Một số mô hình lý thuyết về lớp học đảo ngược
lượt xem 3
download
Bài viết đề cập đến một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về mô hình lớp học đảo ngược, khái niệm lớp học đảo ngược, một số mô hình lớp học đảo ngược. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tạo sự chủ động, hứng thú học tập cho người học mà còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả học tập, giúp rèn luyện, phát triển tư duy cũng như các kỹ năng cho người học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số mô hình lý thuyết về lớp học đảo ngược
- NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n8.21 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 8, pp. 21-28 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn MỘT SỐ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC Phạm Hoàng Khánh Linh1, Phạm Hoàng Tú Linh2 Tóm tắt. Dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược” (Flipped classroom hay Flipped learning/FL) là một trong phương pháp tổ chức dạy học kết hợp (Blended learning/B-learning). Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về mô hình lớp học đảo ngược, khái niệm lớp học đảo ngược, một số mô hình lớp học đảo ngược. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tạo sự chủ động, hứng thú học tập cho người học mà còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả học tập, giúp rèn luyện, phát triển tư duy cũng như các kỹ năng cho người học. Từ khóa: Phương pháp dạy học, mô hình đảo ngược. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, việc nghiên cứu đổi mới hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này ở các nhà trường đang được các chuyên gia, các nhà giáo dục và trực tiếp các giáo viên trong các nhà trường quan tâm, tích cực hưởng ứng tham gia. Mọi người đều nhận thấy trong lớp học truyền thống, giáo viên phải dành phần lớn thời gian trên lớp để giúp người học nắm được những kiến thức, kỹ năng mới, sau đó người học làm bài tập, thực hành tại lớp, được giao bài tập về nhà để củng cố, hoàn thiện tri thức đã tiếp nhận được [1, 2]. Việc làm như vậy chưa thực sự tạo cho người học tính chủ động, tích cực và có nhiều hứng thú trong học tập. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ thì việc dạy học kết hợp sử dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy quá trình học tập bên ngoài lớp học là một xu thế đã và đang ngày càng phổ biến trong giáo dục trên thế giới, đặc biệt là ở bậc đại học. Trong cuốn sách xuất bản năm 1998, Barbara Walvoord và Virginia Johnson Anderson [1] đề xuất cách đánh giá việc học sao cho đem lại hiệu quả học tập và kích thích việc học tập chủ động. Dựa trên cơ sở đó họ đã đưa ra các hình thức như đọc và tóm tắt tài liệu về bài học mới, trả lời câu hỏi hoặc hoàn thành phiếu bài tập để kiểm tra sự hiểu của người học. Từ phương thức này đã phát triển nên mô hình ‘lớp học đảo ngược’ được ứng dụng trong dạy các môn học khác nhau, đặc biệt là ứng dụng trong các môn khoa học xã hội và nhân văn tại các trường phổ thông và đại học ở Mỹ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về mô hình lớp học đảo ngược, khái niệm lớp học đảo ngược, một số mô hình lớp học đảo ngược. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tạo sự chủ động, hứng thú học tập cho người học mà còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả học tập, giúp rèn luyện, phát triển tư duy cũng như các kỹ năng cho người học. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết (lựa chọn thu thập và phân tích, tổng hợp các tài liệu về lớp học đảo ngược). Trên cơ sở phân tích các tài liệu này để làm rõ cơ sở lý Ngày nhận bài: 25/06/2022. Ngày nhận đăng: 18/08/2022. 1,2 Học viện Quản lý giáo dục e-mail: jeniferlinhpham@gmail.com 21
- Phạm Hoàng Khánh Linh, Phạm Hoàng Tú Linh JEM., Vol. 14 (2022), No. 8. luận, những đặc trưng của mô hình lớp học đảo ngược để đề xuất áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến với quy trình áp dụng phù hợp. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Nghiên cứu về dạy học trong lớp học đảo ngược Eric MaZur đã phát triển phương pháp hướng dẫn theo cặp vào những năm 20 của thế kỉ XX. Ông nhận thấy rằng việc sử dụng máy tính trong việc giảng dạy giúp ông hướng dẫn học viên chứ không phải diễn thuyết. Lage, Platt và Treglia cho xuất bản bài báo học thuật lớp học đảo ngược (LHĐN): “Cánh cửa giáo dục toàn diện” vào năm 2000. Năm 1993, King xuất bản “Từ một nhà hiền triết xa vời trên bục giảng tới một người hướng dẫn trong cuốn “Dạy học đại học” tập 41, số 1 (Winter, 1993), trang 30-35 [3]. Baker trình bày “LHĐN là sử dụng công cụ quản lí khóa học trực tuyến để giáo viên trở thành người hướng dẫn tại hội thảo quốc tế lần thứ 11 về dạy và học đại học. Bài báo của Baker đưa ra một mô hình mẫu của một LHĐN [4]. Bắt đầu vào mùa thu năm 2000, trường đại học Wisconsin-Madison đã sử dụng phần mềm để thay thế các bài giảng ngành công nghệ thông tin trên lớp bằng các video bài giảng của giáo viên có slides đi kèm. Năm 2001, hai trung tâm ở Wisconsin Collaboratory for Enhanced Learning đã được thành lập để tập trung vào LHĐN [5]. Năm 2004, Salman Khan bắt đầu thu âm và làm video theo yêu cầu của người em họ. Cô em họ thấy rằng những video bài học giúp cô bỏ qua những phần mà cô đã nắm chắc và xem lại những phần mà cô còn chưa hiểu. Mô hình của Khan chính là mô hình dạy học theo cặp 1-1. Các video của học viện Khan (Khan Academy) được sử dụng như một phần chiến thuật dạy học của các nhà giáo dục [6], [7]. Trong bài thuyết trình LHĐN (2006), Tenneson và McGlasson trình bày một phương cách cho giáo viên cân nhắc xem họ có nên đảo ngược lớp học của mình hay không và đưa ra các cách để cải tiến quá trình dạy. Đồng thời, bài thuyết trình này cũng đi sâu vào hệ thống quản lí việc học trên máy tính. Giáo sư Bill Brantley trình bày một mô hình LHĐN ở Hội thảo dạy và học của Hiệp hội khoa học chính trị Mỹ tháng 2/2007. Ông miêu tả cách sử dụng hai phiên bản cho lớp học trong khi gửi tài liệu qua phần mềm Learning Management System (LMS). Giữa năm 2007, Jeremy Strayer công bố một nghiên cứu thực hiện tại Đại học bang Ohio với nhan đề “Những ảnh hưởng của LHĐN đối với môi trường học: so sánh hoạt động giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo lộn có sử dụng một hệ thông minh”. Nghiên cứu nêu bật tầm quan trọng của việc chú trọng tới sự liên kết của hoạt động trên lớp và ngoài lớp học có thể tác động tiêu cực hoặc tích cực tới việc tham gia học của học sinh [8]. Cuối năm 2007, hai giáo viên là Jonathan Bergman và Aaron Sams ở Woodland Park đã phát hiện ra một phần mềm để ghi lại việc trình diễn Powerpoint. Họ ghi lại bài giảng trực tiếp của mình và tải lên mạng Internet cho những sinh viên không có điều kiện tham gia buổi học. Bài học trực tuyến bắt đầu phát triển rộng rãi. giáo viên sử dụng các video trực tuyến để dạy sinh viên không tham gia trực tiếp trên lớp, thời gian trên lớp để làm các bài tập và lĩnh hội khái niệm. Từ đây, hình thành mô hình LHĐN (flipped classroom) [9]. LHĐN ra đời là một cải tiến trong phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Quan niệm thế nào là LHĐN hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một trong số đó có định nghĩa về LHĐN như: Theo Dịch vụ Công nghệ Thông tin tại Penn State (2011), “LHĐN” là một phương pháp sư phạm, trong đó việc hướng dẫn không gian học theo nhóm sang không gian học cá nhân và do đó không gian nhóm trở thành môi trường học tập động và tương tác mới mà các nhà giáo dục hướng dẫn sinh viên khi họ áp dụng các khái niệm và tham gia một cách sáng tạo vào các vấn đề [10]. Theo Bishop & Verleger M.A.(2013) [4]: Sinh viên thực hiện một đánh giá các bài giảng của giảng viên qua khóa học trực tuyến trước các buổi học, và cũng dành thời gian cho các hoạt động giải quyết vấn đề cùng với các bài tập trong lớp mà theo truyền thống được cho là bài tập về nhà. Tuy nhiên, cả ba định nghĩa 22
- NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 14 (2022), No. 8. trên vẫn không thể đại diện một cách đầy đủ hay thay thế cho các định nghĩa của các nhà nghiên cứu về LHĐN. 3.2. Nghiên cứu về một số mô hình lớp học đảo ngược Theo nghiên cứu của Gardner (2012) trong [9] tại Trường Đại học Bang Tennessee - Mỹ trên các lớp học Kinh tế nông nghiệp cho thấy sinh viên rất hài lòng về cách dạy học này; sinh viên nhận thấy rằng học theo mô hình này có thể giúp họ hiểu rõ bài học hơn. Theo Strayer (2012) [10] đã so sánh mô hình LHĐN với lớp học truyền thống đối với 51 sinh viên thuộc các ngành khác nhau tham gia khoá học dẫn luận về thống kê, được chia thành 2 nhóm. Nghiên cứu kết luận rằng sinh viên trong nhóm thực nghiệm ít hài lòng với mô hình học này hơn so với nhóm học theo mô hình truyền thống. Tuy nhiên, họ trở nên cởi mở hơn với phương pháp học hợp tác mà mô hình lớp học nghịch đảo mang lại, và họ cũng ý thức hơn về quá trình học tập của bản thân. Tương tự Frederickson và các cộng sự đưa ra kết quả nghiên cứu trên 16 sinh viên cao học khóa Tâm lý học giáo dục ở Đại học University College London. Mô hình dạy học đảo ngược được sử dụng để dạy môn Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu cũng khẳng định người học phát triển bản thân, cụ thể là nâng cao ý thức về quá trình học tập của bản thân và đánh giá cao môi trường học hợp tác do mô hình này tạo ra. Về kết quả học tập thì việc sử dụng mô hình đổi mới hiệu quả hơn mô hình dạy học truyền thống. Như vậy, các nghiên cứu cho thấy mặc dù chưa thể kết luận về lợi ích của mô hình này đối với kết quả học tập, nhưng nó mang lại hiệu quả đối với thái độ và ý thức tự học của người học. Theo Sams và Bergmann (2013) [9] mô hình dạy học đảo ngược phù hợp với việc giảng dạy các khái niệm cơ bản, mô hình, cơ chế hoạt động, hoặc kiến thứcthuộc loại quy trình (procedural knowledge). Như vậy, điều quan trọng là phải có sự chọn lọc khi sử dụng phương thức dạy học này. Tại Mỹ, kể từ khi thành lập vào tháng 01/2014 tổng số giáo viên tham gia mạng lưới dạy học bằng hình thức flipped classroom đã tăng từ 2,500 lên đến 20,000 vào tháng 6/2014. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để phát triển được năng lực cho sinh viên? Phương pháp dạy học ra sao và hình thức tổ chức dạy học như thế nào? Tại sao chúng ta nên sử dụng LHĐN và phương pháp nhóm? là những nội dung mà các nhà sư phạm trên thế giới đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Christopher Pappas, trong bài báo “The Flipped Classroom Guide for Teachers”, 2013, http://elearningindustry.com/the-flipped-classroom-guide-forteachers đã phân tích những thuận lợi cũng như những khó khăn khi thực hiện LHĐN, đồng thời đưa ra các khuyến cáo (lời khuyên) để thành công trong mô hình LHĐN [11]. Clyde Freeman Herreid, Nancy A. Schiller, Case Studies and the Flipped Classroom, Journal of College Science Teaching, Vol. 42, No. 5, 2013 đưa ra mối quan tâm làm sao dạy cho sinh viên phát triển kỹ năng tư duy phê phán; thời gian chuẩn bị cho việc triển khai lớp học như thế nào? và sự hợp tác của sinh viên cũng như việc đảm bảo nội dung học tập cũng được đưa ra thảo luận [9] Eun Man Choi (2013) [10], Applying Inverted Classroom to Software Engineering Education, International Journal of e-Education, e-Business, eManagement and e Learning, Vol. 3, No. 2, April 2013 đã triển khai ứng dụng lớp học đảo ngược vào đào tạo công nghệ phần mềm, nghiên cứu cũng cho thấy thu được kết quả khả quan về kết quả học tập cũng như thái độ tích cực của người học so với phương pháp dạy truyền thống, đồng thời tác giả cũng đưa ra các thách thức cho việc xây dựng các bài giảng được ghi hình sao cho sinh viên có thể tăng cường hơn nữa các hoạt động học ở lớp. Emine Cabi (2018) [12] cũng đã nghiên cứu tác động của mô hình lớp học đảo ngược đến thành tích học tập của sinh viên bằng cách thực nghiệm trên 02 nhóm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng mô hình LHĐN không làm cho kết quả học tập của sinh viên tốt lên mà nó chỉ có hiệu quả giúp sinh viên chủ động, học tập tích cực, tăng khả năng làm việc nhóm đồng thời giúp sinh viên có cảm giác tự tin hơn. Masha Smallhorn (2017) [11] trong bài “Lớp học đảo ngược: Một mô hình học tập để tăng sự tham gia của học sinh chứ không phải thành tích học tập”. Tác giả đã sử dụng các video trực tuyến để chuẩn bị và 23
- Phạm Hoàng Khánh Linh, Phạm Hoàng Tú Linh JEM., Vol. 14 (2022), No. 8. hoàn thành các phần lý thuyết, khi đến lớp cùng nhau thảo luận các vấn đề khó khăn, phức tạp. Kết quả cho thấy có gia tăng sự tham gia của sinh viên và thái độ tích cực đối với phương pháp học tập. Tuy nhiên, không có sự gia tăng trong kết quả học tập của sinh viên. Như vậy có thể kết luận rằng mô hình dạy học đảo ngược đã và đang rất được quan tâm với một cơ sở khoa học và thực tiễn khá chặt chẽ. Việc triển khai dạy học đảo ngược ở Việt Nam đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ. 3.3. Lớp học đảo ngược Hiện nay khái niệm “lớp học đảo ngược” hay “lớp học đảo trình” được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, trong luận án này tác giả sử dụng chung khái niệm “lớp học đảo ngược” để mô tả về hoạt động dạy học đảo ngược. Lớp học đảo ngược (LHĐN) là một mô hình dạy học mới ra đời hơn 10 năm nay ở Mỹ và được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, từ các lớp tiểu học, trung học đến những năm đầu đại học, đã làm đảo ngược cách tổ chức dạy học theo truyền thống. Hình thức của LHĐN, trong sự so sánh với lớp học truyền thống, được thể hiện bằng minh họa dưới đây (bảng 1): Bảng 1. So sánh lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược Giáo viên Người học - Người học ghi chép - Giáo viên hướng dẫn Lớp học truyền thống - Người học làm theo hướng dẫn - Giáo viên đánh giá - Người học có bài tập về nhà - Giáo viên chi sẻ bài giảng, tài liệu, sách, video, - Người học hiểu sâu hơn các khái niệm, ứng trang web. . . cho người học nghiên cứu tai nhà dụng và có sự kết hợp với nội dung đã tạo ra Lớp học đảo ngược - Giáo viên hướng dẫn, tổ chức tảo luận, . . . và khi thảo luận tại lớp chốt các nội dung bài học trên lớp - Người học nhận sự hỗ trợ khi cần thiết. Nguồn: Tác giả tổng hợp trong quá trình nghiên cứu. Trong mô hình dạy học này, giáo viên có nhiều cơ hội hơn trong quan sát, tiếp xúc để hướng dẫn, đánh giá từng học sinh (HS). Mô hình cũng tạo không gian để HS năng động hơn trong việc thu nhận kiến thức, hợp tác với bạn bè và có thể đánh giá được kết quả học tập của bản thân. Cơ sở của mô hình lớp học đảo ngược dựa trên sáu bậc thang đo nhận thức của Bloom, từ thấp đến cao là: ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Trong lớp học truyền thống, thời gian ở lớp bị giới hạn, là một hằng số, giáo viên chỉ có thể hướng dẫn HS nội dung bài học ở ba mức độ đầu của nhận thức là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng. Để đạt đến các mức độ sau, HS phải nỗ lực tự học tập và nghiên cứu ở nhà và đó là một trở ngại lớn với đa số HS. Mô hình mới “đảo ngược” mô hình truyền thống, ba mức độ đầu được HS thực hiện ở nhà nhờ những băng ghi hình hướng dẫn của giáo viên. Thời gian ở lớp, giáo viên và HS sẽ cùng làm việc nhằm đạt ba bậc thang sau của nhận thức như mình họa qua sơ đồ dưới: Có nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình LHĐN. Tuy nhiên, từ những khác biệt về cách thức tổ chức dạy học cũng như mức độ nhận thức cần đạt được của LHĐN so với lớp học truyền thống có thể hiểu rằng: mô hình “lớp học đảo ngược” là người học sẽ phải tự làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như các video clip bài giảng của giảng viên, bài giảng PowperPoint, và khai thác tài liệu trên Internet hay hệ thống LMS. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lí thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giảng viên; thay vì thuyết giảng, trong lớp học giảng viên đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ sinh viên giải quyết những điểm khó hiểu trong bài học mới từ đó giúp sinh viên có thể đào sâu kiến thức, nâng cao năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề đặc biệt là nâng cao năng lực sáng tạo 24
- NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 14 (2022), No. 8. 3.4. Một số mô hình lớp học đảo ngược Dựa vào đặc trưng mô hình lớp học đảo ngược tác giả Mark Frydenberg của Huffington Post chỉ ra rằng: “Mỗi lớp học đều khác nhau, với các mức độ tiếp cận công nghệ khác nhau, động lực học sinh trong học tập cũng khác nhau, khả năng sử dụng CNTT trong mỗi người học cũng khác nhau cũng như người dạy. Vì vậy, với mô hình này được chia thành nhiều mô hình khác nhau như (sơ đồ hình 1.6). Việc giáo viên linh hoạt sử dụng kiểu mô hình nào trong 7 mô hình lớp học đảo ngược còn tùy vào nhiều yếu tố để chọn. Lớp học đảo ngược căn bản: Sinh viên/học sinh được giao “bài tập về nhà” là xem video các giờ giảng và đọc bất cứ tài liệu nào liên quan đến buổi học ngày hôm sau. Trong giờ học, sinh viên/học sinh thực hành điều các em đã học được thông qua bài tập ở trường theo truyền thống, với giáo viên được giải phóng, dành thời gian cho việc hỗ trợ thêm mang tính cá nhân. Lớp học đảo ngược chú trọng vào thảo luận: Giáo viên giao các video bài giảng, cũng như các video hay tài liệu tham khảo khác liên quan đến giờ học hôm đó – ví dụ như những chương trình: TED Talks, YouTube videos và các nguồn khác. Khi đó, thời gian trên lớp học được dành cho thảo luận và khám phá về chủ đề/môn học. Đây là cách tiếp cận đặc biệt hiệu quả đối với những môn học mà bối cảnh có thể là bất cứ thứ gì – ví dụ như: lịch sử, nghệ thuật hay tiếng Anh. Lớp học đảo ngược chú trọng làm mẫu, chú trọng vào việc thể hiện/trình diễn: Đây là dạng lớp học đặc biệt phù hợp đối với những môn học đòi hỏi sinh viên/học sinh phải ghi nhớ và lặp lại các hoạt động một cách chính xác – như là Hóa học, Vật lý, và các giờ Toán học - sẽ rất hữu ích nếu có một video để có thể tua và xem lại. Trong mô hình này, giáo viên sử dụng phần mềm ghi lại màn hình (screen recording software) để trình diễn hoạt động theo cách cho phép học sinh/sinh viên học theo tốc độ của chính các em. Lớp học đảo ngược Faux/The Faux-Flipped Classroom: Một ý tưởng tuyệt vời mà EducationDrive khám phá ra rất phù hợp với lứa tuổi nhỏ, độ tuổi mà bài tập về nhà theo đúng nghĩa là không thích hợp. Mô hình LHĐN theo cách này thay bằng việc yêu cầu học sinh/sinh viên xem video ở lớp thì cho các em cơ hội đọc/xem tài liệu theo tốc độ của riêng mình, giáo viên đi từ em này sang em khác và hỗ trợ mỗi học sinh nhỏ tuổi theo cách các em cần. Lớp học đảo ngược dựa vào nhóm/The Group-Based Flipped Classroom: Mô hình này bổ sung yếu tố mới để giúp sinh viên học được từ nhau/hỗ trợ nhau học. Lớp học bắt đầu như mọi lớp học khác, với video bài giảng và những nguồn học liệu khác được chia sẻ từ trước đó. Sự thay đổi xảy ra khi sinh viên đến lớp, ghép thành nhóm để giải quyết bài tập ngày hôm đó. Hình thức này cho phép sinh viên/học sinh học từ nhau và giúp nhau không chỉ tìm ra câu trả lời đúng mà còn học được cách giải thích cho bạn tại sao câu trả lời lại đúng. Lớp học đảo ngược ảo: Đối với những sinh viên lâu năm hơn và trong một vài khóa học, LHĐN có thể loại bỏ hoàn toàn nhu cầu về thời gian cho lớp học. Một số giảng viên ở trường đại học và cao đẳng hiện nay chia sẻ bài giảng cho sinh viên xem, giao bài tập và nhận bài thông qua các hệ thống quản lý trực tuyến và chỉ cần sinh viên gặp trực tiếp một thầy một trò dựa trên nhu cầu của từng cá nhân. “Đảo ngược” giáo viên: Tất cả video được tạo ra cho LHĐN không nhất thiết phải bắt đầu và kết thúc với giáo viên. Học sinh cũng có thể sử dụng video để thể hiện tốt hơn trình độ và khả năng của mình. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho mỗi sinh viên các hoạt động đóng vai/thực hành để thể hiện năng lực hoặc yêu cầu mỗi sinh viên quay phim bản thân trình bày một chủ đề hoặc kỹ năng mới như một cách để “dạy giáo viên”. 3.5. Đánh giá về mô hình lớp học đảo ngược Sau khi nghiên cứu các tài liệu, các công bố khoa học. . . trong và ngoài nước, tác giả tổng hợp lại những kết quả đã được làm sáng tỏ để kế thừa, những tồn tại chưa được giải quyết để định hướng cho nghiên cứu tiếp theo. Mô hình dạy học đảo ngược cách đây 1 thế kỷ nhưng đã bị phá sản khi triển khai thực hiện. Chỉ khi xuất hiện máy ghi âm ứng dụng trong nhà trường thì dạy học đảo ngược mới hồi sinh. Khi có e-learning, mô hình 25
- Phạm Hoàng Khánh Linh, Phạm Hoàng Tú Linh JEM., Vol. 14 (2022), No. 8. Hình 1. Các kiểu mô hình lớp học đảo ngược dạy học đảo ngược mới có điều kiện phát triển. Mô hình dạy học đảo ngược phù hợp với việc giảng dạy các khái niệm cơ bản, mô hình, cơ chế hoạt động, hoặc kiến thức thuộc loại quy trình (procedural knowledge). Như vậy không phải bất cứ nội dung kiến thức nào cũng áp dụng mô hình LHĐN mà phải có sự chọn lọc, gia công bài học cho phù hợp mô hình này. Nâng cao sự hài lòng của sinh viên. Các sinh viên phản hồi tích cực vì được sử dụng thời gian trên lớp học hiệu quả hơn theo hướng thảo luận nhiều hơn. Sinh viên yêu thích mô hình này vì không phải nghe những bài giảng cũ, được tương tác và tranh luận, đang được tham gia vào buổi học khác với bị nghe giảng. Xét về góc độ tâm lý, một khi người học có cảm xúc, bài học sẽ được nhớ lâu Phát triển kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên. LHĐN tạo ra một thế hệ biết hợp tác, và sử dụng công nghệ mới để tăng cường hợp tác, nói rộng ra LHĐN tạo ra môi trường hợp tác. Làm việc nhóm là một phần không thể thiếu của thảo luận nhóm trên LHĐN. Đó là tất cả sự tương tác giữa sinh viên với giáo viên, giữa sinh viên với nội dung bài học và sinh viên tương tác với sinh viên. Hình thức này khác về bản chất cách dạy để sinh viên ngồi một chỗ để nghe giảng, và sau đó làm bài tập về nhà. Bởi vậy mà giáo dục đại học đang thành công với các LHĐN, vì đã biết điều chỉnh cách truyền tải tới sinh viên. Biến thời gian học trên lớp trở nên hiệu quả hơn thông qua các hoạt động nhóm cũng hướng tới việc sinh viên cảm thấy mình được thể hiện bản thân. Cá nhân hóa người học. Các giáo viên phát huy tốt nhất vai trò của sinh viên khi mang đến cho họ trải nghiệm học tập tích cực. Với lớp học nhỏ, giáo viên có nhiều thời gian hướng dẫn cho từng cá nhân sinh viên ngay trong giờ thảo luận trên lớp “face to face”. Trong các lớp học lớn hơn, giáo viên theo dõi quá trình tiến bộ của từng cá nhân sinh viên qua mạng (không gian học tập ảo). Vì dữ liệu ở mô hình đảo ngược được thu thập và trình bày một cách đơn giản, giáo viên có thể cung cấp hướng dẫn cho từng cá nhân ở các cấp độ khác nhau. Mang lại sự tự do sáng tạo cho giảng viên. Trình độ cũng như mức độ hiểu bài ở các lớp học có thể khác nhau, giáo viên không thể dùng bài giảng cố định cho mọi lớp, mọi đối tượng như lớp học truyền thống. . . giáo viên phải nghiên cứu sáng tạo để có các bài giảng, kịch bản phù hợp đối tượng tiếp thu. 3.6. Giải pháp phát triển mô hình lớp học đảo ngược ở các trường đại học Các trường đại học nói chung và nhất là trường sư phạm cần triển khai mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và trang bị cho sinh viên sư phạm về lý thuyết và kỹ năng dạy học theo mô hình này để đáp ứng yêu cầu dạy học của giáo dục 4.0.Bên cạnh đó, cũng đã có các nghiên cứu của giảng viên các trường đại học xây dựng bài dạy theo mô hình lớp học đảo ngược. Ở các dự án này, các bài học theo lớp học đảo ngược được thiết kế 3 bước: Trước giờ lên lớp: giáo viên xây dựng một lớp học ảo trên mạng, sinh viên được cung cấp tài khoản tham gia, thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. sinh viên được cung cấp các học liệu trên mạng (video bài giảng, tài liệu tham khảo. . . ), tự tìm hiểu và hình thành các kiến thức cơ bản của bài học. 26
- NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 14 (2022), No. 8. Trong giờ học trên lớp: giáo viên tổ chức thảo luận các vấn đề theo nhiều hình thức khác nhau. Từ những vấn đề lớn, nhỏ, sinh viên phải tự tìm ra hướng tiếp cận, sau đó, giáo viên mới kết luận và đưa ra các luận điểm chung, ghi nhận những luận điểm mới do sinh viên thảo luận. giáo viên nhận xét, đánh giá, giải đáp, chốt lại kiến thức, giao bài tập và nhiệm vụ mới cho bài học sau. Sau giờ lên lớp: sinh viên có thể tiếp tục phát triển năng lực tự học, tự khám phá bằng việc thực hiện nghiên cứu nhỏ, đăng công khai trên nhóm học tập để chia sẻ với mọi người, tạo hứng thú tự học, nuôi dưỡng đam mê, thích thú với môn học cho sinh viên. Đối với sinh viên, Mô hình “Lớp học đảo ngược” phù hợp với nhận thức của sinh viên và sự phát triển tư duy của người học. Tăng cượng việc tự học của sinh viên. Giúp người học tổ chức, quản lý thời gian của bản thân khoa học; chủ động, sáng tạo trong học tập ngoài giờ học chính khóa và trên lớp học. Cải thiện các kỹ năng: sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình, đọc sách, nghiên cứu tài liệu,. . . từ đó nâng cao năng lực phát hiện – giải quyết vấn đề cho người học. Đối với giảng viên, Tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến hiệu quả; Tăng thời gian giao tiếp, làm việc với người học (không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học). Có kĩ năng xây dựng bộ công cụ giảng dạy (hệ thống bài giảng, học liệu. . . ) dùng cho giảng dạy các môn học; Khai thác khoa học, hiệu quả hơn công nghệ thông tin, tài nguyên số và học liệu mở vào các môn học, từ đó nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu. Mô hình này cần nghiên cứu, triển khai ở những trường có điều kiện về cơ sở hạ tầng và đội ngũ, sau đó lan tỏa dần ra nhiều trường, nhiều vùng. Các trường ĐH nói chung và nhất là trường sư phạm cần triển khai mô hình lớp học đảo ngược, để nâng cao chất lượng đào tạo và trang bị cho sinh viên sư phạm về lý thuyết và kỹ năng dạy học theo mô hình này để đáp ứng yêu cầu dạy học của giáo dục 4.0. 4. Kết luận Trong lớp học đảo ngược, giảng viên đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, đưa ra các tình huống có vấn đề để hướng dẫn người học giải quyết từ đó, tiết kiệm thời gian và tạo cơ hội phát triển tư duy cho người học. Việc tổ chức dạy học áp dụng theo mô hình Lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý chuyên nghiệp sẽ giúp cho hiệu quả của hoạt động này tốt hơn, người học hứng thú và chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, rèn cho mình được nhiều kỹ năng; giảng viên dành được nhiều thời gian trên lớp học (khi giảng dạy theo thời gian thực) để trao đổi, kiểm tra, nắm bắt tình hình học tập của sinh viên cũng như có điều kiện để để giảng viên giúp cho người học bồi dưỡng năng lực tự học của mình với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. khai thác, mở rộng vấn đề cần nghiên cứu đồng thời là cơ hội rất tốt phát triển năng lực, tư duy sáng tạo của sinh viên khi học mô hình lớp học đảo ngược này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barbara W. E. & Anderson V. J. (1998). Effective grading: A tool for learning and assessment. San Francisco: Jossey-Bass. [2] Bergmann, J. & Waddell, D. (2012). To flip or not to flip? Learning and Leading with Technology, 39(8), 6-7. [3] [3]. Bergmann, J., & Sams, A. (2012). Flipping for mastery. Educational Leadership, 71(4), 24-29. [4] Bishop, J. L., & Verleger, M. A. (2013). The Flipped Classroom: A Survey of the Research. 120th ASEE Annual Conference & Exposition. Atlanta: GA. 30, 1-18. [5] Fulton, K. (2012). Upside down and inside out: Flip your classroom to improve student learning. Learning & Leading with Technology, 39(8), 12–17. [6] Goodwin, B. & Miller, K. (2013). Evidence on Flipped Classrooms Is Still Coming In. Educational Leadership, 70(6), 78-80. 27
- Phạm Hoàng Khánh Linh, Phạm Hoàng Tú Linh JEM., Vol. 14 (2022), No. 8. [7] Herreid, F. C. & Schiller, A. N. (2013). Case Studies and the Flipped Classroom. Journal of College Science Teaching, 42(5), 62-66. [8] Kordyban, R., & Kinash, S. (2013). No more flying on auto pilot: The flipped classroom. Education Technology Solutions, 56, 54-56. [9] Kellinger, J. J. (2012). The flipside: Concerns about the “New literacies” paths educators might take. The Educational Forum, 76(4), 524-536. https://doi.org /10.1080/00131725.2012.708102. [10] Lafee, S. (2013). Flipped learning. The Education Digest, 13-18. [11] Springen, K. (2013). Flipping the Classroom: A revolutionary approach to learning presents some pros and cons. School Library Journal, 59(4)23. ABSTRACT Several theoretical models of flipped classroom Teaching model “Flipped classroom” (Flipped classroom or Flipped learning/FL) is one of the methods of organizing blended learning (Blended learning/B-learning). In this research paper, we refer to some research results of domestic and foreign authors on the flipped classroom model, the concept of flipped classroom, and some flipped classroom models. From there, proposing solutions to improve the quality of teaching to create initiative and interest in learning for learners, but also to contribute to innovating teaching methods, improving learning efficiency, helping to train and develop self-esteem as well as skills for learners. Keywords: Teaching method, reverse model. 28
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cơ sở lý luận báo chí truyền thông - ba mô hình lý thuyết truyền thông hiện đại
17 p | 1030 | 115
-
Mô hình lý thuyết hiện thực chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế
17 p | 469 | 52
-
Lý thuyết hệ thống - Một cách tiếp cận trong xây dựng mô hình quản lý giáo dục Việt Nam giai đoạn hiện nay
6 p | 276 | 24
-
Tìm hiểu một số mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ thông tin thư viện dựa trên quan điểm người sử dụng dịch vụ
7 p | 438 | 20
-
Mô hình công tác dân vận hiện nay: Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn
6 p | 93 | 16
-
Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
64 p | 25 | 9
-
Bài giảng An sinh xã hội - Chương 2: Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội
11 p | 57 | 9
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân vi phạm bản quyền số ở Việt Nam
10 p | 103 | 5
-
Vấn đề xung đột xã hội – Tham chiếu một số lý thuyết và mô hình nghiên cứu từ hướng tiếp cận xã hội học
8 p | 48 | 5
-
Phác thảo mô hình lý thuyết về nhân cách văn hóa trí thức - Lê Thị Thanh Hương
8 p | 81 | 5
-
Lý thuyết biến thể phạm trù (X-bar theory): Một công cụ hữu hiệu trong phân tích cú pháp
12 p | 90 | 5
-
Một số mô hình phát triển trên thế giới xử lý những vấn đề xã hội bức xúc
7 p | 48 | 4
-
Mô hình bán lẻ sách điện tử - Nghiên cứu trường hợp waka.vn
13 p | 112 | 4
-
Giới thiệu một số mô hình kinh tế áp dụng lý thuyết phương trình vi phân trong việc giảng dạy cho sinh viên khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 77 | 3
-
Một số mô hình quản trị đại học trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các trường đại học Việt Nam
15 p | 8 | 3
-
Mô hình học tập tự định hướng tại các cơ sở giáo dục đại học
5 p | 23 | 2
-
Một số đề xuất xây dựng khung năng lực hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp
23 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn