Nước – yếu tố dinh dưỡng cơ bản nhất!
lượt xem 16
download
Một số người bị đái tháo đường (ĐTĐ) có suy nghĩ, lý giải nhầm cho rằng uống nhiều, đái nhiều là triệu chứng chủ yếu của bệnh và do uống nhiều gây nên, vì vậy để kiểm soát tốt đường huyết đồng thời với việc hạn chế ăn thì phải khống chế cả việc uống nước. Lại có những bệnh nhân lo lắng rằng đái nhiều sẽ làm cho một khối lượng lớn đường theo nước tiểu bị bài tiết ra ngoài, hoặc lo lắng uống nước nhiều sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho thận dẫn đến phù thũng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nước – yếu tố dinh dưỡng cơ bản nhất!
- Nước – yếu tố dinh dưỡng cơ bản nhất! Một số người bị đái tháo đường (ĐTĐ) có suy nghĩ, lý giải nhầm cho rằng uống nhiều, đái nhiều là triệu chứng chủ yếu của bệnh và do uống nhiều gây nên, vì vậy để kiểm soát tốt đường huyết đồng thời với việc hạn chế ăn thì phải khống chế cả việc uống nước.
- Lại có những bệnh nhân lo lắng rằng đái nhiều sẽ làm cho một khối lượng lớn đường theo nước tiểu bị bài tiết ra ngoài, hoặc lo lắng uống nước nhiều sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho thận dẫn đến phù thũng do đó không dám uống nước.Thực ra, những suy nghĩ này đều không đúng, nếu làm như vậy thì chỉ đem lại hậu quả có hại mà không có lợi cho cơ thể. Trái lại, trên thực tế những bệnh nhân ĐTĐ càng cần phải uống nhiều nước. Đầu tiên, đái nhiều là do hậu quả của đường huyết tăng cao dẫn đến chứ không phải là do uống nhiều nước. Đối với cơ thể mà nói, nếu đường huyết tăng quá cao cơ thể có thể thông qua việc tăng đào thải nước tiểu để đưa đường từ nước tiểu bài tiết ra bên ngoài. Do lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài quá nhiều làm cơ thể bị mất đi một khối lượng nước lớn dẫn đến trung khu thần kinh trung ương bị kích thích gây ra hiện tượng khát nước, làm cho bệnh nhân có nhu cầu uống nước nhiều. Cũng có thể nói rằng bệnh nhân có nhu cầu uống nước nhiều là do phản ứng kích thích của cơ thể đôí với việc đường huyết bị tăng quá cao, đó chính là phương pháp tự bảo vệ của cơ thể. Tiếp theo đó là lượng đường bị bài tiết ra ngoài theo nước tiểu ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh ĐTĐ chứ không phải phụ thuộc vào việc uống nướcvà số lượng nước tiểu nhiều hay ít. Lúc uống nhiều nước thì lượng nước tiểu tăng lên và nồng độ đường trong nước tiểu giảm xuống chứ không phải tổng số lượng đường bị mất đi theo nước tiểu tăng lên.
- Ngoài ra, đối với chức năng của thận bình thường mỗi ngày có thể bài tiết một lượng đáng kể các sản phẩm acid chuyển hoá, các sản phẩm protid phân giải, nhưng ở người già hoặc những người chức năng thận bị suy giảm thì chức năng bài tiết cũng suy giảm, thậm chí phát sinh trở ngại, nghiêm trọng hơn thì các sản phẩm kể trên bị tích lại trong máu dẫn đến tình trạng nhiễm độc nước tiểu. Nhưng bất kể do chức năng thận bình thường hay bị tổn thương thì vẫn phải có chức năng chủ yếu là bài tiết nước vì vậy việc uống nước nhiều không thể làm tăng gánh nặng hơn cho thận kể cả đối với những người bị bệnh lý về thận do ĐTĐ hoặc ở những người chức năng thận bị giảm sút thì cũng không làm tăng tổn hại đến chức năng thận.Tuy nhiên đối với những trường hợp chức năng thận suy giảm cấp tính, kèm theo có phù thũng thì phải suy nghĩ, xem xét. Bệnh nhân ĐTĐ nếu không uống đủ nước thì có thể dẫn đến tình trạng cô đặc máu làm cho lượng đường thừa và các các chất cặn bã khác không có cách nào được đào thải ra ngoài, dẫn đến áp lực thẩm thấu huyết tương tăng cao. Vì vậy, bệnh nhân ĐTĐ thường có triệu chứng khát nước. Lấy một thí dụ như sau: mứt hoa quả và rau muối, mứt hoa quả là do dùng đường để ướp hoa quả, đường làm cho nước ở trong hoa qủa bị hút ra ngoài mà tạo thành mứt hoa quả; rau muối là dùng muối để muối rau, muối làm cho nước ở trong rau bị hút ra bên ngoài mà tạo thành rau muối. Cũng như vậy, nếu các cơ quan lục phủ, ngũ tạng của con người bị ‘‘ướp’’ trong tình trạng đường huyết cao thì nước trong các tạng phủ sẽ bị đường huyết hút ra để sau đó biến thành ‘‘mứt
- hoa quả’’ hay ‘‘rau muối ’’ vậy. Khi tế bào mất nước nghiêm trọng thì có thể dẫn đến hôn mê do ĐTĐ tăng áp lực thẩm thấu, gây tổn hại rất nghiêm trọng đối với cơ thể. Uống nước nhiều đối với bệnh nhân đái tháo đường đưa lại những ích lợi như sau: 1. Uống nước có lợi trong việc thải trừ các chất chuyển hoá có độc trong cơ thể ra ngoài, có thể phòng ngừa được nhiễm trùng tiết niệu, làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc kháng khuẩn. 2. Làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn máu ngoại vi, làm giảm độ dính của máu, làm giảm phát sinh và phát triển các biến chứng bệnh lý do bệnh ĐTĐ gây ra. 3. Làm giảm tăng áp lực thẩm thấu huyết tương, dự phòng đái tháo đường dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu và ĐTĐ dẫn đến nhiễm toan ceton. Con người thường không biết đến tầm quan trọng của nước vì nước rất dễ có thể tìm được trong đời sống hàng ngày, rất nhiều người nghĩ rằng uống nước hay không cũng đựơc.Thực ra, nước cũng giống như chất đạm, vitamin là rất cần thiết với sự sinh tồn của cơ thể con người, là vật chất để duy trì hoạt động cơ bản nhất của sự sống, là một trong những yếu tố dinh dưỡng cơ bản.
- Nước là cần thiết cho sinh mạng của vật chất và là sự cấu thành chủ yếu của vật chất, nước không chỉ là dung môi của rất nhiều chất dinh dưỡng mà còn tham gia tạo thành tế bào, đồng thời là môi trường phụ thuộc ở bên ngoài tế bào và tế bào thông qua môi trường này hấp thu các chất dinh dưỡng. Rất dễ dàng thấy nếu không đủ nước có thể ảnh hưởng tới toàn bộ sự chuyển hoá của cơ thể. Người ta từng làm thí nghiệm chứng minh trên cơ thể con người, nếu chỉ uống nước mà không ăn thì vẫn sống được 7 ngày, nhưng nếu không ăn, không uống thì chỉ sau 3 ngày sẽ chết. Điều này chứng tỏ rằng nước rất quan trọng đối với duy trì sự sống (trong cơ thể con người hàm lượng nước chiếm khoảng 60%, ở trẻ em hàm lượng nước càng cao). Người khoẻ mạnh mỗi ngày cần bổ sung một lượng nước từ bên ngoài đưa vào khoảng 1500 – 2500ml, trung bình là 2000ml. Đối với bệnh nhân ĐTĐ thì lượng nước đưa vào càng cần nhiều hơn để đề phòng mất nước.Sau hoạt động mạnh, hay thời tiết nắng nóng càng cần uống nhiều nước hơn bình thường. Rất nhiều bệnh nhân chỉ đợi tới lúc khát mới uống nước.Trên thực tế khi cơ thể con người cảm thấy khát, thì môi trường nước trong cơ thể con người đã mất đi sự cân bằng, tế bào trong cơ thể đã ở trạng thái mất nước nhẹ.Vì vậy, phải thường xuyên uống nước, uống ít một, uống làm nhiều lần, tuyệt đối cấm uống một lúc một lượng nước lớn để tránh phá vỡ sự cân bằng của nước và các chất điện giải trong cơ thể.
- Bệnh nhân ĐTĐ có thể uống các loại nước không có đường như: nước đun sôi để nguội, nước trà loãng, nước khoáng… tuỵêt đối không nên uống các đồ uống có đường như: CocaCola, Sprite, Seven up… Trước, trong và sau vận động đều cần uống nước, mỗi lần có thể uống khoảng 150ml là phù hợp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dinh dưỡng người bệnh
6 p | 176 | 29
-
Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt
5 p | 176 | 20
-
Lưu ý dinh dưỡng khi bé bị tiêu chảy
2 p | 135 | 13
-
Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi Phòng ngừa thế nào?
5 p | 122 | 13
-
Khảo sát các yếu tố liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại tỉnh Tiền Giang
5 p | 109 | 12
-
Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi tại xã Nâm Nđir, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông và một số yếu tố liên quan, năm 2021
5 p | 11 | 6
-
Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân lao phổi tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
5 p | 48 | 5
-
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 trường Đại học Y Hà Nội
6 p | 89 | 4
-
Tình trạng thiếu Vitamin A và một số yếu tố liên quan ở trẻ 7-9 tuổi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, năm 2017
6 p | 45 | 4
-
Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 65 | 4
-
Một số nguyên nhân và yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại một số địa điểm thuộc Bắc Cạn
6 p | 62 | 4
-
Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan tới thiếu máu của học sinh 6-9 tuổi bị suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì ở 8 trường tiểu học vùng nông thôn tại Hải Phòng năm 2016
8 p | 10 | 3
-
Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi tại phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2022
9 p | 7 | 3
-
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh suy tim tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E năm 2023-2024
6 p | 4 | 2
-
Đánh giá sự ô nhiễm các hợp chất của nitơ trong nước giếng khoan ở một số khu vực có yếu tố nguy cơ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 44 | 1
-
3 cách giúp cơ thể tránh mất nước trong mùa lạnh
3 p | 62 | 1
-
Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày do ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An năm 2022
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn