intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất vải thiều

Chia sẻ: Lê Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

170
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày 22/4, Diễn đàn khuyến nông@ công nghệ với chủ đề "Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất vải thiều" do Trung tâm khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bắc Giang, Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Tham gia diễn đàn có hơn 300 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, doanh nhân, nông dân; trong đó, có đại diện ngành nông nghiệp và 200 nông dân của các tỉnh trồng nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất vải thiều

  1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất vải thiều Ngày 22/4, Diễn đàn khuyến nông@ công nghệ với chủ đề "Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất vải thiều" do Trung tâm khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bắc Giang, Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Tham gia diễn đàn có hơn 300 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, doanh nhân, nông dân; trong đó, có đại diện ngành nông nghiệp và 200 nông dân của các tỉnh trồng nhiều vải thiều ở khu vực miền Bắc. Tại diễn đàn đã có hơn 90 câu hỏi của nông dân, doanh nhân tập trung vào các vấn đề về quy trình sản xuất vải thiều bằng tiến bộ kỹ thuật mới theo hướng GAP, kỹ thuật bảo quản vải thiều tươi, kỹ thuật chăm sóc vải từ phân bón, chính sách đối với người sản xuất và người kinh doanh vải thiều, việc tiêu thụ vải thiều đang gặp khó khăn... Các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp của các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT và địa phương đã trực tiếp trao đổi, giải đáp nhiều vấn đề nông dân, doanh nhân đưa ra như: công ngh ệ bảo quản vải thiều sau thu hoạch, thủ tục xuất
  2. khẩu, thực hiện chỉ dẫn địa lý đã được công nhận của vải thiều Lục Ngạn, chính sách hỗ trợ ghép cải tạo và hỗ trợ tiêu thụ vải thiều ở Bắc Giang, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại vải thiều, vấn đề ưu đãi vay vốn ngân hàng cho doanh nhân tiêu thụ vải thiều hiện nay, sản xuất và tiêu thụ vải thiều an toàn. Qua diễn đàn, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục đề xuất với nhà nước các chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển sản xuất, tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sản xuất vải thiều. Theo nhận định của cơ quan chức năng, vải thiều năm nay mất mùa, sản lượng bình quân chỉ đạt 50% so với năm 2008. Theo Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cây vải thiều phát triển tập trung ở các tỉnh phía Bắc và đã trở thành cây ăn quả chủ lực. Năm 2008, diện tích trồng vải là 86,9 ngàn ha, chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng; riêng tỉnh Bắc Giang có diện tích vải lớn nhất với hơn 39 ngàn ha, chiếm 44% tổng diện tích vải cả nước, với sản lượng vải thiều lớn nhất, chiếm hơn 50% sản lượng vải thiều của cả nước. Để phát triển sản xuất và tiêu thụ vải thiều trong thời gian tới, định hướng chung sẽ là ổn định diện tích vải hiện có, tập trung cải tạo, điều chỉnh c ơ cấu giống, thâm canh nâng cao chất lượng để tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hiệu quả sản xuất vải thiều; đồng thời, tăng cường công tác bảo quản, chế biến, tiêu thụ, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ, đảm bảo phát triển vải thiều theo hướng bền vững. Mục tiêu là đến năm đến năm 2015, diện tích vải chín sớm đạt 20% tổng diện tích vải thiều cả nước và có trên 30% diện tích, sản lượng vải thiều tại các vùng tập trung được sản xuất, chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến năm 2020, diện tích vải chín sớm, vải giống mới chất lượng cao đạt 30% tổng diện tích vải thiều và có trên 80% diện tích, sản lượng vải thiều được sản xuất, chứng nhận theo VietGAP./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2