Nên trồng các giống dưa hấu lai F1 nhập nội từ các nước Mỹ, Thái Lan, Đài Loan quả không hạt như: NH-Tân nhất, NH-Thắng lợi số 1, NH-Hưng Huy, NH-Gia Linh, NH-Quốc Hoa, NH-Quốc Vương.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Một số giống dưa hấu mới trồng vụ xuân
- Một số giống dưa hấu mới trồng vụ xuân
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
1.Giống và thời vụ:
Nên trồng các giống dưa hấu lai F1 nhập nội từ các nước Mỹ, Thái Lan,
Đài Loan quả không hạt như: NH-Tân nhất, NH-Thắng lợi số 1, NH-Hưng Huy,
NH-Gia Linh, NH-Quốc Hoa, NH-Quốc Vương. Đây là những giống dưa mới
nhập của Cty Giống cây trồng Nông Hữu đã được khảo nghiệm ở nhiều tỉnh trong
cả nước, cho năng suất, chất lượng cao, được thị trường trong nước và Trung
Quốc ưa chuộng.
Đặc điểm chung của các giống dưa này là thời gian sinh trưởng ngắn (từ
65-70 ngày), tỷ lệ đậu quả cao, vỏ quả cứng thích hợp cho vận chuyển và bảo
quản; màu vỏ quả xanh sọc xanh nhạt đến xanh đậm. Trọng lượng quả to 6-10kg.
Ruột quả màu đỏ tươi, đặc mịn, độ ngọt 12-12,50Brix, phẩm chất ưu việt, thích
nghi rộng, chống chịu khá với nhiều loại sâu, bệnh hại.
Tuỳ theo thị hiếu của từng địa phương bà con có thể trồng một số giống
dưa ruột đỏ, ruột vàng chất lượng cao, ít hạt: Hắc Mỹ Nhân (TN 308; TN 010 và
TN 008); Thuỷ Lôi ; Huỳnh Châu 548 ruột vàng, NH-Đại Hắc Long; NH-Hưng
Long; NHHuệ Lan ruột vàng, .... Vụ xuân trồng từ 20/2-30/3. Lượng giống cần
cho 1 sào 360 m2 là 15-20 gam.
2. Trồng chăm sóc:
Nên trồng trên đất luân canh với cây lúa nước 2-3 vụ hoặc những cây trồng
khác với họ bầu bí. Chọn đất thịt nhẹ, cát pha chủ động nước. Lên luống rộng 5-
- 5,5m, cao hai bên mép luống 40cm, thấp dần xuống giữa luống để thoát nước khi
gặp mưa, hạn chế thối quả. Ở giữa luống tạo thành rãnh thoát nước sâu 3-5cm,
rộng 30cm. Trồng hai hàng ở hai bên mép luống (cách mép luống 15- 20cm), cây
cách cây 40- 50cm. Mỗi sào Bắc bộ trồng được 320-350cây. L ư ơ å n g phân bón
cho 1 sào Bắc bộ: Phân chuồng hoai mục 0,8- 1tấn, supe lân Lâm Thao 20- 25kg,
đạm urê 8-10kg, Kali sunfat 20 -25kg. Bón 25-30kg vôi bột trước khi bừa lần cuối
nếu đất hơi chua (độ pH
- chạm đầu nhị của hoa đực mới nở vào bầu nhụy của hoa cái vừa hé mở. Nên lấy
trái ở vị trí nách lá thứ 9-10 trên thân chính hoặc lá thứ 5-6 trên thân phụ thì quả
mới to, đều, đẹp. Mỗi dây để 2-3 quả. Khi quả to bằng quả trứng gà tiến hành
tuyển quả: Tỉa bớt quả, để mỗi dây 1 quả, sẽ được quả to đẹp như ý muốn.
Cần tưới ẩm (độ ẩm 70-80%) cho dưa nhất là giai đoạn cây con đến 50
ngày sau trồng. Từ 50 ngày sau trồng đến thu hoạch cần để đất khô trắng mặt
luống (độ ẩm 60-65%) để dưa tăng thêm độ ngọt, chống nứt quả. Phun thêm chế
phẩm A-H 502 và Mutyl-K (13:0:46) cho dưa ở các giai đoạn nụ-quả non khoảng
3-4 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày sẽ làm tăng năng suất (thêm 15-20%), tăng
chất lượng quả dưa khi thu hoạch. Cần chủ động phòng trừ một số sâu, bệnh hại
như: Bọ trĩ, rầy, sâu xanh, bệnh mốc sương, thán thư, héo xanh, lở cổ rễ… hại dưa
3. Thu hoạch:
Khi quả ra được 45-50 ngày, vỏ cứng, thể hiện màu đặc trưng cho từng
giống, nây đều, cuống nhỏ hơi héo thắt lại là lúc cần thu hoạch đem bảo quản hoặc
tiêu thụ trên thị trường