JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
<br />
Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 161-168<br />
<br />
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ<br />
NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ<br />
<br />
Nguyễn Thị Trang Thanh<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
E-mail: trangthanhdl@gmail.com<br />
Tóm tắt. Để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của các hình thức tổ<br />
chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh, trong bài viết này bước đầu chúng tôi xây dựng<br />
các chỉ tiêu đánh giá cho một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tiêu biểu<br />
cấp tỉnh. Cụ thể đó là 3 hình thức: trang trại, vùng chuyên canh và tiểu vùng nông<br />
nghiệp.<br />
Từ khóa: tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, kinh tế - xã hội, chỉ tiêu đánh giá, trang<br />
trại, vùng chuyên canh, tiểu vùng nông nghiệp.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trong nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, việc cần thiết là phải xây dựng các<br />
chỉ tiêu nhằm đánh giá chính xác hiệu quả của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp<br />
các cấp quốc gia, vùng, tỉnh,... để thấy được tầm quan trọng và mức độ đóng góp của mỗi<br />
hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,<br />
Từ đó có những giải pháp phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phù hợp<br />
với từng địa phương.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Hình thức trang trại<br />
<br />
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm<br />
Trang trại là hình thức tổ chức lãnh thổ trong nông – lâm – ngư nghiệp (NLNN), có<br />
mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa; tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền<br />
sử dụng của chủ thể độc lập; sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố<br />
sản xuất được tập trung tương đối lớn; với cách thức tổ chức quản lí tiến bộ và trình độ kĩ<br />
thuật cao; hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường [1].<br />
Hoạt động của kinh tế trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân<br />
theo quy luật cung cầu, chấp nhận cạnh tranh. Các đặc điểm nổi bật của trang trại bao<br />
gồm:<br />
- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hóa theo nhu cầu của<br />
thị trường. Vì vậy, quy mô sản xuất hàng hóa của trang trại phải đạt mức độ tương đối lớn.<br />
161<br />
<br />
Nguyễn Thị Trang Thanh<br />
<br />
- Tư liệu sản xuất (đất) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (như ở Việt Nam)<br />
của một người chủ độc lập. Vì vậy, trang trại hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh.<br />
- Chủ trang trại thường là người trực tiếp quản lí trang trại.<br />
- Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn hóa (chứ không sản<br />
xuất đa canh), tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao<br />
hơn và vào việc thâm canh (đầu tư tương đối lớn về vốn, công nghệ, lao động... trên một<br />
đơn vị diện tích).<br />
- Các trang trại thường thuê mướn lao động (lao động thường xuyên và lao động<br />
thời vụ).<br />
- Sự hoạt động của trang trại đòi hỏi phải tiếp cận với thị trường liên tục.<br />
Trang trại ở Việt Nam trong những năm gần đây được phát triển mạnh ở hầu khắp<br />
các địa phương gắn liền với quá trình đổi mới nông thôn, nông nghiệp. Năm 1995 cả nước<br />
chỉ có hơn 17.000 trang trại (riêng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm<br />
77% số trang trại cả nước). Năm 2010, số lượng trang trại đạt 145.880, gấp 2,6 lần so với<br />
năm 2000. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 47,9% tổng số trang trại,<br />
vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 16,1%,...<br />
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại<br />
a. Nhóm các chỉ tiêu về đất đai<br />
- Tỉ lệ diện tích đất của trang trại: chỉ tiêu này được tính bằng tỉ lệ phần trăm diện<br />
tích đất của các trang trại so với diện tích đất sản xuất NLNN của tỉnh.<br />
Công thức tính:<br />
P<br />
DTtt<br />
Tdttt = P<br />
× 100 (%)<br />
DTnn<br />
Trong đó: Tdttt : Tỉ lệ diện tích đất của<br />
P trang trại so với diện tích đất sản xuất NLNN;<br />
DTtt : Diện tích đất của các trang trại; DTnn : Diện tích đất sản xuất NLNN của tỉnh<br />
Tỉ lệ diện tích đất của trang trại so với diện tích đất sản xuất NLNN của tỉnh là chỉ<br />
tiêu phản ánh sự phát triển của hình thức trang trại. Diện tích đất của trang trại chiếm tỉ<br />
trọng lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp thể hiện vai trò, ưu thế của trang trại, là<br />
hình thức đang được chú trọng phát triển. Mặt khác, quy mô diện tích đất bình quân cũng<br />
phản ánh sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn hay chưa cũng như có khả năng ứng dụng<br />
các tiến bộ khoa học kĩ thuật hay không.<br />
- Quy mô diện tích đất bình quân của mỗi trang trại (từng loại hình trang trại): là<br />
bình quân diện tích đất của trang trại (hoặc một loại hình trang trại) được tính bằng chênh<br />
lệch giữa tổng diện tích của các trang trại (hoặc một loại hình trang trại) so với số lượng<br />
trang trại của tỉnh (hoặc một loại hình trang trại đó).<br />
Công thức tính:<br />
P<br />
DTtt<br />
QBQtt = P<br />
(ha/ 1 trang trại)<br />
SLtt<br />
P<br />
Trong đó: QBQtt : Quy mô diện tích đất bình quân của trang trại; DTtt : Tổng diện<br />
P<br />
<br />
162<br />
<br />
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh và các chỉ tiêu đánh giá<br />
<br />
P<br />
tích đất của các trang trại; SLtt : Số lượng các trang trại của tỉnh.<br />
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô sản xuất của trang trại hoặc mỗi loại hình trang trại.<br />
Quy mô diện tích đất bình quân của các trang trại càng lớn, thể hiện tính chất sản xuất<br />
hàng hóa của các trang trại càng nhiều. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cần so sánh với những năm<br />
trước đây và với bình quân của cả nước hoặc của vùng khác.<br />
b. Nhóm chỉ tiêu về lao động<br />
- Bình quân lao động của trang trại: chỉ tiêu này được tính bằng tổng số lao động<br />
của trang trại (mỗi loại hình trang trại) trên tổng số trang trại của tỉnh (hoặc số lượng mỗi<br />
loại hình trang trại).<br />
Công thức tính:<br />
P<br />
LDtt<br />
LDBQtt = P<br />
(người/ trang trại)<br />
SLtt<br />
P<br />
Trong đó:<br />
LDtt : Tổng số lao động<br />
PLDBQtt : Lao động bình quân của trang trại;<br />
của trang trại; SLtt : Số lượng trang trại của tỉnh.<br />
Lao động bình quân mỗi trang trại thể hiện quy mô sản xuất của các trang trại và<br />
từng loại hình trang trại. Số lượng lao động mỗi trang trại càng nhiều thể hiện quy mô sản<br />
xuất của trang trại càng lớn và ngược lại. Giống chỉ tiêu về bình quân diện tích đất của<br />
trang trại, chỉ tiêu này cần so sánh với cả nước hoặc các vùng khác.<br />
- Tỉ lệ lao động của trang trại: được tính bằng tỉ lệ giữa tổng số lao động của trang<br />
trại so với tổng số lao động NLNN tỉnh trong một thời gian nhất định.<br />
Công thức tính:<br />
P<br />
LDtt<br />
TLD = P<br />
× 100 (%)<br />
LDnn<br />
P<br />
PTrong đó: TLD : Tỉ lệ lao động của trang trại; LDtt : Tổng số lao động của trang<br />
trại; LDnn : Tổng số lao động NLNN của tỉnh.<br />
Chỉ tiêu này phản ánh vai trò của trang trại trong vấn đề giải quyết việc làm cho<br />
người lao động. Tỉ lệ lao động của các trang trại càng cao thể hiện mức độ đóng góp trong<br />
phát triển xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương.<br />
- Năng suất lao động của trang trại: được tính bằng tổng giá trị hàng hóa và dịch<br />
vụ của trang trại trên tổng số lao động trang trại trong thời gian một năm.<br />
Công thức tính:<br />
P<br />
GSXtt<br />
Nldtt = P<br />
(triệu đồng/ người)<br />
LDtt<br />
P<br />
Trong đó: Nldtt : Năng suất của một lao<br />
Pđộng trang trại; GSXtt : Tổng giá trị hàng<br />
hóa và dịch vụ của trang trại trong 1 năm; LDtt : Tổng lao động của các trang trại.<br />
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động và khả năng áp dụng<br />
khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần nhiều<br />
sức lao động của con người nhưng giá trị tạo ra lại không cao nên năng suất nông nghiệp<br />
163<br />
<br />
Nguyễn Thị Trang Thanh<br />
<br />
thường thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác. Mặt khác, tỉ lệ sử dụng thời gian<br />
trong lao động nông nghiệp cũng thấp hơn so với trong công nghiệp và dịch vụ do tính<br />
chất thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Mức độ áp dụng khoa học kĩ thuật càng cao thì<br />
giá trị sản xuất nông nghiệp càng tăng lên, lao động nông nghiệp ngày càng giảm, năng<br />
suất lao động nông nghiệp tăng lên.<br />
- Thu nhập của lao động: được tính bằng tổng thu nhập của các trang trại trên tổng<br />
số lao động của trang trại trong thời gian một năm.<br />
Công thức tính:<br />
P<br />
T Ntt<br />
T Nldtt = P<br />
(triệu đồng/ người)<br />
LDtt<br />
P<br />
Trong đó: T Nldtt : Thu nhập bình quân<br />
của<br />
một<br />
lao<br />
động<br />
trang<br />
trại;<br />
T Ntt : Tổng<br />
P<br />
thu nhập của các trang trại trong một năm; LDtt : Tổng lao động của các trang trại.<br />
Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả trong sản xuất của các trang trại. Thu<br />
nhập của người lao động ngày càng tăng cao và ít chênh lệch so với năng suất lao động<br />
của trang trại, thể hiện bước phát triển theo chiều sâu của hình thức tổ chức lãnh thổ nông<br />
nghiệp này.<br />
c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất, vốn đầu tư<br />
- Hiệu quả sử dụng đất: được tính bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ (hoặc thu nhập)<br />
của trang trại) so với tổng diện tích đất của trang trại.<br />
Công thức tính:<br />
P<br />
GSXtt<br />
Hsdd = P<br />
DTtt<br />
hoặc<br />
P<br />
T Ntt<br />
(triệu đồng/ người)<br />
Hsdd = P<br />
DTtt<br />
P<br />
P<br />
Trong đó: Hsdd : Hiệu quả sử dụng đất; GSXtt (hoặc<br />
T Ntt ): tổng giá trị hàng<br />
P<br />
hóa và dịch vụ (hoặc thu nhập) của trang trại trong 1 năm; DTtt : Tổng diện tích đất của<br />
trang trại.<br />
Hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh hiệu quả của sản xuất nông<br />
nghiệp, phản ánh việc khai thác lợi thế về đất đai của vùng. Chỉ tiêu này thể hiện rõ và<br />
chính xác đối với các trang trại trồng trọt. Còn đối với các loại hình trang trại khác khác,<br />
nó chỉ mang tính chất tương đối. Xu hướng chung là giá trị thu được trên một ha đất canh<br />
tác ngày càng tăng do ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.<br />
- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: Chỉ tiêu này được tính bằng tỉ lệ tổng thu nhập của<br />
trang trại so với vốn đầu tư cho các trang trại đó trong thời gian nhất định.<br />
Công thức tính:<br />
P<br />
T Ntt<br />
Hvdt = P<br />
V DTtt<br />
P<br />
Trong đó: HP<br />
T Ntt : Tổng thu nhập<br />
vdt : Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của trang trại;<br />
của các trang trại; V DTtt : Tổng vốn đầu tư của các trang trại.<br />
164<br />
<br />
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh và các chỉ tiêu đánh giá<br />
<br />
Đây là chỉ tiêu thể hiện chất lượng tăng trưởng kinh tế của trang trại. Chỉ tiêu này<br />
thể hiện đầu tư một đơn vị đồng vốn thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị đồng lãi.<br />
d. Tỉ lệ đóng góp của trang trại vào giá trị sản xuất của NLNN: là tỉ lệ phần trăm<br />
giữa giá trị sản xuất của các trang trại so với giá trị sản xuất NLNN của tỉnh trong một<br />
thời kì nhất định.<br />
Công thức tính:<br />
P<br />
GSXtt<br />
Ttt = P<br />
× 100 (%)<br />
GSXnn<br />
Trong đó: Ttt : Tỉ lệ đóng góp của trang trại<br />
P<br />
P vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp của<br />
tỉnh; GSXtt : Giá trị sản xuất của trang trại; GSXnn : Giá trị sản xuất của nông lâm<br />
ngư nghiệp của tỉnh.<br />
Tỉ lệ đóng góp của trang trại là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá vai trò, vị trí của<br />
hình thức trang trại trong sản xuất NLNN. Tỉ trọng giá trị sản xuất của trang trại càng cao<br />
càng thể hiện rõ hiệu quả sản xuất của hình thức tổ chức lãnh thổ này so với các hình thức<br />
khác.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Vùng chuyên canh<br />
<br />
2.2.1. Khái niệm và đặc trưng<br />
Vùng chuyên canh là hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất tương đối phổ biến ở các<br />
nước cũng như ở Việt Nam. Trên một lãnh thổ xác định có ranh giới ước lệ các hoạt động<br />
nông, lâm, ngư nghiệp được tổ chức một cách hợp lí, có sự tập trung cao và có quy mô<br />
lớn hoặc tương đối lớn nhằm đem lại hiệu quả cao trên cơ sở có kết cấu hạ tầng tốt và gắn<br />
vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến có tính tới sức chứa của lãnh thổ [5].<br />
- Từ quan niệm trên, ta có thể thấy những đặc trưng chủ yếu của vùng chuyên canh:<br />
+ Là các vùng sản xuất tập trung, cung cấp nguyên liệu cho chế biến hoặc xuất<br />
khẩu, tập trung diện tích đất đai tương đối lớn, thuận lợi cho phát triển một cây trồng, vật<br />
nuôi nào đó.<br />
+ Sản xuất của các vùng chuyên canh phải cho năng suất cao, áp dụng các tiến bộ<br />
khoa học kĩ thuật.<br />
+ Tại các vùng chuyên canh mối liên kết kinh tế được thể hiện rõ giữa vùng nguyên<br />
liệu với các nhà máy chế biến.<br />
- Hình thức sản xuất tại các vùng chuyên canh có thể là hộ gia đình, trang trại,...<br />
Tuy nhiên, khác với trang trại, các chủ trang trại phải tự lo từ đầu vào đến đầu ra. Còn tại<br />
các vùng chuyên canh, nhà máy chế biến, tùy theo các hợp đồng có thể có các liên kết sau:<br />
+ Liên kết kinh tế đối với các yếu tố đầu vào sản xuất: các doanh nghiệp, nhà máy<br />
chế biến hỗ trợ về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kĩ<br />
thuật, công nghệ, thông tin thị trường, trợ giúp nâng cao năng lực thị trường cho người sản<br />
xuất.<br />
+ Đối với đầu ra: Các doanh nghiệp làm dịch vụ đảm bảo thu mua hết nông sản với<br />
giá cả hợp lí, tìm đầu ra cho sản xuất, làm tốt công tác thông tin, dự báo thị trường; Đối<br />
với doanh nghiệp chế biến: đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm nông<br />
165<br />
<br />