intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp ứng dụng màu sắc trong kiến trúc nhằm cải thiện tâm lý trẻ em khuyết tật

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu "Một số giải pháp ứng dụng màu sắc trong kiến trúc nhằm cải thiện tâm lý trẻ em khuyết tật" đề xuất một số giải pháp ứng dụng màu sắc trong thiết kế kiến trúc nhằm định hướng người thiết kế trong việc áp dụng xây dựng không gian sống cho trẻ, từ đó, giúp đối tượng trẻ em khuyết tật có một môi trường sống toàn diện hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp ứng dụng màu sắc trong kiến trúc nhằm cải thiện tâm lý trẻ em khuyết tật

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MÀU SẮC TRONG KIẾN TRÚC NHẰM CẢI THIỆN TÂM LÝ TRẺ EM KHUYẾT TẬT Đỗ Thị Hồng Nhung* Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. KTS. Trương Ngọc Quỳnh Châu TÓM TẮT Trẻ em mồ côi hiện đang là một mối quan tâm lớn cho đất nước, đặc biệt là trẻ em mồ côi khuyết tật, các em là những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Để các em được phát triển toàn diện, hòa nhập được với cộng đồng thì các công trình cần thêm những thiết kế quan tâm đến tâm lý, cảm xúc để trẻ cảm nhận được sống trong một môi trường ấm áp, thoải mái hơn. Một trong những yếu tố tác động mạnh đến tâm lý trẻ em chính là màu sắc trong không gian sống, màu sắc tác động trực tiếp đến cảm xúc của các em, không những góp phần cải thiện tâm lý mà còn giúp các em phát triển thành những người có ích cho cộng đồng. Bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp ứng dụng màu sắc trong thiết kế kiến trúc nhằm định hướng người thiết kế trong việc áp dụng xây dựng không gian sống cho trẻ, từ đó, giúp đối tượng trẻ em khuyết tật có một môi trường sống toàn diện hơn. Từ khóa: Trẻ em khuyết tật, Ứng dụng màu sắc, Không gian sống, Cải thiện tâm lý 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn như: khuyết tật vận động, nghe, nói, nhìn, trí tuệ, thần kinh, tâm thần và khuyết tật khác. Trẻ em mồ côi là người mà không có cha mẹ bởi vì cha mẹ họ đã chết, đã mất tích hoặc đã bỏ rơi họ vĩnh viễn. Trẻ em mồ côi khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận bị suy giảm chức năng và là người không có cha mẹ nên các em bị khiếm khuyết cả về thể chất và tinh thần trong quá trình phát triển. Do đó, việc hòa nhập với xã hội, việc phát triển một cách bình thường đối với các em là một điều khó khăn. Trong thiết kế kiến trúc, ngoài việc tạo ra không gian cho trẻ em khuyết tật dễ dàng tiếp cận công trình thì vấn đề tâm lý của trẻ cần được chú ý, không gian sống mang một màu sắc tích cực sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ cân bằng cảm xúc và có niềm tin hơn trong cuộc sống. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này trình bày những thông tin và giải pháp cần thiết về việc ứng dụng màu sắc trong thiết kế kiến trúc nhằm đem lại một không gian sống nhiều năng lượng, cải thiện tinh thần, tâm lý trẻ em và giúp các em gắn kết với cộng đồng. Đây sẽ là một sự kết hợp mang tính nhân văn và dễ dàng thực hiện trong thiết kế các công trình. 747
  2. Hình 1. Màu sắc trong không gian kiến trúc 2. PHÂN LOẠI CÁC NHÓM KHUYẾT TẬT VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA MÀU SẮC TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ TRẺ EM Để đưa ra những giải pháp thiết kế phù hợp với từng nhóm trẻ em khuyết tật thì chúng ta cần biết rõ về các nhóm khuyết tật hiện nay, bao gồm: - Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. Các em cần các dụng cụ hỗ trợ như: thanh song song, khung tập đi, nạng, gậy, xe lăn,.. để có thể di chuyển (Hình 2). - Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. Dụng cụ hỗ trợ: gậy dẫn đường, chó dẫn đường,… (Hình 3) Hình 2. Trẻ khuyết tật vận động Hình 3. Trẻ khuyết tật nhìn - Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. Các em không bị khuyết tật vận động hay nhìn thì việc di chuyển sẽ dễ dàng tuy nhiên sẽ gây khó khăn trong việc giao tiếp và nhạy cảm với âm thanh. Vì vậy, công trình phải được thiết kế không gian thoáng, ánh sáng đầy đủ, không quá nhiều vật cản, áp dụng các vật liệu giảm tiếng ồn,… (Hình 4) - Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. Đối tượng này cần hỗ trợ về giáo dục, tâm lý nên việc sử dụng màu sắc trong công trình sẽ hỗ trợ rất lớn trong quá trình 748
  3. phát triển. (Hình 5) Hình 4. Không gian dành cho trẻ khuyết tật nghe Hình 5. Không gian học tập nhiều màu sắc, tạo nói, hạn chế khuất góc nhìn hứng thú cho các em Về cải thiện tâm lý trẻ em, chứng ta nghiên cứu đến màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em như thế nào, kích thích trí tuệ từ đó đưa ra những màu phù hợp với từng không gian khác nhau. - Màu đỏ: sau các màu đen, trắng, màu đỏ là màu trẻ nhận ra sớm sau khi sinh vài tuần tuổi. Trẻ tỏ ra vô cùng hứng thú với màu đơn sắc rực rỡ này. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng màu đỏ giúp trẻ nhớ lâu bởi nó tác động mạnh hơn tới các giác quan, từ đó việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn. Màu đỏ khi được sử dụng kết hợp với các tác động lặp lại hoặc định hướng chi tiết, nó có thể giúp cải thiện sự tập trung và hiệu quả. – phòng học - Màu xanh lá cây: là màu mà mắt ta có thể dễ dàng nhận ra dưới nhiều cấp độ đậm nhạt nhất. Màu xanh lá cây có mặt khắp nơi xung quanh trẻ. Theo các nhà khoa học, màu xanh lá cây có mối liên hệ đặc biệt với thần kinh của trẻ, giúp trẻ tập trung hơn, phát triển kỹ năng tư duy và thúc đẩy khát khao tìm tòi hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh. Ngoài ra, màu xanh lá cây cũng làm dịu tâm hồn trẻ, tạo cảm giác thư giãn, giúp trẻ tự tin hơn. Đây vốn là màu có quy mô lớn nhất trên thế giới. – phòng ngủ, phòng học, khu vui chơi - Màu xanh dương: là màu của sự tin tưởng, tự tin, thông minh. Màu xanh dương khuyến khích hoạt động trí tuệ, lý trí và suy nghĩ logic, tiếp thu bài học nhanh hơn. Đó là màu của trí tuệ. Nó có sức mạnh giúp con người thích nghi với môi trường mới. Tone màu xanh dương đậm kích thích suy nghĩ rõ ràng và tone màu xanh dương nhạt hơn làm dịu tâm trí và hỗ trợ tập trung. – phòng học, phòng sinh hoạt - Màu trắng: là màu sắc dịu nhẹ, dễ nhìn và không bị lóa mắt, khó chịu. Chính vì vậy, nó mang đến cảm giác bình yên, nhẹ nhàng, thư thái trong tâm hồn trẻ thơ. Màu trắng ngà giúp tăng hiệu quả học tập. Đây chính là tiền đề để kích thích trí thông minh của trẻ. - Màu hồng: là màu tươi sáng, thu hút sự ưa thích của trẻ em gái nói riêng và chị em phụ nữ nói chung vì nó tinh tế, nhẹ nhàng và tình cảm. Màu hồng có tác dụng làm dịu sự tức giận, lo lắng và được chứng minh là làm giảm nhịp tim. Đối với trẻ nhỏ, màu hồng giúp bé luôn cảm thấy bình an, nhẹ nhàng, dễ đi vào giấc ngủ sâu và ngon. Nếu trẻ sơ sinh ở trong căn phòng màu hồng sẽ cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn, tâm lý cũng đỡ bất an hơn nên rất tốt cho thần kinh. – phòng ngủ, vui chơi giải trí 749
  4. - Màu vàng: Màu vàng mang lại cảm giác ấm áp, làm tăng sự thích thú và khả năng hoạt động trí óc. Màu vàng tươi tạo cảm giác hạnh phúc và vui tươi; màu vàng nhạt tạo cho chúng ta cảm giác năng động, sáng tạo; màu vàng sẫm tạo cảm giác ấm cúng của sự vĩnh cửu. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều nó có thể gây kích ứng mắt dẫn đến cảm giác căng thẳng, khó chịu. - Màu cam: Là sự hỗn hợp hài hòa giữa hai màu đỏ và vàng. Màu cam là một màu sắc rất sôi động và tràn đầy năng lượng. Màu cam kích thích những suy nghĩ logic, tăng cường trí nhớ và có khả năng tăng cường oxy lên não. Nhờ đó não sẽ hoạt động tốt hơn, sáng tạo và thông minh hơn. - Màu tím: màu tím là sự kết hợp giữa sự mạnh mẽ của màu đỏ và sự vững chắc của màu xanh. Màu tím là biểu tượng của sức mạnh và sáng tạo, nó mang lại cảm giác bình tĩnh và ấm áp và thư giãn cao. Các điều tra đã cho thấy 75% trẻ thành niên thích lựa chọn màu tím hơn các màu khác. Từ đó ta đưa ra kết luận màu sắc có ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc, sự phát triển, tâm lý của trẻ em. Đây sẽ là cơ sở đưa ra những không gian nào nên kết hợp với màu nào sẽ được tổng hợp dưới đây: Bảng 1. Màu sắc sử dụng trong không gian STT Không gian Đỏ Xanh lá cây Xanh dương Trắng Hồng Vàng Cam Tím chức năng 1 Học tập x x x x x 2 Vui chơi x x x x x 3 Sinh hoạt cá x x x x nhân 4 Y tế x x x 5 Kết nối x x x x x x 6 Giao thông x x x x x x Từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng trong việc thiết kế không gian, môi trường cho trẻ em mồ côi khuyết tật. Sự kết hợp giữa 2 yếu tố màu sắc và các tiêu chuẩn riêng trong thiết kế sẽ cho ra được những phương pháp triệt để. Giúp đỡ cho các em có một cuộc sống tốt hơn hòa nhập với xã hội tốt hơn. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MÀU SẮC VÀO TRONG THIẾT KẾ Không gian và màu sắc ảnh hưởng lớn đển sự phát triển của trẻ em đặc biệt là trẻ em mồ côi khuyết tật. Việc hết hợp cả hai sẽ tạo nên môi trường tốt nhất để các em phát triển một cách toàn diện và hòa nhập với cộng đồng dễ dàng hơn. Sau đây là một số giải pháp cho từng không gian: - Không gian giao thông (tối thiểu 900m): Không gian giao thông phù hợp nhóm đối tượng khuyết tật vận động, khuyết tật nhìn. Các tiêu chuẩn để đối tượng này di chuyển tối thiểu là 900mm đối với lối 750
  5. đi, và 1200mm (Hình 6) đối với lối đi có cửa. Những không gian này mang yếu tố chỉ hướng, rõ nàng cần kết hợp những màu tạo điểm nhấn như vàng, đỏ, xanh lá, trắng, cam, tím(Hình 7). Đồng thời kết hợp thêm cây xanh chỉ hướng tăng hiệu quả của công năng (Hình 8). Hình 6. Tiểu chuẩn lối đi Hình 7. Sử dụng màu Hình 8. Sự kết hợp, vàng nhẹ trong giao sự hòa nhập với thông cộng đồng - Không gian học tập: Không gian học tập là không gian phát triển về trí óc cho trẻ, dành cho tất cả trẻ em khuyết tật. Để hỗ trợ thêm về tác động về tâm lý kích thích trí não không gian nên kết hợp nhiều màu sắc khác nhau chủ yếu là các màu vàng, xanh hồng, cam với tông nhạt (Hình 9) và nhấn thêm đỏ, cam, tím… Không quá nhiều màu gây nhiễu. (Hình 10) Hình 9. Màu vàng nhạt được sử dụng trong lớp Hình 10. Màu sắc được hòa trộn nhiều nhưng học không gây khó chịu - Không gian nghỉ ngơi sinh hoạt: Không gian riêng tư là những không gian như phòng ngủ, khu học tập riêng,… Không gian này mang đặc điểm tĩnh lặng, sự tập trung cao, mưu cầu tính chất cá nhân. Nên sử dụng các màu như trắng, hồng, cam, tím,… mang tông màu nhạt, thư giản gia tăng khả năng tập trung nhưng vẫn dảm bảo các tiêu chuẩn về kích thước giao thông tối thiểu 900mm. (Hình 11) 751
  6. Hình 11. màu vàng nhạt được sử dụng trong lớp học - Không gian y tế: Không gian y tế cũng mang sự riêng tư, thư giản cao tuy nhiên cũng cần sự linh hoạt bởi vì ngoài việc điều trị cần nghỉ ngơi thì cũng cần hoạt động để cơ thể hồi phục nhanh hơn. Màu chủ đạo đề xuất cho không gian là trắng (Hình 12) nhấn với các màu khác như vàng, hồng, cam, tím (Hình 13) hạn chế màu đỏ gây khó chịu cho các em. - Không gian kết nối: Không gian kết nối mang tính chất hòa nhập, đem đến sự liên kết gián tiếp giữa người với người, với nhiều mảng màu tính cách khác nhau có thể sử dụng kết hợp tất cả các màu (Hình 14). Hình 12. Tông chính màu trắng kết hợp với Hình 13. Tông chính màu trắng kết hợp với hình vẽ nhiều màu sắc màu nhạt nhấn xanh Hình 14. Không gian kết hợp nhiều màu sắc đa dạng Các giải pháp đều góp phần trong việc cải thiện tâm lý trẻ em mồ côi khuyết tập và kích thích sự tò mò, giúp các em có thể thích ứng hòa nhập với xã hội. Để tận dụng tối đa chúng ta nên kết hợp theo từng công năng khác nhau khai thác một cách triệt để để em lại sự thoải mái của các em. 752
  7. 4. KẾT LUẬN Các cách ứng dụng màu sắc kết hợp với kiến trúc cho trẻ em mồ côi khuyết tật hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Với những gợi ý trên người thiết kế có thể áp dụng nhiều hơn, đa dạng phong phú màu sắc cho từng không gian để cải thiện một phần tâm lý trẻ, giúp các em hòa nhập với cộng đồng một cách tự nhiên nhất. Tuy nhiên, muốn ứng dụng cần phải hiểu tâm lý, công năng sử dụng của công trình để tránh gây ra những tác động không tốt đến sự phát triển của trẻ em mồ côi khuyết tật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Designs, T. A. (2018, 11 19). Tạp Chí Kiến Trúc. Retrieved from Vai trò của màu sắc trong kiến trúc: Hiệu ứng hình ảnh và kích thích tâm lý: https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen- muc/vai-tro-cua-mau-sac-trong-kien-truc-hieu-ung-hinh-anh-va-kich-thich-tam-ly.html 2. Anh, N. N. (2020, 03 20). colokit. Retrieved from Tác động của màu sắc tới trí thông minh của trẻ : https://colokit.com.vn/tac-dong-cua-mau-sac-toi-tri-thong-minh-cua-tre.html 3. Dương, L. s. (2022, 11 17). Luật Dương Gia. Retrieved from Người khuyết tật là gì? Như thế nào được gọi là người khuyết tật?: https://luatduonggia.vn/nhu-the-nao-duoc-goi-la-nguoi-khuyet-tat/ 4. Handhome, A. N. (2017, 08 25). Tạp chí kiến trúc. Retrieved from Kiến trúc và thiết kế cho người khuyết tật: https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/kien-truc-va-thiet-ke-cho-nguoi- khuyet-tat.html 5. Hương, V. (2020, 09 06). Tạp chí kiến trúc. Retrieved from Lưu ý gì khi thiết kế kiến trúc dành cho người khiếm thính: https://kienviet.net/2020/09/06/luu-y-gi-khi-thiet-ke-kien-truc-danh-cho- nguoi-khiem-thinh/ 6. Nam, B. x. (n.d.). Retrieved from Tổ chức phòng ngủ cho người khuyết tật: https://inhunter.com/to-chuc-phong-ngu-cho-nguoi-khuyet-tat 7. Nguyễn, M. (2017, 09 10). ASHUI. Retrieved from Một số công trình trường học tiêu biểu dành cho người Điếc & Khiếm thính trên thế giới: https://ashui.com/mag/chuyenmuc/kien-truc/13645- mot-so-cong-trinh-truong-hoc-tieu-bieu-danh-cho-nguoi-diec-va-khiem-thinh-tren-the-gioi.html 753
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2