Một số giải pháp phát huy kiến trúc nhà ở truyền thống của dân tộc Bahnar, Jrai theo tiểu vùng khí hậu Gia Lai
lượt xem 4
download
Đề tài đưa ra mục tiêu nghiên cứu các mô hình kiến trúc nhà ở cho từng nhóm người Bahnar, Jrai phân bố theo địa phương và theo các tiểu vùng khí hậu. Và đề xuất những mô hình kiến trúc nhà ở sao cho vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng của đồng bào, vừa bảo tồn phát huy được những giá trị tốt đẹp trong kiến trúc truyền thống của người Bahnar, Jarai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số giải pháp phát huy kiến trúc nhà ở truyền thống của dân tộc Bahnar, Jrai theo tiểu vùng khí hậu Gia Lai
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR, JRAI THEO TIỂU VÙNG KHÍ HẬU GIA LAI Nguyễn Thị Bích Nhung, Hồ Thủy Trúc, Huỳnh Tấn Long, Đỗ Thị Hồng Nhung, Lê Thăng Long Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Hơn 100 năm qua, những kiến trúc nổi tiếng ở Tây nguyên là khát vọng đưa sự hùng vĩ của núi rừng vào tác phẩm. Những nhà dài, nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên cũng phản phất ngọn núi, thiên nhiên kỳ ảo, trở thành những tác phẩm văn hóa – nghệ thuật đặc sắc. Hai dân tộc Bahnar và Jarai có đời sống, truyền thống văn hóa nghệ thuật – kiến trúc lâu đời nhất ở Gia Lai và trở thành nét trặc trưng của vùng đất này. Trong quá trình hội nhập đô thị hóa và sự thay đổi môi trường sống cũng làm cho kiến trúc của người Bahnar, Jarai chịu nhiều biến động. Những đổi thay này một mặt đã đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng kiên cố của người dân, nhưng mặt khác, nó cũng làm cho nét văn hóa truyền thống trong các làng buôn nhạt nhòa dần. Để giải quyết vấn đề thực tiễn này, đề tài đưa ra mục tiêu nghiên cứu các mô hình kiến trúc nhà ở cho từng nhóm người Bahnar, Jrai phân bố theo địa phương và theo các tiểu vùng khí hậu. Và đề xuất những mô hình kiến trúc nhà ở sao cho vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng của đồng bào, vừa bảo tồn phát huy được những giá trị tốt đẹp trong kiến trúc truyền thống của người Bahnar, Jarai. Từ khóa: Văn hóa Tây Nguyên; Kiến Trúc truyền thống của người Bahnar, Jarai; đề xuất mô hình kiến trúc; bảo tồn và phát huy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhà sàn là một kiến trúc truyền thống của người Việt Nam, từ thời xa xưa, việc xây dựng nhà sàn cho người dân tộc vùng cao không chỉ là nơi che nắng che mưa mà còn là nơi bảo vệ con người tránh được những sự tấn công của thú dữ. Trong rất nhiều kiến trúc sinh thái hiện nay, chúng ta vẫn còn khéo léo đưa nhà sàn vào như một hình thức gìn giữ bản sắc của dân tộc. Tây Nguyên là một vùng đất tụ họp nhiều dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có một thiết kế nhà sàn đặc trưng riêng thể hiện được nét văn hóa của chính dân tộc đó. Hầu hết những nhà sàn tại Tây Nguyên đều được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của cả cộng đồng anh em trong bản, trong thôn. Nhà sàn chủ yếu được xây dựng từ những kiến trúc sư vai trần chân đất, vật liệu được sử dụng cấu thành lên nhà sàn đều là những vật liệu từ thiên nhiên như tre, nứa, lá tranh, dây mây,... Hình 1: Nhà sàn truyền thống tại Tây Nguyên 80
- Trong quá trình đô thị hóa, các nhà sàn truyền thống đang dần bị ảnh hưởng và mất dần đi giá trị truyền thống. Bài nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nhằm góp phần giữ gìn và phát huy kiến trúc truyền thống của dân tộc Bahnar và Jarai. 2. NỘI DUNG 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển kiến trúc nhà ở của ngƣời Jarai, Bahnar Năm 1947 – 1768 Người Jarai và Bahnar thuộc nhóm chủng tộc Austronesia trong ngữ hệ Nam Đảo di cư đến Việt Nam, cư trú ở Tây Nguyên. Năm 1967 người Jarai và Bahnar tập trung đông ở Tây Nguyên và chia thành nhiều làng nhỏ. Người ngôi làng được bố trí dạng mái thuyền vươn ra để tưởng nhớ lại đất nước của tổ tiên mình. Hình 2: Một ngôi làng ở Gia Lai vào năm 1960 Hình 3: Cựu binh Mỹ William Koontz dừng chân ở bản làng 2.2 Biến đổi nhà ở Bahnar, Jrai trong tiến trình hội nhập và đô thị hóa Hiện nay trong quá trình hội nhập và đô thị hóa, sự thay đổi môi trường sống dẫn đến những kiến trúc nhà ở, nhà rông của người Bana, Jarai chịu nhiều biến động. Sự chuyển biến mạnh mẽ ban đầu của những ngôi nhà ở trong các làng này mà ta có thể nhận thấy là việc sử dụng vật liệu xây dựng. Khi những vật liệu tự nhiên sẵn có trong môi trường ngày càng khan hiếm, mà vật liệu công nghiệp lại tiện lợi và ngày càng có giá cả phù hợp hơn, nhiều người dân bắt đầu chuyển sang dùng tôn để lợp nhà, thậm chí là dùng luôn tôn để che chắn xung quanh thay cho vách gỗ hay vách lồ ô của những ngôi nhà sàn truyền thống. Hình 4: Mái nhà bắt đầu chuyển sang mái tôn Hình 5: Nhà ở hiện nay của người Jarai, Bahnar Những đổi thay này một mặt đã đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng kiên cố của người dân, nhưng mặt khác, nó cũng làm cho nét văn hóa truyền thống trong các làng buôn nhạt nhòa dần. 81
- Trong hơn một thế kỷ qua, diện mạo kiến trúc nói chung, nhà ở của cư dân Bahnar, Jrai nói riêng đã có nhiều thay đổi. Nhưng những đổi thay nhanh, quyết liệt, trên quy mô rộng lớn nhất của quá trình hội nhập và đô thị hóa trong khu vực đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của vùng đất này chỉ mới diễn ra trong khoảng 40 năm qua (từ sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975). Bên cạnh những biến đổi có yếu tố tích cực như làm cho nhà ở của người Bahnar, Jrai trở nên bền vững hơn, hiện đại hơn, thì việc nhiều công trình nhà ở (nhất là những công trình được hình thành từ các dự án) vẫn còn nhiều điểm bất cập, trong đó, điều đáng lưu ý nhất là yếu tố bảo lưu văn hóa truyền thống trong nhà ở của từng dân tộc, từng nhóm địa phương vẫn chưa được quan tâm; sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong giải quyết vấn đề nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để tìm ra giải pháp thích hợp nhất dường như còn bị bỏ ngỏ… 2.3. Giải pháp đề xuất 2.3.1 Giải pháp quy hoạch cảnh quan Địa hình ở Gia Lai có nhiều núi, tạo thành nhiều lớp đồng mức, khu đất được phân theo đường đồng mức để tạo nên cảm giác quen thuộc cho người dân ở đây: – Khu vực trung tâm làng: Đưa nhà Rông trường học và trạm y tế vào giữa, bố trí thêm nền sân lễ hội trước nhà rông và trồng các loại cây xanh. Khu vực phía đối diện nhà Rông bố trí khu dịch vụ du 2 lịch 1.448m (bao gồm nhà sàn, homestay, nhà đón tiếp, khu vệ sinh, khu ẩm thực,..) – Khu nhà mồ: Giữ nguyên 23 nhà mồ hiện có và các tượng mồ, có thể sưu tầm và bổ sung thêm một số tượng mồ hoặc nghệ nhân của Làng có thể đẽo tượng để hình thành khu bảo tồn nhà mồ và tượng mồ điển hình của dân tộc Jrai. Khuôn viên quy hoạch khu nhà mồ là 8.989m2 , bố trí hoàn thiện mặt bằng khu biểu diễn cồng chiêng cho chương trình tổ chức lễ bỏ mả phục vụ du khách. – Khu thể dục thể thao: 10.734m2, trồng thêm nhiều cây xanh để hình thành cảnh quan xung quanh của được phục vụ cho du khách đến thăm và có thể là nơi để du khách có thể tham quan. Du khách có thể tự trải nghiệm về cuộc sống làm việc của người Jarai và Bahnar. – Khu ở: Các nhà ở thì được xây dựng theo tiêu chuẩn nhất định, vừa có tiện nghi trong sinh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đời sống của người dân nơi đây, nhưng vẫn giữ được nét bản sắc dân tộc. Các giá trị của hệ thống buôn làng truyền thống trong đô thị ở Gia lai được bảo tồn phát triển. Mỗi khu vực người dân ở vừa có thể quản lí được nơi trồng trọt, làm nông của gia đình mình, vừa kết hợp phát triển kinh tế, vừa kết hợp du lịch để nâng cao đời sống của mình, và làm cho du khách hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa dân tộc. Vừa có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân nơi đây. Công trình. - Khu trồng cây canh tác: trồng lúa nước, cây xanh nhằm tôn trọng thực vật tự nhiên, sản phẩm trồng trọt Sử dụng bê tông giả gỗ: Bê tông giả gỗ hiên nãy trên thị trường được sử dụng rất rộng rãi. Bảo vệ được môi trường sống, mẫu mã đa dạng, giá thành thấp, thi công nhanh gọn, chịu nước cực tốt, độ bền cực cao (Hình 6). 82
- Hình 6: Cắt lớp cảnh quan Hình 7: Quy hoạch làng Plei Ốp 2.3.2 Giải pháp về vật liệu – kết cấu Đề xuất một số chi tiết sử dụng vật liệu địa phương: Tre: – Với tính chất dẻo dai, màu sắc tươi sáng, tre và nứa vừa có thể được sử dụng trong kết cấu, vừa mang tính trang trí cho công trình. Vật liệu tre nứa không tỏa nhiệt như bê tông, làm giảm nhiệt độ đáng kể cho công trình, đặc biệt phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. – Với tính chất nhỏ gọn, hình ống, vật liệu tre được sử dụng rất linh hoạt: các thân tre sẽ được kết hợp với nhau một cách khéo léo bằng các mối nối để tạo thành các cột chịu lực hoặc trang trí cho công trình. – Kết hợp với tính dẻo dai vốn có, các công trình làm bằng tre có thể tạo ra các không gian thoáng mát, cởi mở. – Các kết cấu mái làm từ tre thường gọn và thông thoáng: nhờ đặc tính dẻo dai, kết cấu mái tre có thể đua ra khá xa, tạo ra các không gian mở, thông thoáng. – Trong ruột tre có tinh bột thu hút các loại côn trùng, do vậy, tre cần được xử lý kĩ trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế sự phá hoại của côn trùng, tăng tuổi thọ cho tre. – Biện pháp bảo quản tự nhiên phổ biến trong nhân dân từ xưa là ngâm vào bùn ao 3 – 6 tháng. – Ngoài ra, tre có lớp chống thấm nước nên việc sơn gặp nhiều trở ngại nhưng việc này đã được khắc phục nhờ một vài loại sơn đặc biệt. Nhờ vào các đặc tính ưu việt của mình, tre, nứa chính là một giải pháp hữu hiệu trong việc chống nóng cho công trình, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và làm tăng giá trị công trình nhờ tính địa phương của vật liệu. 83
- Hình 8: Chi tiết sử dụng vật liệu tre, nứa Hình 9: Tre ngâm bảo quản Sử dụng vật liệu thay thế bằng tranh, rơm rạ nhân tạo: Hiện nay, tranh càng ngày càng ít đi, để xây dựng một ngôi nhà phải mất hơn một tháng để kiếm được tranh, rơm, rạ làm mái. Tuổi thọ rất ngắn, đến mùa mưa thì dột, hư hại. Trên thị trường hiện nay đã có những vật liệu Tranh, rơm, rạ nhân tạo được sản xuất rất nhiều, giá thành lại thấp, tuổi thọ cao, có thể chống cháy, có nhiều mẫu mã để lựa chọn, vừa có thể giữ lại bản sắc dân tộc, vừa có thể đáp ứng nhu cầu sinh sống của người dân nơi đây. Hình 10: Tranh nhân tạo dung để lợp nhà Hình 11: Quy cách lợp tranh nhân tạo Hình 12: Bê tông giả gỗ 84
- Giải pháp kết cấu bên trong: có thể dùng mái tôn lợp mái sau đó lợp tranh lên, mái tôn có thể chống nóng và làm mát, giá thành rẻ và phổ biến ở Tây Nguyên. 2.3.3 Giải pháp về không gian nhà ở – Thiết kế nhà sàn theo hướng Bắc - Nam để đón được gió mát và không bị hắt nắng và buổi chiều. Ở Tây Nguyên, một gia đình thường sống nhiều thế hệ, bởi thế một nhà sàn của người Jarai, Bahnar thường được thiết kế từ 3 đến 7 gian nhà tùy theo số lượng thế hệ sinh sống. Chiều rộng của nhà thường khoảng 5.6 - 7m với chiều dài khoảng 3m/gian tùy thuộc vào số lượng gian nhà của mỗi gia đình. – Cải tạo lại không gian ở của nhà sàn, đáp ứng với nhu cầu ở hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của người jarai, bahnar. – Bố trí nhà vệ sinh và nhà bếp trong nhà sàn. Không gian sinh hoạt ngoài ban công của gia đình Không gian ăn uống, sinh hoạt chung Phòng ngủ Bếp Phòng ngủ Hình 13: Phối cảnh nhà sàn Phòng ngủ WC Phòng khách Hình 14: Mặt cắt nhà sàn được cải tạo Hình 15: Mặt bằng cải tạo 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Đề tài đã đưa ra những yếu tố như thời tiết, khí hậu tác động đến hình thái kiến trúc nhà ở truyền thống của các nhóm địa phương Bahnar, Jrai trong phân vùng khí hậu Gia Lai. Qua kết quả khảo sát điền dã của Đề tài đã sưu tầm được các mẫu nhà truyền thống đặc trưng nhất, đại diện nhất cho từng nhóm dân tộc địa phương và qua đó chúng ta cũng thấy được sự thay đổi của kiến trúc nhà ở nhằm thích ứng với điều kiện tự nhiên. Đây là các mẫu nhà truyền thống rất có giá trị về mặt bảo tồn, lưu giữ phục vụ công tác nghiên cứu. Giá trị các ngôi nhà ở đây được xác định là về văn hóa cổ truyền của dân tộc Bahnar và Jrai, đảm bảo tính nguyên gốc của nhóm dân tộc đó, có tính đại diện, điển hình nhất. Hiện nay, các ngôi nhà còn nhiều giá trị về mặt bảo tồn thì đã xuống cấp rất nhiều chưa được sửa sang, một số ngôi nhà đã được sửa lại nhưng vẫn tôn trọng nguyên gốc truyền thống, đây là điều đáng mừng. Nếu chúng ta không có những giải pháp bảo tồn tôn tạo thì nguy cơ mất đi quỹ kiến trúc truyền thống có nhiều giá trị này là rất cao. 85
- Bên cạnh đó sự chuyển biến của ngôi nhà sàn truyền thống là một vấn đề đáng báo động hiện nay, bởi dưới tác động của cơ chế thị trường cũng như quá trình đô thị hóa, hiện nay trong các đô thị ở Tây Nguyên hệ thống buôn làng truyền thống đã có sự biến động mạnh mẽ. Có những đô thị không còn hình bóng của buôn làng và thậm chí cả hình ảnh ngôi nhà sàn. Các đô thị khác ở Tây Nguyên cũng đang có nguy cơ bị mất đi quỹ kiến trúc cùng với hệ giá trị của buôn làng truyền thống. Kiến trúc bị pha tạp và những ngôi nhà sàn truyền thống tuy đơn sơ nhưng đẹp đẽ dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà không khác gì người Kinh.“Thời gian qua, việc xây dựng nhà ở của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, hầu như không có sự quản lý của các cấp chính quyền.” (Nguyễn Hồng Hà 2016). Qua đó cũng nói lên một thực tế là sự biến đổi của ngôi nhà truyền thống là tất yếu nhưng chúng ta phải đưa ra giải pháp cải thiện môi trường ở, loại bỏ phong tục tập quán lạc hậu, nâng cao trình độ nhận thức giúp họ bắt kịp với nhịp sống kinh tế hiện nay nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống, đây là việc cần có sự quan tâm của chính quyền và cộng đồng nhất là người dân địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] http://www.gialai.gov.vn/gioithieu/dieu-kien-tu-nhien.7.aspx [2] https://baogialai.com.vn/channel/8211/201404/de-tai-nghien-cuu-mo-hinhkien-truc-nhaojrai-bahnar- dat-loai-xuatsac-2304931/index.htm [3] http://thegioidisan.vn/vi/hon-nhan-cua-nguoi-ba-na.html [4] Lưu Hùng, Buôn làng cổ truyền xứ Thượng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1994. [5] Nguyễn Hồng Hà 2016, Buôn làng trong đô thị Tây Nguyên, Nxb Xây dựng, 2016. [6] Nguyễn Thị Kim Vân, 2010, Địa danh và di tích Gia Lai dưới góc nhìn lịch sử -văn hóa, ngày xem: 2/10/2019, Nxb KHXH. [7] http://kto.vn/kon-tum-24h/kien-truc-doc-dao-cua-tay-nguyen.html [8] https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/kien-truc-nha-o-truyen-thong-cua-dan-toc-bahnar- thuoc-cac-nhom-dia-phuong-phan-vung-khi-hau-gia-lai.html?fbclid=IwAR10IJDlckkqtCjwm- lGfKtJXvSv8IAjY86yAXCjFvVtHJhUfHQXfX-0y4o [9] http://dch.gov.vn/pages/publications/default.aspx?id=71 [10] Ngô Văn Doanh: “ Nhà Rông từ cái nhìn Khu Vực Đông Nam Á”, Nhà Rông, nhà văn hóa (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Viện văn hóa thông tin, Hà Nội, ngày xem: 17/09/2018, Tr.72-77 86
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu giải pháp quản lý hệ thống công trình kiểm soát lũ vùng tứ giác long xuyên nhằm nâng cao hiệu quả thoát lũ và chủ động phân phối nước ngọt, kiểm soát xâm nhập mặn
5 p | 129 | 18
-
Hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật công nghệ và môi trường trong khai thác đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang
8 p | 83 | 6
-
Đánh giá sự triết giảm sóng ven bờ cho loại đê tái sử dụng lốp xe ô tô làm vật liệu chắn sóng
9 p | 8 | 3
-
Một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ
5 p | 69 | 3
-
Một số giải pháp tổ chức môi trường ở làng - xã nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng hiện đại và phát huy giá trị truyền thống
10 p | 51 | 3
-
Quan điểm của đảng về phụ nữ và phát huy vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới
11 p | 68 | 2
-
Giải pháp hoạt động hỗn hợp gió - Diesel đảo Phú Quý
10 p | 38 | 2
-
Một số giải pháp nhằm huy động nguồn vốn xã hội trong phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam
5 p | 2 | 1
-
Sử dụng giải thuật bầy đàn để chỉnh định bộ điều khiển PID trên mô hình robot PUMA 560
7 p | 4 | 1
-
Công trình Pháp thuộc số 26 Lê Lợi: Thực trạng kiến trúc và giải pháp bảo tồn
12 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn