intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số kết quả nghiên cứu về nghề khai thác cá thu bằng câu vàng huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghề câu vàng khai thác cá thu của tỉnh Kiên Giang không phát triển mạnh như nghề lưới kéo, lưới rê, song có hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, tàu thuyền nghề khai thác cá thu bằng câu vàng tại tỉnh Kiên Giang có công suất từ 30 - 250 cv, vốn đầu tư ngư cụ khoảng 25 - 35 triệu đồng trên một vàng câu, có thể sản xuất kiêm nghề với câu mực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số kết quả nghiên cứu về nghề khai thác cá thu bằng câu vàng huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2011<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NGHỀ KHAI THÁC CÁ THU<br /> BẰNG CÂU VÀNG HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG<br /> THE INITIAL RESEARCH ON THE MACKEREL<br /> LONGLINE FISHERY IN KIEN HAI DISTRICT, KIEN GIANG PROVINCE<br /> Hoàng Văn Tính<br /> Khoa Khai Thác - Trường Đại học Nha Trang<br /> TÓM TẮT<br /> Nghề câu vàng khai thác cá thu của tỉnh Kiên Giang không phát triển mạnh như nghề lưới kéo, lưới rê,<br /> song có hiệu quả kinh tế cao và ổn định.<br /> Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, tàu thuyền nghề khai thác cá thu bằng câu vàng tại tỉnh Kiên<br /> Giang có công suất từ 30 - 250 cv; vốn đầu tư ngư cụ khoảng 25 - 35 triệu đồng trên một vàng câu, có thể<br /> sản xuất kiêm nghề với câu mực. Sản lượng cá thu khai thác được trong một chuyến biển (20 - 30 ngày) từ<br /> 800 - 1500 kg. Ngoài ra, còn khai thác được một số loài cá khác như cá Kiếm, cá Dũa… Thu nhập của ngư<br /> dân từ 4 triệu - 7 triệu đồng/chuyến biển. Hiện nay, ngư dân xã An Sơn, huyện Kiên Hải rất quan tâm phát<br /> triển loại nghề này.<br /> Từ khóa: Cá thu, Câu vàng<br /> ABSTRACT<br /> The mackerel longline fishery in Kien Giang is not drastic development like trawl fisheries, gill net.<br /> However, the mackerel longline fishery has high and stable efficiency.<br /> The initial results represent that fishing vessel of mackerel longline fishery in Kien Giang has engine<br /> power of 30-250 Hp; the invested capital is about 25-35 millions VND per unit of fishing gear; it can combine<br /> with Flying Squid Jigging. The yield of mackerel is from 800 - 1500 kg per trip (20-30 days). Besides, it can<br /> catch other fishes as Swordfish, Mahi-mahi. The income fishermen from 4 - 7 millions VND per trip. Nowadays,<br /> fishermen at An Son commune - Kien Hai district care about development of this fishing method.<br /> Keyword: Mackerel, Longline<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> An Sơn là xã của huyện Kiên Hải thuộc<br /> quần đảo Nam Du, được bao bọc bởi nhiều đảo<br /> nhỏ tạo nên khu neo đậu khá lý tưởng cho tàu<br /> thuyền và gần ngư trường khai thác nên giảm<br /> được chi phí hành trình. Ngư nghiệp là ngành<br /> sản xuất chính của địa phương. Giá trị sản phẩm<br /> của ngành Ngư nghiệp năm 2008 chiếm 87%<br /> tổng giá trị sản phẩm.<br /> Câu là nghề phát triển nhất của nghề khai<br /> thác hải sản xã An Sơn, trong đó có nghề câu<br /> <br /> 18 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Hình 1. Cá thu được kéo lên tàu<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2011<br /> <br /> vàng khai thác cá thu. Đối tượng khai thác chính của nghề là cá thu (cá thu ngàng - Acanthocybium<br /> solandri, cá thu chấm - Scomberomorus guttatus, cá thu vạch - Scomberomorus commerson), nên<br /> ngư dân địa phương còn gọi là nghề câu thu. Ngoài ra, còn câu được một số loài khác như cá Kiếm,<br /> cá Nục Heo (cá Dũa)…<br /> Hiện nay, khai thác cá thu bằng câu vàng ít địa phương sử dụng, nhưng ở An Sơn cho hiệu quả<br /> kinh tế khá cao so với nhiều nghề khai thác khác. Hơn nữa, cá thu là một trong số ít các loài cá có<br /> giá trị kinh tế cao, chủ yếu phục cho lĩnh vực xuất khẩu. Cá thu đánh bắt được bằng nghề câu chất<br /> lượng cao hơn so với nghề lưới rê. Đấy là những lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu bước đầu<br /> loại nghề này của địa phương.<br /> <br /> Hình 2. Đang kéo ca kiếm lên tàu<br /> <br /> Hình 3. Cá dũa khai thác bằng câu vàng<br /> <br /> II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Tài liệu nghiên cứu:<br /> - Tài liệu điều tra số liệu thứ cấp: sổ đăng kiểm tàu thuyền nghề cá của ngư dân; sổ thống kê số<br /> lượng tàu, sản lượng khai thác của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Kiên Giang,<br /> của UBND xã An Sơn.<br /> - Tài liệu điều tra số liệu sơ cấp: phiếu điều tra được xây dựng với các nhóm thông tin cần tìm<br /> hiểu theo các nội dung nghiên cứu: tàu thuyền và trang thiết bị, cấu trúc ngư cụ, lao động, kỹ thuật<br /> và mùa vụ khai thác, ngư trường khai thác, hiệu quả kinh tế.<br /> Nội dung và phương pháp nghiên cứu:<br /> Tùy thuộc vào nội dung tìm hiểu sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp. Cụ thể:<br /> - Nghiên cứu về cấu trúc ngư cụ: ngư dân và khảo sát trực tiếp trên ngư cụ.<br /> - Nghiên cứu về kỹ thuật khai thác: khảo sát thực tế sản xuất trên biển kết hợp phỏng vấn trực<br /> tiếp thuyền trưởng, nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành.<br /> - Nghiên cứu về mùa vụ khai thác: phỏng vấn trực tiếp thuyền trưởng, báo cáo tổng kết.<br /> - Nghiên cứu về ngư trường khai thác: khảo sát thực tế sản xuất trên biển kết hợp phỏng vấn<br /> trực tiếp thuyền trưởng, báo cáo tổng kết, tài liệu khác.<br /> - Nghiên cứu về tàu thuyền và trang thiết bị: dựa vào tài liệu lưu trữ, phỏng vấn và khảo sát trực<br /> tiếp.<br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 19<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2011<br /> <br /> - Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế: phỏng vấn và khảo sát trực tiếp<br /> Địa điểm nghiên cứu: xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.<br /> III. Kết quả nghiên cứu<br /> 3.1. Tàu thuyền nghề câu thu<br /> - Số lượng tàu thuyền: câu thu là một trong hai nghề có số lượng tàu nhiều nhất tại xã An Sơn.<br /> Điều tra theo số liệu thống kê của xã, tàu thuyền nghề câu thu giai đoạn 2005 - 2008, thể hiện ở<br /> bảng 1.<br /> Bảng 1. Tàu thuyền nghề cá và câu thu xã An Sơn<br /> (Đơn vị tính: Tàu)<br /> Nghề Khai Thác<br /> <br /> 2005<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009 (*)<br /> <br /> Câu Mực<br /> <br /> 26<br /> <br /> 25<br /> <br /> 27<br /> <br /> 59<br /> <br /> 31<br /> <br /> Câu Thu<br /> <br /> 25<br /> <br /> 21<br /> <br /> 19<br /> <br /> 35<br /> <br /> 30<br /> <br /> Lưới Vây<br /> <br /> 6<br /> <br /> 4<br /> <br /> 6<br /> <br /> 8<br /> <br /> 10<br /> <br /> Lưới Thưng (Rê cước)<br /> <br /> 7<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> 7<br /> <br /> 4<br /> <br /> Lưới Rê<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 2<br /> <br /> 10<br /> <br /> 5<br /> <br /> Lưới Kéo<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> Bóng Mực<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 7<br /> <br /> Các nghề khác<br /> <br /> 25<br /> <br /> 10<br /> <br /> 15<br /> <br /> 49<br /> <br /> 6<br /> <br /> Tổng Số<br /> <br /> 97<br /> <br /> 73<br /> <br /> 71<br /> <br /> 175<br /> <br /> 97<br /> <br /> (Nguồn: UBND xã An Sơn; Chi cục KT & BVNL Thủy sản tỉnh Kiên Giang<br /> (*) Số liệu tàu công suất từ 45 CV trở lên)<br /> <br /> Bảng 1 cho thấy, nghề khai thác cá của xã An Sơn chủ yếu là các nghề có tính chọn lọc và rất<br /> thân thiện với môi trường: nghề câu, nghề lưới vây, nghề lưới rê, ngư cụ bẫy. Nghề lưới kéo phát<br /> triển mạnh ở tỉnh Kiên Giang (số lượng tàu lưới kéo chiếm 23,8% số tàu cá của tỉnh), song không<br /> được phát triển tại xã An Sơn. Số tàu lưới kéo xã An Sơn năm 2008 chỉ chiếm 2,3% số lượng tàu cá<br /> toàn xã. Số tàu câu thu chiếm 20% số tàu cá toàn xã.<br /> Năm 2008, số tàu cá của xã An Sơn có sự tăng đột biến, chủ yếu là tàu công suất nhỏ, thống<br /> kê theo chương trình hỗ trợ dầu của Chính phủ.<br /> Số liệu ở bảng (1) cũng cho thấy, câu thu là một trong hai nghề có số lượng tàu thuyền tăng<br /> nhanh. Điều đó phần nào thể hiện hiệu quả sản xuất của nghề so với các loại nghề khai thác hiện tại<br /> của xã An Sơn nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.<br /> - Qui mô và trình độ công nghệ: tàu câu thu xã An Sơn có công suất từ 30 - 250 cv, chủ yếu<br /> nhóm tàu từ 30 - 50 cv; năm 2008 chiếm 71,4% số tàu câu thu. Năm 2009, số tàu của nghề câu thu<br /> có công suất từ 45 cv trở lên chiếm 30,9% số tàu cá cùng nhóm công suất toàn xã.<br /> Tàu không trang bị máy khai thác. Điều này đồng nghĩa sản xuất trên tàu là thủ công. Công đoạn<br /> thả câu, thu câu đều thực hiện bằng tay không có máy móc hỗ trợ.<br /> Trang bị máy điện hàng hải: nghề câu thu hoạt động khai thác ở vùng xa bờ nên các tàu trang<br /> bị máy định vị, máy đàm thoại để xác đinh vị trí câu và trao đổi thông tin về ngư trường, thông tin về<br /> thời tiết, thông tin về thị trường…<br /> <br /> 20 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2011<br /> <br /> Hình 4. Tàu câu thu xã An Sơn<br /> <br /> 3.2. Lao động nghề câu thu<br /> Điều tra số lượng lao động nghề câu thu theo số liệu thông kê của xã và tổng hợp thu được kết<br /> quả bảng 2.<br /> Bảng 2: Lao động nghề câu thu xã An Sơn giai đoạn 2005 - 2008<br /> (Đơn vị tính: Người)<br /> Năm<br /> <br /> 2005<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 2008<br /> <br /> Số lượng lao động<br /> <br /> 150<br /> <br /> 126<br /> <br /> 114<br /> <br /> 210<br /> <br /> Bình quân (Người/tàu)<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 6<br /> <br /> (Nguồn: UBND xã An Sơn, Chi cục KT & BVNL Thủy sản tỉnh Kiên Giang)<br /> <br /> Trình độ văn hóa của người lao động: phỏng vấn trực tiếp theo mẫu điều tra 60 lao động thì số<br /> người có trình độ văn hóa Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 3,3%, Trung học cơ sở 20%, trình độ Tiểu<br /> học 76,7%. Điều này thể hiện những kiến thức nghề nghiệp ngư dân có được chủ yếu là kinh nghiệm<br /> tích lũy được qua thực tiễn sản xuất và lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.<br /> 3.3. Cấu tạo vàng câu thu Các tàu công suất khác nhau, cấu tạo ngư cụ giống nhau, chỉ khác<br /> về chiều dài vàng câu. Cấu tạo và các bộ phận chính của vàng câu được mô tả qua hình (3.2) và<br /> bảng (3).<br /> <br /> Hình 5. Cấu tạo tổng quát vàng câu<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 21<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Hình 6. Đèn báo hiệu<br /> <br /> Soá 1/2011<br /> <br /> Hình 7. Lưỡi câu<br /> <br /> Hình 8. Khóa xoay liên kết dây thẻo<br /> và dây triên<br /> <br /> Bảng 3: Các bộ phận của vàng câu<br /> STT<br /> <br /> Thành phần<br /> <br /> Vật liệu<br /> Quy cách<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> Chiều dài (m)<br /> <br /> Ghi chú<br /> <br /> 1<br /> <br /> Dây triên<br /> <br /> PEφ1,5 mm<br /> <br /> 1<br /> <br /> 15000 - 30.000<br /> <br /> 2<br /> <br /> Dây thẻo<br /> <br /> PAφ1,2 mm<br /> <br /> 1000 - 2000<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> Cước đơn<br /> <br /> 3<br /> <br /> Lưỡi câu<br /> <br /> Thép không gỉ<br /> <br /> 1000 - 2000<br /> <br /> 4<br /> <br /> Dây mí<br /> <br /> Thép φ1 mm<br /> <br /> 1000 - 2000<br /> <br /> 0,1<br /> <br /> Thép<br /> <br /> 5<br /> <br /> Dây phao ganh<br /> <br /> PEφ2 mm<br /> <br /> 330 - 660<br /> <br /> 2,5<br /> <br /> 6<br /> <br /> Phao ganh<br /> <br /> PVC φ10 cm<br /> <br /> 330 - 660<br /> <br /> 0,38<br /> <br /> 7<br /> <br /> Khóa xoay<br /> <br /> Inox<br /> <br /> 1000 - 2000<br /> <br /> 8<br /> <br /> Phao cờ<br /> <br /> Tre hoặc gỗ<br /> <br /> 10 - 20<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> 9<br /> <br /> Dây phao cờ<br /> <br /> PEφ5 mm<br /> <br /> 10 - 20<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 10<br /> <br /> Đèn báo hiệu 3V<br /> <br /> Màu trắng<br /> <br /> 10 - 20<br /> <br /> 11<br /> <br /> Vật nặng liên kết phao cờ<br /> <br /> Xi măng<br /> <br /> 10 - 20<br /> <br /> Phao nhựa<br /> <br /> 3.4. Tổ chức sản xuất<br /> 3.4.1. Khai thác cá mồi<br /> Nghề câu thu xã An Sơn sử dụng mồi câu do tàu tự khai thác tại ngư trường hoặc mua của tàu<br /> làm nghề khác, song chủ yếu là mồi tàu tự đánh bắt. Mồi thường dùng là các loài cá ngân, cá nục,<br /> cá chỉ vàng, cá trích, cá chuồn. Cá chuồn được khai thác bằng lưới rê chuồn. Cá ngân, cá nục, cá<br /> chỉ vàng, cá trích khai thác chủ yếu bằng câu cần và được nuôi sống trong hầm bảo quản. Thực tế<br /> khai thác cho thấy: Mồi sống có hiệu quả đánh bắt cao hơn mồi chết, nên được ưu tiên dùng nhiều<br /> hơn và các tàu rất quan tâm đến bảo quản mồi câu.<br /> Hỗ trợ khai thác cá mồi bằng câu cần là thiết bị chà nổi di động tàu mang theo. Chà là dây PE<br /> dài 30- 40m buộc lá dừa (hình 9).<br /> Thời điểm câu cá mồi thường vào lúc rạng sáng từ 5h – 7h hoặc 15h – 18h. Trước khi câu cá<br /> mồi phải thả chà di động (hình 9) để tập trung cá. Đầu cuối cùng của dây chà buộc vào tàu. Sau khi<br /> thả xong chà 15 - 20 phút, tiến hành câu.<br /> <br /> 22 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1