intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số nhân tố tác động đến mua sắm trực tuyến của giới trẻ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm xây dựng khung lý thuyết, đánh giá được thực trạng ý định mua sắm trực tuyến và các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Đại Nam, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho việc không ngừng thúc đẩy ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Đại Nam nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số nhân tố tác động đến mua sắm trực tuyến của giới trẻ

  1. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 141 MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA GIỚI TRẺ Vương Ngọc Linh, Đinh Thị Phương, Nguyễn Hữu Quân, Lê Hồng Hải(1) TÓM TẮT: Dựa trên 190 phiếu khảo sát ý kiến của sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Đại Nam, nghiên cứu đã chỉ ra ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên nhà trường hiện nay đang ở trung bình với 3,69 điểm và có 3 nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Đại Nam theo thứ tự giảm dần từ: (1) cảm nhận về sự dễ sử dụng của mua sắm trực tuyến; (2) cảm nhận về sự hiệu quả của mua sắm trực tuyến; (3) cảm nhận về sự hiệu quả của mua sắm trực tuyến so với phương thức truyền thống. Nghiên cứu cũng đề xuất một số gợi ý nhằm thúc đẩy ý định mua sắm trực tuyến cho sinh viên Đại học Đại Nam trong những năm tới. Từ khóa: Mua sắm, ý định mua sắm, mua sắm trực tuyến, sinh viên mua sắm, sinh viên Đại học Đại Nam. ABSTRACTS: Based on 190 survey responses from Dai Nam University students, the research revealed that university students' intention to purchase online is currently at an average of 3.69 points and has an average of 3.69 points. Students at Dai Nam University's intention to shop online is influenced by three variables, listed in descending order: perceived ease of use, perceived effectiveness, and perceived effectiveness when compared to traditional methods. The study makes some recommendations to encourage Dai Nam University students to purchase online in the upcoming years. Keywords: Shopping, purpose to shop, internet shopping, students who shop, Dai Nam University students. 1. Trường Đại học Đại Nam.
  2. 142 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 1. Đặt vấn đề Với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng lưới Internet, việc mua sắm của khách hàng không chỉ dừng lại ở việc đến các cửa hàng siêu thị mà đã được mở rộng ra thông qua phương thức mua sắm trực tuyến. Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phương thức mua sắm phổ biến và ngày càng phát triển trên thế giới trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cũng như doanh thu từ hoạt động bán lẻ trực tuyến không ngừng gia tăng theo thời gian. Tuy nhiên, tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến vẫn còn thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, để thu hút người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều hơn thì việc nhận biết được các yếu tố tác động đến ý định mua trực tuyến của khách hàng là rất cần thiết đối với các nhà bán lẻ trực tuyến. Bởi vì, ý định mua sắm thường được xem là một trong hai yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương lai. Theo Ajzen (1991), ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy một cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi (Ajzen, 1991). Do đó, Delafrooz và cộng sự (2011) cho rằng: “ý định mua sắm trực tuyến là khả năng chắc chắn của người tiêu dùng sẽ thực hiện việc mua sắm qua Internet” (Delafrooz, Paim, & Khatibi, 2011). Qua tìm hiểu, nhóm tác giả nhận thấy ở nước ta, chưa có công trình nào thực hiện nghiên cứu một cách quy mô và hệ thống về ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Đại Nam, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xây dựng khung lý thuyết, đánh giá được thực trạng ý định mua sắm trực tuyến và các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Đại Nam, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho việc không ngừng thúc đẩy ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Đại Nam nói riêng. 1. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu 1.1. Ý định mua sắm trực tuyến Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến để tìm ra các yếu tố tác động đến thái độ của người mua trong thị trường thương mại điện tử và mức độ ảnh hưởng của thái độ đến hành vi mua sắm trực tuyến. Có rất nhiều nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến tại nước ngoài để giải thích hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, tuy nhiên hầu như chưa có nghiên cứu nào có thể bao quát đầy đủ các yếu tố mà chỉ tập trung vào một vài yếu tố cơ bản. Ý định mua hàng có thể được đo bằng mong đợi mua sắm và sự xem xét của người tiêu dùng về mặt hàng/ dịch vụ đó (Laroche, Kim, & Zhou, 1996). Ý định mua sắm qua mạng sẽ quyết định độ mạnh của khách hàng trong hành vi mua hàng qua mạng (Salisbury, Pearson, Pearson, & Miller, 2001). Theo Pavlou (2003), khi một khách hàng dự định sẽ dùng các giao dịch trực tuyến để mua sắm, đó được gọi
  3. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 143 là ý định mua hàng trực tuyến. Cụ thể, khi quá trình họ tìm kiếm, trao đổi thông tin và mua hàng được thực hiện qua mạng Internet, đó được coi là giao dịch qua mạng (Pavlou, 2003). 1.2. Một số nhân tố tác động tới ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên - Nhân tố cảm nhận về sự hiệu quả của mua sắm trực tuyến Mua sắm trực tuyến bao hàm sự tiện lợi, sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, thông tin phong phú. Phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian là những lý do chính mà thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Nazir và cộng sự (2012) đã chứng minh sự tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ thông qua internet sẽ nhanh chóng và chi phí thấp hơn nhiều (S. Nazir, Tayyab, Sajid, Rashid, & Javed, 2012). Sử dụng công cụ tìm kiếm trên Internet sẽ dễ dàng tìm những sản phẩm và dịch vụ phù hợp, có thể khám phá ra nhiều loại hàng hóa, trong khi mua sắm truyền thống gặp nhiều khó khăn như mất nhiều thời gian và chi phí (Javadi, Dolatabadi, Nourbakhsh, Poursaeedi, & Asadollahi, 2012). - Nhân tố cảm nhận về sự dễ sử dụng của mua sắm trực tuyến Các nghiên cứu đã phát hiện nỗ lực hành vi cần thiết để tìm hiểu và sử dụng một thành phần công nghệ thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua hàng, đặc biệt là trong giai đoạn khám phá sử dụng công nghệ (Gefen, Karahanna & Straub, 2003; Venkatesh & Davis, 2000). Động lực chính để khách hàng lựa chọn kênh mua sắm trực tuyến là để tối đa hóa sự tiện lợi, bằng cách giảm thiểu nỗ lực thể chất và tinh thần cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ mua sắm không có sẵn từ các kênh thay thế khác (Hansen, Jensen, & Solgaard, 2004). Hầu hết những câu trả lời nhóm nghiên cứu nhận được đều cho biết các trang thương mại điện tử là dễ sử dụng (93,65%) và các thao tác trên nền tảng rất rõ ràng, dễ thực hiện (93,14%). Ngoài ra, 91,94% người được hỏi cho biết họ có thể học cách sử dụng các nền tảng thương mại điện tử và 91,42% đối tượng khảo sát nghĩ là họ có thể thuần thục các thao tác mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng (Hansen et al., 2004). - Nhân tố cảm nhận về sự hiệu quả của mua sắm trực tuyến so với phương thức truyền thống Theo Venkatesh và cộng sự (2000), tính hữu ích liên quan đến mức độ mọi người nhận thấy một công nghệ mới có hữu ích trong cuộc sống hằng ngày của họ, trong việc nâng cao năng suất cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của họ. Nếu chi phí thấp hơn hoặc lợi ích cao hơn, giá trị hữu ích của công nghệ sẽ lớn hơn và ý định sử dụng nó cũng sẽ nghiêng về phía tích cực. 90,39% số người trả lời cho biết thời gian mua sắm của họ được rút ngắn với việc sử dụng các nền tảng trực tuyến, 87,99% phản hồi danh sách mặt hàng họ muốn mua được hoàn tất nhanh chóng nhờ các ứng dụng mua hàng trực tuyến và 90,57% đối tượng được hỏi nhận thấy họ nhận được các khuyến mãi về giá cả và mặt hàng khi mua sắm trực tuyến (Venkatesh & Davis, 2000).
  4. 144 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. Mô hình và bảng hỏi nghiên cứu 2.1. Mô hình nghiên cứu Sơ đồ 3.1. Mô hình nghiên cứu ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Tính hiệu quả của mua sắm trực tuyến Ý định mua sắm Ý định mua Tính dễ áp dụng của trực sắm của mua sắm trực tuyến tuyến sinh viên của sinh viên Tính hiệu quả của mua sắm trực tuyến so với phương thức truyền thống 2.2. Bảng hỏi nghiên cứu Bảng 1. Bảng hỏi nghiên cứu về ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên TT Nhân tố Nội dung Nguồn Mua sắm trực tuyến sẽ cho phép tôi quản lý 1 thời gian mua sắm dễ dàng hơn Mua sắm trực tuyến sẽ cải thiện tốt hơn hoạt 2 động mua sắm của tôi Mua sắm trực tuyến sẽ làm tăng tỉ lệ thành Nazir và 3 Tính hiệu quả công trong mua sắm của tôi cộng sự của mua sắm Mua sắm trực tuyến sẽ nâng cao hiệu quả việc (2012) đã 4 trực tuyến mua sắm của tôi chứng minh Mua sắm trực tuyến sẽ giúp tiết kiệm thời gian 5 mua sắm của tôi Tôi thấy mua sắm trực tuyến là hữu ích cho 6 bản thân tôi Học cách để mua sắm trực tuyến khá dễ dàng 7 với tôi 8 Tôi thấy mua sắm trực tuyến đối với tôi rất dễ dàng 9 Các quy trình để mua sắm trực tuyến là rõ ràng Venkatesh Tính dễ áp dụng và Davis, 10 Các quy trình để mua sắm trực tuyến là dễ hiểu của mua sắm 2000; Gefen 11 trực tuyến Mua sắm trực tuyến rất linh hoạt để áp dụng và cộng sự, 12 Mua sắm trực tuyến là rất dễ nắm bắt để sử dụng 2003 13 Nói chung tôi thấy mua sắm trực tuyến dễ áp dụng
  5. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 145 Mua sắm trực tuyến sẽ cho phép tôi kiểm 14 soát chất lượng hàng hóa dễ dàng hơn so với phương thức truyền thống Mua sắm trực tuyến sẽ cải thiện chất lượng sản 15 Tính hiệu quả phẩm tốt hơn so với phương thức truyền thống Theo của mua sắm Mua sắm trực tuyến sẽ làm tăng chất lượng sản Venkatesh 16 trực tuyến so phẩm mua sắm so với phương thức truyền thống và cộng sự với phương thức Mua sắm trực tuyến giúp tăng hiệu quả so với (2000) 17 truyền thống phương thức truyền thống Mua sắm trực tuyến sẽ giúp tôi thực hiện việc 18 mua sắm của mình dễ dàng hơn so với phương thức truyền thống Tôi thấy mua sắm trực tuyến hữu ích với tôi 19 hơn là phương thức truyền thống Tôi sẽ thực hiện mua sắm trực tuyến đối với hoạt Gardner 20 động mua sắm của mình trong thời gian tới và cộng sự Ý định mua sắm Tôi có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều (2006), Nor 21 trực tuyến hơn trong thời gian tới và cộng sự (2012) Tôi dự tính sẽ mua sắm trực tuyến nhiều hơn 22 trong thời gian tới 3. Phương pháp nghiên cứu Từ cơ sở lý thuyết, nhóm tác giả khái quát lên bảng hỏi gồm 25 thang đo, với 3 thang đo cho “ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên” và 22 thang đo likert với 5 mức độ (1- rất không đồng ý; 2- không đồng ý; 3- bình thường; 4- đồng ý; 5- rất đồng ý) đại diện cho các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Đại Nam. Tiếp theo, nhóm tác giả tiến hành khảo sát thử và kiểm định thang đo thì tất cả đều thỏa mãn, do vậy, khảo sát chính thức được tiến hành với 190 phiếu phát ra một cách ngẫu nhiên tại Trường Đại học Đại Nam, trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12/2022. Kết quả thu về 190 phiếu, tất cả các phiếu đều hợp lệ. Cỡ mẫu khảo sát đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy khi số phiếu hợp lệ lớn hơn 5 lần số câu hỏi trong bảng hỏi (Hair và cộng sự, 1998). Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý trên phần mềm SPSS 26. 4. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Đại Nam Bảng 2 thống kê mô tả thực trạng đánh giá của sinh viên Trường Đại học Đại Nam về các nhân tố tác động tới ý định mua sắm trực tuyến. Kết quả cho thấy, các sinh viên Đại học Đại Nam cảm nhận được sự hiệu quả của mua sắm trực tuyến, họ thấy mua sắm trực tuyến hữu ích cho bản thân; họ cũng có sự nhanh nhạy, linh hoạt về việc sử dụng các ứng dụng mua sắm trực tuyến nên tính dễ sử dụng được họ phản
  6. 146 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ứng rất tích cực. Tuy nhiên, sinh viên Đại học Đại Nam lại chưa thực sự cảm nhận được sự hiệu quả của mua sắm trực tuyến so với phương thức truyền thống. Điều này xảy ra có thể liên quan đến chất lượng sản phẩm, các dịch vụ vận chuyển, chăm sóc khách hàng nên so với mua sắm truyền thống thì sự hiệu quả có thể không cao. Bảng 2. Bảng thống kê mô tả các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Đại Nam STT Nhân tố Cỡ mẫu Trung bình 1 Cảm nhận về sự hiệu quả của mua sắm trực tuyến 190 3.68 2 Cảm nhận về tính dễ sử dụng của mua sắm trực tuyến 190 3.9 3 Cảm nhận về sự hiệu quả của mua sắm trực tuyến 190 3.4 so với phương thức truyền thống 5. Thực trạng ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Đại Nam 5.1. Thống kê mô tả các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Đại Nam Bảng 3 thống kê mô tả thực trạng đánh giá sinh viên Đại học Đại Nam về các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến. Kết quả cho thấy, sinh viên Đại học Đại Nam có cảm nhận tính hiệu quả của mua sắm trực tuyến ở mức cao. Đồng thời, cũng có thái độ phản ứng tích cực với ý định mua sắm trực tuyến... Tuy nhiên, họ lại cảm thấy mua sắm trực tuyến khó kiểm soát được chất lượng hàng hóa vì tính chất mua hàng, không qua kiểm tra trực tiếp mà chỉ dựa vào hình ảnh trực tuyến. Nhìn chung, mua sắm trực tuyến vẫn mang lại hiệu quả cao, sự tiện lợi và nhanh chóng cho người dùng. Bảng 3. Bảng thống kê mô tả các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Đại Nam TT Nhân tố N TB 1 Tính hiệu quả của mua sắm trực tuyến 190 3.622 2 Tính dễ sử dụng của mua sắm trực tuyến 190 3.905 Tính hiệu quả của mua sắm trực tuyến so với 190 3.40 3 phương thức truyền thống (Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS)
  7. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 147 5.2. Mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Đại Nam Kết quả khảo sát dữ liệu trên nhóm 190 sinh viên cho thấy, thực trạng ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Đại Nam hiện nay đang ở mức tương đối cao với giá trị trung bình nhân tố đạt 3.69 điểm. Kết quả này nhìn chung khá phù hợp với một số nghiên cứu về ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên tại một số trường đại học của Việt Nam của các tác giả khác. Nhưng cũng vì thế mà cần nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên hiện nay, bởi vì số lượng sinh viên mua sắm trực tuyến ngày càng cao và phổ biến hơn. Bảng 4. Thực trạng ý định mua sắm trực tuyến TT Nhân tố N TB 1 Tôi sẽ thực hiện mua sắm trực tuyến đối với hoạt động mua 190 3.72 sắm của mình trong thời gian tới 2 Tôi có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn trong thời 190 3.71 gian tới 3 Tôi dự tính sẽ mua sắm trực tuyến nhiều hơn trong thời 190 3.66 gian tới 4 TB 190 3.69 (Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS) Để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Đại Nam, nhóm tác giả tiến hành phân tích sự phụ thuộc của “ý định mua sắm trực tuyến” của sinh viên nhà trường vào các biến độc lập đã nêu. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tính giá trị của biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình được theo giá trị trung bình của các quan sát. Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện như sau: Mô Hệ số xác R2 hiệu Sai số chuẩn R Durbin-Watson hình định R2 chỉnh của ước lượng 1 .748a .560 .553 .54991 2.078 a. Predictors: (Constant), SS, DSD, HQ b. Dependent Variable: YDMSTT (Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS) Kết quả phân tích hồi quy thu được cho thấy, trị số R = 0.74 (R>50%) nghĩa là mối quan hệ giữa các biến trong mô hình tương đối chặt chẽ với nhau. Hệ số xác định R Square = 0.56, điều này nói lên độ thích hợp của mô hình đạt 56%.
  8. 148 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét đến giá trị thống kê F trong bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 78.783 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05, bước đầu cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Tổng các bình Bậc tự do Mô hình Phương sai F Sig. phương (df) 1 Hồi quy 71.473 3 23.824 78.783 Phần dư 56.247 186 .302 Total 127.720 189 a. Dependent Variable: YDMSTT b. Predictors: (Constant), SS, DSD, HQ (Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS) Để đánh giá việc mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến, ta xem xét hệ số phóng đại phương sai VIF. Trong nghiên cứu này, hệ số phóng đại phương sai VIF thu được của các yếu tố đều nhỏ hơn 2. Từ đó, có thể kết luận rằng, mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, tức là các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Hệ số chưa Hệ số đã Thống kê cộng chuẩn hóa chuẩn hóa tuyến Nhân tố t Sig. Sai số Độ chấp B Beta VIF chuẩn nhận 1 (Constant) 0.234 0.243 .964 0.336 HQ 0.191 0.077 0.167 2.484 0.014 0.522 1.917 DSD 0.351 0.076 0.298 4.632 0.000 0.570 1.753 SS 0.408 0.060 0.416 6.820 0.000 0.636 1.573 6. Kết luận và hàm ý chính sách Bài nghiên cứu này, nhóm tác giả nghiên cứu về “Ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại Nam”. Từ mô hình nghiên cứu hợp tuyển lý thuyết ban đầu, kết quả nghiên cứu áp dụng với bối cảnh sau thời gian COVID-19 dịch bệnh diễn ra, từ đó cũng hình thành thói quen mua sắm của sinh viên Đại Nam nói riêng và giới trẻ nói chung, liên quan đến lợi ích tiêu dùng cảm nhận và chuẩn chủ quan. Nhóm tác giả chỉ ra 3 nhân tố tác động tới “Ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học Đại Nam” theo mức độ giảm dần: 1) tính hiệu quả của mua sắm trực tuyến so với phương thức truyền thống; 2) tính dễ sử dụng; 3) hiệu quả của mua sắm trực tuyến. 
  9. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 149 Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp cơ sở ra quyết định cho các doanh nghiệp kinh doanh và lời khuyên cho sinh viên. Nhóm tác giả đề xuất một số gợi ý tới doanh nghiệp và sinh viên:  Một là xu thế kinh tế số ngày càng phát triển và được Nhà nước thúc đẩy và ủng hộ, doanh nghiệp ngoài cung cấp sản phẩm và dịch vụ thị trường thông thường, từ đó phát triển thị trường còn có thêm thị trường số đầy tiềm năng; doanh nghiệp không theo kịp xu thế có nguy cơ bị thụt lùi.  Hai là về sinh viên có thể khởi nghiệp kinh doanh trên nền tảng số với chi phí thấp và tiềm năng cao ngay trên ghế nhà trường.   Ba là Trường Đại học Đại Nam đưa các chính sách hay chương trình nhằm giúp đỡ những bạn đam mê khởi nghiệp trên nền tảng số cho một số sinh viên các khoa như: Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số; Khoa Quản trị kinh doanh và Khoa Công nghệ thông tin,...  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen, I. (1991), The Theory of Planned Behavior, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211. doi:DOI:10.1016/0749- 5978(91)90020-T 2. Delafrooz, N., Paim, L. H., & Khatibi, A. (2011), A Research Modeling to Understand Online Shopping Intention, Australian Journal of Basic & Applied Sciences, 5(5), P.70 - 77. 3. Gefen, D., Karahanna, E., & Straub, D. W. (2003), Inexperience and experience with online stores: The importance of TAM and trust, IEEE Transactions on Engineering Management, 50(3), P.307 - 321. 4. Hansen, T., Jensen, J. M., & Solgaard, H. S. (2004), Predicting online grocery buying intention: A comparison of the theory of reasoned action and the theory of planned behavior, International Journal of Information Management, 24(6), P.539 - 550. 5. Javadi, M. H. M., Dolatabadi, H. R., Nourbakhsh, M., Poursaeedi, A., & Asadollahi, A. R. (2012), An Analysis of Factors Affecting on Online Shopping Behavior of Consumers, International Journal of Marketing Studies, 4(5), P.81 - 98. 6. Laroche, M., Kim, C., & Zhou, L. (1996), Brand familiarity and confidence as determinants of purchase intention: An empirical test in a multiple brand context, Journal of Business Research, 37(2), P.115 - 120. 7. Pavlou, P. A. (2003), Consumer acceptance of electronic commerce: Integrating trust and risk with the technology acceptance model, International Journal of Electronic Commerce, 7(3), P.101 - 134.
  10. 150 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 8. S. Nazir, Tayyab, A., Sajid, A., Rashid, H., & Javed, I. (2012), How online shopping is affecting consumers buying behaviour in Pakistan? International Journal of Computer Science Issues, 9(3), P.486 - 495. 9. Salisbury, W. D., Pearson, R. A., Pearson, A. W., & Miller, D. W. (2001), Perceived Security and World Wide Web Purchase Intention, Industrial Management & Data Systems, 101, P.165 - 177. doi:https://doi.org/10.1108/02635570110390071 10. Venkatesh, V., & Davis, F. D. (2000). A Theoretical Extension of the Technology Acceptance Model: Four Longitudinal Field Studies, Management Science, 46(2), P.186 - 204. doi:DOI:10.1287/mnsc.46.2.186.11926.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2