Một số kết quả ban đầu về thành phần hóa học tinh dầu gỗ loài giáng hương Santa (Pterocarpus Santalinus L.F.)
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày về thành phần hóa học của tinh dầu Giáng hương santa (Pterocarpus santalinus L.f.) thu mẫu qua đường nhập khẩu tại Hải Phòng. Đây là những dẫn liệu đầu tiên về thành phần hóa học của loài này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số kết quả ban đầu về thành phần hóa học tinh dầu gỗ loài giáng hương Santa (Pterocarpus Santalinus L.F.)
- . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 MỘT SỐ KẾT QUẢ BAN ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU GỖ LOÀI GIÁNG HƢƠNG SANTA (PTEROCARPUS SANTALINUS L.F.) Trần Huy Thái1,3, Đặng Tất Thế1,3, Nguyễn Thị Hiền1, Nguyễn Quang Hƣng1, Đinh Thị Thu Thủy2 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chi Giáng hương (Pterocarpus Jacq.) thuộc họ Đậu (Fabaceae), trên thế giới có khoảng 20 loài phân bố ở khu vực nhiệt đới. Ở nước ta chi Giáng hương hiện ghi nhận có 2 loài (Nguyễn Đăng Khôi, 2003). Loài Giáng hương ấn (Pterocarpus indicus Willd.) cho gỗ tốt, phân bố ở một số tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế và Kiên Giang. Trong y học dân tộc họ thì nhựa vỏ cây hòa tan trong nước có màu đỏ, được sử dụng chữa bệnh tả, xuất huyết, lậu. Còn loài Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz.) phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh. Loài này cho gỗ tốt, có màu hồng, nhựa cây có màu đỏ, khi khô có thể làm trám răng hay để làm thuốc nhuộm màu đỏ; rễ cây được sử dụng ở Campuchia cùng với một số vị thuốc khác để điều kinh (Võ Văn Chi). Loài Giáng hương santa (Pterocarpus santalinus L.f.) là cây gỗ nhỡ, là loài đặc hữu của Ấn Độ và phân bố vùng phía Nam Ấn Độ. Loài này nằm trong phụ lục 2 về công ước CITES của Thông tư 04 (Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, 2017). Cây có giá trị vì màu đỏ của gỗ. Gỗ rất có giá trị ở Trung Quốc để làm đồ thủ công mỹ nghệ. Ở Ấn Độ, gỗ của loài này thường được buôn bán lậu sang Trung Quốc. Trong y học cổ truyền, loài Giáng hương santa dùng để chữa bệnh về sốt, viêm nhiễm và kiết lỵ, gỗ có tinh dầu và được sử dụng trong dược phẩm ở Ấn Độ (Wu, S. F. & al.). Theo Wu SF và cộng sự, 2 hợp chất hóa học từ loài này được phân lập là Pterolinus K (Phenanthrenedione mới) và Pterolinus L (Chacole mới), trong đó Pterolinus K có hoạt tính ức chế tế bào ung thư Hep G2 với IC50 là 10,86 µM và Pterolinus L ức chế tế bào KB với IC50 là 17,18µM. Trong bài báo này chúng tôi trình bày về thành phần hóa học của tinh dầu Giáng hương santa (Pterocarpus santalinus L.f.) thu mẫu qua đường nhập khẩu tại Hải Phòng. Đây là những dẫn liệu đầu tiên về thành phần hóa học của loài này. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là gỗ của loài Giáng hương santa (Pterocarpus santalinus L.f.) thu tại Hải quan Hải Phòng vào tháng 3/2016. Các mẫu được giám định tên khoa học và lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hàm lượng tinh dầu được xác định bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước có hồi lưu trong thiết bị Clevenger. Tinh dầu được làm khan bằng Na2SO4 và để trong tủ lạnh ở nhiệt độ < 5oC. Tinh dầu được phân tích bằng Sắc ký khí (GC) và sắc ký khí khối phổ (GC/MS). Sắc ký khí (GC): Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus gắn vào detector FID của hãng Agilent Technologies, Mỹ. Cột sắc ký HP-5MS với chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25 m đã được sử dụng. Khí mang H2. Nhiệt độ buồng bơm mẫu (Kĩ thuật chương trình nhiệt độ-PTV) 250oC. Nhiệt độ detector 260oC. 1449
- . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT Chương trình nhiệt độ buồng điều nhiệt: 60oC (2 phút), tăng 4oC/phút cho đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút. Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): việc phân tích định tính được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí và phổ ký liên hợp GC/MS của hãng Agilent Technologies HP 6890N. Agilent Technologies HP 6890N ghép nối với Mass Selective Detector Agilent HP 5973 MSD. Cột HP-5MS có kích thước 0,25 m × 30 m × 0,25 mm và HP1 có kích thước 0,25 m × 30 m × 0,32 mm. Chương trình nhiệt độ với điều kiện 60oC/2 phút; tăng nhiệt độ 4oC/1 phút cho đến 220oC, sau đó lại tăng nhiệt độ 20o/phút cho đến 260oC với He làm khí mang. Việc xác nhận các cấu tử được thực hiện bằng cách so sánh các dữ kiện phổ MS của chúng với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện Willey/ Chemstation HP [1]. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Hàm lượng tinh dầu từ gỗ (mẫu số 1) của loài Giáng hương santa (Pterocarpus santalinus L.f.) đạt 0,027% theo nguyên liệu khô không khí. Tinh dầu là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, nhẹ hơn nước. Bằng phương pháp sắc ký khí GC và sắc ký khí khối phổ GC-MS, 24 hợp chất trong tinh dầu được xác định, chiếm 87,5% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu đặc trưng bởi các sesquitecpen hydrocacbon. Các hợp chất chính của tinh dầu là (epi-α)-bisabolol (58,58%), cryptomerione (5,9%), 1-octen-3-yl-2-methylbutyrate (4,46%). Hàm lượng tinh dầu từ gỗ (mẫu số 2) của loài Giáng hương santa (Pterocarpus santalinus L.f.) đạt 0,06% theo nguyên liệu khô không khí. Tinh dầu là chất lỏng màu trắng, mùi thơm nhẹ, nhẹ hơn nước. Bằng phương pháp sắc ký khí GC và sắc ký khí khối phổ GC-MS, 18 hợp chất trong tinh dầu được xác định, chiếm 93,4% tổng lượng tinh dầu. Thành phần đặc trưng của tinh dầu là các hợp chất sesquitecpen hydrocacbon. Các hợp chất chính của tinh dầu là β-eudesmol (46,89%), β-bisabolol (16,68%), (epi-α)-bisabolol (5,57%). Bảng 1 Thành phần hóa học của tinh dầu gỗ loài Giáng hƣơng santa (Pterocarpus santalinus) đƣợc nhập từ Ấn Độ Tỷ lệ % TT Hợp chất RI Mẫu 1 Mẫu 2 1 furfural 834 0,52 - 2 6 methyl hept-5en-2-one 987 0,19 - 3 3,5 dimethoxytoluen 1273 0.25 - 4 1-octen-3-yl2-methylbutyrat 1298 4,46 - 5 4-butyl-3-methyl-g-butanonid 1332 0,35 - 6 α-cedren 1432 0,22 - 7 g-curcumen 1489 0,35 - 8 ar-curcumen 1492 1,57 - 9 β-selinen 1506 0,37 10 α-bisabolen 1511 0,51 - 11 α-muurolen 1514 - 0,94 12 β-bisabolen 1518 2,57 0,16 13 β-curcumen 1521 0,30 - 14 sesquisineol 1526 0,76 - 15 myristicin 1534 0,42 - 1450
- . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 16 E-g-bisabolen 1543 0,46 0,6 17 E-α-bisabolen 1551 1,07 - 18 E-nerolidol 1570 0,54 - 19 turmerol 1605 0,34 0,20 20 guaiol 1615 - 0,27 21 (epi-g) eudesmol 1664 - 0,20 22 eremolligenol 1652 - 7,24 23 hemisol 1661 - 0,61 24 α- muurolol 1666 - 0,94 25 β-eudesmol 1677 - 46,89 26 α-eudesmol 1678 - 7,73 27 α-bisabolol oxit B 1674 1,61 - 28 E- bisabol-11-ol 1679 1,05 - 29 (epi-α)-bisabolol 1698 58,58 5,57 30 β-bisabolol 1703 - 16,68 31 ar-curcumene-15-al 1730 1,89 - 32 cryptomerion 1743 5,90 - 33 E- neciferol 1762 - 0,29 34 β-bisabonal 1784 0,63 3,51 35 atlanton 1789 0,15 - 36 β-costol 1791 - 1,03 37 β-bisabolenol 1802 - 3,51 38 Tổng 87,5 93,4 Như vậy, kết quả bảng 1 cho thấy có sự sai khác về hàm lượng, thành phần của tinh dầu trong 2 mẫu của loài Giáng hương santa nói trên. Mẫu 1 thành phần chính của tinh dầu là các hợp chất từ dẫn xuất của hợp chất bisabolol (58,58%), cryptomerion (5,9%), mẫu 2 dẫn xuất hợp chất β-bisabolol là 16,68% còn hợp chất β-eudesmol là 46,89%. 2 mẫu của một lô gỗ cũng có sự khác nhau nhất định về hàm lượng và thành phần hóa học của tinh dầu. Chưa có cơ sở khoa học chắc chắn cho sự giải thích trên, có thể lý giải là gỗ của loài Giáng hương santa có thể được thu từ các vùng phân bố khác nhau hoặc các bộ phận khác nhau. Dù sao thì đây cũng là những dẫn liệu khoa học mới về thành phần hóa học của tinh dầu loài Giáng hương santa. III. KẾT LUẬN - Đã xác định được 24 hợp chất trong tinh dầu từ gỗ (mẫu số 1) loài Giáng hương santa (Pterocarpus santalinus L.f.), chiếm 87,5% tổng lượng tinh dầu. Các hợp chất chính của tinh dầu là (epi-α)-bisabolol (58,58%), cryptomerione (5,9%), 1-octen-3-yl-2-methylbutyrate (4,46%). - Đã xác định được được 18 hợp chất trong tinh dầu từ gỗ (mẫu số 2) loài Giáng hương santa, chiếm 93,4% tổng lượng tinh dầu. Các hợp chất chính của tinh dầu là β-eudesmol (46,89%), β-bisabolol (16,68%), (epi-α)-bisabolol (5,57%). - Có sự khác nhau nhất định về hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu 2 mẫu của lô gỗ loài Giáng hương santa từ Ấn Độ nói trên. 1451
- . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adams RP, 2001. Identification of Essential Oil Components by Gas Chromatography/ Quadrupole Mass Spectrometry, Allured Publishing Corp, Carol Stream, IL. 2. Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, 2017. Thông tư 04/2017-TT-BNNPTNT. Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. 3. Võ Văn Chi. Từ điển thực vật thông dụng. Tập 2. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Trang 2068- 2069. 4. Nguyễn Đăng Khôi trong Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nxb. Nông nghiệp. Trang 837-838. 5. Wu S. F., Hwang T. L., Chen S. L., Wu C.C., Ohkoshi E., Lee K.H., Chang F. R., Wu Y.C., 2011. Bioactive component from the heartwood of Pterocarpus santalinus. Bioorganic & Medicinal Chemistry letters. 6. www//tropical.info. pterocarpus santalinus - useful tropical plant. PRELIMINARY RESULTS OF THE CHEMISTRY OF ESSENTIAL OIL OF PTEROCARPUS SANTALINUS L.F. FROM INDIA Tran Huy Thai, Dang Tat The, Nguyen Thi Hien Nguyen Quang Hung, Dinh Thi Thu Thuy SUMMARY The two wood essential oil samples of Pterocarpus santalinus from India were isolated by steam distillation with oil yield of 0.027% and 0.06%. These essential oils were analyzed by gas chromatography-flame ionization detector (GC-FID) and gas chromatography coupled with mass spectrometry (GC-MS). 24 components were identified in the first sample, accounting for 87.5% of total oil. The major constituents of this oil were (epi-α)-bisabolol (58.58%), cryptomerione (5.9%), 1-octen-3-yl-2-methylbutyrate (4.46%). 18 components were identified in the second sample, accounting for 93.4% of the total oil. The major constituents of this oil were β-eudesmol (46.89%), β-bisabolol (16.68%), (epi-α)-bisabolol (5.57%). 1452
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số kết quả nghiên cứu chuyển hóa, ứng dụng tinh dầu, dầu béo và các chất có hoạt tính sinh học ở phân viện khoa học vật liệu TP. Hồ Chí Minh
4 p | 123 | 11
-
Một số kết quả bước đầu nghiên cứu vai trò của rừng ngập mặn đến việc giảm sóng vào công trình trên mô hình vật lý - Lê Văn Thịnh
4 p | 105 | 7
-
Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng quá trình lan truyền của sóng áp suất trong hỗn hợp lỏng - hơi tới vận tốc của hỗn hợp
5 p | 70 | 4
-
Bài toán kiểm tra nước lưu vực sông và một số kết quả ứng dụng đối với lưu vực sông Ba - PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng
9 p | 76 | 4
-
Mô hình tính toán ngập lụt và một số kết quả bước đầu tại vùng ven biển Hải Phòng theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
18 p | 67 | 4
-
Kết quả bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl) từ hạt
9 p | 46 | 3
-
Một số kết quả bước đầu trong thử nghiệm nuôi thằn lằn cá sấu Shinisaurus crocodilurus Ahl, 1930 tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh
6 p | 64 | 3
-
Tổng quan về các nguyên tố đất hiếm – Một số kết quả ban đầu ứng dụng đất hiếm trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam
7 p | 38 | 3
-
Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về kiểm soát lũ vùng Đồng Tháp Mười - GS.TS. Đào Xuân Học
7 p | 63 | 3
-
Một số kết quả quan trắc biến động thấm trong cấu trúc đê bằng công nghệ địa điện đa cực và phân cực kích thích
9 p | 62 | 3
-
Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước tưới của cây trồng trên vùng tưới Trung Hà - Suối Hai
6 p | 113 | 3
-
Một số kết quả ban đầu về sử dụng đồng vị bền trong đánh giá suy thoái đất tại lưu vực Hồ Tuyền Lâm
6 p | 8 | 2
-
Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu tưới của cây trồng trên vùng tưới Trung Hà – Suối Hai
6 p | 55 | 2
-
Một số kết quả nghiên cứu địa chất mới từ tổng hợp tài liệu và đề xuất công tác nghiên cứu tiếp ở bể than Quảng Ninh
7 p | 2 | 2
-
Một số kết quả nghiên cứu về hiện tượng khuếch đại cường độ của sóng xung kích trong hỗn hợp chất lỏng hai pha
5 p | 82 | 2
-
Một số kết quả ban đầu về ứng dụng số liệu vệ tinh đánh giá độ cao sóng dự báo
11 p | 26 | 1
-
Một số kết quả bước đầu ứng dụng mô hình phú dưỡng mô phỏng kịch bản kỹ thuật ở hồ Cự Chính - Hà Nội
3 p | 13 | 1
-
Nghiên cứu áp dụng sơ đồ ban đầu hoá xoáy NC2011 trong mô hình WRF để khảo sát khả năng dự báo cường độ cơn bão damrey năm 2017
15 p | 35 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn