MỘT SỐ MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG CÓ HIỆU QUẢ CẦN NHÂN RỘNG
lượt xem 55
download
Thực hiện chương trình khuyến nông quốc gia và chương trình khuyến nông địa phương, năm 2007, Trung tâm Khuyến nông tiếp tục, đồng thời triển khai mới nhiều mô hình, dự án khuyến nông đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho nông dân tỉnh nhà. Nội dung, chủ yếu là trình diễn giống triển vọng, kỹ thuật tiến bộ, mô hình sản xuất có hiệu quả để qua đó chuyển giao, khuyến khích bà con ứng dụng vào thực tế để nâng cao lợi nhuận. Qua báo cáo tổng kết, đánh giá...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: MỘT SỐ MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG CÓ HIỆU QUẢ CẦN NHÂN RỘNG
- MỘT SỐ MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG CÓ HIỆU QUẢ CẦN NHÂN RỘNG Thực hiện chương trình khuyến nông quốc gia và chương trình khuyến nông địa phương, năm 2007, Trung tâm Khuyến nông tiếp tục, đồng thời triển khai mới nhiều mô hình, dự án khuyến nông đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho nông dân tỉnh nhà. Nội dung, chủ yếu là trình diễn giống triển vọng, kỹ thuật tiến bộ, mô hình sản xuất có hiệu quả để qua đó chuyển giao, khuyến khích bà con ứng dụng vào thực tế để nâng cao lợi nhuận. Qua báo cáo tổng kết, đánh giá của các huyện, thị, nhiều mô hình đã được thực hiện, trình diễn thành công. Trong đó, không ít mô hình được khẳng định có hiệu quả kinh tế, khuyến cáo nông dân thực hiện, nhân rộng để nâng cao lợi nhuận. Điển hình như một số mô hình sau đây.
- 1. Mô hình trồng Đậu nành trên đất ruộng: đây không phải là mô hình sản xuất mới. Liên tục các năm trước, ngành nông nghiệp nói chung, khuyến nông nói riêng từ nguồn kinh phí trung ương, địa phương đã hỗ trợ giống, kỹ thuật cho bà con chuyển lúa - đối tượng cây trồng độc canh trên đất ruộng từ bấy lâu sang trồng đậu nành. Hiệu quả kinh tế trong những vụ đầu đã thấy rõ. Nhưng do ảnh hưởng thị trường nên lợi nhuận của cây màu ngắn ngày này không ổn định. Tuy nhiên, qua đánh giá chung thì đậu nành được xem là cây màu luân canh với lúa khá hiệu quả và bền vững so với một số loại màu khác. Sản phẩm sau khi thu hoạch có thể tồn trữ trong thời gian khá dài. Năm nay, với giá 6.000 – 7.000 đồng 1 kg đậu sô (đậu chưa qua khâu lựa) bán trong vụ Xuân Hè thì 1 ha, nếu trồng đạt, năng suất bình quân 2-3 tấn/ha, bà con thu được khoảng 14 – 16 triệu đồng, trong đó số lời bình quân là khoảng 7 triệu – 9 triệu đồng. Ngoài hiệu quả kinh tế trước mắt, cây đậu nành còn mang lại cho người trồng nhiều cái lợi nữa trong vụ sản xuất sau đó, đặc biệt đối với lúa, thể hiện rõ nhất là phân bón sử dụng giảm số lượng, chủ yếu là phân đạm, sâu, bệnh hại hạn chế đáng kể do bị cắt đứt nguồn thức ăn, …Những cái lợi này góp phần giúp nông dân sản xuất lúa hoặc loại cây trồng khác hiệu quả hơn. Trong vụ Đông Xuân 2007 - 2008, với sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông, một số địa phương trong tỉnh đã triển khai mô hình đậu nành giống, mục đích nhằm chủ động nguồn giống
- tốt cho kế hoạch mở rộng diện tích sản xuất loại màu triển vọng này trong vụ Xuân Hè 2008 sắp tới. 2. Mô hình sản xuất lúa giống chất lượng cao: với mục tiêu đẩy mạnh công tác xã hội hoá giống lúa, đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa lương thực hàng vụ cho các địa phương, góp phần giúp nông dân nâng hiệu quả kinh tế, nhiều năm qua, Trung tâm đã triển khai dự án “Sản xuất giống lúa chất lượng cao”. Theo kết quả điều tra một số hộ tham gia dự án và một số hộ sản xuất lúa lương thực trong 2 vụ Hè Thu và Thu Đông 2006 c ủa Trung tâm, mô hình sản xuất lúa giống nói chung, nguyên chủng nói riêng tuy chi phí cao, nhiều công nhưng lợi nhuận cao khoảng gấp đôi so lúa lương thực. Cụ thể: vụ Hè Thu, với năng suất bình quân 4,2 tấn/ha, giá bán giống nguyên chủng 4.000 đồng/kg, lợi nhuận gần 9 triệu đồng/ha; Lúa lương thực bán giá 2.500 đồng/kg, lợi nhuận chỉ khoảng 5,4 triệu đồng/ha. Vụ Thu Đông, do ảnh hưởng dịch Rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá nên năng suất lúa đạt không cao. Lúa trong mô hình đạt bình quân 3,35 tấn/ha, lợi nhuận gần 7,2 triệu đồng. Lúa lương thực chỉ khoảng 3 tấn/ha, lợi nhuận gần 3,3 triệu đồng. Ngoài diện tích sản xuất trong mô hình, trong năm qua, nông dân trong tỉnh còn tự sản xuất gần 41 ha lúa nguyên chủng. Hiện toàn tỉnh có 4 HTX, 22 câu lạc bộ, 42 tổ sản xuất lúa giống; trong đó có 10 địa chỉ xanh sản xuất giống nguyên chủng do Sở Nông Nghiệp & PTNT chứng nhận. Tuy
- nhiên, nếu đáp ứng đủ nhu cầu cho 100% diện tích sản xuất lúa lương thực hàng vụ, lượng lúa giống sản xuất ra chưa đáp ứng đủ. 3. Mô hình nuôi heo nái chất lượng cao: mô hình được chuyển giao thông qua dự án “Phát triển giống heo chất lượng cao”. Hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi này, qua báo cáo đánh giá c ủa nông dân thì heo nái chất lượng cao đẻ bình quân 2 lứa/năm, so với heo nái địa phương tăng 0,3 lứa/con/năm. Với mức chênh lệch lứa đẻ này thì mô hình đem lại lợi nhuận cho người nuôi 3 con heo con, tương đương với khoảng 45 kg. Mặt khác, giá heo con chất lượng cao cũng cao hơn so với heo con địa phương, bình quân khoảng 200.000 đồng/con. Do đó, mặc d ù chi phí đầu tư cho mô hình này có cao hơn so với mô hình nuôi heo nái địa phương nhưng lợi nhuận tính ra vẫn cao hơn. Hiện tại, ngoài trại heo giống Phước Thọ, trên địa bàn tỉnh, còn có mạng lưới vệ tinh tham gia dự án nêu trên cung ứng con giống heo chất lượng cao cho người nuôi heo thịt. Theo báo cáo của các trạm khuyến nông thì toàn tỉnh hiện chỉ có khoảng 40 vệ tinh với qui mô b ình quân khoảng 5 - 10 nái/điểm. 4. Mô hình vỗ béo bò: mô hình được triển khai trong toàn tỉnh với mục đích giúp người chăn nuôi rút ngắn thời gian chăm sóc, đồng thời tăng
- thêm thu nhập bằng cách bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bò. Bò được chọn vỗ béo là bò đực ốm hoặc bò cái không còn khả năng sinh sản đã trưởng thành có tuổi từ 12 tháng trở lên, có trọng lượng bình quân từ 120 – 150 kg/con, không mắc bệnh truyền nhiễm, không bị bệnh tiêu chảy. Phương thức vỗ béo là bổ sung thức ăn hỗn hợp 14 – 16 % đạm cho bò với số lượng từ 75 – 100 kg trong thời gian từ 2 – 3 tháng, đồng thời kết hợp thêm 1 số loại thức ăn thông thường khác như: cỏ tươi, rơm,..Tháng đầu vỗ béo (còn gọi là giai đoạn tập ăn hay chuyển tiếp) bổ sung từ 400 gram – 1,5 kg thức ăn/con/ngày (lượng thức ăn bổ sung tăng dần khi bò đã quen). Sang tháng thứ 2, 3 tăng lượng thức ăn lên từ 1,6 – 2,5 kg/con/ngày. Trước khi tiến hành vỗ béo, người nuôi phải thực hiện khâu tẩy nội, ngoại ký sinh cho bò. Kỹ thuật vỗ béo này đã được triển khai liên tục trong 3 năm: 2005 – 2007. Trong 2 năm đầu, kết quả thực hiện đạt rất tốt. Tất cả các hộ tham gia mô hình đều có lời. Với thời gian vỗ béo từ 2 – 3 tháng thì bò tăng trọng bình quân là 60,5 kg/con. Trong đó các giống bò lai như bò lai Sind, lai Ý,,, có mức tăng trọng cao nhất. Về sức đề kháng của bò, kết quả theo dõi cho thấy trong thời gian vỗ béo nếu nông dân thực hiện tốt qui trình chăm sóc thì bò tăng trọng tốt, không bị nhiễm các bệnh thông thường như tiêu chảy, trướng hơi,… Với mức tăng trọng như vừa nêu, so với bò đối chứng không
- được vỗ béo thì tăng gấp 2 - 3 lần. Năm nay, theo báo cáo của trạm khuyến nông thì mô hình đạt kết quả rất tốt, tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực khi ứng dụng. Bò được vỗ béo đều tăng trọng đáng kể: bình quân 54 kg/con trong 2 tháng vỗ béo. Mức tăng trọng này gấp 2 – 3 lần so với bò không được vỗ béo. Về hiệu quả kinh tế, bò được vỗ béo cho thu lãi gần 1,2 triệu đồng/con, cao gấp đôi so bò đối chứng. 5. Mô hình “cá – lúa” kết hợp: trong năm 2007, trung tâm tiếp tục triển khai trình diễn 21 điểm nuôi tại các huyện, thị. Không như những mô hình nuôi thuỷ sản khác, mô hình này không đòi hỏi chi phí cao, vì thức ăn cho cá chủ yếu tận dụng nguồn tự nhiên sẵn có, lượng thức ăn chế biến bổ sung ít, nên nông dân dễ thực hiện. Sau 7 - 8 tháng nuôi, cá mè vinh đạt trọng lượng 100 – 120 gram/con, cá rô phi đạt 120 – 150 gram/con, cá chép đạt 500 – 700 gram/con. Năng suất bình quân đạt 0,8 - 1,2 tấn/ha. Mức lãi thu được từ 1,5 triệu – 3 triệu đồng/ ha. Đây là mô hình sản xuất không chỉ có hiệu quả kinh tế, phù hợp điều kiện sinh thái môi trường mà còn có ý nghĩa xã hội nên được nhận định là một trong những mô hình sản xuất bền vững. Trên cơ sở này, trong những năm tới, trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ cho nông dân làm trình diễn, khuyến khích các địa phương, hộ sản xuất có điều kiện thực hiện và nhân rộng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chăn nuôi vịt an toàn sinh học tại phía Nam
3 p | 712 | 102
-
Kỹ thuật nuôi cá trên ruộng lúa
6 p | 420 | 95
-
Nuôi cá quả trong bể xi măng
3 p | 903 | 82
-
Nuôi ếch ở Hà Tĩnh
3 p | 235 | 36
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất vải thiều
3 p | 169 | 34
-
Rủ nhau trồng gừng trong bao
2 p | 184 | 29
-
Nội dung hoạt động khuyến nông khuyến lâm ở Việt Nam và khu vực
13 p | 137 | 20
-
Một số kinh nghiệm từ mô hình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt năm 2007 tại các tỉnh phía Nam
4 p | 130 | 17
-
Một số kinh nghiệm từ mô hình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt năm 2007
2 p | 114 | 10
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông: Canh tác nông lâm kết hợp bền vững cho vùng trung du, miền núi phía Bắc
124 p | 37 | 9
-
Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học
10 p | 46 | 8
-
Hiệu quả giống bắp lai C919 ở Tánh Linh
3 p | 103 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn