intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT SỐ SUY NGHĨ TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT MÚA DÂN GIAN CHĂM

Chia sẻ: Tôn Thị Cẩm Hường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

213
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vài nét về nghệ thuật múa dân gian Chăm Ngay từ xa xưa người Chăm đã sáng tạo và xây dựng cho mình một nền văn hóa nghệ thuật hết sức độc đáo, da dạng. Nền văn hóa Chăm tuy chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và văn hóa Đông Nam Á, nhưng nền văn hóa nghệ thuật Chăm nói chung và nghệ thuật múa Chăm nói riêng vẫn mang tính bản địa sâu sắc và mang những nét đặc trưng riêng của dân tộc mình. Đặc biệt ngày nay đồng bào Chăm vẫn còn lưu giữ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT SỐ SUY NGHĨ TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT MÚA DÂN GIAN CHĂM

  1. MỘT SỐ SUY NGHĨ TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT MÚA DÂN GIAN CHĂM Quảng Đại Tuyên 1. Vài nét về nghệ thuật múa dân gian Chăm Ngay từ xa xưa người Chăm đã sáng tạo và xây dựng cho mình một nền văn hóa nghệ thuật hết sức độc đáo, da dạng. Nền văn hóa Chăm tuy chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và văn hóa Đông Nam Á, nhưng nền văn hóa nghệ thuật Chăm nói chung và nghệ thuật múa Chăm nói riêng vẫn mang tính bản địa sâu sắc và mang những nét đặc trưng riêng của dân tộc mình. Đặc biệt ngày nay đồng bào Chăm vẫn còn lưu giữ một nền văn hóa dân gian hết sức phong phú, đa dạng kể cả văn hóa vật chất (ăn, mặc, ở) và văn hóa tinh thần (phong tục, tập quán, hệ thống lễ nghi – tin ngưỡng, tôn giáo…)…. Múa là một loại hình nghệ thuật, đóng vai trò rất quan trọng trong các nghi lễ và lễ hội của người Chăm. Mặc dù trong suốt quá trình lịch sử tồn tại của dân tộc Chăm, nền văn hóa Chăm đã trải qua nhiều thăng trầm, tuy nhiên nền văn hóa Chăm cũng như nghệ thuật múa Chăm (đặc biệt là múa dân gian) vẫn tồn tại và có sức sống rất mạnh liệt trong đời sống văn hóa người Chăm. Múa dân gian được hình thành trong đời sống lao động cho nên những động tác mô phỏng rất gần với động tác đời thường của người Chăm như múa đội nước, vãi chài, chèo thuyền… Hệ thống múa dân gian Chăm Ninh Thuận mang đậm yếu tố văn hóa bản địa gắn với những hình ảnh sinh hoạt của dân gian. Đồng thời múa dân gian Chăm còn là phương tiện chuyển tải tâm tư, tình cảm, tư tưởng, tâm niệm của đồng bào Chăm. Thông qua những tiết tấu, luật động của múa dân gian mà mọi người có dịp gần gũi, hiểu bết lẫn nhau hơn, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau hơn. Bên cạnh đó, nó còn để bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn của thế hệ con cháu đối với ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã giúp họ vượt qua mọi thử thách gian
  2. nan để xây dựng cuộc sống ấm no.Hệ thống múa Chăm đ ược cấu tạo bởi những luật động đơn giản, dễ hiểu, và có sự phân loại rõ rệt các điệu múa phù hợp với giới tính. Có những điệu múa chỉ dành riêng cho nữ, cũng có những điệu múa chỉ dành riêng cho nam. Tuy nhiên, phần lớn những điệu múa này chỉ dành riêng cho nữ giới.Trong hệ thống lễ nghi, tín ngưỡng dân gian của người Chăm múa dân gian cũng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đặc biệt là trong các lễ hội múa như Rija Nagar, Rija Harei, Rija Dayâup, Rija Praong… những lễ nghi này lại gắn liền với những ông Ka-ing, muk Pajuw, muk Rija thông qua múa để đưa tâm tư tình cảm của con người đến với tổ tiên, các đâng thần linh. Ngày nay, múa Chăm nói chung và múa dân gian Chăm nói riêng được sử dụng vào trong sinh hoạt văn nghệ của cộng đồng Chăm khi có những ngày lễ quan trọng. 2. Thực trạng của múa dân gian Chăm Người Chăm có rất nhiều lễ hội và mỗi lễ hội đều là môi trường để cho múa dân gian Chăm tồn tại và phát triển. Sau khi đất nước được giải phóng, với chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước về văn hóa dân tộc, văn hóa Chăm cúng bắt đầu được chú trọng sưu tầm, bảo tồn và phát huy. Ngoài việc kiểm kê, trùng tu, bảo tồn các hệ thống đền tháp cổ thì văn hóa phi vật thể trong đó có nghệ thuật múa dân gian cũng được sưu tầm, nghiên cứu và phát triển. Hệ thống lễ hội được khôi phục và kèm theo đó là sự phục hồi của các đội nhạc lễ, múa lễ và hát lễ. Nghệ thuật múa dân gian Chăm không chỉ bó hẹp trong các nghi lễ, lễ hội mà đã bước ra đời sống sinh hoạt văn hóa nghệ thuật quần chúng cùng với sự hình thành các đội ca, múa, nhạc ở kắp các làng plei Chăm.Từ lâu, múa dân gian Chăm đã có sức thu hút rất lớn đến nhiều nhà làm nghệ thuật, nhà nghiên cứu… và ngày càng thu hút được đông đảo người tham gia các hoạt động trong nghệ thuật múa dân gian Chăm.Việc thành lập Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm và Đoàn Nghệ thuật Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận đã có hiệu quả rất lớn trong việc thực hiện vai trò của mình trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị của
  3. nghệ thuật múa Chăm. Đặc biệt trong nhiều năm qua, đoàn nghệ thuật Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận đã đáp ứng được nhu cầu rất lớn từ đồng bào Chăm trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật thông qua những buổi lưu diễn văn nghệ. Nhiều điệu múa đã có sự cách tân một cách phù hợp hơn nhưng vẫn giữ được những nguyên tắc trong nghệ thuật múa Chăm.Tuy nhiên, múa dân gian Chăm cũng như một số loại hình nghệ thuật dân gian khác cũng đang đứng tr ước những thách thức rất lớn từ xã hội hiện đại. Đó là việc cạnh tranh với loại hình nghệ thuật hiện đại, sự hời hợt của giới trẻ…. Múa dân gian Chăm đang đứng trước nguy cơ mai một của việc sao chép bằng trí nhớ, bằng truyền khẩu, sự mất mát bởi những nghệ nhân lần lượt qua đời… Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận và Đoàn Nghệ thuật Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận trong nhiều năm qua đã có những đóng góp rất lớn rất trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa Chăm nhưng vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu và vẫn chưa thể làm tốt hơn vai trò của mình. Một số khó khăn mà những cơ quan này gặp phải: - Việc bảo tồn, nghiên cứu và phát triển nghệ thuật múa Chăm đòi hỏi phải có kinh phí họat động. Hiện nay, vẫn ch ưa có sự đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất để cho Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cũng như Đoàn nghệ thuật Chăm hoạt động một cách hiệu quả. - Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ là người Chăm có khả năng nghiên cứu, hoạt động trong loại hình nghệ thuật này không nhiều. - Nguồn diễn viên cũng như thế hệ trẻ vào hoạt động và nghiên cứu về loại hình nghệ thuật múa này ngày càng ít đi, thế hệ trước đã lớn tuổi nhưng chưa có lớp người kế cận. Trong nhiều năm qua đã thấy có rất nhiều nổ lực rất lớn từ những nhà biên đạo múa trong việc cách tân, sáng tạo trong nghệ thuật múa dân gian Chăm. Những sự
  4. thay đổi đó một mặt tạo được sự mới mẻ trong nghệ thuật múa, tuy nhiên cũng một mặt nó lại tạo nên sự “phản cảm” rất lớn trong trong cộng đồng và trí thức Chăm.Múa Chăm đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc và tinh thiêng liêng của nó, nếu sự sáng tạo không tuân thủ những quy tắc này thì chắc chắn sẽ gặp phải phản ứng từ cộng đồng người Chăm khi tiếp nhận nó. Từ những quy định đó, có thể xem và nhận ra được sự phản ứng từ cộng đồng Chăm là vì những lý do sau: - Hình tượng nhân vật múa: Ông Mưdwôn là vị chức sắc cao quý của người Chăm, thường là chủ lễ ở các lễ hội lớn thì phải có “tác phong đạo đức cao”. Trong nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, hình tượng của ông Mưdwôn được nhiều biên đạo múa đưa lên sân khấu. Việc đưa biểu tượng ông Maduen lên sân khấu để mua vui cho người trần tục là việc xúc phạm đến tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm. Không những thế, hình tượng ông Maduen trên sân khấu với những động tác múa may, đá giò lái như những tên du thủ du thực… làm giảm đi sự tôn kính và trang nghiêm của ông Maduen. - Đạo cụ múa: Trong nghệ thuật múa Chăm, có rất nhiều đạo cụ được dùng như cây mía, gậy, kiếm, cây ná, khăn, buk…. Qua những đạo cụ này, rất nhiều biên đạo múa đã sáng tạo ra những bài múa rất hay và độc đáo. Tuy nhiên, vẫn có một số đạo cụ được đưa lên sân khấu đã gây nên sự phản cảm từ chính cộng đồng Chăm. Đặc biệt đạo cụ múa là trống Paranưng. “Trống paranâng thiêng liêng đến vậy mà người múa lại huơ lên giựt xuống như mãi võ Đông Sơn, quảng cáo tiếp thị làm sao mà chịu nổi…”; “vũ công múa paranâng thì trèo lên cổ nhau, đu người nhảy nhót, nằm lăn” ( ) … những điều này đã vi phạm nghiêm trọng đến quy tắc nghệ thuật múa và tính thiêng liêng c ủa múa Chăm. Đành rằng sự sáng tạo sẽ tạo nên những nét mới trong nghệ thuật múa, nhưng nếu cứ sáng tạo mà sai những quy tắc nghiêm trọng như vậy thì e rằng múa Chăm sẽ không còn là múa Chăm nữa. 3. Suy nghĩ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật múa dân gian Chăm Ninh Thuận
  5. Qua những lần vòng quanh các làng Chăm, được xem nghệ nhân trình diễn những động tác múa, được nghe những tâm sự của những người dân. Đồng thời được thấy những điệu múa biểu diễn trên sân khấu ngày nay; Chúng tôi th ấy rằng, cần có những giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa dân gian Chăm. Cụ thể như: - Gấp rút công việc sưu tầm nghiên cứu thật bài bản tất cả các điệu múa Chăm, nghiên cứu kỹ, lập hồ sơ, văn bản của từng loại múa. Đồng thời tiến hành ghi hình, vẽ hình…những điệu múa, động tác múa một cách chính xác nhất. Có nh ư thế mới có thể chứa đựng được đầy đủ những điệu múa, các yếu tố âm nhạc gắn liền với từng điệu múa Chăm. - Khuyến khích các nghệ nhân múa truyền lại một cách bài bản từng điệu múa cho các thế hệ trẻ học tập và hiểu chúng sâu sắc hơn.- Khuyến khích các thế hệ trẻ người Chăm, những người có đam mê để học múa, có những đầu tư và hỗ trợ cho họ. Đồng thời cần phát hiện, chăm sóc, bồi dưỡng các tài năng mới của người Chăm và đào tạo họ trở thành lực lượng nòng cốt sau này. - Cần đầu tư thích đáng cho trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm và đoàn nghệ thuật bán chuyên Chăm Ninh Thuận đề họ có điều kiện hơn nữa để hòan thành tốt công việc của mình. Vì họ có nhiệm vụ sưu tầm, bảo lưu, phát triển, hay giới thiệu nghệ thuật truyền thống Chăm đến với cộng đồng Chăm, đến với công chúng trong và ngoài nước. - Cần có những chính sách đãi ngộ hợp lý cho những cán bộ làm công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Chăm nói chung và múa Chăm nói riêng. Đồng thời cần tăng cường việc khai thác, sưu tầm, nghiên cứu và phục hồi những điệu múa đã gần như biến mất, để giới thiệu cho mọi người biết về nghệ thuật múa Chăm. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật là người Chăm để họ sáng tạo ra những giá trị văn hóa thiết thực nhất phục
  6. vụ lại cồng đồng mình. Cần có những ưu đãi cho các nghệ nhân đã có công trong việc cung cấp tài liệu hoặc truyền thụ những kinh nghiệm của mình cho thế hệ trẻ. - Một điều rất đáng chú ý nữa là múa Chăm luôn gắn bó với tín ngưỡng dân gian và tôn giáo nên nó rất thiêng liêng đối với cộng đồng Chăm. Chính vì vậy, những nhà biên đạo cần phải hiểu và khai thác cho thật đúng giá trị nghệ thuật múa Chăm. - Cần khai thác múa Chăm nhiều hơn nữa bằng những buổi diễn phục vụ cho sinh hoạt văn hóa văn nghệ, phục vụ khách du lịch… có như thế múa Chăm mới thực sự tồn tại và phát triển được. Qua những lần đi xem những chương trình biểu diễn nghệ thuât múa Chăm ở Mũi Né (Bình Thuận), Quảng Nam… chúng tôi thấy rằng, các nhà quản lý du lịch đang khai thác rất tốt nghệ thuật múa Chăm trong du lịch. Tuy nhiên, khi khai thác nghệ thuật múa Chăm, họ cần phải tuân thủ và phát triển cho phù hợp với các quy tắc của nghệ thuật múa nói riêng và văn hóa Chăm nói chung. Có như thế, múa Chăm vừa được tồn tại và được giới thiệu một cách khoa học đến với các du khách và những người quan tâm đến nghệ thuật múa dân gian Chăm. 4. Kết luận Có thể nói rằng, múa dân gian của tộc người Chăm trong bất cứ giai đoạn nào của lịch sử đều đảm nhiệm vai trò lịch sử lớn lao. Đó là những yếu tố nhằm biểu hiện sức sống và bản sắc của một dân tộc vượt qua mọi thăng trầm trong lịch sử, đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển của cư dân Chăm ở đây. Đồng thời góp những bản sắc độc đáo vào đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Sự tồn tại của một hệ thống múa dân gian Chăm đã góp phần quan trọng vào việc cùng các thành tố dân gian khác như phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo… liên kết các thành viên của cộng đồng Chăm trong một môi tr ường văn hóa – xã hội riêng, phù hợp với cộng đồng mình. Múa dân gian Chăm luôn gắn bó với các sinh hoạt
  7. cộng đồng Chăm, với những lễ nghi, lễ hội của dân tộc mình. Điều đó góp phần làm cho hệ thống múa dân gian này tồn tại mãi với sự phong phú của nó. Không những thế, múa dân gian Chăm trong các hình thái sinh hoạt dân gian, tín ngưỡng tôn giáo… cũng đã góp phần không nhỏ vào việc tạo dựng một xã hội Chăm với các mối quan hệ đặc thù của nó.Múa dân gian Chăm có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Chăm. Do đó, nếu không có sự kế thừa, bảo tồn và phát huy thì trong tương lai không xa nó sẽ dần rơi vào quên lãng. Vì vậy, việc kế thừa, sưu tầm, nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy để nó luôn xứng đáng đóng vai trò đặc biệt trong đời sống tinh thần của người Chăm là một việc làm rất cần thiết, cấp bách đối với các ngành chức năng, chính quyền…Thực hiện những điều nêu trên không những sẽ bảo tồn và phát huy được giá trị nghệ thuật của múa dân gian Chăm mà còn tạo được bản sắc riêng của cộng đồng Chăm, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú trong kho tàng múa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2