MỘT SỐ VẤN ĐỀ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ Ở NGHỆ AN
lượt xem 18
download
Trong các vật nuôi hiện đang được nuôi ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, con bò có nhiều ưu thế hơn các vật nuôi khác vì nó giữ một vị trí quan trọng, nổi bật. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, tại thời điểm 1/8/2007 Việt Nam có khoảng 6,7 triệu con bò, trong đó ở Nghệ An là 445.304 con (chiếm 6,6% tổng đàn bò Việt Nam). Việt Nam hiện đang tồn tại nhiều nhóm bò hướng thịt như: bò Vàng, bò Laisind, bò H’Mong, Bò U đầu rìu, bò Sindhi, bò Brahmann và các nhóm bò hướng sữa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: MỘT SỐ VẤN ĐỀ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ Ở NGHỆ AN
- NGUYỄN KIM ĐƯỜNG – Một số vấn đề hiện trạng chăn nuôi bò ... MỘT SỐ VẤN ĐỀ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ Ở NGHỆ AN Nguyễn Kim Đường* Khoa Nông lâm ngư, Trường Đại học Vinh, 182 Lê Duẩn - Tp. Vinh - Nghệ An *Tác giả liên hệ: Nguyễn Kim Đường Tel: (38) 3.569.332 / 0902.798.290, Fax: (38) 3.855.256; Email: nguyenkimduongdhv@gmail.com ABSTRACT Situation of cattle breed and cattle herd in Nghe An The aim of our study is contribution a part in evaluation the situation and capacity of cattle breed and cattle herd in Nghe An. We have got results: (i) yellow cattle breed is the main breed raising, then Sind crossbred and other breeds. (ii) In high mountain yellow cattle is dominated; ratio of Sind crossbred in plain/lowland is higher than that of yellow. (iii) High ratio of female in cattle herd and ratio of male in cattle herd is rather high. (iiii) Female raising mainly for reproduction. (v) Reproduction of two breed are normally. (vi) Live weight of cattle female is higher than before, live weight of Sind crossbred lower than heterosis capacity of this hybrid. (vii) The conditions of cattle raising is improving, which satistify the demand of yellow cattle, still do not satistify for demand of Sind crossbred. (viii) The conditions for cattle raising and geographical-ecological effect clearly to cattle production in Nghe An. Key words: Cattle, geogarphiccal, ecological, yellow, Sind crossbred. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các vật nuôi hiện đang đ ược nuôi ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, con bò có nhiều ưu thế hơn các vật nuôi khác vì nó giữ một vị trí quan trọng, nổi bật. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, tại thời điểm 1/8/2007 Việt Nam có khoảng 6,7 triệu con bò, trong đó ở Nghệ An là 445.304 con (chiếm 6,6% tổng đ àn bò Việt Nam). Việt Nam hiện đang tồn tại nhiều nhóm bò hướng thịt như: b ò Vàng, bò Laisind, bò H’Mong, Bò U đầu rìu, bò Sindhi, bò Brahmann và các nhóm bò hướng sữa như: bò Holstein Friesian (bò Lang trắng đen hay bò Hà Lan(HF), bò Jersey và các con lai HF hướng sữa F1, F2, F3 . Các con lai hướng thịt F1, F2, F3... Trong đ ó, nhóm bò Vàng chiếm một tỷ lệ lớn, tiếp đến là bò Laisind. Ở Nghệ An, giống b ò nội là bò Vàng khá nổi tiếng, và bò lai chiếm t ỷ lệ khoảng 34-35% tổng đàn (trong đó chủ yếu là bò Laisind). Để góp phần đánh giá tiềm năng của chăn nuôi bò ở Nghệ An, trên cơ sở đó, đ ề xuất các giải pháp cho phát triển chăn nuôi bò b ền vững ở Nghệ An, chúng tôi tiến hành điều tra toàn diện “ Một số vấn đề về hiện trạng chăn nuôi bò ở Nghệ An ”. Trong bài này, chúng tôi sẽ đưa ra một số kết quả về: Quy mô chăn nuôi,vấn đề thu gom, sinh trưởng và sinh sản, xử lý chất thải chăn nuôi, của tình hình chăn nuôi đàn bò ở Nghệ An. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Đàn bò đang được nuôi trong các hộ chăn nuôi bò ở các điểm điều tra Thời gian nghiên cứu : Điều tra đ ã được tiến hành từ tháng 7/2007 đến 3/2008. Địa điểm nghiên cứu: Điều tra tại tỉnh Nghệ An 1
- VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 Nội dung nghiên cứu Điều tra theo phiếu câu hỏi đ ã có sẵn, riêng khối lượng của bò được tính theo công thức của Viện Chăn nuôi (VCN,1980) trên cơ sở các số đo dài thân và vòng ngực mà chúng tôi đo đ ược trực tiếp trên từng con bò. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, thu thập số liệu là: phương pháp điều tra đại diện, chọn mẫu ngẫu nhiên. Nghệ An có 18 huyện, thị xã và thành phố Vinh, trong đó 5 huyện vùng núi cao, 5 huyện vùng núi, 7 huyện đồng bằng, 1 thị xã và 1 thành phố. Chúng tôi đ ã chọn 2 huyện Đồng b ằng, 2 huyện miền Núi và 1 huyện Vùng núi cao để điều tra. Mỗi huyện chúng tôi chọn 3 xã (1 xã chăn nuôi bò khá, 1 xã trung bình và 1 xã yếu). Mỗi xã chúng tôi chọn ngẫu nhiên 50 hộ để thu thập số liệu. Xử lý số liệu Các số liệu thu được chúng tôi xử lý trên phần mềm Excel. 13 . KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Cơ cấu đàn bò Sau khi xử lý thống kê các số liệu điều tra thu được chúng tôi đã tập hợp các kết quả vào một số nội dung để đánh giá. Các nội dung và các kết quả đó như sau: Chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu với tổng số 1150 phiếu điều tra, xử lý thống kê các số liệu thu thập đ ược chúng tôi có các kết quả như: Số năm kinh nghiệm trong việc nuôi bò của các hộ là 9,12 năm (1- 40 năm). Phân tích cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò chúng tôi có các kết quả trên Bảng 1a. Bảng 1a. Cơ cấu về các giống và cơ cấu đàn bò đang nuôi ở Nghệ An Giống bò Tổng số hộ Tổng số bò Bê theo mẹ Bò < 3 tuổi Bò > 3 tuổi (hộ) (con) (%) (%) (%) 689 100% 2378 100% Bò vàng 415 60,2 1600 67,3 22,00 30,09 47,91 Bò Laisind 257 37,3 754 31,6 23,50 28,48 48,02 Bògiốngkhác* 17 2,5 24 1,1 - - - Ghi chú: * không kể bò sữa, vì bò sữa giành cho một báo cáo riêng. Cơ cấu giống của đ àn bò chủ yếu là 3 nhóm: Bò Vàng, bò Laisind và các giống khác. Số liệu Bảng 1a cho thấy, bò Vàng vẫn là giống bò được nuôi chủ lực ở Nghệ An, tiếp đến là bò Laisind và các giống khác. Điều tất yếu có thể dự báo khi nhìn vào cơ cấu giống của đàn bò, đó là vần đề năng suất. Bò Vàng là giống bò địa phương, nhỏ con, khối lượng thấp và t ỷ lệ thịt xẻ thấp. Do vậy, một khi giống bò này chiếm phần lớn trong đàn thì ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng là tất yếu và rất lớn. Cơ cấu đàn bò ở hai giống chính gần giống nhau: ít nhất là bê theo mẹ ở bò vàng, tiếp đến là bò dưới 3 năm tuổi và nhiều nhất là bò trên 3 năm tuổi ở bò Vàng. Nhìn vào cơ cấu đàn bò trên cho ta thấy thêm một số vấn đề như: Tỷ lệ bê theo mẹ ở cả 2 giống đều thấp, điều đó nghĩa là, tỷ lệ đẻ của bò cái trong độ tuổi sinh sản hàng năm chưa cao và một vấn đề nữa là nạn “Giết bê non 2
- NGUYỄN KIM ĐƯỜNG – Một số vấn đề hiện trạng chăn nuôi bò ... để bán đặc sản bê thui ” đang khá phát triển ở Nghệ An. Do vậy, sẽ làm cho tốc độ tăng đàn của đàn bò chậm. Đàn bò trên 3 năm tuổi chiếm tỷ lệ b ò cao, như vậy là đàn bò có độ tuổi lớn - hơi già, điều này có nghĩa là đàn bò chậm đ ược thay thế. Khi xem xét cơ cấu giống của đàn bò theo vùng địa lý sinh thái (Bảng 1b) Bảng 1b. Cơ cấu các giống bò phân theo vùng địa lý sinh thái của Nghệ An Vùng đại diện Tổng Bò Vàng Bò Laisind (con) n % n % Đồng bằng (Quỳnh Lưu + Hưng Nguyên) 757 336 40,00 421 60,00 Miền núi (Thanh Chương + Nghĩa Đàn) 1125 675 55,61 450 44,39 Núi cao (Qu ỳ Châu) 572 559 97,77 13 2,23 Tổng cộng 2454 1570 63,97 884 36,03 Kết quả Bảng 1 cho thấy, có sự khác nhau rất rõ rệt về cơ cấu giống của đ àn bò giữa các vùng. Vùng đồng bằng bò Laisind chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn bò vàng; ở vùng núi bò Vàng chiếm tỷ cao hơn bò Laisind, ở vùng núi cao bò vàng chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh số lượng thì đ àn bò ở vùng núi nhiều hơn ở vùng đồi núi và vùng đồi núi lại nhiều hơn vùng đồng bằng (572 con/3 xã điều tra ở Quỳ Châu so với 512 con/3xã đ iều tra ở Nghĩa Đàn ho ặc Thanh Chương so với 378 con/3 xã điều tra ở Quỳnh Lưu hoặc Hưng Nguyên ). Có hiện trạng này là vì: Diện tích đất tự nhiên ở vùng đồng bằng hẹp, mật độ dân số cao, do vậy nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có hạn chế, bò được nuôi nhốt ở nhà là chính, thức ăn cho chúng là cỏ trồng, cỏ cắt, tận dụng các nguồn phụ phế phẩm nông công nghiệp. Song, do trình độ hiểu biết khoa học của người dân khá cao, khả năng đầu tư tốt hơn vùng núi cao và vùng đồi núi, điều kiện tự nhiện thuận lợi hơn, nên về số lượng đàn bò thì hạn chế, nhưng chất lượng đàn bò cao hơn hẳn vùng núi cao và vùng núi. Các kết quả thu được trong nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Hoàng Mạnh Quân (2001), ( Nguyễn Kim Đường và Lê Đình Phùng, 2003b). Quy mô chăn nuôi bò của các hộ Chúng tôi đã tiến hành điều tra về quy mô chăn nuôi bò ở các hộ tại các điểm điều tra đ ã được chọn, kết quả thu được có trên Bảng 2. Bảng 2. Quy mô chăn nuôi bò ở các hộ tại 3 vùng đ ịa lý sinh thái ở Nghệ An Đồng bằng Quy mô n Vùng núi Vùng núi cao Chung (số hộ) (con) (%) n % n % n % 1 -3 480 240 80,00 175 58,33 65 43,34 64,00 4 -6 154 60 20,00 89 29,67 35 23,33 24,54 7 -9 58 0 0 26 8,67 26 17,33 6,93 >10 58 0 0 10 3,33 24 16,00 4,53 Tổng 750 300 100 300 100 150 100 100 Kết quả thu được cho thấy, quy mô đàn bò nuôi trong các hộ tại các vùng điều tra còn nhỏ: Trung bình chỉ ở mức 3,86 con/hộ. Trong đó, có tới 64% số hộ điều tra chỉ nuôi 1-3 con/hộ, 24,54% hộ nuôi 4-6 con, 6,93% hộ nuôi 7-9 con và chỉ 4,53% số hộ nuôi trên 10 con/hộ. Các kết quả này của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của Hoàng Mạnh Quân (2001). Có sự khác nhau về quy mô đàn bò nuôi trong các hộ tại các vùng sinh thái khác nhau. Ở vùng đồng bằng (Hưng Nguyên và Qu ỳnh Lưu) chỉ nuôi bình quân 1,71 con/hộ, có tới 80% số 3
- VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 hộ nuôi với quy mô 1-3 con và chỉ có 20% số hộ nuôi 4 -6 con/hộ, không có hộ nào nuôi trên 6 con. Ở vùng núi (Thanh Chương và Nghĩa Đàn) nuôi bình quân 3,63 con/hộ, có tới 58,33% số hộ nuôi 1-3 con/hộ, 23,33% số hộ nuôi 4-6 con/hộ, 8,67% số hộ nuôi 7-9 con và 3,33% số hộ nuôi trên 10 con/hộ. Ở vùng núi cao (Qu ỳ Châu) nuôi b ình quân 6,52 con/hộ, có tới 43,34% số hộ nuôi 1-3 con/hộ, 25,54% số hộ nuôi 4-6 con/hộ, 17,33% số hộ nuôi 7-9 con và 16% số hộ nuôi trên 10 con/hộ. Nguyên nhân của sự khác biệt này tương tự như chúng tôi đã p hân tích ở trên. Chúng tôi đ ã tiến hành điều tra về quy mô chăn nuôi bò theo nhóm hộ khá, trung bình và yếu tại các điểm điều tra, các kết quả thu được ở Bảng 3. Bảng 3. Quy mô đàn bò nuôi ở các nhóm hộ điều tra Yếu Quy mô Khá Trung bình Chung (con) n (hộ) n (hộ) n (hộ) % % % 1-3 125 50,00 154 61,67 200 80,00 63,89 4-6 63 25,00 50 20,00 42 16,67 20,55 7-9 29 11,67 21 8,33 8 3,33 7,78 > 10 33 13,33 25 10,00 0 0 7,78 Các kết quả trên Bảng 2 cho thấy, có 2 xu hướng ngược nhau về quy mô đàn bò trong các nhóm hộ có khả năng kinh tế và chăn nuôi khác nhau. Quy mô đàn bò nhỏ (1 -3 con) tăng dần từ nhóm hộ khá xuống nhóm hộ yếu. Quy mô đàn bò 4-6, 7-9 và trên 10 con/hộ giảm dần từ nhóm hộ khá đến nhóm hộ trung bình và thấp nhất ở nhóm hộ kém. Các kết quả thu đ ược của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Mạnh Quân (2001), Nguyễn Kim Đường và Lê Đình Phùng (2003b) Quy mô đàn b ò có sự khác nhau giữa các nhóm hộ khá, trung bình và kém là hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ các hộ khá, khả năng đầu tư lớn hơn các hộ trung bình và kém. Các hộ khá thì hiểu biết khoa học kỹ thuật, khả năng tư duy kinh tế...đều tốt hơn nhóm hộ kém và trung bình. Tình hình giới tính theo độ tuổi của đàn bò nuôi tại Nghệ An Để phân tích đ àn bò chúng tôi nhận thấy cần đi sâu vào hai nhóm bò d ưới 3 và trên 3 năm tuổi (Bảng 4), Bảng 4. Phân bố đ àn bò ở Nghệ An theo độ tuổi và giới tính Giống Bò d ưới 3 tuổi Bò trên 3 tuổi bò Đực (%) Đực (%) n (con) % Cái (%) n % Cái (%) Bò vàng 562 38,57 41,64 58,36 895 61,43 14,52 85,48 Lai Sind 216 27,94 30,56 69,44 357 72,06 13,17 86,83 Chung 778 33,25 36,10 63,90 1352 66,74 13,84 86,15 Qua phân tích chúng tôi thấy, ở cả hai giống, tỷ lệ bò trên 3 năm tuổi đều cao hơn tỷ lệ bò d ưới 3 năm tuổi là khá nhiều. Bò Vàng bò trên 3 năm tuổi nhiều hơn bò dưới 3 năm tuổi tới 22,86% và ở bò Laisind sự khác biệt này lên tới 44,12%. Trong đàn bò tỷ lệ b ò cái cao hơn bò đực ở cả 2 lứa tuổi và ở cả 2 giống. Bò ở lứa tuổi dưới 3 năm, bò Laisind có tỷ lệ cái cao hơn hẳn bò Vàng. Ở lứa tuổi trên 3 năm, tỷ lệ đực cái ở 2 giố ng là tương đương nhau. Có kết quả này là do, có thể bò Laisind có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn đạt khối lượng giết thịt ở tuổi non hơn, nên đã giết thịt sớm, làm giảm tỷ lệ nhanh hơn bò Vàng, 4
- NGUYỄN KIM ĐƯỜNG – Một số vấn đề hiện trạng chăn nuôi bò ... ngược lại bò Vàng sinh trưởng chậm, khối lượng đạt thấp, giết thịt ở tuổi già hơn nên tỷ lệ giảm chậm hơn so với bò Laisind. Tỷ lệ bò đ ực trên 3 năm tuổi ở bò Vàng là 14,52% và ở bò Laisind là 13,17%, tỷ lệ này là khá cao, đặc biệt là ở nhóm bò Vàng. Từ các số liệu này chúng ta có thể thấy được rằng, bò cái vẫn được phối giống chủ yếu do nhảy trực tiếp, nói cách khác là công tác thụ tinh nhân tạo cho đàn bò còn hạn chế. Tình trạng này d ẫn tới hai kết quả: Tỷ lệ bò lai tăng chậm và đàn bò có thể bị đồng huyết do bò đực giống chăn thả, tự phối giống trực tiếp cho bất kỳ bò cái nào khi chúng động dục do không quản lý được công tác phối giống. Tình hình sử dụng của bò nuôi tại Nghệ An Phân tích đàn bò theo mục đích sử dụng (Bảng 5) chúng tôi nhận thấy, đàn bò chủ yếu được dùng vào mục đích sinh sản. Bảng 5. Tình hình sử dụng b ò ở đàn bò Nghệ An Giống Tổng Sinh sản (%) Nuôi lấy thịt (%) Cày kéo (%) Số con Số con Số con (con) % % % Bò vàng 1457 856 58,73 388 26,65 213 14,62 Bò lai Sind 573 327 57,03 126 22,02 120 20,95 Chung 2030 1183 58,28 514 25,32 333 16,40 Bò được sử dụng vào mục đích lao tác (cày, kéo) không còn nhiều. Bò nuôi để lấy thịt cũng không có t ỷ lệ cao. Điều này là không hợp lý, có thể do số liệu chỉ phản ảnh đàn bò hiện đang nuôi, mà phần lớn bò đã đ ược bán để giết thịt ở độ tuổi nhỏ (b ê thui) và ở lứa tuổi lớn hơn thì chưa có sự vỗ béo. Cả hai vấn đề này của việc “giết thịt bò” đ ều dẫn đến một kết quả là năng su ất thịt và sản lượng thịt thương phẩm của đàn bò bị hạn chế. Tuy nhiên, nhìn từ một khía cạnh khác, đó là năng lực chăn nuôi như khả năng đầu tư, đặc b iệt là đ ầu tư về thức ăn cho đ àn bò ở lứa tuổi và khối lượng lớn hơn còn hạn chế nên phải kết thúc (giết thịt) sớm. Tình hình thu gom và xử lý các chất thải chăn nuôi bò trong các hộ Kết quả điều tra về thu gom và xử lý các chất thải chăn nuôi bò trong các hộ được trình bày trên Bảng 6. Bảng 6: Tình hình thu gom và xử lý các chất thải chăn nuôi bò trong các nông hộ Địa b àn Thu gom chất thải (%) ủ phân sinh học (%) Khí sinh học (%) Hưng Nguyên 73,33 33,33 3,34 Qu ỳnh Lưu 72,55 34,47 3,18 Thanh Chương 65,45 32,16 2,39 Nghĩa Đàn 63,33 35,12 1,67 Qu ỳ Châu 61,75 18,25 0,00 Chung 65,53 30,67 2,12 Về phân và nước thải, phần lớn đều được thu gom và xử lý. Tuy nhiên, do phần lớn các chất thải chăn nuôi bò đ ược thu gom với mục đích vệ sinh chuồng trại, sử dụng bón trực tiếp cho 5
- VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 cây trồng, nên t ỷ lệ áp dụng phương pháp ủ kín (ủ sinh học) còn ít và tỷ lệ áp dụng xử lý chất thải chăn nuôi bò qua khí sinh học (Biogas) rất thấp. Kết quả trên đây phản ánh đúng thực trạng hiện tại, vì nguồn các chất thải chăn nuôi bò chủ yếu sử dụng làm phân bón cho cây trồng và do quy mô nuôi bò nhỏ nên không đủ nguồn phân đ ể làm khí sinh học. Tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng bò của các hộ Tỉnh Nghệ An có điều kiện thời tiết, khí hậu hết sức khắc nhiệt, nắng nóng về mùa hè và giá rét về mùa đông do vậy, tình hình cung cấp nước uống cho đàn bò là vấn đề cần quan tâm. Chính vì thế, vấn đề chống nóng và chống rét cho đàn bò là hết sức cần thiết. Đã có t ỷ lệ khá cao các hộ chăn nuôi, thực hiện việc chống nóng và chống rét cho bò và thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng sinh thái. Nhìn chung đồng bằng tốt hơn miền núi, miền núi tốt hơn vùng núi cao. Tỷ lệ hộ thường xuyên tắm chải cho bò chưa thật cao và có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng sinh thái tương tự như việc chống nóng và chống rét cho bò. Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy rất nhiều vấn đề về tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò ở các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề phổ biến như: tình hình vệ sinh, nước uống. Kết quả thu được trình bày ở Bảng 7. Bảng 7: Tình hình chăm, sóc nuôi dưỡng đàn bò trong các nông hộ Chỉ tiêu Chăm sóc (%) Nước uống (%) Tắm chải Chống rét, nóng Giếng Ao hồ Bổ sung muối Hưng Nguyên 76,67 100 93,33 6,67 80,17 Qu ỳnh Lưu 68,92 95,73 92,19 7,81 77,59 Thanh Chương 40,00 73,33 71,53 28,47 47,23 Nghĩa Đàn 40,00 73,33 58,33 41,67 52,19 Qu ỳ Châu 23,33 63,33 43,42 28,22 26,67 Chung 46,67 78,88 72,95 72,22 56,77 Bảng 7 cho thấy, nguồn nước cho bò uống chủ yếu là nguồn nước giếng và nước ao hồ. Vùng núi cao chủ yếu sử dụng nguồn nước ao hồ cho bò uống, điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng đàn bò, làm tăng khả năng cảm nhiễm một số bệnh như tiêu chảy, ký sinh trùng... T ỷ lệ hộ chăn nuôi bò có bổ sung muối vào nước uống cho trâu bò chưa cao, đ ặc biệt là còn khá thấp ở vùng núi cao. Các kết quả thu được của chúng tôi trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả của Hoàng Mạnh Quân (2001) và Nguyễn Kim Đường, Lê Đình Phùng (2003b). Tình hình sinh trưởng của bò nuôi tại Nghệ An Để đánh giá khả năng sinh trưởng của đ àn bò chúng tôi dựa vào khối lượng của từng cá thể trong hai lứa tuổi (dưới 3 năm và trên 3 năm tu ổi) bằng phương pháp ước tính theo các chiều đo dài thân và vòng ngực của chúng. Các kết quả thu đ ược ở Bảng 8. Bảng 8. Khối lượng của bò cái vang và cái Laisind ở Nghệ An Bò dưới 3 tuổi Bò trên 3 tuổi Giống n Mean ± SE Cv% n Mean ± SE Cv% Bò Vàng (kg) 47 179, 74 ± 37,76 21,06 69 216,59 ± 29,14 13,45 Bò Laisind (kg) 47 243,40 ± 44,28 18,29 46 264,65 ± 51,86 19,59 6
- NGUYỄN KIM ĐƯỜNG – Một số vấn đề hiện trạng chăn nuôi bò ... Với mục tiêu đánh giá khối lượng để trên cơ sở đó xem xét khả năng ghép đôi giao phối giữa bò vàng và bò Laisind với các giống ngoại trong chương trình lai cấp tiến tạo giống bò chuyên dụng ở Việt Nam, chúng tôi chỉ ước tính khối lượng của các nhóm bò cái. Bò cái Vàng dưới 3 năm tuổi có khối lượng 179,74 kg/con và trên 3 năm tuổi là 216,59 kg/con. Theo Lê Viết Ly và cs. (1999) thì Bò cái Vàng dưới 3 năm tuổi có khối lượng khoảng 168-181 kg (trung bình 175 kg) và trên 3 năm tuổi có khối lượng khoảng 181-196 kg (BQ là 188 kg). So sánh kết quả thu được của chúng tôi với công bố của Lê Viết Ly và cs (1999) thì khối lượng bò Vàng hiện nay có tăng lên ít nhiều. Đặc biệt là nhóm Bò cái Vàng trên 3 năm tuổi có khối lượng cao hơn trung b ình kho ảng 28 kg/con và với khối lượng như vậy thì chúng hoàn toàn đủ tiêu chu ẩn để ghép đôi giao phối với bò Sindhi, Zebu... theo quy định trong chương trình lai cấp tiến tạo giống bò chuyên dụng ở Việt Nam. Bò cái Laisind dưới 3 năm tuổi có khối lượng 243,40 kg/con và trên 3 năm tuổi là 264,65 kg/con. Theo Võ Văn Sự và cs, (2004) thì bò cái Laisind dưới 3 năm tuổi có khối lượng khoảng 200 -250 kg/con (Trung bình 225 kg/con) và trên 3 năm tuổi là 275 kg. Như vậy, các kết quả thu được của chúng tôi trên bò cái Laisind dưới 3 năm tuổi là phù hợp với kết quả của Võ Văn Sự và cs, (2004), song bò cái Laisind trên 3 năm tuổi có khối lượng thấp hơn so với kết quả của Võ Văn Sự và cs (2004)... Các kết quả thu được của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Kim Đường và Lê Đình Phùng tại Quảng Ngãi, (2003a). Tình hình sinh sản của bò nuôi tại Nghệ An Xem xét khả năng sinh sản của đàn bò đ ang được nuôi tại Nghệ An chúng tôi đã thu được các kết quả ở Bảng 9. Bảng 9. Khả năng sinh sản của đ àn bò nuôi tại Nghệ An Bò Vàng (n = 402) Bò Laisind (n = 184) Chỉ tiêu Mean ± SE Cv % Mean± SE Cv % Tuổi phối giống lần đầu (tháng) 18,74 ± 1,73 9,23 20,35 ± 3,51 17,25 Tuổi đẻ lần đầu (tháng) 27,17 ± 2,29 8,43 30,05 ± 3,18 10,58 TG có chửa lại sau đẻ (ngày) 69,46 ± 7,83 11,27 75,71 ± 8,39 11,82 Khoảng cách 2 lứa đẻ (tháng) 12,14 ± 0,78 6,43 12,24 ± 1,11 9,07 Các kết quả thu được cho thấy, hoạt động sinh sản của đàn bò là bình thường. Thời gian có chửa trở lại sau đẻ của cả hai giống đều hơi chậm so với sinh lý sinh sản ở bò (sau khi sinh 30 - 60 ngày thì bò có thể có chửa trở lại). Khoảng cách giữa hai lứa đẻ không ngắn nhưng cũng không quá dài 12,14-12,24 tháng (370 - 375 ngày), so với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác là 360 - 390 ngày. Các kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Đường và Lê Đình Phùng tại Quảng Ngãi (2003a). Có các kết như vậy về các chỉ tiêu sinh sản của đàn bò là do, đây là số liệu thu thập trên cơ sở ghi chép hoặc trí nhớ của người chăn nuôi, đàn bò chủ yếu được nuôi theo lối chăn thả, phối giống tự do và trực tiếp không biết chính xác thời gian các bò cái đ ược bò đực phối giống và có chửa. Công tác quản lý, phát hiện bò động dục và phối giống (AI) cho đàn bò còn nhiều hạn chế, thiếu chính xác. Các kết quả này cho thấy, chất lượng b ò cái vàng đ ã được cải thiện đ áng kể, song chất lượng bò cái Laisind trên 3 năm tuổi còn hạn chế. Có được kết quả này có thể do: Các bò cái Vàng đ ã có được hiệu quả nhất định của công tác chọn lọc bò cái nền trong công tác Sind hóa và 7
- VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 Zebu hóa đàn bò Việt Nam. Mặt khác, cũng có thể do đ iều kiện chăn nuôi trong các nông hộ ở Nghệ An đ ã có những cải thiện nhất định, nó đã đáp ứng tốt cho bò Vàng (bò Nội) nhu cầu d inh dưỡng thức ăn thấp và có thể đáp ứng được cho bò Laisind d ưới 3 năm tuổi nhu cầu dinh d ưỡng thức ăn chưa thật cao, song chư a đáp ứng đ ược cho bò Laisind trên 3 năm tuổi nhu cầu d inh dưỡng thức ăn cao. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Qua các kết quả thu được ở trên chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau: Bò Vàng vẫn là giống bò đ ược nuôi chủ lực, bò Laisind và các giống khác còn ít. Điều này cho thấy chăn nuôi bò ở Nghệ An năng suất còn hạn chế. Ở vùng Núi bò Vàng chiếm ưu thế tuyệt đối, ở vùng đồng bằng bò Laisind nhiều hơn bò Laisind ở vùng Núi. Điều này chứng tỏ trình độ chăn nuôi và vùng đ ịa lý sinh thái có vai trò rất lớn trong p hát triển chăn nuôi bò ở Nghệ An. Quy mô chăn nuôi bò trong các nông hộ còn nhỏ, vùng núi cao lớn hơn vùng Núi và vùng Núi lớn hơn vùng Đồng bằng, nhóm hộ khá có quy mô đàn bò lớn hơn nhóm hộ trung b ình và kém. Tỷ lệ bò cái ở cả hai giống (Vàng và Laisind) đạt 63,90 - 86,15% (Bảng 4). Tuy nhiên, tỷ lệ bò đực trong đàn vẫn còn tương đối cao ở cả hai giống. Đàn bò được nuôi với mục đích khai thác sinh sản là chủ yếu, bò được sử dụng để cày kéo không còn nhiều. Đàn bò đ ã được quan tâm chăm sóc. Tuy nhiên, mức đ ộ quan tâm còn hạn chế, đặc biệt là ở vùng Núi cao. Các chất thải chăn nuôi bò được thu gom, song mức độ xử lý chưa triệt để, đặc biệt là ở vùng Núi cao. Ho ạt động sinh sản của đ àn bò là bình thường (tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lần đầu của bò Vàng sớm hơn b ò Sindhi), thời gian có chửa trở lại sau đẻ của cả hai giống đều hơi chậm, kho ảng cách giữa hai lứa để không ngắn nhưng cũng không quá dài. Khối lượng của bò cái Vàng d ưới 3 và trên 3 năm tuổi tương ứ ng là 179,74 kg/con và 216,59 kg/con (Bảng 8) hơi cao hơn so với trước đây. Điều này chứng tỏ điều kiện chăn nuôi và chất lượng con giống bò Vàng đã đ ược cải thiện. Khối lượng của bò cái Laisind d ưới 3 tuổi và trên 3 năm tuổi tương ứ ng là 243,40 kg/con và 264,65 kg/con (Bảng 8) là thấp hơn so tiềm năng ưu thế lai của con lai. Điều kiện chăn nuôi chưa đáp ứng được nhu cầu của bò Laisind. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Kim Đường, Trần Đình Miên và Nguyễn Tiến Văn , (1992). Chọn giống và nhân giống gia súc. NXB. Nông nghiệp - Hà Nội. Nguyễn Kim Đ ường và Lê Đình Phùng, (2003a). Khả năng sinh sản của bò Vàng và bò Laisind (Vàng x Red Sindhi) nuôi tại 2 vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau của tỉnh Quảng Ngãi. NXB. Nông nghiệp - Hà Nội. Nguyễn Kim Đường và Lê Đình Phùng, (2003b). Yếu tố giống và vùng sinh thái trong chăn nuôi bò ở Quảng Ngãi. Thông tin KH - Đại học Vinh, số 30. Lê Viết Ly, Hoàng Kim Giao, Mai Văn Sánh, Võ Văn Sự và Lê Minh Sắt, (1999). Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam. Tập I: Phần gia súc. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. Hoàng Mạnh Quân, (2001). Một số giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu phát triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình. Luận án Tiến sỹ. Võ Văn Sự, Nguyễn Văn Thiện, Đặng Tất Nhiễm, Lê Viết Ly, Nguyễn Viết Hải và Hoàng Văn Tiệu, (2004). Át lát các giống vật nuôi Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. *Người phản biện: TS. Trần Trọng Thêm ; TS. Vũ Văn Nội 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Một số vấn đề bức xúc của ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị
11 p | 6910 | 1255
-
Bài tiểu luận: Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta - thực trạng và giải pháp
26 p | 3549 | 161
-
Luận văn: Một số vấn đề về quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp
28 p | 355 | 70
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số vấn đề về hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập vào WTO
103 p | 277 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số vấn đề về kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam
120 p | 277 | 59
-
Tiểu luận: Vấn đề lợi ích nhóm ở Việt Nam nguyên nhân và giải pháp khắc phục
18 p | 537 | 57
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay
19 p | 404 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại Viễn thông Hải Phòng
62 p | 47 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của thanh tra ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội
20 p | 159 | 23
-
Tiểu luận: Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn
25 p | 200 | 21
-
Tổng quan khoa học: Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
171 p | 137 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
15 p | 135 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một số vấn đề về hiện trạng của cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò ở Nghệ An"
7 p | 92 | 9
-
Luận văn: Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay
77 p | 78 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học: Những vấn đề xã hội của các khu công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay
174 p | 16 | 8
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ luật học: Giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
14 p | 66 | 7
-
TIỂU LUẬN: Một số vấn để về thực tiễn và lý luận trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam
19 p | 100 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế
9 p | 83 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn