MỘT SỐ RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN THƯỜNG GẶP
lượt xem 5
download
Nút xoang có nhiều tế bào tự động P (pale) nên nó có tính tự động cao và là nút chủ nhịp. Nút xoang nằm ở nhĩ phải nên xung động bắt nguồn từ phần xoang tĩnh mạch ở nhĩ phải. 1.2. Đường liên nút Các đường dẫn truyền xung động xuất phát từ nút xoang chia thành 3 bó: bó phía trước là bó Bachmann đi vào nút nhĩ thất, bó giữa là bó Wenckebach, bó sau là bó Thorel đi đến nhĩ trái (hình 1.3). Tất cả các bó này chứa những tế bào tự động. Các bó...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: MỘT SỐ RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN THƯỜNG GẶP
- MỘT SỐ RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN THƯỜNG GẶP Bs. Trần Viết An 1. SINH LÝ VÀ GIẢI PHẪU HỆ THỐNG DẪN TRUYỀN CỦA TIM 1.1. Nút xoang Nút xoang có hình bầu dục nằm trên nhĩ phải, phía trước bên gốc của tĩnh mạch chủ trên và nằm ẩn dưới thượng tâm mạc. Động mạch nuôi nút xoang là động mạch vành phải (60%) và động mạch vành trái (40%). Nút xoang do nhánh thần kinh phế vị phải chi phối (hình 1.1 và 1.2). Hình 1.1. Hệ thống dẫn truyền tim Hình 1.2. Động mạch nuôi dưỡng hệ thống dẫn truyền Nút xoang có nhiều tế bào tự động P (pale) nên nó có tính tự động cao và là nút chủ nhịp. Nút xoang nằm ở nhĩ phải nên xung động bắt nguồn từ phần xoang tĩnh mạch ở nhĩ phải. 1.2. Đường liên nút Các đường dẫn truyền xung động xuất phát từ nút xoang chia thành 3 bó: bó phía trước là bó Bachmann đi vào nút nhĩ thất, bó giữa là bó Wenckebach, bó sau là bó Thorel đi đến nhĩ trái (hình 1.3). Tất cả các bó này chứa những tế bào tự động. Các bó này tỏa trong nhĩ phải và vòng qua nhĩ trái, nên xung động dẫn truyền đến nhĩ phải trước và sau đó đến nhĩ trái, khi xung động này truyền đi thì sự khử cực nhĩ bắt đầu.
- Hình 1.3. Các đường liên nút 1.3. Bộ nối nhĩ thất Phần trên (gần) của bộ nối nhĩ thất là nút nhĩ thất. Nút nhĩ thất hình bầu dục, nằm phía dưới vách liên nhĩ gần phía xoang vành, nằm ẩn dưới nội tâm mạc 1mm, mạch máu nuôi dưỡng chủ yếu là động mạch vành phải (90%) và động mạch mũ (10%) (hình 2). Nút nhĩ thất được cấu tạo bởi nhiều tế bào biệt hóa, không có tế bào tự động nên dẫn truyền rất chậm. Nút nhĩ thất là nút giữ nhịp tức là giữ và nhận xung động từ nút xoang xuống và từ nhĩ xuống thất xung động chỉ truyền qua duy nhất ở nút này. Trong nút nhĩ thất, xung động từ nhĩ xuống thất được dẫn truyền qua 2 đường: dẫn truyền nhanh (đường β) và dẫn truyền chậm (đường α). Phần dưới (xa) của bộ nối nhĩ thất là bó His, sau đó chia thành 2 nhánh gồm nhánh phải và nhánh trái. 1.4. Nhánh phải Đi trong vách liên thất phía bên phải, nằm rất nông dưới nội tâm mạc. Nhánh phải dài nhưng gọn, mãnh hơn nhiều so với nhánh trái nên rất dễ bị block. 1.5. Nhánh trái Nhánh trái ngắn hơn, đi trong vách liên thất phía bên trái, đến đoạn 1/3 trên và 1/3 giữa chia thành 2 nhánh: nhánh trước trên (phân nhánh trái trước) được nuôi dưỡng bởi động mạch vành trái và nhánh sau dưới (phân nhánh trái sau) được nuôi dưỡng bởi động mạch vành phải, các nhánh nối với nhau ở nhiều chổ.
- 1.6. Hệ Purkinje Là đoạn phân chia cuối cùng của phân nhánh phải và trái thành những nhánh nhỏ hơn, ở đây nhánh phải và trái đan với nhau, đi từ nội tâm mạc ăn sâu vào cơ tim thành những sợi nhỏ. Tế bào hệ Purkinje là những tế bào lớn nhất trong tim (70-80 µm), có nhiều tế bào tự động nên khả năng tự động rất cao. Tóm lại, kích thích tim bắt đầu ở tế bào điều nhịp của nút xoang, được gọi là nút xoang nhĩ, nằm ở trên cao trong tâm nhĩ phải gần xoang tĩnh mạch chủ trên. Từ đó, kích thích lan rộng xuống và bên trái, qua nhĩ phải và nhĩ trái và đến nút nhĩ thất nằm phần đầu của vách liên thất. Sau đó, kích thích được truyền qua bộ nối nhĩ thất (nút nhĩ thất và bó His). Bó His chia thành 2 nhánh gồm nhánh phải và nhánh trái. Nhánh phải chạy xuống vách liên thất và vào trong thất phải. Từ đó các sợi nhỏ Purkinje nhanh chóng phân phối kích thích bên ngoài vào khối lượng cơ chính của thất phải. Đồng thời, bó nhánh chính trái cũng truyền kích thích xuống vách liên thất vào khối lượng cơ thất trái qua những sợi nhỏ Purkinje. 2. NHỊP XOANG VÀ MỘT SỐ RỐI LOẠN NÚT XOANG 2.1. Nhịp xoang Đặc điểm Sóng P dương ở DI và DII Sóng P đứng trước các phức bộ QRS Tần số tim 60-99 nhịp/phút Hình 2.1. Nhịp xoang 2.2. Blốc xoang nhĩ Mô tả tình trạng suy giảm dẫn truyền xung động đến cơ nhĩ, kết quả là ngưng gián đoạn giữa sóng P.
- Đặc điểm: Khoảng ngừng dài gấp 2 hoặc nhiều hơn khoảng P-P. Hình 2.2. Blốc xoang nhĩ Nguyên nhân: Kích thích thần kinh phế vị quá mức Viêm cơ tim cấp Nhồi máu cơ tim Thuốc: quinidine, procainamide và digitalis 2.3. Ngừng xoang Ngừng xoang là tình trạng ngưng tạm thời sự hình thành xung động tại nút xoang nhĩ, biểu hiện khoảng ngưng dài không có hoạt động sóng P. Đặc điểm: Khoảng ngừng không liên quan với chiều dài của chu kỳ P-P. Hình 2.3. Ngừng xoang Nguyên nhân: Nhồi máu cơ tim Ngộ độc digitalis, tăng kali máu Đột quỵ Ngưng thở khi ngủ 2.4. Chủ nhịp lưu động Chủ nhịp lưu động là trung tâm chủ nhịp thay đổi. Xung động lần lượt xuất phát từ nút xoang đến các vùng cơ nhĩ, sau đó vùng bộ nối gần nhĩ. Đặc điểm Nhịp: không đều
- Dẫn truyền nhĩ: sóng P thay đổi hình dạng, sóng P đứng trước mỗi phức bộ QRS ngoại trừ nhịp bộ nối. Sau đó, sóng P có thể ẩn hoặc sau QRS. Khoảng P-P thay đổi. Hình 2.4. Chủ nhịp lưu động Nguyên nhân: Người trẻ, đặc biệt là vận động viên. Nếu chủ nhịp lưu động kéo dài, tìm nguyên nhân tim mạch. 3. BLỐC NHĨ THẤT Blốc nhĩ thất là do dẫn truyền chậm trể hoặc bị blốc từ nhĩ xuống thất. Tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau như nút nhĩ thất, bó His, nhánh phải hoặc nhánh trái, và/hoặc bó phân nhánh trái trước và sau. Nguyên nhân thường gặp: Bệnh động mạch vành Thấp tim Thay van Do thuốc: digitalis, chẹn beta, ức chế canxi 3.1. Blốc nhĩ thất độ 1 Đặc điểm: Thời gian khoảng PR kéo dài >0,2 giây. Hình 3.1. Blốc nhĩ thất độ 1
- Sự dẫn truyền chậm có thể do nút nhĩ thất hoặc hệ thống His-Purkinje. Nếu phức bộ QRS hẹp, sự dẫn truyền chậm thường do nút nhĩ thất và hiếm khi do bó His. Nếu phức bộ QRS rộng, sự dẫn truyền chậm có thể do cả nút nhĩ thất hoặc bó His. Blốc nhĩ thất độ I không gây nhịp chậm, trừ khi kết hợp với rối loạn chức năng nút xoang. 3.2. Blốc nhĩ thất độ 2 3.2.1. Blốc nhĩ thất độ 2 typ I (Mobitz I hay kiểu Wenckebech) Đặc điểm: Khoảng PR dài dần đến khi sóng P không dẫn. Hình 3.2. Blốc nhĩ thất độ 2 typ I Tổn thương thường nằm tại nút nhĩ thất. 3.2.2. Blốc nhĩ thất độ 2 typ II (Mobitz II) Đặc điểm: PR cố định trước và sau khi dẫn truyền nhĩ thất bị blốc. Hình 3.3. Blốc nhĩ thất độ 2 typ II Tỷ số dẫn truyền (sóng P đối với phức bộ QRS) có thể là 2:1, 3:1 … Tổn thương thường nằm tại bó His hoặc bó nhánh. Blốc nhĩ thất độ 2 Mobitz II có thể gây ngất và phức bộ QRS rộng. 3.3. Blốc nhĩ thất độ III Đặc điểm: Phân ly nhĩ thất. Không có sự liên hệ giữa sóng P và phức bộ QRS, tần số thất làm chủ nhịp thường chậm
- Phức bộ QRS bình thường hoặc dãn rộng theo kiểu blốc nhánh. Hình 3.4. Blốc nhĩ thất độ 3 Thất được khử cực bởi nhịp thoát. Bệnh nhân thường có triệu chứng liên quan đến giảm cung lượng tim như ngất hoặc khó thở. 4. RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN TRONG THẤT Sự dẫn truyền trong thất bị chậm trể hoặc blốc là do bất thường hệ thống His-Purkinje hoặc trong cơ thất. 4.1. Blốc nhánh phải Hình 4.1. Khử cực thất trong blốc nhánh phải Tiêu chuẩn: (hình 4.1, 4.3, bảng 4.1) Thời gian QRS ≥0,12 giây (hoàn toàn), QRS= 0,09-0,11 giây (không hoàn toàn). Dạng rsr’, rsR’ hoặc rSR’ ở V1 và V2. S ở DI và V6 rộng ≥0,04 giây. Thời gian xuất hiện nhánh nội điện ở V5 và V6 bình thường, nhưng >0,05 giây ở V1. Nguyên nhân: Thấp tim
- Tâm phế mạn, phì đại thất phải Viêm cơ tim hoặc bệnh cơ tim Thiếu máu cục bộ cơ tim Thoái hóa hệ thống dẫn truyền tim Thuyên tắc phổi Tim bẩm sinh (vd: thông liên nhĩ) 4.2. Blốc nhánh trái Hình 4.2. Khử cực thất trong blốc nhánh trái Tiêu chuẩn: (hình 4.2, 4.4, bảng 4.1) Thời gian QRS ≥0,12 giây (hoàn toàn), QRS= 0,09-0,11 giây (không hoàn toàn). R rộng đơn pha hoặc móc ở DI, aVL, V5 và V6. r nhỏ hoặc không có, sóng S sâu ở V1 và V2. Không có q ở DI, V5 và V6. Thời gian xuất hiện nhánh nội điện >0,06 giây ở V5 và V6. Nguyên nhân thường gặp: Bệnh động mạch vành. Bệnh tim do tăng huyết áp. Bệnh cơ tim dãn.
- V1 V6 Bình thường Blốc nhánh phải Blốc nhánh trái Bảng 4.1. Dạng QRS-T trong blốc nhánh (T), (P) và bình thường ở V1 và V6 Hình 4.3. Blốc nhánh phải Hình 4.4. Blốc nhánh trái
- 4.2.1. Blốc phân nhánh trái trước Hình 4.5. Blốc phân nhánh trái trước (trái) và trái sau (phải) AVN: atrioventricular node; HB: His bundle; LB: left bundle; RB: right bundle; LAD: left anterior division; LPD: left posterior division Cơ chế: blốc phân nhánh trái trước, nhánh trái sau kích hoạt trước (vùng sau dưới) và vùng trước trên khử cực bù trừ sau. Blốc phân nhánh trái sau là ngược lại (hình 4.5). Tiêu chuẩn: Trục lệch trái: -45 đến -90o. Dạng qR ở aVL. Thời gian QRS 0,045 giây ở aVL. Hình 4.6. Blốc phân nhánh trái trước
- Nguyên nhân: Tắc động mạch liên thất trước. Phì đại thất trái. Bệnh cơ tim phì đại và dãn. Bệnh cơ tim thoái hóa. 4.2.2. Blốc phân nhánh trái sau Tiêu chuẩn: Trục lệch phải: +90 đến +180o. Dạng rS ở DI và aVL, qR ở DIII và aVF. Thời gian QRS
- Hình 4.8. Blốc nhánh phải + blốc phân nhánh trái trước Hình 4.9. Blốc nhánh phải + blốc phân nhánh trái sau 4.4. Blốc 3 bó Blốc nhánh phải + blốc nhánh trái hoặc blốc phân nhánh trái trước và blốc phân nhánh trái sau. Hình 4.10. Blốc nhánh phải + Blốc nhánh trái
- 5. HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM Hội chứng kích thích sớm (còn gọi là hội chứng tiền kích thích) là bất thường bẩm sinh của tim, trong đó cơ tâm thất sẽ được nhận xung động khử cực sớm từ nhĩ trước khi xung động được truyền qua nút nhĩ thất xuống đến thất. Hội chứng kích thích sớm thường dẫn đến nhịp nhanh kịch phát trên thất. Hình 5.1. Dẫn truyền trong hội chứng kích thích sớm 5.1. Hội chứng Wolff - Parkinson –White (W-P-W) Xung động qua đường phụ nhĩ-thất, tức là bó Kent. Hình 5.2. Đường phụ nhĩ-thất Hình 5.3. Dạng sóng delta Đặc điểm: PR ngắn 0,10 giây.
- Vị trí của đường phụ: thường gặp ở vùng bên và vùng sau thất trái Thành bên thất trái: sóng delta âm ở DI và/hoặc aVL, dương ở V1. Thành sau (vách hoặc thất trái): sóng delta dương ở các chuyển đạo trước tim và âm ở chuyển đạo vùng dưới (DII, DIII, aVF). Thành trước vách: sóng delta âm ở V1 và V2. Thành tự do thất phải: QRS âm ở V1 và V2, sóng delta dương ở DI, aVL và V6. Hình 5.4. Hội chứng W-P-W. Sóng delta (mũi tên), âm ở II, III, aVF và dương V2-V6. Đường phụ nằm ở thành sau thất trái. Hình 5.5. Hội chứng W-P-W. Sóng delta âm ở V1 và dương ở thành bên. Đường phụ nằm ở thành tự do thất phải
- 5.2. Hội chứng Lown-Ganong-Levine (L-G-L) Xung động qua đường nhĩ bó (tức là bó James) nối nhĩ và bộ nối nhĩ thất. Đặc điểm: PR ngắn
- 2. Bonow RO, Mann DL, Zipes DP and Libby P (2011), BRAUNWALD’S HEART DISEASE: A Textbook of Cardiovascular Medicine 9th, Elsevier Saunders. 3. Goldberger AL (2006), Clinical Electrocardiography: A Simplified Approach 7th, Elsevier Saunders 4. Morris S, Brady WJ and Camm J (2008), Clinical Electrocardiography 2nd, Blackwell Publishing. 5. Jones SA (2008), ECG Success: Exercises in ECG Interpretation, Davis Company. 6. Wagner GS (2008), Marriott's Practical Electrocardiography 11 th, Lippincott Williams & Wilkins.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP (Kỳ 8)
5 p | 203 | 56
-
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP (Kỳ 9)
5 p | 157 | 49
-
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP (Kỳ 16)
6 p | 265 | 48
-
Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh Goute
6 p | 183 | 38
-
Bài thuốc trị tăng mỡ máu
2 p | 168 | 23
-
NGOẠI TÂM THU & DẪN TRUYỀN LỆCH HƯỚNG
10 p | 220 | 17
-
Hội chứng xương giòn
4 p | 120 | 7
-
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP – PHẦN 5
12 p | 73 | 7
-
Luyện Tập Ở Người Cao Niên
5 p | 78 | 7
-
Bệnh nhiễm sắc tố sắt mô
5 p | 169 | 6
-
Người cao tuổi phải rất thận trọng khi dùng thuốc
3 p | 108 | 6
-
Phát hiện hội chứng Down
7 p | 82 | 5
-
LOẠN NHỊP TIM (Kỳ 2)
5 p | 82 | 5
-
Thuốc trong điều trị bệnh đau nửa đầu
5 p | 89 | 4
-
Trị chứng chậm tiêu - Thuốc gì?
3 p | 82 | 3
-
HỘI CHỨNG ĐẠI TRÀNG DỄ KÍCH ỨNG (Kỳ 1)
5 p | 83 | 3
-
Công dụng tỏi, gừng trong mùa thu
5 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn