Một số hình thức dạy học môn âm nhạc trong trường Đại học
lượt xem 67
download
Cùng với sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã dẫn đến những cách nhìn, cách nghĩ mới trong mọi mặt đời sống xã hội. Bắt nhịp với sự thay đổi ấy, lĩnh vực giáo dục có những động thái tích cực ứng dụng CNTT trong dạy - học và đã có những kết quả bước đầu rất khả quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số hình thức dạy học môn âm nhạc trong trường Đại học
- 1 Một số hình thức dạy học môn âm nhạc trong trường ĐH Phạm Văn Đồng hiện nay. Phạm Tuy Giảng viên âm nhạc 1/ Vài nét khái quát: Cùng với sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã dẫn đến những cách nhìn, cách nghĩ mới trong mọi mặt đời sống xã hội. Bắt nhịp với sự thạy đổi ấy, lĩnh vực giáo dục đã có những động thái tích cực ứng dụng CNTT trong dạy- học và đã có những kết quả bước đầu rất khả quan. Từ việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là CNTT đã kéo theo một loạt hình thức dạy học mới nhằm tận dụng triệt để, tối đa sức mạnh của nó để đưa những kiến thức đến cho người học một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả. Ngày nay con người dù bất kỳ ở đâu nếu có một máy tính nối mạng thì đều có lượng thông tin như nhau. Vấn đề còn lại là có biết tiếp thu, xử lý để biến nó trở thành cái của mình hay không. Và, nhiệm vụ của người thầy hiện nay là dạy cho người học cách học tiếp cận và xử lý vấn đề, trong đó bao gồm cả xử lý nguồn tài nguyên thông tin khổng lồ đó một cách hiệu quả nhất. Công nghệ mới phải dẫn đến hình thức tổ chức dạy học mới là một tất yếu khách quan. Hình thức dạy học ngày nay cực kỳ linh hoạt, sát hợp với từng đối tượng và phù hợp với những đặc điểm riêng có của từng môn học, nó góp phần giúp người học vừa có sự tương tác trong tiếp thu xử lý thông tin, vừa có thể độc lập nhận thức và biết hoạt động cùng nhau để giải quyết những vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống. Trong những năm gần đây giảng viên âm nhạc, tổ nhạc họa, khoa SPXH trường ĐH PVĐ đã có những nỗ lực nhằm từng bước hoàn thiện các hình thức dạy học thuộc môn học mình đảm trách, qua đó vừa tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, vừa mong muốn đem đến cho người học những kiến thức, kỹ năng một cách nhanh chóng và dễ dàng. 2/ Các hình thức tổ chức dạy học ( HTTCDH ): 2.1.Hình thức tổ chức dạy học: Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam thì:” Hình thức tổ chức dạy học là hoạt động dạy học được tổ chức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học”. Thông thường có những HTTCDH như: lên lớp (dạy học theo hệ thống bài học ở trên lớp), học ở nhà (tự học), thảo luận, thực hành, tham quan, hoạt động ngoại khoá, giúp đỡ riêng (phụ đạo), vv. Ngoài ra còn có các hình thức như diễn giảng, thảo luận, nghiên cứu khoa học; ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, đặc biệt là ở các trường dạy nghề, còn có hình thức thực tập nghề nghiệp. Các HTTCDH thường được thực hiện dưới dạng tổ chức dạy học khác nhau: dạng toàn lớp, dạng nhóm và dạng cá nhân. 2.2. Các hình thức dạy học môn âm nhạc:
- 2 Cũng như các bộ môn khác, bộ môn âm nhạc gồm có các nội dung lý thuyết và thực hành, nhưng thực hành là chính, chiếm phần lớn thời lượng bộ môn. Như chúng ta đều biết, các môn học lý thuyết nhằm cung cấp kiến thức cơ sở cho người học. Có hiểu lý thuyết thì ngươì học mới vận dụng được trong các bài thực hành một cách hiệu quả. Và bản thân môn lý thuyết âm nhạc cũng dung chứa những nội dung thực hành. Người dạy trước tiên phải nghiên cứu nắm vững nội dung bài giảng, đặc biệt phải nghiên cứu những phần có thể đan xen thực hành để kiến tạo hoạt động dạy-học trên lớp một cách sinh động, giúp người học chủ động tiếp thu nội dung bài học trong một môi trường học tập thoải mái, thân thiện. Trong âm nhạc, các môn học được coi là lý thuyết dạy cho toàn lớp như: - Lý thuyết âm nhạc cơ bản. - Lịch sử âm nhạc TG& Việt Nam. - Hòa âm. - v.v… Các môn học thực hành dạy cho từng nhóm nhỏ như: - PP học đàn Organ keyboard. - Hát (kỹ thuật hát). - PP chỉ huy, dàn dựng. - v.v… Vậy trước tiên cần tìm hiểu về giờ lý thuyết là gì? 2.2.1. Giờ lý thuyết ( lecture) - dạy cho số đông: Giở lên lớp lý thuyết có đặc điểm là cách thức tổ chức dạy học với số đông SV, nó được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn, trở thành một mắt xích quan trọng trong quá trình triển khai dạy học. Giờ lý thuyết là một hình thức triển khai dạy học trên lớp với mục tiêu truyền đạt khối lượng kiến thức lý thuyết để người học lĩnh hội được tính logic, hệ thống của vấn đề thông qua phần giảng giải, trình bày, phân tích chứng minh, biện luận … của giảng viên. Trong thực tế dạy học hiện nay, giờ lý thuyết thường bị lạm dụng quá nhiều do giáo viên thuyết giảng, diễn giải, đọc bài giảng một chiều nên đã gây mệt mỏi, chán nản cho người học và tất nhiên đã bị sự chỉ trích từ nhiều phía. Tuy nhiên chức năng nhận thức định hướng tổ chức và phát triển của giờ lý thuyết là không thể phủ nhận bởi những lý do sau: - Cung cấp cho người học những vấn đề khái quát nhất mang tính hệ thống về nội dung môn học, các PPNC tiếp cận vấn đề. - Giúp người học có những định hướng và công cụ trong việc tự nghiên cứu giải quyết vấn đề. - Kích thích người học mở rộng và tìm kiếm, khai thác những vấn đề mới. Như vậy, những yêu cầu cơ bản đối với một giảng viên khi lên lớp giờ lý thuyết là phải đảm bảo tính chính xác khoa học, tính logic hệ thống của nội dung kiến thức, chỉ ra được mối liên hệ giữa môn học và các môn liên quan, với thực tế cuộc sống, các vấn đề chính và hướng phát triển của môn học, định hướng cho người học về cách học, cách nghiên cứu các vấn đề của môn học -Trên thực tế, ở bộ môn âm nhạc không có môn học mang tính lý thuyết đơn thuần mà là một phức hợp đan xen khó tách bạch, tuy mức độ đậm nhạt khác nhau tùy từng môn học cụ thể (sau đây tôi xin tạm gọi giờ lý thuyết - giờ dạy cho số đông). Để triển khai giờ
- 3 lý thuyết âm nhạc (dạy cho số đông) chúng tôi đã kết hợp nhiều PPDH khác nhau. Tùy thuộc vào môn học, chúng tôi tận dụng tối đa, khai thác triệt để những nội dung thực hành để SV làm việc ngay trên lớp, qua đó củng cố lý thuyết, nguyên tắc: Lý thuyết đan xen Thực hành. Thực hành củng cố lý thuyết. Trong tất cả các môn được coi là lý thuyết (dạy cho số đông), tôi đã hướng dẫn SV đọc sách, giáo trình, soạn đề cương bài học trước ở nhà ( tùy thuộc nội dung bài học đơn giản hay phức tạp mà giao cho cá nhân hay nhóm), lên lớp trình bày lại những vấn đề đã đọc, đã tìm hiểu. Còn những vấn đề nào chưa hiểu, đang băn khoăn thì GV giải thích cho SV. Từ những nội dung đã chuẩn bị, GV hướng dẫn SV làm bài tập thực hành tại lớp. Cá nhân hoặc nhóm sẽ lên bảng hoặc đàn để làm bài tập theo gợi ý của GV hoặc đề đạt của SV. SV nhận xét, thảo luận bài làm của nhau, GV phân tích, đánh giá, kết luận. Việc cho điểm cá nhân hoặc toàn nhóm, có ý kiến của tập thể lớp, nhưng GV là người quyết định cuối cùng. Với môi trường học tập như vậy nên hoạt đông nhận thức trong lớp rất sôi nổi, hào hứng. Thông qua kiểu hoạt động dạy- học này, người học sẽ hiểu một vấn đề nhiều lần: tự mình; hiểu qua trao đổi, chia sẻ; hiểu qua nhận xét, đánh giá có kết luận của GV. Từ chỗ hiểu, SVsẽ thấy thoải mái, hứng thú, cố gắng phấn đấu để đạt được thành tích cao hơn. ( ở đây tôi đã vận dụng các kiểu giờ lý thuyết như lý thuyết định hướng, lý thuyết- vấn đề, lý thuyết tư vấn, lý thuyết tổng kết trong dạy học hiện đại). Quá trình dạy các môn Hòa âm ứng dụng và phối bè, PP dạy học âm nhạc, Thực hành sư phạm âm nhạc, PP dàn dựng chương trình tổng hợp v.v… cho lớp Nhạc CĐSP khóa 32 đã củng cố mạnh mẽ niềm tin về sự đúng hướng trong cách dạy của mình; nó đã tạo cho SV sự chủ động, tích cực trong quá trình nhận thức, sự hứng thú trong học tập, đặc biệt là có hiệu quả rất rõ trong dạy - học bộ môn. 2.2.2 Giờ thực hành ( practical) - dạy cho nhóm nhỏ: Thực hành được hiểu là hình thức luyện tập gắn liền với từng nội dung, từng chuyên đề. Đối với môn âm nhạc, thực hành rất quan trọng, nó xuyên suốt trong quá trình dạy- học. Thông qua thực hành để củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho SV. Do vậy, thực hành là công việc thường xuyên của bất kỳ giáng viên âm nhạc nào. Thực hành luyện tập thường được thực hiện hiện với 3 mức độ sau: - Luyện tập tái hiện nhằm củng cố những tri thức đã học. - Luyện tập vận dụng nhằm tập di chuyển những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo từ tình huống quen thuộc sang tình huống mới. - Luyện tập sáng tạo nhằm vận dụng toàn diện những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có vào các tình huống khác nhau, gắn với nghề dạy học tương lai của SV. Trong quá trình dạy học ở các lớp sư phạm chuyên nhạc chúng tôi luôn đặt vai trò của thực hành lên hàng đầu, nhất là ở các phân môn: Phương pháp học đàn Organ keyboard, hát, chỉ huy dàn dựng v.v… Dạy thực hành âm nhạc, khác với các bộ môn khác, công việc của người giảng viên diễn ra theo trình tự: Thị phạm - hướng dẫn cho từng SV ( kết hợp diễn giảng) - sửa sai (kết hợp diễn giảng) ...
- 4 Chúng ta đều biết, nghệ thuật âm nhạc là trừu tượng; năng khiếu, khả năng âm nhạc của SV trong lớp là không đồng đều nên việc dạy học không hề đơn giản. Vậy giải pháp ở đâu? Đó là: chia nhóm càng nhỏ, càng tốt. Đã từ rất lâu ở các trường dạy nhạc chuyên người ta đã chia nhóm rất nhỏ, thậm chí ở môn Thanh nhạc và nhạc cụ, mỗi thầy dạy mỗi trò. Ở các trường có đào tạo SV sư phạm âm nhạc hiện nay người ta chia nhóm thực hành khoảng 4 SV và coi 1 tiết thực hành tương đương một tiết lý thuyết. Điều này đã được ghi rõ trong trong phần Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo GV THCS do Bộ GD-ĐT ban hành. Trong mỗi nhóm thực hành nên: -Về trình độ: có đủ trình độ từ trung bình đến khá, giỏi ( việc chia nhóm thực hành như trên sẽ giúp SV có điều kiện tiếp xúc, học hỏi lẫn nhau. Những SV yếu sẽ biết họ cần phải làm gì để vươn lên.) -Về dạy học: SV không nhất thiết phải thực hành các nội dung bài học giống nhau mà cần có sự phân hóa dần về sau: những SV có năng khiếu, tiếp thu nhanh thì phải được học những nội dung cao hơn, và ngược lại; chọn tác phẩm phải phù hợp với mỗi SV vì đặc điểm tâm lý, cảm xúc của mỗi người là không đồng nhất nhằm giúp họ phát huy sở trường, hạn chế sở đoản. Có nghĩa rằng, GV cần quan tâm sâu sắc trong việc cá thể hóa trong dạy các môn thực hành âm nhạc. Hiện nay ở trường ĐH Phạm Văn Đồng các nhóm thực hành phải tuân thủ Quy chế chi tiêu nội bộ (nhóm thực hành quá đông: 25 SV/nhóm), điều đó là không phù hợp với đặc thù của các môn thực hành âm nhạc, và, chắc chắn sẽ dẫn đến một hệ lụy là chất lượng đào tạo không thể nâng cao được như mong muốn của chúng ta. 3/Kết luận: Đổi mới PPDH là đòi hỏi bức thiết hiện nay. Đổi mới hình thức tổ chức lớp học cũng là một nội dung trong đổi mới PPDH, nó đòi hỏi sự nỗ lực của các nhà quản lý giáo dục, của tất cả giảng viên, của ngành và toàn xã hội. Mặc dù thời gian qua nhà trường đã rất cố gắng trên nhiều mặt, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Trong thời gian tới nhất thiết cần phải có động thái tích cực, đồng bộ trong dạy - học để kết quả cuối cùng tạo ra được những sản phẩm cụ thể có chất lượng cao, góp phần xây dựng tỉnh nhà, qua đó nâng cao vị thế của nhà trường trong ngành và trong XH. Để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy - học bộ môn âm nhạc, chúng tôi đề nghị: - Nên tuyển sinh năng khiếu đầu vào. - Trang bị những trang thiết bị dạy - học đầy đủ và đồng bộ ( đàn, âm thanh, máy tính v.v…). - Tính toán lại việc chia nhóm phù hợp với đặc thù môn học. - Xét việc tính giờ cho giảng viên dạy thực hành âm nhạc: 1tiết thực hành tương đương 1 tiết lý thuyết như Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo GV THCS do Bộ GD-ĐT ban hành. Cuối cùng là bố trí các phòng học chuyên ngành cho thực hành bộ môn để việc triển khai các hình thức tổ chức dạy học một cách có hiệu quả. Như chúng đã biết: lớp học không chỉ là không gian vật chất mà là một không gian tâm lý, chất đầy vốn sống của người học và
- 5 người dạy, điều này làm cho nó trở thành một môi trường giàu khả năng học. Kết quả, lớp học trở thành một nơi mà ở đó mỗi người có thể có lợi và có vị trí của mình. (Jean Marc - Denomme et Madeleine Roy- Tiến tới một Phương pháp sư phạm tương tác). Quảng ngãi, ngày 24/10/2009 Tài liệu tham khảo: 1/ Lý luận dạy học đại học GS. Đặnh Vũ Hoạt - PTS. Hà Thị Đức 2/ Tiến tới một Phương pháp sư phạm tương tác Jean Marc - Denomme et Madeleine Roy 3/ Phương pháp và hình thức dạy học TS. Tôn Quang Cương – ĐHQG Hà Nội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÁC KHỐI CƠ BẢN - Học, Hiểu, Vẽ được
9 p | 281 | 73
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 : Tên bài dạy : MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÝ
4 p | 391 | 34
-
Tự học chụp ảnh - Các nguyên tắc cơ bản
3 p | 192 | 31
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 : Tên bài dạy : Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần
9 p | 519 | 28
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 : Tên bài dạy : GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
9 p | 371 | 21
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 : Tên bài dạy : Lọ hoa và quả (Tiết 1- Vẽ hình )
5 p | 481 | 21
-
Bài vẽ căn bản - các bạn mới học tham khảo nhé
10 p | 157 | 21
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 9 : Tên bài dạy : TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG
8 p | 487 | 19
-
Giáo án Mỹ Thuật lớp 8: Một Số Công Trình Tiêu Biểu Của Mỹ Thuật Thời Lê
6 p | 379 | 17
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 : Tên bài dạy : Trang trí tự do
2 p | 303 | 15
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 : Tên bài dạy : Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật
2 p | 458 | 15
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 : Tên bài dạy : Đề tài tự chọn
3 p | 338 | 14
-
Giáo án Âm nhạc lớp 9 : Tên bài dạy :SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI NGUYỄN
11 p | 141 | 12
-
Giáo án Mỹ Thuật lớp 8: Trang trí đồ vật dạng hình vuông Hình chữ nhật
6 p | 344 | 11
-
Ai khốn khổ còn Avengers quá sướng
9 p | 74 | 5
-
Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp
13 p | 37 | 2
-
Thị hiếu thẩm mỹ cũng như vai trò của giáo dục thẩm mỹ âm nhạc - một số vấn đề lý luận
4 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn