Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ SAI LỆCH TÍN HIỆU<br />
TRONG CÁC MÔ ĐUN THIẾT BỊ ĐO CAO VÔ TUYẾN РВЭ<br />
CỦA TÊN LỬA KH-35E<br />
Trần Quang Huy1*, Nguyễn Văn Hiếu1, Đặng Việt Hùng1,<br />
Trịnh Xuân Long2, Lê Thị Trang3<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày một số kết quả trong việc xây dựng giải pháp tính toán<br />
và đánh giá tình trạng hoạt động các mô đun trong thiết bị đo cao vô tuyến РВЭ của<br />
tên lửa Kh-35E. Bằng cách tạo giả tập tín hiệu đầu ra bị lỗi, thực hiện mô phỏng<br />
thông qua hai phương pháp: phương pháp trung bình bình phương và phương pháp<br />
tương quan tín hiệu để tính toán độ sai lệch của tín hiệu đo với tín hiệu chuẩn. Các<br />
kết quả trên là tiền đề cho việc xây dựng và chế tạo một thiết bị có khả năng kiểm tra<br />
và chẩn đoán lỗi của các mô đun và thiết bị đo cao vô tuyến РВЭ.<br />
Từ khóa: Đo cao vô tuyến; Tương quan tín hiệu; Trung bình bình phương; Chẩn đoán lỗi.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Thiết bị đo cao vô tuyến РВЭ được lắp đặt trên tên lửa Kh-35E, thực hiện chức năng<br />
xác định độ cao bay của tên lửa so với bề mặt đất (mặt đất liền, mặt băng tuyết hay mặt<br />
biển) và cung cấp số liệu này cho hệ thống điều khiển quán tính ИСУ để tính toán điều<br />
khiển bay [1, 3].<br />
Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động của các khối trong tên lửa Kh-35E<br />
nói chung và khối đo cao vô tuyến РВЭ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do chúng ta thiếu<br />
các phương tiện kiểm tra ngoại trừ 2 hệ thống AKΠA và ACK6.3. Đây là hai hệ thống có<br />
chức năng kiểm tra toàn diện quả đạn Kh-35E [2]. Với 168 tham số cho toàn quả tên lửa, chỉ<br />
có 2 tham số đánh giá toàn diện về khối РВЭ và không có phương tiện nào kiểm tra các mô<br />
đun bên trong РВЭ [4, 5]. Thông thường, để kiểm tra một mô đun mạch điện tử việc kiểm<br />
tra và xác định lỗi được thực hiện bằng cách đo đạc và kiểm tra các thông số tín hiệu đầu ra.<br />
Phương tiện dùng để đo các tín hiệu là các thiết bị đo lường (máy phân tích tín hiệu, máy<br />
hiện sóng, đồng hồ vạn năng,…), đánh giá kết quả thông qua thống kê và so sánh độ sai lệch<br />
so với tín hiệu chuẩn. Bài báo trình bày nội dung xây dựng một phương pháp kiểm tra, đánh<br />
giá các tín hiệu đầu ra bằng cách mô phỏng tín hiệu đầu ra có mức nhiễu khác nhau, sử dụng<br />
thuật toán so sánh độ sai lệch với tín hiệu chuẩn để xác định lỗi. Từ đó, xác định được<br />
phương pháp đánh giá tối ưu cho các mô đun trong thiết bị đo cao РВЭ.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
2.1. Mô đun và đặc trưng tín hiệu trong thiết bị đo cao vô tuyến РВЭ<br />
2.1.1. Các mô đun trong thiết bị đo cao vô tuyến РВЭ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a. Mô đun nguồn của РВЭ. b. Mô đun thu-phát SCT РВЭ.<br />
<br />
<br />
90 T. Q. Huy, …, L. T. Trang, “Một số giải pháp tính toán … РВЭ của tên lửa Kh-35E.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c. Mô đun БПС-Н 3506, 3507. d. Mô đun БС2-Н.<br />
Hình 1. Các mô đun trong thiết bị đo cao vô tuyến РВЭ.<br />
Thiết bị đo cao vô tuyến РВЭ có 4 mô đun bên trong, cụ thể [3]:<br />
+ Mô đun nguồn БП-Н;<br />
+ Mô đun thu – phát cao tần;<br />
+ Mô đun БПС-Н 3506 và БПС-Н 3507;<br />
+ Mô đun БС2-Н.<br />
2.1.2. Đặc trưng tín hiệu trong các mô đun của thiết bị đo cao vô tuyến РВЭ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a. Tín hiệu xung răng cưa. b. Tín hiệu cộng hưởng 1 và 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c. Tín hiệu chuỗi bit. d. Tín hiệu truyền số liệu.<br />
Hình 2. Một số tín hiệu trong các mô đun của thiết bị đo cao vô tuyến РВЭ.<br />
Các tín hiệu trong mô đun của РВЭ bao gồm:<br />
- Tín hiệu điện áp một chiều: +27V, -15,5V, +15,5V, +4,6V, +40,2V.<br />
- Tín hiệu tương tự:<br />
+ Tín hiệu xung răng cưa;<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 91<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
+ Tín hiệu tần số phách;<br />
+ Tín hiệu cộng hưởng 1;<br />
+ Tín hiệu cộng hưởng 2.<br />
- Tín hiệu số:<br />
+ Chuỗi bit;<br />
+ Tín hiệu báo truyền số liệu;<br />
+ Tín hiệu tần số 200 khz;<br />
+ Tín hiệu tần số 2 MHz;<br />
+ Tín hiệu mã ARINC429.<br />
2.2. Cơ sở lý thuyết trong xử lý tín hiệu<br />
2.2.1. Phương pháp sai số trung bình bình phương<br />
Một trong những đại lượng được sử dụng rộng rãi trong thống kê là sai số trung bình<br />
bình phương (MSE - Mean Squared Errors), là trung bình của bình phương các sai số, tức<br />
là bình phương của sự khác biệt giữa các giá trị ước lượng và giá trị thực tế. MSE của giá<br />
trị dự báo Xˆ và giá trị thực tế X được tính theo biểu thức [6-8]:<br />
M SE E [( Xˆ X ) 2 ] (1)<br />
<br />
Nếu Xˆ là một vector của n giá trị dự báo ( Xˆ 1 , Xˆ 2 ,..., Xˆ n ) và X là vector các giá trị<br />
quan sát được ( X 1 , X 2 ,..., X n ) thì MSE của 2 vector là:<br />
1 n ˆ (2)<br />
MSE ( X i X i )2<br />
n i 1<br />
Đối với một ước lượng không có thiên vị, MSE chính là phương sai của ước lượng.<br />
Cũng giống như phương sai, đơn vị đo của MSE bằng bình phương đơn vị của X. Do đó,<br />
lấy căn bậc hai của MSE cho ra sai số RMSE (Root Mean Square Errors) và được gọi là<br />
độ lệch chuẩn.<br />
Sử dụng các giá trị MSE của phép ước lượng để xác định mức độ sai lệch giữa vector<br />
ˆ<br />
X với vector X. MSE sử dụng phép bình phương để khuếch đại sai số, là phương pháp<br />
được sử dụng nhiều trong việc đánh giá sự tối ưu của mô hình hồi quy tuyến tính hoặc để<br />
xấp xỉ một hàm có các tham số chưa biết với các giá trị thống kê với sai số tuân theo phân<br />
bố chuẩn.<br />
Xét ma trận tín hiệu mẫu AM có kích thước (1 x n) là ma trận có các phần tử là các giá<br />
trị lấy mẫu của các tín hiệu chuẩn đầu ra của các mô đun. MSE giữa ma trận tín hiệu mẫu<br />
AM và ma trận tín hiệu đo được AD có cùng kích thước (1 x n) được tính theo biểu thức:<br />
1 n 2<br />
(3)<br />
MSE AM (i ) AD (i ) <br />
n i 1<br />
Dựa trên giá trị MSE ta có thể tính toán và đánh giá mức độ sai lệch giữa ma trận tín<br />
hiệu mẫu AM và ma trận tín hiệu đo được AD tại đầu ra của mỗi dạng tín hiệu. Theo công<br />
thức (3), tín hiệu đo càng giống tín hiệu mẫu khi MSE tiến gần đến 0.<br />
2.2.2. Phương pháp tương quan tín hiệu<br />
Hệ số tương quan (Correlation Coefficient) của hai biến ngẫu nhiên là đại lượng đặc<br />
trưng cho mức độ giống nhau của hai biến đó, ký hiệu là corr(X,Y), σX σY, rX,Y, được tính<br />
theo công thức:<br />
<br />
<br />
92 T. Q. Huy, …, L. T. Trang, “Một số giải pháp tính toán … РВЭ của tên lửa Kh-35E.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
corr ( X , Y ) E (( X EX ).(Y EY )) (4)<br />
rX ,Y <br />
X . Y X . Y<br />
Biểu thức (4) còn gọi là hệ số tương quan Pearson, hệ số tương quan có các tính chất sau:<br />
a) -1 rX,Y 1 vớiX, Y;<br />
b) Nếu X, Y độc lập thì rX,Y = 0, ngược lại chưa chắc đúng;<br />
c) Với mọi hằng số a, b, c, d:<br />
corr ( X , Y ) a.b 0<br />
corr (aX c, bY d ) <br />
corr ( X , Y ) a.b 0<br />
d) rX,Y= 1 khi và chỉ khi X = aY + b, a > 0;<br />
rX,Y=-1 khi và chỉ khi X = aY + b, a < 0.<br />
Hệ số tương quan dùng để đo mức độ phụ thuộc tuyến tính của hai biến ngẫu nhiên X<br />
và Y. Khi rX ,Y càng gần 1 thì tính chất phụ thuộc tuyến tính càng chặt chẽ. Khi rX ,Y<br />
càng gần 0 thì sự phụ thuộc tuyến tính càng lỏng lẻo. Khi rX ,Y = 0, ta nói X và Y không<br />
tương quan. Việc xác định giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) trong các giá trị rX,Y sẽ cho biết<br />
hai biến tương ứng đó có mức độ phụ thuộc tuyến tính nhất (giống nhau hoặc khác nhau<br />
nhất) gọi là phương pháp tương quan cực trị (ECF - Extreme Correlation Function).<br />
Với việc so ghép ma trận tín hiệu mẫu А và ma trận tín hiệu đo được АD có cùng kích<br />
M<br />
<br />
<br />
thước (1 x n) hàm tương quan có dạng:<br />
n<br />
<br />
А (i) А А (i) А <br />
i 1<br />
M M D D<br />
(5)<br />
CF <br />
n n<br />
2 2<br />
А (i) А А (i) А <br />
i 1<br />
M M<br />
<br />
i 1<br />
D D<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
trong đó А , АD tương ứng là giá trị trung bình của các phần tử ma trận А và АD .<br />
M M<br />
<br />
<br />
<br />
Theo công thức (5), tín hiệu đo được càng giống tín hiệu mẫu khi CF tiến gần đến 1.<br />
2.3. Xây dựng giải pháp kiểm tra tín hiệu trong mô đun của thiết bị đo cao РВЭ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ mô phỏng phương pháp kiểm tra tín hiệu đo đầu ra.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 93<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Thông qua quá trình khảo sát và đo đạc các tín hiệu của các mô đun trong thực tế, ta sẽ<br />
lập được bộ tín hiệu chuẩn đầu ra. Tập tín hiệu đầu ra giả lập sẽ được tạo ra từ tập tín hiệu<br />
mẫu bằng cách cộng thêm nhiễu biên độ và nhiễu ngẫu nhiên để thành một bộ tín hiệu đầu<br />
ra có mức độ sai lệch nhất định (giả định là tín hiệu đo). Sau đó, các tín hiệu này được so<br />
sánh với tín hiệu chuẩn bằng hai phương pháp đã trình bày ở mục 2.2 để xác định hiệu quả<br />
đánh giá của mỗi phương pháp. Quá trình kiểm tra tín hiệu đầu ra của mô đun như hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Lưu đồ thuật toán kiểm tra, đánh giá mô đun của thiết bị PBЭ.<br />
Trên cơ sở đó, thuật toán đánh giá mô đun của thiết bị đo cao vô tuyến РВЭ được xây<br />
dựng sử dụng phương pháp Monte-Carlo, thực hiện trên Matlab với n lần thống kê (với n<br />
= 100 mẫu) cho tập tín hiệu đầu ra lỗi. Tính toán độ sai lệch của tập tín hiệu ra này với tập<br />
tín hiệu ra chuẩn bằng hai phương pháp: phương pháp tương quan tín hiệu và phương pháp<br />
trung bình bình phương để vẽ ra hai hàm CF và MSE như trên hình 4.<br />
<br />
<br />
94 T. Q. Huy, …, L. T. Trang, “Một số giải pháp tính toán … РВЭ của tên lửa Kh-35E.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
1) Nhập các giá trị ban đầu: là các ma trận tín hiệu mẫu sau khi số hóa (ADC) tín hiệu<br />
đầu ra của các mô đun cần kiểm tra.<br />
2) Tạo ma trận tín hiệu đo được tại đầu ra của mỗi mô đun mạch cần kiểm tra dựa trên<br />
các phép biến đổi số ADC.<br />
3) Tính các giá trị CF, MSE giữa tập tín hiệu mẫu và tập tín hiệu đo được thực tế theo<br />
các biểu thức (5) và (3) tương ứng ở trên.<br />
4) Dựa trên các giá trị CF, MSE đã xác định bằng phương pháp thống kê, được thực<br />
hiện nhiều lần để vẽ biểu đồ đánh giá mức độ tương quan giữa tín hiệu đo được và tín hiệu<br />
mẫu khi cho mô đun hoạt động.<br />
5) Đánh giá sự sai lệch của tín hiệu đo được thực tế và tín hiệu mẫu dựa trên biểu đồ đã<br />
thống kê và sai số cho phép của tín hiệu.<br />
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Hai phương pháp tính toán độ sai lệch sẽ thống kê các giá trị hàm CF và MSE với n lần thử<br />
các mức sai lệch ngẫu nhiên giữa tín hiệu đo và tín hiệu mẫu. Kết quả mô phỏng như sau:<br />
- Tín hiệu xung răng cưa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Giá trị hàm CF. b) Giá trị hàm MSE.<br />
Hình 5. Giá trị hàm CF và MSE theo sai số ngẫu nhiên tín hiệu xung răng cưa.<br />
Đối với tín hiệu xung răng cưa, ta nhận thấy hàm CF có độ dốc lớn khi biên độ nhiễu<br />
400 mV.<br />
- Tín hiệu chuỗi bit:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Giá trị hàm CF. b) Giá trị hàm MSE.<br />
Hình 6. Giá trị hàm CF và MSE theo sai số ngẫu nhiên tín hiệu chuỗi bit.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 95<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Với tín hiệu chuỗi bit, từ biểu đồ thống kê hình 6, ta thấy hàm CF có độ dốc lớn khi<br />
nhiễu tác động với biên độ 300 mV.<br />
- Tín hiệu xung báo truyền số liệu:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Giá trị hàm CF. b) Giá trị hàm MSE.<br />
Hình 7. Giá trị hàm CF và MSE theo sai số ngẫu nhiên tín hiệu xung báo truyền số liệu.<br />
- Tín hiệu xung 200 KHz:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Giá trị hàm CF. b) Giá trị hàm MSE.<br />
Hình 8. Giá trị hàm CF và MSE theo sai số ngẫu nhiên tín hiệu xung 200 kHz.<br />
Với tín hiệu xung nhịp 200 kHz, hàm CF có độ dốc khá lớn khi nhiễu ngẫu nhiên tác động<br />
với biên độ 300 mV.<br />
Từ các biểu đồ thống kê trên, ta cũng nhận thấy hàm CF có độ dốc lớn khi nhiễu ngẫu<br />
nhiên tác động với biên độ tương đối nhỏ, hàm MSE có độ dốc lớn khi biên độ nhiễu ở<br />
mức 300 mV. Các kết quả mô phỏng trên cùng với đặc trưng của dạng tín hiệu của các mô<br />
đun ta có kết luận: đối với các tín hiệu có mức biên độ nhiễu nhỏ hơn 300 mV phương<br />
pháp sai số tương quan sẽ đánh giá tốt hơn, đối với các tín hiệu có mức nhiễu biên độ lớn<br />
lớn hơn 300 mV sử dụng phương pháp trung bình bình phương đánh giá sẽ hiệu quả hơn.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã trình bày một số kết quả trong việc xây dựng một phương pháp đánh giá<br />
tình trạng hoạt động của các mô đun trong thiết bị đo cao vô tuyến РВЭ thông qua tính<br />
toán độ sai lệch tín hiệu đầu ra so với tín hiệu chuẩn. Bằng cách thực hiện mô phỏng hai<br />
phương pháp kiểm tra: phương pháp sai số trung bình bình phương và phương pháp tương<br />
quan tín hiệu. Hai phương pháp trên đều có thể phân biệt được sự chính xác của các tín<br />
hiệu tại một mức nhiễu nhất định. Do đó, khi thực hiện kiểm tra, đánh giá từng loại tín<br />
<br />
<br />
96 T. Q. Huy, …, L. T. Trang, “Một số giải pháp tính toán … РВЭ của tên lửa Kh-35E.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
hiệu, chúng ta có thể linh hoạt sử dụng một trong hai phương pháp trên để có hiệu quả<br />
đánh giá cao nhất.<br />
Bài báo thuộc đề tài KC-T.21: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo giá kiểm tra thiết bị đo<br />
cao vô tuyến РВЭ của tên lửa Kh-35E”.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Thế Hiếu, Bùi Ngọc Mỹ, “Cơ sở kỹ thuật đo cao vô tuyến điện”, Viện Khoa<br />
học và công nghệ quân sự, 2015.<br />
[2]. “Tài liệu kỹ thuật về thiết bị tự động kiểm tra chẩn đoán tham số AKΠA”, Viện Kỹ<br />
thuật Quân chủng PK-KQ, 2001.<br />
[3]. Vũ Văn Binh, “Khai thác tìm hiểu hệ thống thiết bị đo cao vô tuyến trên quả đạn Kh-<br />
35E”, Viện Điện tử/Viện KHCNQS, 2013.<br />
[4]. “Tổ hợp tên lửa chống tàu URAN-E - Thuyết minh kỹ thuật”, Cục Kỹ thuật /Quân<br />
chủng Hải quân, 2013.<br />
[5]. “Hướng dẫn sử dụng tên lửa 3М-24ЭП1”, Cục Kỹ thuật/Quân chủng Hải Quân, 2013.<br />
[6]. Lê Bá Long, “Sách hướng dẫn học tập Xác suất thống kê”, Học viện Công nghệ Bưu<br />
chính viễn thông, 2006.<br />
[7]. Tống Đình Quỳ, “Giáo trình xác suất thống kê”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013<br />
[8]. S. H. Mok, H. Bang, "Terrain Slope Estimation Methods Using the Least Squares<br />
Approach for Terrain Referenced Navigation," International Journal of Aeronautical<br />
and Space Sciences,2013.<br />
ABSTRACT<br />
A SOLUTION CALCULATING DIFFERENT ERROR OF SIGNAL<br />
IN MODULE OF ALTIMETER RADIO РВЭ ON KH-35E MISSILE<br />
The article presents some results in researching and building method for<br />
calculating and evaluating fault in a module of РВЭ. By using the fake output<br />
signals and situating base on two methods: Mean Squared Error (MSE) and<br />
Extreme Correlation Function (ECF) between output with reference output signals<br />
to calculating different error signals. This is as the premise for researching and<br />
manufacturing the systems detecting and error diagnostic for the modules of<br />
altimeter РВЭ.<br />
Keywords: Radio altimeter; Sniper rifles; Extreme Correlation Function; Mean squared error; Error diagnostic.<br />
<br />
Nhận bài ngày 29 tháng 10 năm 2019<br />
Hoàn thiện ngày 04 tháng 12 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 4 năm 2020<br />
<br />
Địa chỉ: 1Viện Điện tử, Viện KH-CNQS;<br />
2<br />
Học viện Kỹ thuật quân sự;<br />
3<br />
Trường đại học Công nghiệp Hà Nội.<br />
*<br />
Email: tranquanghuy.vdt@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 97<br />