intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số lưu ý khi giao tiếp điện thoại bằng English

Chia sẻ: Sczcz Czczc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

124
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số lưu ý khi giao tiếp điện thoại bằng English .Giao tiếp bằng tiếng Anh là một kĩ năng khó đối cới nhiều nguwoif, giao tiếp bằng điện thoại cần nhiều kĩ năng hơn. Sau đây là một số lưu ý khi nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh: 1. Giving numbers (Cho số điện thoại) 0171 222 3344 Cách đọc: Oh-one-seven-one, triple two, double three, double four.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số lưu ý khi giao tiếp điện thoại bằng English

  1. Một số lưu ý khi giao tiếp điện thoại bằng English
  2. Giao tiếp bằng tiếng Anh là một kĩ năng khó đối cới nhiều nguwoif, giao tiếp bằng điện thoại cần nhiều kĩ năng hơn. Sau đây là một số lưu ý khi nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh: 1. Giving numbers (Cho số điện thoại) 0171 222 3344 Cách đọc: Oh-one-seven-one, triple two, double three, double four. Hoặc Zero-one-seven-one, triple two, double three, double four.
  3. 2. Pausing (Ngừng) Khi bạn nói một số điện thoại gồm bảy chữ số, tách số điện thoại thành hai phần gồm ba chữ số và bốn chữ số, tạm dừng sau khi đọc phần đầu. Mỗi chữ số được đọc riêng biệt, trừ khi nó là một cặp chữ số giống nhau hoặc ba chữ số giống nhau. Nếu phần thứ hai của số là 5555, thì sẽ dễ hơn khi đọc là double five - double five. 3. Saying email addresses (đọc địa chỉ email) @ đọc là at. Ví dụ: caimin@clara.net đọc là caimin, at, clara, dot, net. "/" đọc là forward slash. "-" đọc là hyphen hoặc a dash. "_" đọc là underscore.
  4. 4. Social talk on the phone (Nói chuyện điện thoại thông thường) Nếu bạn biết ai đó, hoặc đã nói chuyện trước đây rồi, thì thường hai người sẽ trò chuyện một lúc trước khi nói lý do tại sao bạn gọi. Nếu ai đó hỏi bạn How are you?, hãy trả lời lại một cách tích cực và hỏi lại người đó. Bạn có thể hỏi về một dự án mà bạn biết người đó đang làm, hoặc một người bạn có qua lại với nhau, hoặc gia đình của người đó. Để đưa ra chủ đề cuộc gọi của bạn, bạn có thể sử dụng các từ như anyway, hoặc well, hoặc right. Lưu ý: nếu bạn chưa từng nói chuyện ai đó, hoặc không biết họ, mà thực hiện những cuộc gọi thông thường như trên thì không thích hợp để đi thẳng vào lý do cuộc gọi của bạn.
  5. 5. Calling someone you don't know (Gọi cho ai đó mà bạn không biết) Có lẽ một đồng nghiệp sẽ yêu cầu bạn gọi cho ai đó. Bạn không biết người này, vì vậy bạn nên giới thiệu bản thân và đề cập đến tên đồng nghiệp của bạn. Ví dụ: You: Hello, this is (Sarah Brown) calling, from (McIvor Worldwide). Bạn: Xin chào, tôi là ( Sarah Brown), từ công ty (McIvor Worldwide). Other person: Hello, what can I do for you? / Hello, how can I help you? Người khác: Xin chào, tôi có thể làm gì cho anh ạ? / Xin chào, tôi có thể giúp gì cho anh? You: I'm calling on behalf of (Tom McIvor)… / (Tom McIvor) suggested that I call you. / (Tom McIvor) asked me to call you. Bạn: Tôi thay mặt (Tom McIvor) gọi điện... / (Tom McIvor) đã đề nghị tôi gọi cho cô. / (Tom McIvor) đã yêu cầu tôi gọi cho cô. Lưu ý: * Cố gắng nói rõ ràng và đừng ngại nói chậm hơn bình thường. * Suy nghĩ về những gì bạn muốn nói trước khi gọi. * Đừng ngại yêu cầu người gọi cho bạn lặp lại nếu bạn không hiểu. Bạn có thể nói:
  6. * I'm sorry, could you repeat that please? Xin lỗi, anh có thể nói lại điều đó không? * Sorry, I didn't quite catch that. Xin lỗi, tôi không theo kịp hết điều đó. 6. What to say when there's a problem (Nói gì khi có vấn đề) Khi bạn không thể nghe thấy ai đó nói gì * I'm sorry, could you speak up, please? Tôi xin lỗi, anh có thể nói lớn lên không? * I'm sorry, I can't hear you very well. Tôi xin lỗi, tôi không thể nghe rõ anh lắm. * I'm sorry, the line's bad - could you repeat what you just said?
  7. Tôi xin lỗi, đường dây không được tốt - ông có thể vui lòng lặp lại những gì ông vừa nói không? Khi bạn không hiểu ai đó nói gì * I'm sorry, I didn't get that. Could you say it again, please? Tôi xin lỗi, tôi không hiểu ý lắm. Ông có thể vui lòng nói lại lần nữa không? * I'm afraid I don't follow you. Could you repeat it, please? Tôi e là tôi không theo kịp lời ông. Ông có thể vui lòng lặp lại điều đó không? * I'm sorry, I'm not sure I understand. Would you mind explaining it again, please? Tôi xin lỗi, tôi không chắc là tôi hiểu lắm. Anh có phiền giải thích lại điều đó không? Khi bạn muốn sửa lại điều người khác đã nói * Actually, it's 16, not 60. (Nhấn mạnh hai từ liên quan đến sự nhầm lẫn) Thực ra là 16, không phải 60. * I'm sorry, but I think there's been a misunderstanding. The payment's due next week, not next month. Tôi xin lỗi, nhưng tôi nghĩ là có một sự nhầm lẫn. Việc thanh toán là vào tuần tới, không phải tháng tới.
  8. * I'm sorry, but that's not quite right… (When you refer back to what someone has just said. You then go on to say what IS right.) Tôi xin lỗi, nhưng điều đó không hoàn toàn là đúng... (Sau khi đề cập đến ý của người nói, thì bạn sẽ tiếp tục đề cấp đến what Is right.) Kiểm tra lại cách hiểu của bạn về một điều gì * So if I understand you correctly… Vì vậy, nếu tôi hiểu ý anh một cách chính xác... * When you say… do you mean…? Khi anh nói...có phải ý anh là...?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2