intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số lí luận và thực tế của phát triển bền vững giáo dục đại học của các thế hệ người học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số lí luận và thực tế của phát triển bền vững giáo dục đại học của các thế hệ người học đưa ra đề xuất hợp lí cho sự phát triển bền vững của giáo dục, là chú trọng về mục đích học tập lâu dài (hạnh phúc, là phù hợp với xã hội rộng lớn và hiện đại (sử dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn), là hướng tới mô hình công dân số trong xã hội số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số lí luận và thực tế của phát triển bền vững giáo dục đại học của các thế hệ người học

  1. MỘT SỐ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA CÁC THẾ HỆ NGƯỜI HỌC Vũ Thị Ngọc Thu1 Tóm tắt: Giáo dục không chỉ đề ra nhiệm vụ phát triển mà còn phải là phát triển bền vững, đem lại lợi ích lâu dài cho các thế hệ. Trước nhiệm vụ đó, bài báo này phân tích, bình luận một số lí luận và thực tế của phát triển bền vững giáo dục. Các khái niệm về giáo dục phát triển bền vững, đặc điểm của người học ở các thế hệ, các nhận định về thực tế giáo dục ở các thế hệ được đúc kết dựa trên phân tích và tổng hợp từ tài liệu lí thuyết lẫn kinh nghiệm tác giả bài báo. Từ đó, bài báo đưa ra đề xuất hợp lí cho sự phát triển bền vững của giáo dục, là chú trọng về mục đích học tập lâu dài (hạnh phúc, là phù hợp với xã hội rộng lớn và hiện đại (sử dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn), là hướng tới mô hình công dân số trong xã hội số. Bài báo mang ý nghĩa đóng góp cho công cuộc phát triển lâu dài, vươn tới phục vụ xã hội kịp thời của giáo dục. Từ khóa: Phát triển bền vững, giáo dục phát triển bền vững, thế hệ sinh viên, các đặc tính của các thế hệ, giáo dục đại học. 1. Mở đầu Theo Rocky Scopelliti, Dương Ngọc dịch (2019), đầu tư vào y tế, giáo dục và lối sống tốt hơn là các nguyên nhân chính kéo dài tuổi thọ con người. Giáo dục như thế, không chỉ để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho xã hội, đất nước mà còn đem lại quyền lợi cho chính tuổi thọ con người. Tuy thế, giáo dục cũng như kinh tế Việt Nam, đã và đang gặp phải thực trạng: phát triển bất chấp, bộc phát. Phát triển giáo dục cần thiết phải là phát triển bền vững, tạo ra lợi ích bền lâu cho cộng đồng. Các hội thảo, hội nghị do các tổ chức, đất nước đã nghiên cứu, bàn luận và đưa ra nhiều nội dung về phát triển giáo dục, nhất mạnh phát triển giáo dục vì sự bền vững. Việt Nam cần có sự quan tâm và phát triển cho đường lối giáo dục đầy tiến bộ này. Bài báo này nghiên cứu về giáo dục đại học phát triển bền vững thông qua nghiên cứu nội dung lí thuyết và những thực tế giảng dạy. 2. Nội dung 2.1. Định nghĩa giáo dục gắn với phát triển bền vững 2.1.1. Khái niệm “Phát triển bền vững” Phát triển bền vững (PTBV) có ý nghĩa là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai (WCED, 1987, tr 43). Có thể hiểu, phát triển được gọi là phát triển bền vững khi ở hiện tại hay tương lai, sự phát triển đem lại lợi ích, không gây cản trở trong khoảng thời gian lâu dài. 1. Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM 194
  2. VŨ THỊ NGỌC THU Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên trong “Chiến lược bảo tồn thế giớï của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 1980, tuy nhiên mới chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề bền vững sinh thái. Định nghĩa “phát triển bền vững” trở nên phổ biến rộng rãi và có trong “Báo cáo Brunđtland' của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ” (Phạm Thị Thanh Bình, 2020). Phát triển bền vững không phải là sự phát triển không mang tính bộc phát nhất thời, bất chấp với mọi hậu quả,... Phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo sự tiến lên mạnh mẽ, hiệu quả, tốt đẹp cho tất cả mọi người, mọi lĩnh vực. Phát triển bền vững cần có kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, phát triển bền vững về xã hội được chỉ rõ ra như sau: “Phát triển bền vững về xã hội là phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường” (WCED, 1987, tr 43). 2.1.2. Khái niệm “Giáo dục với phát triển bền vững” Khái niệm 1: Giáo dục với phát triển bền vững là đảm bảo chất lượng giảng dạy sẽ đáp ứng nhu cầu xã hội, là đảm bảo cho mọi người đều có cơ hội đến trường, đi học. Từ đó, người học có thể dễ dàng đóng góp, chia sẻ về cách học tập, kiến thức cho xã hội, cho thế hệ học tập tiếp theo (Ban Biên tập Vụ giáo dục thường xuyên, 2017). Khái niệm 2: Giáo dục với phát triển bền vững là việc phát triển các kĩ năng, kiến thức để đưa ra các quyết định và hành động đúng đắn vì lợi ích bản thân và toàn xã hội ở hiện tại và trong tương lai. Bằng cách sử dụng các tình huống, phương pháp, kĩ thuật dạy học thích hợp, giáo dục PTBV có nhiệm vụ đổi mới quá trình học tập ở tất cả các khu vực giáo dục mà nó giúp cho cá nhân chiếm lĩnh được kiến thức và các kĩ năng phân tích, đánh giá và năng lực hành động (Vương Thị Ngọc Loan, Trần Thị Gái, Kiều Thị Kính, 2020). Để đạt được mục tiêu này, giáo dục phát triển bền vững sẽ kết hợp các khía cạnh của giáo dục môi trường, giáo dục công dân, giáo dục kinh tế và giáo dục văn hóa. Khái niệm 3: Giáo dục phát triển bền vững không chỉ đào tạo kiến ​​ thức, mà còn khuyến khích học sinh trở thành người tiêu dùng thông thái và những người quản lí tài nguyên hiệu quả. Nó cũng đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội và môi trường, như thay đổi khí hậu, đa dạng sinh học, sử dụng tài nguyên và quản lí chất thải. Khái niệm 4: Giáo dục phát triển bền vững nhắm đến mục tiêu giúp học sinh nhận thức tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với sự sống của con người, phát triển những kĩ năng và giá trị cần thiết để xây dựng môi trường đảm bảo đủ cho tương lai của tất cả mọi người. 195
  3. MỘT SỐ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIÁO DỤC... Tổng quát có thể đúc kết về “Giáo dục với phát triển bền vững” như sau: là đảm bảo giáo dục được đến với mọi người; đảm bảo giáo dục được kĩ năng, các giá trị cần thiết của các khía cạnh (môi trường, kinh tế, văn hóa,...) nhằm bảo vệ môi trường, quản lí tài nguyên, tiêu dùng thông minh. 2.2. Đặc điểm của các thế hệ người học 2.2.1. Thế hệ người học ở quá khứ Thế hệ Millennials hay Generation Y, viết tắt: Gen Y hay còn gọi là thế hệ thiên niên kỉ. Theo thời gian, các nhóm nhân khẩu học lần lượt gọi là thế hệ X, Y, Z. Trong đó, thế hệ Y được sinh ra từ 1981 đến 1996 (Amrit Kumar Jha, 2020). Thế hệ Millennials còn được gọi là "echo boomers" bởi vì đa số họ là con cái của thế hệ bùng nổ dân số. Thế hệ Y gắn liền với thời đại thông tin, các thiết bị kĩ thuật số và mạng xã hội. Họ là bố mẹ của thế hệ Alpha sau này. Gen Y được xác định bởi 4 xu hướng quan trọng như: mạng xã hội internet, sự sung túc, tính đa dạng, nâng tầm địa vị của trẻ em (Jamie Notter & Maddie Grant, Hoàng Vũ dịch, 2019, tr. 35). Do đó, gen Y rất giỏi sử dụng internet, có tiêu chuẩn và kì vọng cao, thích tham gia theo nhóm, có kĩ năng giao tiếp, cộng tác tốt, đã xóa nhòa ranh giới truyền thống giữa bản thân với những người có thẩm quyền (cha mẹ, người quản lí cấp trên,...). Đây là những đặc điểm thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu, làm việc của gen Y. Điểm chưa tốt mà gen Y được các thế hệ trước nhìn nhận là tư tưởng ăn sẵn, sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu kiên nhẫn (Jamie Notter & Maddie Grant, Hoàng Vũ dịch, 2019, tr. 9). Quá trình học đại học của gen Y có xu hướng chú trọng đến kết quả thay vì quá trình, khi đó chưa có xuất hiện các bài kiểm tra giữa kì mà có duy nhất một bài kiểm tra cuối kì. Đây có thể xem là đặc điểm cần cải tiến của gen Y. 2.2.2. Thế hệ người học ở hiện tại Thế hệ Z (Generation Z, viết tắt: Gen Z), còn được gọi là Zoomers, là nhóm nhân khẩu học nằm giữa Y và thế hệ Alpha. Khoảng thời gian được sinh ra của thế hệ này là từ năm 1997 đến năm 2010 (Amrit Kumar Jha, 2020). Hầu hết các thành viên của thế hệ Z là con của những người thuộc thế hệ X. Thế hệ Z là thế hệ đầu tiên lớn lên với sự tiếp cận internet cùng các thiết bị kĩ thuật số và điện tử từ nhỏ, các thành viên của thế hệ Z còn được mệnh danh là những “công dân thời đại kĩ thuật số”. Bảy đặc tính tiêu biểu của gen Z (David Stillman & Jonah Stillman, Nguyên Khôi – Huệ Linh dịch, 2019, tr. 66): Phigital (Kết hợp giữa thực thể và kĩ thuật số) Siêu tùy chỉnh 196
  4. VŨ THỊ NGỌC THU Thực dụng FOMO (Hội chứng sợ bỏ lỡ) Những nhà kinh tế học cộng đồng DIY (Do it your self, Tự mình làm lấy) Sự quyết tâm Gen Z được giảng dạy các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, phòng thí nghiệm, micro, máy vi tính... Do đó, gen Y có tiếp thu nội dung giảng dạy nhanh hơn, hiệu quả và đa dạng hơn. Gen Z rất thành thục sử dụng các công nghệ để sử dụng trong học tập. Đây là điểm mạnh, vì họ sẽ tiếp nhận được nguồn tài liệu rộng lớn, phong phú hơn. Tuy nhiên, điểm tiêu cực là nếu phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều, gen Z sẽ dễ trở nên cô lập, kém giao tiếp. Có 77% thế hệ Z lựa chọn công ty vì sự đa dạng hóa của công ty đó. Đặc tính siêu tùy chỉnh này có thể dẫn tới sự biệt lập cho gen Z trong mắt của các thế hệ khác (David Stillman & Jonah Stillman, Nguyên Khôi – Huệ Linh dịch, 2019, tr. 116). Do đặc tính thực dụng của gen Z, cần khuyến khích sự tư duy và sáng tạo, sử dụng phương pháp giảng dạy gắn với thực tiễn, giáo dục nhận thức về giá trị thực tiễn của giáo dục đại học (David Stillman & Jonah Stillman, Nguyên Khôi - Huệ Linh dịch, 2019, tr. 188). 2.2.3. Thế hệ người học ở tương lai Thế hệ Alpha (tiếng Anh: Generation Alpha, viết tắt: Gen Alpha) là nhóm nhân khẩu học nằm sau thế hệ Z. Người học thế hệ Alpha được bỏ sinh ra từ 2011 đến 2025 (Amrit Kumar Jha, 2020). Thế hệ Alpha là thế hệ đầu tiên xuất hiện hoàn toàn trong thế kỷ 21, được đặt tên chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái Hy Lạp. Các thành viên thế hệ Alpha đều là con cái của thế hệ Millennials. Gen Alpha được sống, được học tập trong thế giới phát triển nhanh chóng của công nghệ. Do đó, họ có thể học tập từ xa, có thể xóa nhòa ranh giới cá nhân so với các thế hệ trước. Điểm yếu của gen Alpha là họ có thể bị lôi cuốn quá nhiều giờ vào công nghệ, ngay cả giải trí cũng gắn với công nghệ. Họ sẽ ít giao tiếp với con người, với thiên nhiên hơn. Cảm xúc tự nhiên, kĩ năng giao tiếp do đó bị chai sạn, sức khỏe thì giảm sút. Tổng hợp ở 3 thế hệ người học (quá khứ, hiện tại, tương lai), tác giả đưa ra sơ đồ sau về các thế hệ người học: 197
  5. MỘT SỐ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIÁO DỤC... Hình 1. Giản đồ về 3 thế hệ người học (tác giả bài báo tổng hợp) Các thế hệ có những ưu và nhược điểm riêng, không có thế hệ nào vượt trên thế hệ nào. 2.2. Những nhận định thực tế về phát triển giáo dục giữa thế hệ Y tiếp đến thế hệ Z Giáo dục ở thời kì thế hệ Y mang đậm tính chất định hướng theo nội dung. Lí thuyết được giảng dạy dàn trải, có khi lan man, không cô đọng và không có tính ứng dụng cao. Giảng dạy lẫn học tập chưa có cơ hội ứng dụng với công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông. Phương pháp giảng dạy chủ yếu lấy người thầy làm trung tâm. Thầy truyền thụ một cách khô khan nội dung một chiều, ít tương tác với người học. Người học quen phụ thuộc vào thầy, học tập thụ động, ít tự giác, ít sáng tạo. Giáo dục như thế không đem lại niềm vui, chỉ như rót nước (kiến thức) vào phễu xuống đầu người học. Như vậy, việc học như nhồi nhét, học đầy áp lực, không phải đem lại niềm vui, niềm hứng khởi cho người học. Qua thế hệ Z, giáo dục chuyển từ định hướng theo nội dung sang thành định hướng theo phát triển năng lực, chuyển từ giáo dục lấy người thầy làm trung tâm (Teacher - Centered Education) sang thành giáo dục lấy người học làm trung tâm (Child - Centered Education). Đó là một sự khác biệt giữa giáo dục thế kỉ XX (những năm 19XX) và thế kỉ XXI (những năm 20XX) tham khảo từ (Trần Thị Bích Liễu, 2011). Giáo dục theo kiểu mới nhằm đáp ứng được việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xã hội. Ứng dụng công nghệ được sử dụng rộng rãi, mặc dù chưa đàm bảo 100% như máy trình chiếu, mạng internet, dạy học online,... Thế hệ Z được giáo dục để năng động, sáng tạo, hướng tới công dân học tập. Với gen Z, giáo dục tiếp tục từ lấy người thầy làm trung tâm chuyển sang “Giáo dục lấy học sinh làm trung tâm”. “Giáo dục lấy học sinh làm trung tâm” và “dạy học tích cực” (Active Learning) có cùng quan điểm giáo dục. Khái niệm Active Learning được các chuyên gia của Bỉ giới thiệu vào Việt Nam từ 1990 (Tanaka Yoshitaka, Nguyễn Quốc Vương dịch, 2020, tr.91). 198
  6. VŨ THỊ NGỌC THU Giáo dục được gắn với giáo dục suốt đời, với những công dân học tập. Các nước phát triển đã thể hiện giáo dục suốt đời rất rõ ràng và khẳng định tầm quan trọng của nó đối với mục tiêu xa là sự phát triển đất nước đối với gen Y, Z. Việt Nam chúng ta phát triển chậm hơn, nên gen Alpha mới hứa hẹn thật sự nở rộ với giáo dục suốt đời. Riêng gen Y, Z ở Việt Nam thì việc học tập, giảng dạy mới chỉ hướng tới mục tiêu gần là đảm bảo cuộc sống ấm no của cá nhân người học. 2.3. Đề xuất cho phát triển giáo dục bền vững đối với thệ hệ tương lai (thế hệ Alpha) 2.3.1. Giáo dục hướng tới hạnh phúc Cải cách giáo dục Việt Nam theo (Tanaka Yoshitaka, Nguyễn Quốc Vương dịch, 2020, tr. 144) là thiếu triết lí cải cách, vì dường như “dạy học tích cực” chỉ được thuyết minh ở cái vỏ bên ngoài, ý nghĩa vốn có của khái niệm này chưa được lí giải đầy đủ. Thế nên, việc xác định, làm rõ triết lí giáo dục, mục đích giáo dục hướng đến là cần thiết. Từ gen Y trở đi, công nghệ đã dần xuất hiện cùng với giáo dục. Việc này làm giáo dục trở nên dễ dàng tiếp cận, lĩnh hội. Tuy thế, nếu không biết lựa chọn, điều chỉnh, giáo dục đó sẽ trở nên tràn lan, thiếu mục đích, không trọng tâm, không hiệu quả. Mục đích của giáo dục có ứng dụng công nghệ hiện đại, một lí do nữa cho thấy cần được xác định lại để cho tiết chế điểm yếu sự đổi mới này. Theo Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thúy, Lê Viết Chung (2020), việc giảng dạy hay giáo dục có đạt chất lượng hay không chính là căn cứ vào người học lẫn người dạy có hạnh phúc khi tham gia. Thế nên, giáo dục nên đổi mới từ phương pháp lẫn nội dung, phương tiện sao cho đem lại sự hiệu quả học tập cho người học, đảm bảo phát triển tốt về tất cả mọi mặt cho người học (sức khỏe, kĩ năng học tập, kĩ năng sống,...). Ngay cả người dạy và các nhà quản lí giáo dục, những người tham gia vào giáo dục cần được bồi dưỡng, hỗ trợ về kiến thức chuyên môn, kĩ thuật giảng dạy, tiền lương, chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Vì giáo dục sẽ là lâu dài, nên chỉ khi nào định hướng đạt tới hạnh phúc thì đó mới có thể duy trì, có thể thu hút nhiều người tham gia. Chúng ta thực hiện giáo dục không phải vì tiền bởi tiền không đem lại hạnh phúc được, nó chỉ là phương tiện để hỗ trợ cho chúng ta sống tiện nghi hơn. “Hạnh phúc” sẽ luôn là mục đích toàn diện tốt đẹp cần hướng tới, cho dù xã hội có thay đổi phát triển nhiều như thế nào, nhanh như thế nào đi nữa. Cải tiến giáo dục Việt Nam được thực hiện (từ 2001) nhưng chưa hiệu quả do áp lực từ bên ngoài: từ sự kêu gọi, hỗ trợ tài chính của thế giới mà đi thực hiện cải cách. Chúng ta cần có nhận thức đúng về tình hình thực tế của giáo dục Việt Nam, chỉ ra những yếu kém, từ đó đi cải tiến thì mới thực chất cải tiến (Tanaka Yoshitaka, Nguyễn Quốc Vương dịch, 2020, tr. 146). Giáo dục không chỉ lấy người thầy làm trung tâm hay lấy người học làm trung tâm, mà cần lấy hạnh phúc của cả người dạy và người học làm trung tâm. 199
  7. MỘT SỐ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIÁO DỤC... 2.3.2. Giáo dục hướng tới ứng dụng công nghệ Công nghệ sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy và học tập, cho giáo dục (học tập từ xa, kiểm tra chấm điểm tự động...). Công nghệ tăng tính tiện lợi, tiết kiệm tài chính, thời gian và công sức cho người tham gia vào giáo dục. Tuy thế, công nghệ không thay thế con người hoàn toàn được. Con người cần biết cách sử dụng công nghệ hiệu quả chứ không nên lệ thuộc. Việc bồi dưỡng, đào tạo để con người biết cách sử dụng công nghệ cần được xây dựng thành các khóa học, được triển khai rộng rãi, dễ tiếp cận. Các cộng đồng học tập, thành phố học tập cần được xây dựng, triển khai. Việc giao tiếp trực tiếp giữa thầy và người học cần được duy trì, mở rộng cho dù có ứng dụng công nghệ vào giáo dục. Giáo dục từ xa trong nước, ngoài nước, các học phần tự chọn được cập nhật thường xuyên, thời gian học quy định sẽ kéo dài cho cả cuộc đời,... sẽ là những hướng cải tiến trước thế giới rộng lớn, phát triển nhanh chóng này. Giáo dục cần trang bị để người học biết quý trọng tình cảm, những giao tiếp, cộng tác trực tiếp giữa mọi người. Người học nên có nhận thức, tư duy đúng về công nghệ, đó là trợ lí ảo giúp được nhiều công việc. Tuy thế, công nghệ không thể thay thế cho thiên nhiên, sự giao tiếp trực tiếp, sức khỏe,... ChatGPT đang được bàn luận, vì khả năng của nó có thể gọi là vô hạn. Tuy thế, vẫn tồn tại một số hạn chế mà ChatGPT không thay thế con người được. Việc quy định cách sử dụng ChatGPT trong giáo dục hay trong đời sống sẽ phải được kiến lập, không thể để việc sử dụng bừa bãi, mất kiểm soát. Internet of thing, Big Data sẽ hữu ích cho quản lí, thống kê trong giáo dục. Giáo dục sẽ có thêm cánh tay to khỏe để thực hiện những công tác phức tạp, tinh vi hơn. 2.3.3. Giáo dục hướng tới mô hình công dân số trong xã hội số Người học cũng đồng thời là công dân số, khi xã hội tiến lên xã hội số. Công dân số ngoài biết cách sử dụng công nghệ để phục vụ học tập, cuộc sống, việc làm, còn cần hiểu biết nhất định về văn hóa ứng xử số (tư duy nhận thức, đạo đức, về quy định pháp lí). Mạng internet khi sử dụng, con người cần chú ý đến bảo mật thông tin, tránh bị lừa gạt qua mạng. Việc người học sẽ ứng xử thế nào khi tiếp xúc với công nghệ số trong xã hội, trong giáo dục đóng vai trò quan trọng không kém so với biết cách sử dụng công nghệ số. Giáo dục sẽ phải xây dựng có hệ thống, đầy đủ về kiến thức, kĩ năng, thái độ về công nghệ số để từng bước phổ cập đến người dân. Giáo dục phải đưa ra khẳng định về vị trí quan trọng của con người bằng xương bằng thịt, so với máy móc, công nghệ. Con người là người chủ, người điều khiển cho tất cả máy móc, công nghệ. Nhu cầu giao tiếp của con người nên được nâng tầm thành trách nhiệm giao tiếp, đặc biệt phải giao tiếp trực tiếp. Công dân số nên được quy định về quá trình giáo dục mà trong đó, phải có thời 200
  8. VŨ THỊ NGỌC THU gian trực tiếp tham gia lớp, thời gian tham gia trải nghiệm trong cộng đồng (công ty, trường học, đoàn thể, ...). 3. Kết luận Bài báo đã phân tích kĩ lưỡng khái niệm “giáo dục với phát triển bền vững”. Sự phát triển giáo dục cần đảm bảo sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả cho những lớp người học tiếp theo. Đặc điểm của thế hệ người học Y, Z, Alpha được tóm lược cho thấy điểm chưa hiệu quả của giáo dục như triết lí/mục đích giáo dục chưa được xác định tự thân Việt Nam; giáo dục Việt Nam chưa đáp ứng được sự linh động, đa dạng (do có nguồn gốc tư tưởng Nho giáo, do chưa bắt kịp); mô hình công dân số chưa được triển khai đồng loạt ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp cho phát triển giáo dục bền vững cho thế hệ tương lai Alpha: hướng tới hạnh phúc, hướng tới phù hợp xã hội rộng lớn, hiện đại (trí tuệ nhân tạo - ChatGPT, Internet of thing, Big Data), hướng tới mô hình công dân số trong xã hội số. Bài báo đã thể hiện giải pháp để phát triển giáo dục bền vững đối với thế hệ tương lai theo con đường đúng đắn, hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Amrit Kumar Jha (2020). Understanding Generation Alpha. DOI: 10.31219/osf.io/ d2e8g Ban Biên tập Vụ giáo dục thường xuyên (19/5/2017). Thúc đẩy học tập dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc- thuong-xuyen/Pages/default.aspx?ItemID=4736, ngày truy cập 27/3/2023. David Stillman & Jonah Stillman, Nguyên Khôi - Huệ Linh dịch (2019). Ẩn số mang tên thế hệ Z. NXB Công Thương. Trang 66, 116, 188. Jamie Notter & Maddie Grant, Hoàng Vũ dịch (2019). Thế hệ Y lên ngôi. NXB Công Thương. Trang 9, 35. Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thúy, Lê Viết Chung (2020). Cẩm nang phương pháp sư phạm. NXB Tổng hợp TP.HCM. Trang 32. Phạm Thị Thanh Bình (24/8/2020). Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển đến năm 2030. https://tapchinganhang.gov.vn/phat-trien-ben- vung-o-viet-nam-tieu-chi-danh-gia-va-dinh-huong-phat-trien-den-nam-2030.htm Rocky Scopelliti, Dương Ngọc dịch (2019). Tuổi trẻ 4.0. NXB Công Thương. Trang 161. Tanaka Yoshitaka, Nguyễn Quốc Vương dịch (2020). Cải cách Giáo dục Việt Nam – Liệu có thực hiện được “Lấy học sinh làm trung tâm”. NXB Phụ nữ Việt Nam. Trang 91, 144 Trần Thị Bích Liễu (2011). Công nghệ Thông tin – Truyền thông với việc hiện thực hóa 201
  9. MỘT SỐ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIÁO DỤC... phương châm “Lấy người học làm trung tâm”. Tạp chí Giáo dục, số 255, kì 1 tháng 2/2011. Trang 32. Vương Thị Ngọc Loan, Trần Thị Gái, Kiều Thị Kính (2020). Quy trình tích hợp giáo dục phát triển bền vững thông qua hoạt động trải nghiệm trong học phần “Môi trường và con người” ở bậc đại học. Tạp chí Giáo dục, số 483. Trang 50-54. WCED (1987). Our common future. Oxford UK: Oxford University Press. SOME THEORIES AND REALITY OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF HIGHER EDUCATION OF STUDENT GENERATIONS VU THI NGOC THU Ho Chi Minh City University of Technology and Education Abstract: Education is not only a development task, but also a sustainable development, which brings long-term benefits for generations. For that task, this article analyzes and comments on some theories and practices of sustainable educational development. The concepts of education for sustainable development, characteristics of learners in 3 generations, judgments about the reality of education development in 3 generations are drawn based on analysis and synthesis from theoretical documents and the author’s experience. From there, the article makes reasonable suggestions for the sustainable development of education: focusing on long-life learning goals (happiness), being suitable for the large and modern society (using technology, artificial intelligence, Internet of things, big data), being towards the model of digital citizen in the digital society. The article is to contribute to the long-term development and to serve the society. Keywords: Sustainable development, sustainable development of education, student generations, characteristics of student generations, higher education. 202
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2