Ra đa<br />
<br />
MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XỬ LÝ LIÊN KẾT ĐIỂM DẤU<br />
RA ĐA BẰNG CÔNG CỤ MẠNG NƠ RON HOPFIELD<br />
Phạm Ngọc Huy1*, Đặng Quang Hiệu2<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xử lý liên kết điểm dấu ra đa<br />
bằng mạng nơron Hopfield để tính xác suất liên kết giữa điểm dấu mục tiêu với quỹ<br />
đạo theo thuật toán liên kết điểm dấu theo xác suất kết hợp JPDA (Joint Probability<br />
Data Association). Kết quả mô phỏng của phương pháp mạng nơron được so sánh<br />
với phương pháp tính toán thông thường.<br />
Từ khoá: Liên kết dữ liệu theo xác suất(PDA), Liên kết dữ liệu theo xác suất kết hợp(JPDA), Lọc Kalman, Tỉ<br />
số hợp lý, Tiêu chuẩn lân cận gần nhất, Bài tóan TSP.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Như đã biết ở [1],[5]: bài toán liên kết điểm dấu (LKĐD) và bài toán lọc, bám quỹ đạo<br />
mục tiêu là hai phần không thể tách rời trong rất nhiều bài toán cần thực hiện của xử lý thứ<br />
cấp thông tin ra đa. Việc giải quyết bài toán LKĐD có nhiều cách tiếp cận khác nhau với<br />
những thuật toán xử lý tương ứng. Bài báo dưới đây trình bày kết quả nghiên cứu tính toán<br />
xác suất LKĐD sử dụng công cụ mạng Hopfield để lọc, bám quỹ đạo mục tiêu. Kết quả<br />
nghiên cứu tính toán có thực hiện so sánh theo một số tiêu chí như: số lượng quỹ đạo được<br />
lọc, bám đúng; sai số lọc, bám và thời gian xử lý đối với từng quỹ đạo. Nội dung bài báo<br />
được trình bày thành bốn phần. Trong mục 2, trình bày tóm tắt tổng hợp thuật toán LKĐD<br />
với quỹ đạo dựa trên thông tin về xác suất liên kết được tính toán sử dụng công cụ mạng<br />
Hopfield. Mục 3 của bài báo trình bày các kết quả tính toán với công cụ mô hình hóa là<br />
MATLAB. Phần kết luận được trình bày tại mục 4.<br />
2. TỔNG HỢP THUẬT TOÁN THỬ NGHIỆM LKĐD SỬ DỤNG MẠNG HOPFIELD<br />
2.1. Tóm tắt thuật toán thử nghiệm<br />
Tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu trước đây [1- 6], trong [5] đã trình bày việc tổng<br />
hợp thuật toán tổng quát lọc, bám quỹ đạo mục tiêu mà việc liên kết điểm dấu với quỹ đạo<br />
dựa trên cơ sở tính toán xác suất khả năng liên kết của từng điểm dấu với quỹ đạo cần xét.<br />
Theo đó [5], thuật toán PDA tính toán xác suất LKĐD chỉ áp dụng tốt nhất khi lọc, bám<br />
một quỹ đạo, nên ứng dụng của nó trong thực tiễn không cao. Thuật toán JPDA tính toán<br />
xác suất LKĐD kết hợp cho phép xử lý đồng thời với nhiều mục tiêu đã loại bỏ được điểm<br />
hạn chế của thuật toán PDA. Quá trình xây dựng, tổng hợp thuật toán tổng quát lọc, bám<br />
quỹ đạo theo cách đặt vấn đề như trên và các biểu thức tính đã được trình bày trong [3].<br />
Lưu đồ thuật toán tổng quát được trình bày trên hình 1. Theo đó, thuật toán tổng quát bao<br />
gồm những thành phần chính như sau: phần hình thành và xuất dữ liệu mang thông tin về<br />
điểm dấu (bao gồm các điểm dấu chân thực của mục tiêu và nhiễu. Các điểm dấu nhiễu<br />
được định nghĩa là các bướu tạp vượt ngưỡng phát hiện - kết quả của xử lý sơ cấp). Để<br />
phục vụ cho quá trình thử nghiệm bằng mô phỏng, phần hình thành và xuất dữ liệu mang<br />
thông tin về điểm dấu tại từng chu kỳ nhịp lấy tin k : 0 kmax sẽ gồm: dữ liệu tham số<br />
tọa độ thực (true) của từng mục tiêu đang được lọc, bám quỹ đạo; dữ liệu tham số tọa độ<br />
đo (measure) lựa chọn theo phân bố chuẩn trong vùng cửa sóng với tâm là điểm true và<br />
các điểm dấu giả (bướu tạp vượt ngưỡng) phân bố chuẩn cũng trong vùng cửa sóng trên.<br />
Nội dung hình thành và xuất dữ liệu này được thiết kế hoàn toàn theo đúng trình tự, lôgic<br />
quá trình xử lý thông tin ra đa thông thường [5].<br />
Phần thứ hai là phần tính toán xác suất LKĐD với các quỹ đạo mục tiêu đang được lọc,<br />
bám tại từng chu kỳ nhịp. Thực chất của LKĐD theo xác suất trong quyết định thống kê là<br />
<br />
<br />
42 P. N. Huy, Đ. Q. Hiệu, “Một số kết quả nghiên cứu xử lý liên kết… mạng nơ ron Hopfield.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
tính toán xác suất của từng sự kiện "điểm dấu thu được có thuộc quỹ đạo đang lọc, bám hay<br />
không" và ra quyết định lựa chọn điểm dấu "hợp lý nhất (có xác suất cao nhất)" hoặc lựa<br />
chọn trên cơ sở lấy "trung bình có trọng số" v.v. Nội dung chính của bài báo trình bày các<br />
kết quả nghiên cứu việc sử dụng công cụ mạng Hopfield trong tính toán xác suất LKĐD với<br />
quỹ đạo mà chi tiết những ưu điểm của nó được trình bày trong mục 2.2 dưới đây.<br />
Phần thứ ba liên quan tới lọc, bám với công cụ toán học là bộ lọc Kalman sẽ không trình<br />
bày trong khuôn khổ của bài báo.<br />
2.2. Tổng hợp thuật toán xử lý LKĐD<br />
sử dụng công cụ mạng Hopfield<br />
Ý tưởng sử dụng mạng nơ ron trong<br />
giải bài toán LKĐD ra đa xuất phát cùng<br />
từ một cách tiếp cận của một bài toán<br />
kinh điển - bài toán Người bán hàng du<br />
lịch (Traveling Salesman Problem - TSP)<br />
k : 1 [3,4]. Bài toán được phát biểu như sau:<br />
Người bán hàng rong phải đi bán hàng ở<br />
n thành phố với khoảng cách giữa chúng<br />
đã biết. Cần sắp xếp lộ trình sao cho<br />
người đó đi và quay về thành phố xuất<br />
phát ban đầu với điều kiện: mỗi thành<br />
phố chỉ được ghé một lần và tổng quãng<br />
k k max<br />
đường đi ngắn nhất. Cách tiếp cận dùng<br />
mạng nơron Hopfield để giải là: để biểu<br />
diễn các hành trình có thể, cần xây dựng<br />
dạng ma trận với các thành phố được thể<br />
hiện theo hàng; các cột phản ánh trình tự<br />
đến các thành phố trên đường đi. Tại<br />
phần tử nào của ma trận sẽ nhận giá trị<br />
"1", nếu như thứ tự thành phố (ở cột<br />
tương ứng) nằm trên đường đi (ở hàng<br />
tương ứng). Việc sử dụng hàm năng<br />
lượng và các điều kiện cực tiểu của nó đã<br />
cho phép một cách nhanh chóng giải bài<br />
toán trên. Vấn đề đặt ra là việc thiết lập<br />
k : k 1 các điều kiện ràng buộc để hàm năng<br />
lượng của nó đạt giá trị min và mạng ổn<br />
định.<br />
Hình 1. Lưu đồ thuật toán tổng quát.<br />
<br />
Bài toán xác định xác suất LKĐD với quỹ đạo mục tiêu xi (k ) từ tỷ số hợp lý xi (k) có<br />
những điểm tương đồng với bài toán TSP [4]. Cụ thể là: ta cũng có thể xây dựng dạng ma<br />
trận với các cột biểu diễn quỹ đạo và các hàng biểu diễn điểm dấu. Khi đó, đầu ra mạng<br />
Hopfield sẽ là các xác xuất LKĐD với đầu vào là hàm hợp lý chuẩn hóa. Trên bảng 1 có<br />
trình bày những điểm tương đồng giữa bài toán TSP với bài toán xác định xác suất LKĐD.<br />
Từ bảng 1 cho thấy, sự tương đồng của hai bài toán cho phép thiết lập hàm năng lượng<br />
với lôgíc xây dựng như nhau. Chỉ có một điểm khác nhau là trong bài toán LKĐD, hàm<br />
năng lượng có thêm điều kiện ràng buộc quy định tổng xác suất LKĐD của một quỹ đạo<br />
phải bằng 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 43<br />
Ra đa<br />
<br />
Bảng 1.<br />
Các điểm Bài toán TSP Bài toán tính xác suất Ghi chú<br />
tương đồng LKĐD<br />
Về bản chất Chọn quãng đường min Chọn điểm dấu phù hợp Đều là bài<br />
toán tối ưu<br />
Về lôgic lập ma - Cột là thứ tự đến thành phố - Cột là các qũi đạo đang xét Cùng lôgíc xây<br />
trận - Hàng là các thành phố - Hàng là các điểm dấu đo dựng ma trận<br />
Hàng Không thể cùng một lúc tới Tại từng chu kỳ nhịp, một<br />
Các đ kiện ràng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ma trận hai thành phố. quỹ đạo không thể có hai<br />
điểm dấu true.<br />
buộc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cột Mỗi thành phố chỉ đến đúng Một điểm dấu true không thể<br />
ma trận một lần đồng thời của hai quỹ đạo<br />
Các sự Tất cả các thành phố điều Tất cả các điểm dấu đều<br />
kiện phải đi qua được xét<br />
Theo [4], hàm năng lượng tính toán xác suất LKĐD có dạng:<br />
EDAP ( M1 / 2) Vx,i Vx, j ( M 2 / 2) Vx,i V y,i<br />
x i j i x i y x<br />
<br />
( M 3 / 2) ( Vx,i 1)2 ( M 4 / 2) (Vx,i xi )2 (1)<br />
i x x i<br />
( M 5 / 2) (Vx,i lj )2<br />
x i j i lx<br />
Trong đó: Vx,i - là đầu ra của nơron tại vị trí ( x, i ) với x 1 m(k ) ; i 1 T ; m(k )<br />
<br />
là số điểm dầu thu được tại chu kỳ nhịp thứ k; T là số lượng mục tiêu ( T I max ); xi<br />
n<br />
là tỷ số hợp lý chuẩn hóa i p i ( k ) /[ p i ( k )] ; M 1;..., M 5 là các hằng số mà tính<br />
x x l<br />
l<br />
chất của thuật toán LKĐD phụ thuộc vào việc lựa chọn các giá trị cho chúng và được định<br />
nghĩa là các hệ số đặc trưng hàm năng lượng của mạng.<br />
Theo [6],với các điều kiện ràng buộc tương tự như bài toán TSP, nếu sử dụng hàm<br />
delta ij và đặt: tham số trọng số Tx,i , y , j và hệ số lệch (bias) I x,i :<br />
Tx, i, y , j [ M 1 xj (1 yi ) M 2 ij (1 xy ) M 3 ij M 4 ij xy <br />
(2)<br />
M 5 (T 1) ij xy<br />
(3)<br />
I x,i M 3 ( M 4 M 5 ) xi M 5 (T 1 xi )<br />
i<br />
thì ta sẽ có hàm năng lượng có dạng:<br />
E *DAP 0.5 Tx,i, y , j V x, y V y , j V x, y I x,i<br />
(4)<br />
x y i j x i<br />
Theo [4], Tx,i,y,j được xác định như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
44 P. N. Huy, Đ. Q. Hiệu, “Một số kết quả nghiên cứu xử lý liên kết… mạng nơ ron Hopfield.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[ M 3 M 4 M 5 (T 1)] n i j, x y<br />
(5)<br />
M1 if i j, x y<br />
Tx ,i , y , j <br />
(M1 M 3 ) if i j, x y<br />
0 if i j, x y<br />
Từ đây, đã có thể tổng hợp thuật toán tính toán xác suất LKĐD như sau:<br />
1. Tổ chức mạng Hopfield dưới dạng ma trận. Trong đó: chỉ số hàng đặc trưng vị trí<br />
điểm dấu trong gói dữ liệu; chỉ số cột đặc trưng chỉ số quỹ đạo lọc mục tiêu và chỉ số hàng<br />
0 chỉ thị vị trí điểm dấu ngoại suy. Tại từng nút mạng, giá trị đầu ra V t của nó chính là xác<br />
l<br />
suất LKĐD của điểm dấu thứ l đối với quỹ đạo thứ t . Giá trị đầu ra Vlt được đưa tới đầu<br />
vào các nút mạng khác thông qua trọng số Tx, i, y , j cập nhật theo (2). Ngoài ra, tác động<br />
tới từng nút còn có hệ số lệch (bias) I x,i cập nhật theo (3).<br />
2. Trạng thái mạng được cập nhật tại các thời điểm khi có thông tin mới đưa tới đầu<br />
n<br />
vào và ở đây sẽ là tỷ số hợp lý chuẩn hóa i p i ( k ) /[ p i ( k )] . Riêng bộ trọng số<br />
x x l<br />
l<br />
hoàn toàn phụ thuộc vào hệ số M 1..., M 5 , nên cấu trúc mạng sẽ không đổi.<br />
3. Cập nhật trạng thái đầu vào của từng nút mạng theo: [4]<br />
<br />
Vlt g (ult ) 0.5[1 tanh(ult / u0 )] (6)<br />
T m( k ) T<br />
S0 <br />
với: u t<br />
j (k 1) ( ) u t<br />
j (k ) M1 Vl (k ) M 2 V j (k ) M3[ Vj (k) 1]<br />
S0 1 j1 j0<br />
l jl<br />
(7)<br />
<br />
[M4 M5 (T 1)]Vj (k) (M4 M5 ) j (k ) M5[T 1 j (k )]<br />
1<br />
<br />
Trong đó: k , l,t - là chỉ số chu kỳ nhịp lấy tin, chỉ số hàng (chỉ số điểm dấu) và chỉ số<br />
cột (chỉ số quỹ đạo); t (k ) - là giá trị hàm hợp lý chuẩn hóa của điểm dấu thứ l đối với<br />
l<br />
quỹ đạo mục tiêu thứ t; S0 và - là các hằng số được lựa chọn theo [4].<br />
4. Thiết lập giá trị ban đầu theo biểu thức [4].<br />
<br />
ult t (u0 ) ln[m(k )], l m(k ), t T (8)<br />
u<br />
l<br />
Với xác suất liên kết ban đầu là V t 1 /[ m(k ) 1] và t được coi là biến ngẫu<br />
l u l<br />
nhiên phân bố đều trong [ 0.1u 0 , 0.1u 0 ] .<br />
3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG<br />
Chương trình mô phỏng thử nghiệm lọc, bám quỹ đạo với số lượng mục tiêu tùy chọn<br />
(đến 20 mục tiêu hoặc hơn) được xây dựng trên công cụ MATLAB R10a. Cấu hình máy<br />
tính dùng để tính toán mô phỏng: DESKTOP Pentium I5 cores, tốc độ 3GHz, RAM 4GB,<br />
HDD 500GB).<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 45<br />
Ra đa<br />
<br />
Bảng 2. Xác suất LKDDĐD khi lọc, bám quỹ đạo 10 mục tiêu tại k = 19.<br />
k = 19 MT1 MT2 MT3 MT4 MT5 MT6 MT7 MT8 MT9 MT10<br />
Điểm NS 0,0857 0,2151 0,1004 0,0835 0,0857 0,2344 0,1004 0,1024 0,2366 0,1146<br />
<br />
ĐD 1 0,1360 0,0162 0,0007 0,1215 0,1360 0,0000 0,0007 0,0924 0,0000 0,0002<br />
<br />
ĐD2 0,0030 0,3523 0,0000 0,0014 0,0030 0,0000 0,0000 0,0057 0,0020 0,0000<br />
<br />
ĐD 3 0,0004 0,0000 0,1625 0,0016 0,0004 0,0000 0,1625 0,0082 0,0000 0,1123<br />
<br />
ĐD 4 0,1008 0,0033 0,0062 0,1278 0,1008 0,0000 0,0062 0,1146 0,0000 0,0022<br />
<br />
ĐD 5 0,1410 0,0109 0,0005 0,1216 0,1410 0,0000 0,0005 0,0717 0,0000 0,0001<br />
<br />
ĐD 6 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,3865 0,0000 0,0000 0,0003 0,0000<br />
<br />
ĐD 7 0,0006 0,0000 0,1646 0,0022 0,0006 0,0000 0,1646 0,0097 0,0000 0,1216<br />
<br />
ĐD 8 0,0623 0,0120 0,0087 0,0821 0,0623 0,0000 0,0087 0,1676 0,0002 0,0019<br />
<br />
ĐD 9 0,0000 0,0028 0,0000 0,0000 0,0000 0,0002 0,0000 0,0002 0,3864 0,0000<br />
<br />
ĐD 10 0,0001 0,0000 0,1169 0,0007 0,0001 0,0000 0,1169 0,0017 0,0000 0,1882<br />
<br />
ĐD 11 0,1412 0,0088 0,0005 0,1229 0,1412 0,0000 0,0005 0,0671 0,0000 0,0001<br />
<br />
ĐD 12 0,0032 0,3476 0,0000 0,0015 0,0032 0,0000 0,0000 0,0053 0,0014 0,0000<br />
<br />
ĐD 13 0,0002 0,0000 0,1612 0,0009 0,0002 0,0000 0,1613 0,0043 0,0000 0,1368<br />
<br />
ĐD 14 0,1303 0,0078 0,0019 0,1355 0,1303 0,0000 0,0018 0,1045 0,0000 0,0005<br />
<br />
ĐD 15 0,1413 0,0093 0,0005 0,1233 0,1413 0,0000 0,0005 0,0695 0,0000 0,0001<br />
<br />
ĐD 16 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,3784 0,0000 0,0000 0,0001 0,0000<br />
<br />
ĐD 17 0,0004 0,0000 0,1652 0,0015 0,0004 0,0000 0,1652 0,0064 0,0000 0,1336<br />
<br />
ĐD 18 0,0534 0,0130 0,0093 0,0717 0,0534 0,0000 0,0093 0,1680 0,0003 0,0019<br />
<br />
ĐD 19 0,0000 0,0009 0,0000 0,0000 0,0000 0,0005 0,0000 0,0000 0,3727 0,0000<br />
<br />
ĐD 20 0,0001 0,0000 0,1009 0,0003 0,0001 0,0000 0,1009 0,0007 0,0000 0,1859<br />
<br />
Tổng xslk 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000<br />
<br />
Vì nội dung chính của bài báo liên quan tới ứng dụng mạng Hopfield trong tính toán<br />
xác suất LKĐD nên dưới đây là kết quả tính toán xác suất<br />
liên kết và kết quả mô phỏng quá trình lọc, bám quỹ đạo.<br />
Tại bảng 2 trình bày kết quả tính xác suất LKĐD ở chu kỳ nhịp lấy tin k 19 khi số<br />
lượng mục tiêu là 10.<br />
Để tiện so sánh, đánh giá tại Bảng 3 trình bày thời gian xử lý tính toán xác suất LKĐD<br />
khi sử dụng phương pháp tính toán giải tích và khi sử dụng công cụ mạng Hopfield với<br />
tổng số chu kỳ nhip k 1 20 , số lượng quỹ đạo I max 10<br />
Bảng 3. Thời gian xử lý của hai phương pháp.<br />
Nhịp k=1 2 3 .. .. 19 20 th.gian(s)<br />
Phương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9.5324 9.5332 9.5422 .. .. 9.9499 9.9542 195.2246<br />
pháp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GT<br />
2.4268 2.4010 2.4099 .. .. 2.4096 2.4015 48.2132<br />
Hopf.<br />
<br />
Trên hình 2 là kết quả mô phỏng lọc, bám quỹ đạo 10 mục tiêu với mật độ nhiễu (điểm<br />
dấu giả) tương ứng là: thấp, trung bình và cao. (định nghĩa thấp: NClusters/NPlots < 10; trung<br />
bình: 10 < NClusters/NPlots < 20; cao: NClusters/NPlots > 20) việc tính toán xác suất LKĐD sử<br />
dụng công cụ mạng nơron Hopfield.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
46 P. N. Huy, Đ. Q. Hiệu, “Một số kết quả nghiên cứu xử lý liên kết… mạng nơ ron Hopfield.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (a)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(b) (b)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(c) (c)<br />
Hình 2. Kết quả mô phỏng bám 10 mục Hình 3. Kết quả mô phỏng sai số bám<br />
tiêu bằng mạng nơron với mật độ nhiễu: 10 mục tiêu bằng mạng nơron với mật<br />
(a)thấp; (b)trung bình; (c)cao. độ nhiễu: (a)thấp;(b)trung bình;(c)cao.<br />
<br />
Từ các kết quả nghiên cứu trên, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:<br />
1. Việc sử dụng mạng Hopfield để tính toán xác suất LKĐD theo thuật toán JPDA đảm<br />
bảo được tính tổng quát (sát với thực tế) như trong điều kiện thực<br />
tế tình huống trên không phức tạp với số lớn lượng quỹ đạo đồng thời cần lọc, bám có<br />
nhiễu (các điểm dấu giả) với mật độ khác nhau. Trên hình 2 biểu diễn kết quả mô phỏng<br />
lọc, bám đồng thời 10 mục tiêu với ba loại mật độ nhiễu khác nhau vẫn đảm bảo cho ra kết<br />
quả lọc bám bảo đảm. So với kết quả trong [3] (số lượng mục tiêu chỉ là 4, chuyển động<br />
thẳng, không cơ động phức tạp…) thì đây là một cải thiện đáng kể.<br />
2. Về sai số lọc bám mục tiêu , các kết quả mô phỏng trong hình 3 với các tình huống<br />
nhiễu khác nhau cũng vẫn bảo đảm nằm trong sai số cho phép (nhỏ hơn 3σ - σ là sai số đo<br />
tọa độ của đài ra đa. Với đài Ra đa P-18, σ xấp xỉ 1000m).<br />
3. Với cùng một hệ thống tính toán (cùng tốc độ tính), việc sử dụng công cụ mạng Hopfield<br />
cho phép giảm đáng kể thời gian tính và đảm bảo cho ra đầy đủ xác suất LKĐD (Bảng 2) trong<br />
cùng một chu kỳ nhịp. Việc sử dụng công cụ mạng Hopfiel và hệ tính toán nhúng xử lý song<br />
song hoàn toàn cho phép xử lý thời gian thực lọc, bám quỹ đạo nhiều mục tiêu.<br />
4. Quá trình mô hình hóa cho thấy, ngay cả khi số lượng quỹ đạo không lớn, nhưng số<br />
lượng điểm dấu "nhiễu" nhiều, mục tiêu có khả năng cơ động thì quá trình lọc, bám theo<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 47<br />
Ra đa<br />
<br />
thuật toán truyền thống hiện đang sử dụng trong phần lớn các khí tài hiện nay (thuật toán<br />
thuật toán lân cận gần nhất - Nearest Neighbor) có thể dẫn đến lỗi do khi mục tiêu giao cắt<br />
nhau, tiêu chuẩn để lựa chọn điểm dấu gần nhất không còn đúng nữa.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
So sánh kết quả nghiên cứu được mô tả trong bài báo này với một phương pháp sử<br />
dụng máy Boltzmann như trong công trình [3] cho thuật toán JPDA, ta thấy điểm mạnh của<br />
mạng nơron Hopfield dùng trong bài toán liên kết điểm dấu là tốc độ hội tụ mạng nhanh,<br />
không cần có thời gian luyện mạng nên với cùng một thời gian quan sát của đài ra đa thì<br />
số lượng các quỹ đạo mục tiêu được lọc bám sẽ lớn hơn, đây là một chỉ tiêu quan trọng<br />
của hệ thống xử lý thứ cấp thông tin ra đa[1]. Trong [3] tác giả cũng thừa nhận là công cụ<br />
máy Boltzmann chỉ “ để mô phỏng, không thực tế trong môi trường thời gian thực”.<br />
Từ các kết quả nghiên cứu trình bày ở trên, có thể nói rằng: việc sử dụng công cụ mạng<br />
nơron Hopfield trong các bài toán xử lý cấp 2 tin tức ra đa nói chung và xử lý LKĐD với<br />
quỹ đạo nói riêng cơ bản đáp ứng được các tiêu chí quan trọng về yêu cầu chiến - kỹ thuật<br />
của một hệ thống xử lý tin. Đó là khả năng hoạt động đảm bảo lọc, bám đồng thời với số<br />
lượng lớn quỹ đạo với độ chính xác thỏa mãn và xác suất lỗi (lọc, bám nhầm) nhỏ; đảm<br />
bảo yêu cầu thời gian thực cho quá trình xử lý.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bar-Shalom (1998), “Radar Tracking and Data Association" , Academic Press, Inc..<br />
[2]. Blackman (2005), “Multiple-Target tracking with radar application". MA, Artech House.<br />
[3]. Thomas K. Rob (1999), "A Comparison of Conventional And Neural Network Data<br />
Association Techniques For Multi-target tracking", Electrical And Computer<br />
Engineering Royal Military College of Canada . Kingston, Ontario-Nov.<br />
[4]. D.Sengupta and R.T. Iltis (1989), “Neural Solution to the Multi-target Data<br />
Association Problem”, AES-25 Jan. pp 96-108.<br />
[5]. Фарина Ф , Cтудер Ф (1993) , “Цифровая Обработка РЛИ. Сопровождение<br />
Целей” , Изд. РадиоиСвязъю ,. c. 88-98, 160-167.<br />
[6]. Phạm Ngọc Huy, Nguyễn Phùng Bảo (2012), "Nghiên cứu một số thuật toán kiên kết<br />
dữ liệu trong xử lý thứ cấp tin tức ra đa", Tạp chí nghiên cứu KH&CNQS, 08-2012.<br />
[7]. Phạm Ngọc Huy, Bùi Quý Thắng (2014), "Ứng dụng mạng nơ ron Hopfield để giải bài<br />
toán liên kết điểm dấu trong bám quỹ đạo mục tiêu ra đa", Tạp chí nghiên cứu<br />
KH&CN Quân sự 06-2014.<br />
ABSTRACT<br />
tHE RESULTS OF RESEARCHING IN RADAR’S PLOT data associate<br />
PROCESSING BY THE HOPFIELD NEURAL NETWORK<br />
The paper prensents the studied results by using the Hopfield Neural network<br />
aplication to compute associate probabilities between the target’s plot and<br />
trajectory in the Joint Probabilistic Data Association (JPDA. Its simulative results<br />
comparised to the conventional calculate method .<br />
Keywords: PDA, JPDA, PDAF, JPDAF, Kalman Filter, EKF, Likelihood ratio.<br />
<br />
Nhận bài ngày 24 tháng 9 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 05 tháng 11 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2015<br />
§Þa chØ: 1ViÖn Kü thuËt Phßng kh«ng - Kh«ng qu©n;<br />
2<br />
Häc viÖn KTQS.<br />
*<br />
Email: phamngochuy1552@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
48 P. N. Huy, Đ. Q. Hiệu, “Một số kết quả nghiên cứu xử lý liên kết… mạng nơ ron Hopfield.”<br />