Việt Nam đã hình thành ba hình thức tổ chức dạy học trực tuyến E – learning đó là hỗ trợ dạy học trực tiếp, thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp và thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp. Trong hình thái mới của dạy học E – learning, công nghệ đã góp phần nâng cao tính linh hoạt của việc học và bảo đảm duy trì hoạt động giáo dục, góp phần thực hiện đủ kế hoạch năm học trong khung thời gian cho phép. Tuy vậy, hoạt động dạy học E – learning vừa qua cũng đã cho thấy một số khiếm khuyết cần phải có những giải pháp tổng thể cũng như giải pháp cụ thể của từng cơ sở khi thực hiện đào tạo trực tuyến. 2.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo trực tuyến ngành Hướng dẫn Du lịch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 975
  5. 2.4.1. Những khó khăn, thách thức khi triển khai đào tạo trực tuyến ngành Hướng dẫn Du lịch Thực tế triển khai đào tạo E – learning tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung và ngành Hướng dẫn Du lịch đã có một số khó khăn như sau: Thứ nhất, hệ thống chính sách, cơ chế, cơ sở pháp lý đối với phương pháp đào tạo trực tuyến vẫn đang trong quá trình xây dựng, bổ sung, hoàn thiện đổi mới quản lý cả ở cấp vĩ mô và cấp cơ sở. Hiện nay, đào tạo trực tuyến là một nội dung còn khá mới mẻ đối với cả ngành giáo dục nói chung, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chưa có quy chế đào tạo trực tuyến. Điều này dẫn đến việc thực hiện hoạt động đào tạo trực tuyến còn nhiều hạn chế cần phải nghiên cứu bổ sung. Thứ hai, về cơ sở vật chất đòi hỏi phải có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh, có kết nối Internet băng thông rộng, tốc độ cao, xây dựng website và website E-Learning hoàn chỉnh với chi phí cao nên từ phía các cơ sở còn đang cân nhắc đầu tư. Thứ ba, về nhân lực phục vụ website E-Learning cần có cán bộ chuyên trách phục vụ sự hoạt động của hệ thống E-Learning. Theo quy định hiện tại chưa có cơ chế hoạt động này ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thứ tư, về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: để soạn bài giảng E-Learning của ngành Hướng dẫn Du lịch có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của giảng viên. Đồng thời, giảng viên phải có chuyên môn, khả năng sư phạm, kỹ năng sử dụng công nghệ và am hiểu về các phần mềm được sử dụng trong đào tạo E – Learning. Điều này, ngoài năng lực và sự nỗ lực của giảng viên thì còn cần những chương trình đào tạo, tập huấn cụ thể cho giảng viên về các phần mềm, công cụ công nghệ thông tin được sử dụng trong đào tạo trực tuyến. Hiện nay, hoạt động này cần phải đẩy mạnh hơn nữa cho giảng viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu. Thứ năm, về phía Học sinh Sinh viên: học theo phương pháp E-Learning đòi hỏi Học sinh Sinh viên phải có tinh thần tự học. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cách học thụ động truyền thống, tâm lý học phải có thầy (không thầy đố mày làm nên) dẫn đến việc tham gia học E-Learning chưa trở thành động lực học tập, nhiều học sinh sinh viên chưa có thói quen học trực tuyến mà chỉ quen học tập trung, có thầy cô giáo hướng dẫn. 2.4.2. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo trực tuyến ngành Hướng dẫn Du lịch: * Về phía cơ quan chủ quản: Ở góc độ vĩ mô thì Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Sở Giáo dục Đào tạo cần đổi mới, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về E-Learning phù hợp với thực tiễn đối với các trường, đội ngũ giáo viên, sinh viên, người lao động, doanh nghiệp tham gia đào tạo trực tuyến có hiệu quả. * Về phía các cơ sở giáo dục đào tạo: Thứ nhất: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần hoàn thiện văn bản quản lý, hướng dẫn khai thác, sử dụng hệ thống E-Learning trong đào tạo trực tuyến ngành Hướng dẫn Du lịch; tổ 976
  6. chức các buổi tập huấn cụ thể cho từng loại đối tượng: cán bộ quản lý giáo dục, quản trị hệ thống, giảng viên, sinh viên để hiểu rõ về hệ thống E-Learning được sử dụng trong nhà trường. Thứ hai, cần đầu tư cơ sở kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của đào tạo trực tuyến E – Learning như: đường truyền Internet tốc độ cao, phần mềm phục vụ E-Learning, website, thư viện điện tử, phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa các chuyên ngành đào tạo, trong đó có ngành Hướng dẫn Du lịch. Thứ ba, cần tăng cường đội ngũ quản trị E-Learning về số lượng và chất lượng, đặc biệt cần bồi dưỡng trình độ cho quản trị viên để không những vận hành tốt, xử lý kịp thời mỗi khi xảy ra sự cố mà còn phải có những chiến lược lâu dài nhằm phát triển, mở rộng quy mô, phạm vi ứng dụng của hệ thống E-Learning trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục tại Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thứ tư, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng biên soạn nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức học tập đối với đào tạo trực tuyến của đội ngũ cán bộ, giảng viên, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy. Thứ năm, xây dựng quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp công nghề thông tin, từ đó có thể hợp tác, thuê ngoài dịch vụ (outsourcing) của các đơn vị công nghệ E-Learning chuyên nghiệp. * Về phía các khoa quản lý chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Thứ nhất, là đơn vị quản lý chuyên ngành, khoa chuyên ngành cần tạo điều kiện tối ưu cho đội ngũ giảng viên của khoa tiếp cận thực tế trong lĩnh vực Du lịch, qua đó có thể có nhiều thời gian, tâm huyết xây dựng hệ thống bài giảng điện tử có chất lượng tốt phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đào tạo. Thứ hai, tổ chức biên soạn học liệu, bài giảng mẫu chất lượng cao, báo cáo thực tế trong ngành Du lịch. Thứ ba, tổ chức trao đổi kinh nghiệm về phương pháp học tập sử dụng E-Learning trong khoa, lắng nghe phản hồi của giảng viên, học sinh sinh viên để nâng cao chất lượng bài giảng và hoạt động giảng day E – Learning. *Về phía giảng viên giảng dạy các học phần của ngành Hướng dẫn Du lịch Thứ nhất, với vai trò rất quan trọng của giảng viên giảng dạy các học phần cơ sở và chuyên môn của ngành Hướng dẫn Du lịch trong việc triển khai E-Learning: giảng viên không chỉ cần nắm bắt được phương pháp học tập mới mà còn phải là người chủ động tham gia soạn bài giảng điện tử, case study, bài tập phục vụ cho giảng dạy, phục vụ cho tự học của người học. Do đó tự bản thân giảng viên phải tự trang bị cho mình phương pháp, kỹ năng, khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học, thiết kế bài giảng điện tử đạt chất lượng tốt, có khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại theo hình thức E – Learning. Thứ hai, giảng viên có thể thực hiện giải pháp kết hợp là sử dụng E-Learning (online) và giảng dạy truyền thống trên giảng đường (offline) cần được phối hợp song song: Giảng viên giảng dạy kiến thức lý thuyết trên E-Learning để học sinh sinh viên học ngành Hướng dẫn Du lịch có thể học tập, tham gia thực hiện mọi hoạt động như đang học trên một lớp học thực sự. 977
  7. Giờ thực hành, nhập vai thuyết minh, hướng dẫn viên, tổ chức quản lý và điều hành tour, tổ chức các trò chơi hoạt náo, luyện kỹ năng mềm phục vụ … học sinh sinh viên sẽ đến lớp học dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Đồng thời, giảng viên có thể quy định học sinh sinh viên gặp giảng viên trong một số buổi để thảo luận, trao đổi và giải quyết một số vấn đề nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập theo những yêu cầu đặc thù của ngành Hướng dẫn Du lịch. * Về phía học sinh sinh viên học ngành Hướng dẫn Du lịch: Thứ nhất, khác với hình thức đào tạo truyền thống, học tập trên trường, lớp, học sinh sinh viên học ngành Hướng dẫn Du lịch có thể được giảng viên trực tiếp hướng dẫn học tập và dẫn dắt các hoạt động tranh luận và phản biện với nhau cũng như với chính giảng viên thì trong môi trường trực tuyến các học viên sẽ ít có động lực để trao đổi và tương tác trong những buổi học trực tuyến cụ thể, vì vậy trước tiên tự bản thân học sinh sinh viên học ngành Hướng dẫn Du lịch phải tự giác nâng cao ý thức học tập, tự xây dựng cho mình một phương pháp tiếp cận chủ động hơn trên mỗi học liệu chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch trên hệ thống E – Learning Thứ hai, học sinh sinh viên học ngành Hướng dẫn Du lịch phải tuyệt đối chấp hành tất cả các quy định trong việc học kiến thức lý thuyết, làm bài tập, tìm kiến tài liệu, ôn luyện, trao đổi và thảo luận theo yêu cầu của giảng viên đưa ra. Thứ ba, phải trang bị cho mình các kiến thức về Internet, mạng xã hội, phần mềm trực tuyến … để đảm bảo có thể hiểu và học được kiến thức về ngành nghề Hướng dẫn Du lịch theo hình thức E – Learning Thứ tư, chủ động gặp gỡ giảng viên để thảo luận, trao đổi cũng như giải đáp các thắc mắc về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ thuật sử dụng công cụ công nghệ thông tin trong quá trình học E – Learning. Thứ năm, phản hồi kịp thời những khó khăn, vướng mắc của bản thân trong quá trình học E – learning với giảng viên giảng dạy để có biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo kết quả học tập của cá nhân đạt chất lượng theo quy định của ngành Hướng dẫn Du lịch và nghề Hướng dẫn sau này. 3. Kết luận Những tiến bộ công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi người lao động phải có khả năng thích ứng nhanh nhất với sự thay đổi của môi trường làm việc. Chính vì vậy, nội dung, phương thức giáo dục nghề nghiệp cũng phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu mới. E-learning là quá trình sử dụng công nghệ đa phương tiện và Internet để nâng cao chất lượng học tập bằng cách tạo cơ hội cho người học tiếp cận nguồn học liệu, các dịch vụ cũng như cơ hội trao đổi, phối hợp với nhau. Hoạt động đào tạo trực tuyến E – learning là mô hình đào tạo thông minh đã áp dụng được sự phát triển của khoa học công nghệ vào đào tạo mang tính bức phá vượt trội trong giáo dục, rút ngắn thời gian học cho người học, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Do đó các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần có chiến lược triển khai mô hình này phù hợp với đặc thù của từng cơ sở, từng khoa, từng chuyên ngành trong đó có ngành Hướng dẫn Du lịch để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 978
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Văn Biều. 2012. Một số vấn đề về đào tạo trực tuyến (E-learning). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 40, tr 86-90. 2. Trần Thanh Điện, Nguyễn Thái Nghe. 2017. Các mô hình E-learning hỗ trợ dạy và học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề Công nghệ thông tin, tr 103-111. 3. Lê Văn Toán, Trương Thị Diễm. 2020. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo trực tuyến trong giáo dục đại học trong bối cảnhcách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 33-36. 4. Nhật Anh. 2022. “Chuyển đổi số - chìa khóa nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”. Truy cập ngày 4/9/23. https://nhandan.vn/chuyen-doi-so-chia-khoa-nang-cao-chat- luong-giao-duc-nghe-nghiep-post682816.html. 5. Thu Cúc. 2022. “Chuyển đổi số nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”. Truy cập ngày 4/9/23. https://baochinhphu.vn/chuyen-doi-so-nang-cao-chat-luong-giao-duc-nghe- nghiep-102221226130631246.htm. 6. Nguyễn Thị Thu Hà. 2019. “Phát triển giáo dục đào tạo trực tuyến ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”. Truy cập ngày 4/923. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat- trien-giao-duc-dao-tao-truc-tuyen-o-viet-nam-trong-thoi-ky-hoi-nhap-301446.html. 7. Thy Lê. 2021. “Cách mạng chuyển đổi số trong đào tạo nghề”. Truy cập ngày 4/9/23. https://vnbusiness.vn/viec-lam/cach-mang-chuyen-doi-so-trong-dao-tao-nghe-1082343.html. 8. Bảo Loan. 2022. “Chuyển đổi số trong nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”. Truy cập ngày 4/9/23. https://diendandoanhnghiep.vn/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-nghe- nghiep-de-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-237014.html. 9. Thu Minh, Hữu Nam. 2021. “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19”. Truy cập ngày 4/9/23. https://tapchitaichinh.vn/nang-cao-chat- luong-dao-tao-nghe-truc-tuyen-trong-boi-canh-dich-benh-covid-19.html. 10. Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp. 2020. “Khái quát chung về đào tạo trực tuyến”. Truy cập ngày 4/9/23. https://daotaocq.gdnn.gov.vn/camnangdttt/khai- quat-chung-ve-dao-tao-truc-tuyen-trong-giao-duc-nghe-nghiep. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Nguyễn Đào Dũng. Học hàm, học vị: Thạc sĩ. Cơ quan công tác: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Tp.HCM. Chức vụ: Giảng viên. Điện thoại: 0981.904.690. Email: nguyendaodung@hotec.edu.vn. Địa chỉ: 215 – Nguyễn Văn Luông – Q.6 – Tp.HCM. 979
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0