intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách trị bệnh trên cây ca cao ở vùng nước lợ

Chia sẻ: Kata_7 Kata_7 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

91
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian gần đây, có một số bệnh ở một số vùng trồng ca cao làm cây chết nhiều, chúng tôi thông tin cho bà con nắm bắt để có biện pháp xử lý kịp thời. Nguyên nhân là do trong giai đoạn mùa nắng, ở cây con chúng ta tưới nước lợ, nước phèn, thường xuyên làm các mút đầu rễ của cây bị chết hoặc do trong quá trình chăm sóc tưới nước, phân bón cho cây mà quên việc đào rãnh phân cách, để các rễ của cây khác chèn vào làm bộ rễ ca cao cạnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách trị bệnh trên cây ca cao ở vùng nước lợ

  1. Cách trị bệnh trên cây ca cao ở vùng nước lợ Thời gian gần đây, có một số bệnh ở một số vùng trồng ca cao làm cây chết nhiều, chúng tôi thông tin cho bà con nắm bắt để có biện pháp xử lý kịp thời. Nguyên nhân là do trong giai đoạn mùa nắng, ở cây con chúng ta tưới nước lợ, nước phèn, thường xuyên làm các mút đầu rễ của cây bị chết hoặc do trong quá trình chăm sóc tưới nước, phân bón cho cây mà quên việc đào rãnh phân cách, để các rễ của cây khác chèn vào làm bộ rễ ca cao cạnh tranh không lại, dẫn đến thoái hóa hư hại trầm trọng do giai đoạn từ trồng đến một năm tuổi rễ cây còn rất yếu, phục hồi chậm. Từ nguyên nhân trên làm cây suy kiệt ít phát triển. Khi mùa mưa đến cây phát triển chậm, lá già lẫn non đều bị cháy khô từ đầu đến nửa lá, phần còn lại vàng vọt, dẫn đến quang hợp hấp thu dinh dưỡng ít, ở bộ rễ đã hỏng nhiều cũng không hấp thu được dinh dưỡng, lại bị ẩm độ cao, sức đề kháng cây lại yếu nên đây là môi trường thuận lợi cho bệnh mốc sương phát triển, đó cũng chính là nguyên nhân gây hiện tượng cây chết nhiều ở giai đoạn cây con, khi trồng giữa hoặc cuối mùa mưa năm trước. – Cách phòng trị: Việc cần thiết đầu tiên khi trồng ca cao vùng lợ là nên trồng cây vào đầu mùa mưa, với những vườn khi đã lỡ trồng rồi thì phải đào rãnh phân cách đường kính 0,6–0,8m x rộng 0,1m x sâu 0,2 – 0,3m, để cho rễ tạp không xâm nhập, kế đến nên bón cho mỗi hốc 0,1 – 0,2kg vôi để hạ
  2. phèn, mặn, sau đó tưới Hydrophos, agrispon để giải độc và kích thích rễ phục hồi nhanh. Trên tán cây phun thuốc Aliette, Follicur, Cuzate, Dipomat, Bonanaza, 2 lần cách nhau 3 ngày/lần để trị bệnh mốc sương và ngừa một số bệnh khác, cuối cùng là tưới phân bón lá HVP, KOMIX, MIMIC... làm tăng sự hấp thu dinh dưỡng qua lá, phụ tiếp việc kích thích rễ phát triển nhanh, nhằm hấp thu dinh dưỡng mạnh. Cách làm là phun phân giai đoạn lá đã xanh và phun mặt dưới lá, vì ở đó lá có nhiều khí khổng hoàn chỉnh, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Một số thông tin trên sẽ giúp ích cho bà con trong việc trồng mới hay chăm sóc ca cao xen trong vườn dừa và vườn cây ăn quả thêm thuận lợi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2