JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 116-123<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0076<br />
<br />
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC PHẦN HỮU CƠ LỚP 11<br />
BẰNG TIẾNG ANH GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH<br />
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
Cao Cự Giác, Chu Trà My và Ngô Ngọc Huỳnh Hân<br />
Khoa Hoá học, Trường Đại học Vinh<br />
Tóm tắt. Việt Nam đang trên đà hội nhập quóc tế một cách sâu rộng, trong đó đổi mới giáo<br />
dục là mục tiêu của quá trình phát triển đất nước. Việc dạy học tiếng Anh như là ngôn ngữ<br />
thứ hai trong nhà trường đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai áp dụng. Dạy học<br />
các môn khoa học tự nhiên nói chung và hóa học nói riêng đã và đang được thí điểm và áp<br />
dụng ở một số trường trung học phổ thông trên cả nước, tuy nhiên, vẫn đang còn nhiều khó<br />
khăn, đặc biệt là việc thiết kế bài giảng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học hóa học<br />
bằng tiếng Anh, giáo viên cần áp dụng một số phương pháp phù hợp để thiết kế bài giảng<br />
nhằm phát triển tư duy và gây hứng thú cho học sinh.<br />
Từ khóa: Phương pháp dạy học, dạy học bằng tiếng Anh, hóa hữu cơ, chủ đề, làm việc<br />
nhóm, trò chơi.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với cộng đồng khu<br />
vực và quốc tế, trong đó đổi mới nền giáo dục là động lực của sự phát triển. Đổi mới giáo dục và<br />
đào tạo, trong đó có áp dụng phương pháp dạy học một số môn khoa học tự nhiên nói chung và<br />
hoá học nói riêng bằng tiếng Anh đã được nghiên cứu và triển khai thí điểm ở một số trường THPT<br />
chuyên và trường trọng điểm [1, 2]. Tuy nhiên, việc dạy học các môn học bằng tiếng Anh còn gặp<br />
nhiều khó khăn cả chủ quan và khách quan, trong đó phương pháp dạy học được coi là rào cản lớn<br />
nhất [3, 4]. Để nâng cao hiệu quả dạy học hoá học bằng tiếng Anh, người dạy cần phải có những<br />
phương pháp thiết kế bài giảng phù hợp, kích thích khả năng tư duy về ngôn ngữ khoa học, tạo sự<br />
hứng thú trong học tập của học sinh [5-7].<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp dạy học đóng vai trò quyết định cho sự thành công của một tiết học. Việc sử<br />
dụng các phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh là không<br />
dễ dàng. Sau đây là một số phương pháp trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh ở trường THPT<br />
(Áp dụng phần Hoá học Hữu cơ lớp 11).<br />
Ngày nhận bài: 10/3/2016. Ngày nhận đăng: 15/7/2016.<br />
Tác giả liên lạc: Cao Cự Giác, địa chỉ e-mail: giaccc@vinhuni.edu.vn<br />
<br />
116<br />
<br />
Một số phương pháp dạy học Hoá học phần Hữu cơ lớp 11 bằng Tiếng Anh...<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
Thiết kế hoạt động nhóm theo các chủ đề<br />
<br />
Dạy học theo nhóm là phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽ phân chia người học<br />
thành các nhóm nhỏ để tiến hành các hoạt động thảo luận, giải quyết vấn đề, phân vai,. . . Trong<br />
hoạt động nhóm, mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của mình, đồng<br />
thời giúp đỡ các thành viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phương pháp này khá ưu việt và được<br />
áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học.<br />
Để tiến hành hoạt động nhóm có hiệu quả, người dạy phải hình thành được động cơ hoạt<br />
động nhóm, sau đó phân chia nhóm, cách thức quản lí và bố trí thời gian. Một nhóm lí tưởng nhất<br />
gồm 4 - 6 thành viên. Tuy nhiên, tùy theo quỹ thời gian và nội dung bài học, giáo viên có thể thay<br />
đổi linh hoạt. Trong một nhóm cần có nhóm trưởng để quản lí hoạt động nhóm và thư kí để ghi<br />
chép nội dung thảo luận. Hoạt động nhóm có thể được diễn ra xen kẽ với phần giảng của giáo viên<br />
để tránh nhàm chán. Về thiết kế hoạt động nhóm, giáo viên cần thiết kế sao cho mọi thành viên<br />
trong nhóm đều phải nỗ lực hoạt động không chỉ vì thành tích cá nhân mà còn vì thành công của<br />
cả nhóm. Có thể áp dụng một số hình thức như: Bài tập nhóm, Thảo luận nhóm, Seminar, Các trò<br />
chơi phát triển năng lực,. . . Tuy nhiên, dù ở hình thức nào, giáo viên cũng nên có một sự phân<br />
chia thành viên trong nhóm một cách hợp lí về khả năng và năng lực giữa các thành viên, tránh sự<br />
chênh lệch quá lớn về năng lực giữa các nhóm.<br />
Cả đoạn này chỉ cần lưu ý đến những yêu cầu để hoạt động nhóm hiệu quả. Vì các tài liệu<br />
về hoạt động nhóm đều nói rồi.<br />
Ví dụ 1: Trong phần củng cố bài 25 Ankan (Lesson 25. Alkane) sách giáo khoa Hoá học 11,<br />
để củng cố từ vựng cũng như kiến thức về ankan (alkane), cụ thể hơn là về metan (methane) cho<br />
học sinh, giáo viên có thể chia nhóm và tổ chức hoạt động dưới dạng trò chơi theo chủ đề Alkane<br />
như sau: Ghép các câu trả lời phù hợp ở cột bên phải với câu hỏi ở cột bên trái (Match the suitable<br />
answers in the right column with the questions in the left column).<br />
What shape is methane?<br />
To which homologous series does methane belong?<br />
What is the general formula of the alkanes?<br />
What are the properties of alkanes?<br />
How is methane formed?<br />
Name a major environmental problem of methane<br />
What letter is an alkyl group often given in a molecular<br />
formula?<br />
How can alkanes in crude oil be separated?<br />
What type of force acts between alkane molecules?<br />
Alkanes can be more useful by etc.<br />
<br />
Alkanes<br />
Cn H2n+2<br />
Van der Waals forces<br />
Tetrahedral<br />
R<br />
By fractional distillation<br />
Unreactive, but they take part<br />
in combustion.<br />
Cracking<br />
By anaerobic decay of<br />
vegetation<br />
Greenhouse gas<br />
<br />
Để tăng tính cạnh tranh và hiệu quả trong việc hoạt động nhóm, giáo viên có thể có một<br />
phần quà nhỏ hoặc cộng điểm miệng/điểm 15 phút cho nhóm làm nhanh nhất. Như vậy, để hoàn<br />
thành sớm nhất, các nhóm phải biết cách phân chia và tiến trình hoạt động cho mỗi thành viên<br />
trong nhóm. Học sinh phải vừa vận dụng các từ mới tiếng Anh cũng như kiến thức lĩnh hội được<br />
trong tiết học, vừa phải liên hệ đến thực tiễn đời sống để trả lời nhanh tất cả các câu hỏi. Có thể<br />
117<br />
<br />
Cao Cự Giác, Chu Trà My và Ngô Ngọc Huỳnh Hân<br />
<br />
chỉ dựa vào các từ khoá (key words) ở mỗi câu hỏi và các câu trả lời cũng có thể ghép nhanh được<br />
đáp án. Sau khi kết thúc hoạt động, giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh dịch sang tiếng Việt<br />
câu hỏi và câu trả lời tương ứng mà các em đã chọn.<br />
Ví dụ 2: Trong phần Chế biến (Processing), mục I. Dầu mỏ (Oil) Bài 37 Nguồn hiđrocacbon<br />
thiên nhiên (Lesson 37. Natural source of hydrocarbon), SGK Hoá học 11, để khai thác cách chế<br />
biến dầu mỏ, giáo viên chia lớp thành các nhóm và tiến hành hoạt động thảo luận về chủ đề Sản<br />
phẩm từ dầu mỏ (Products from oil). Các sản phẩm này được tạo ra trong các phân đoạn của quá<br />
trình chế biến dầu mỏ. Mỗi nhóm sẽ nhận một phiếu học tập dạng sơ đồ tư duy (mindmap) như<br />
hình bên.<br />
Để điền đúng và nhanh sơ đồ trên, học sinh phải nắm vững nghĩa của các từ khoá (key<br />
words) và nội dung trọng tâm của mỗi nhánh. Ngoài ra, cần phân công nhiệm vụ của mỗi thành<br />
viên hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, sau khi kết thúc hoạt động nhóm, học sinh không<br />
chỉ nhớ nhanh, nhớ lâu hơn nghĩa của các từ mới mà còn hiểu rõ hơn về nội dung phần dầu mỏ.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Tổ chức trò chơi học tập (Game – based learning) sử dụng trong bài giảng<br />
hoặc gameshow trong giờ học ngoại khoá<br />
<br />
Trò chơi học tập (Game - based learning) là trò chơi với các luật chơi bao gồm các quy tắc<br />
gắn với kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, bám sát nội dung bài học, giúp học<br />
sinh khai thác vốn kiến thức của bản thân để tham gia trò chơi. Thông qua trò chơi, học sinh vận<br />
dụng được các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống của trò chơi, từ đó học sinh được thực<br />
hành luyện tập củng cố và mở rộng kiến thức kĩ năng bài học. Trò chơi học tập làm thay đổi hình<br />
thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu một cách tự giác tích cực, đồng thời thông qua<br />
đó phát triển vốn kiến thức. Nhờ sử dụng trò chơi hoạt động học tập mà quá trình dạy học trở thành<br />
118<br />
<br />
Một số phương pháp dạy học Hoá học phần Hữu cơ lớp 11 bằng Tiếng Anh...<br />
<br />
một hoạt động hấp dẫn hơn, không chỉ là một phương tiện mà còn là một phương pháp giáo dục<br />
hiệu quả.<br />
Ngoài ra, trong các buổi ngoại khoá hoặc giờ luyện tập, giáo viên có thể tổ chức các hoạt<br />
động dưới hình thức trò chơi truyền hình (Gameshow) như Rung chuông vàng (Ring the golden<br />
bell), Ai là triệu phú? (Who wants to be a millionaire?), Đường lên đỉnh Olympia (The way to the<br />
Top of Olympia), . . . được nhiều học sinh yêu thích và muốn có cơ hội tham gia. Từ đó, học sinh<br />
sẽ được kích thích hứng thú học tập. Mặt khác, giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá được trình độ<br />
của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học thích hợp.<br />
Ví dụ 1: Trước khi vào bài 41. Phenol (Lesson 41. Phenol), phần kiểm tra bài cũ về Ancol<br />
(Lesson 40. Alcohol), sách giáo khoa Hoá học 11, giáo viên có thể gọi học sinh lên bảng và tiến<br />
hành trò chơi Hỏi và đáp (Ask and answer) về kiến thức học sinh lĩnh hội được trong bài học trước.<br />
Các câu hỏi đáp được trình bày dưới dạng các slide.<br />
Khi học sinh đã sẵn sàng, giáo viên click chuột vào dòng Click to start để bắt đầu.<br />
<br />
Mỗi slide sẽ hiện ra một câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm. Nếu học sinh chọn đáp án C,<br />
hệ thống sẽ tự chuyển sang câu hỏi 2.<br />
<br />
Tuy nhiên, ở câu hỏi 1, nếu học sinh trả lời sai thì hệ thống sẽ báo sai.<br />
<br />
119<br />
<br />
Cao Cự Giác, Chu Trà My và Ngô Ngọc Huỳnh Hân<br />
<br />
Có tất cả 10 câu hỏi, số điểm của học sinh tương ứng với câu trả lời đúng.<br />
Sử dụng trò chơi này là một cách khởi động (warm up) gây hứng thú cho học sinh đối với<br />
bài học. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh huy động được các từ vựng, kiến thức đã học và khả năng<br />
phản xạ nhạy bén.<br />
Ví dụ 2: Thiết kế gameshow Who wants to be a millionaire? trong giờ học ngoại khoá. Giáo<br />
viên tự thiết kế hệ thống câu hỏi và chương trình hoặc phân chia nội dung công việc cho một nhóm<br />
học sinh và hướng dẫn các học sinh đó cách tổ chức. Để thiết kế hoạt động này, người tham gia<br />
công tác chuẩn bị phải có vốn kiến thức cơ bản về Hoá học hữu cơ, các từ vựng tiếng Anh chuyên<br />
ngành và khả năng sử dụng công nghệ. Trong quá trình tiến hành hoạt động, giáo viên hoặc người<br />
dẫn chương trình (MC) giới thiệu về chương trình và luật chơi.<br />
<br />
Tiếp theo MC sẽ nêu một câu hỏi yêu cầu người chơi sắp xếp nhanh thành một câu hoàn<br />
chỉnh. Người có đáp án nhanh nhất sẽ được mời lên “ghế nóng”.<br />
<br />
120<br />
<br />