intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Trần Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:77

80
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay" được kết cấu thành 3 chương: Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ việc làm, thực trạng dịch vụ việc làm thời gian qua, một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ việc làm ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay

  1. BÙI MẠNH CƯỜNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  ĐẠI HỌC Đề tài: Một số phương hướng và giải pháp nhằm   phát triển dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện   nay. 1
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................3 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ VIỆC LÀM.......5 I. Một số khái niệm và phân loại.........................................................................5 II. Sự cần thiết của dịch vụ việc làm trong nền kinh tế thị trường...................12 III. Sơ  lược về  quá  trình hình thành và  phát triển của dịch vụ  việc làm  ở  các  nước trên thế giới.................................................................................................19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ  VIỆC LÀM  Ở  VIỆT NAM THỜI  GIAN QUAN........................................................................................................24 I. Quá trình hình thành và phát triển của dịch vụ việc làm ở Việt Nam............24 II. Đánh giá hoạt động dịch vụ việc làm thời gian qua.......................................33 CHƯƠNG   III:   MỘT   SỐ   PHƯƠNG   HƯỚNG   VÀ   GIẢI   PHÁP   NHẰM  PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM....................................46 I. Điều kiện cần và đủ để dịch vụ việc làm có hiệu quả..................................46 II.   Một số  nét về  bối cảnh thị  trường lao  động trong 5 ­ 10 năm tới có  ảnh  hưởng đến sự phát triển của dịch vụ việc làm ở Việt Nam..............................50 III. Một số  phương hướng và  giải pháp nhằm phát triển dịch vụ  việc làm  ở  nước ta..................................................................................................................53 KẾT LUẬN..........................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................69 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi đất nước ta thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế từ nền kinh tế  kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự  điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều vấn đề kinh tế  ­ xã hội nảy sinh, trong đó có vấn đề  việc làm cho người lao động. Nếu như  trước thời kỳ đổi mới, việc làm cho người lao động chủ yếu do Nhà nước phân  công thì trong đổi mới,  “giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả   năng lao động đều có cơ  hội việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các   doanh nghiệp và toàn xã hội” (Điều 13 Bộ Luật Lao động). Trong bối cảnh đó,  cùng với sự  gia tăng nguồn nhân lực xã hội, sắp xếp lại sản xuất và tinh giảm   biên chế  trong khu vực Nhà nước v.v…, nhu cầu về  việc làm của người lao   động ngày càng trở  nên cấp bách. Đây chính là cơ  sở  cho sự  hình thành và phát  triển dịch vụ việc làm ở nước ta. Từ những trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm, trung tâm xúc tiến việc  làm và phát triển thành các trung tâm dịch vụ việc làm. Hiện nay, cả nước đó có  178 Trung tâm Dịch vụ việc làm công thuộc các Sở Lao động ­ Thương binh và  Xã hội, một số  bộ, ngành và các tổ  chức chính trị, xã hội. Những năm qua, các   Trung tâm Dịch vụ  việc làm công này đó có  những đóng góp tích cực đối với  việc phát triển thị  trường lao động, xúc tiến việc làm, đáp  ứng nhu cầu của  người lao động và người sử  dụng lao động. Tuy nhiên, những bất cập về  nội  3
  4. dung hoạt động, cơ  chế, chính sách và tổ  chức hoạt động… đã hạn chế  hiệu   quả hoạt động của các trung tâm này. Bên cạnh đó, từ khi Luật Doanh nghiệp có  hiệu lực và dịch vụ việc làm được coi là ngành kinh doanh không cần điều kiện,  những phức tạp trong hoạt động dịch vụ  việc làm đã nảy sinh đòi hỏi phải có  những nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm đảm bảo các hoạt động này  đúng hướng, làm lành mạnh thị  trường lao động, nâng cao hiệu quả  hoạt động   dịch vụ việc làm. Chính vì lý do trên, trong quá trình thực tập tại Vụ Chính sách Lao động và  Việc làm, Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội, được nghiên cứu và tìm hiểu   về hoạt động dịch vụ việc làm, em đã chọn đề tài: “Một số phương hướng và   giải pháp nhằm phát triển dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay ” làm đề tài  cho luận văn tốt nghiệp của mình Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ việc làm. Chương II: Thực trạng dịch vụ việc làm thời gian qua. Chương III: Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ  việc làm ở nước ta.         4
  5. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ VIỆC LÀM I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm về việc làm  Việc làm và thất nghiệp là những vấn đề  luôn có tính thời sự  và là mối  quan tâm của mọi người, mọi Chính phủ, mọi tổ chức trong xã hội. Nhìn chung,   trong các lý thuyết về việc làm, người ta thống nhất rằng, một hoạt động được   coi là việc làm khi đáp ứng được hai tiêu chuẩn sau đây: ­ Thứ nhất, đó là các hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm. ­ Thứ  hai, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động hoặc  tạo điều kiện cho người lao động tham gia để  tạo thu nhập hoặc tiết kiệm chi  phí cho gia đình. Bộ luật Lao động của Việt Nam nêu rõ: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu   nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” (Điều 18,  chương II). Hoạt động đem lại thu nhập có thể nhận diện được dưới các dạng:  người lao động làm việc để  nhận được tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc   hiện vật từ người sử dụng lao động; tự đem lại thu nhập cho bản thân thông qua   hoạt động kinh tế mà bản thân người lao động làm chủ, tự tổ chức và tiến hành   các hoạt động đó; hoặc đem lại thu nhập cho h ộ gia đình mà bản thân người lao  động thực hiện công việc đó là thành viên của hộ  gia đình, do gia đình quản lý.  Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm hay không chủ yếu được dựa trờn   tớnh hợp pháp và việc tạo ra thu nhập của hoạt động đó. Như vậy, quan điểm việc làm đó cú sự thay đổi. Chính sách kinh tế nhiều  thành phần và cơ chế thị trường đã làm thay đổi quan điểm này. Việc làm được   5
  6. xác định trong mọi thành phần kinh tế chứ không chỉ trong khu vực kinh tế Nhà  nước như trước đây. 1.2. Dịch vụ việc làm  Trong một thời gian dài, người ta thường hiểu dịch vụ  việc làm là hoạt  động môi giới việc làm, là hoạt động trung gian nhằm chắp nối cung cầu về lao   động, giúp cho người lao động tìm được việc làm, người sử  dụng lao động tìm  được lao động cần thuê. Cho đến năm1970, khi Công  ước số  142 của tổ  chức   Lao động quốc tế ILO ­ “Công ước về hướng nghiệp và đào tạo nghề trong việc  phát triển nguồn nhân lực” ra đời, cách hiểu chung về  dịch vụ  việc làm không  chỉ thuần tuý dưới góc độ môi giới việc làm. Sự ra đời của Công ước số 142 đã làm thay đổi căn bản nhận thức về dịch   vụ  việc làm. Theo đó, dịch vụ  việc làm ngoài nhiệm vụ  môi giới c òn có nhiệm  vụ  hướng nghiệp và đào tạo nghề. Mặt khác, cũng theo tinh thần các công ước  của tổ chức Lao động quốc tế ILO (Công ước số 34, 88, 96, 168…), hoạt động   dịch vụ việc làm còn bao gồm nhiều nhiệm vụ khác như thông tin thị trường lao   động, chắp nối cung cầu lao động liên vùng, liên quốc gia… Như  vậy, có thể  hiểu  dịch vụ  việc làm là toàn bộ  các hoạt động nhằm   sắp xếp việc làm có hiệu quả cho người lao động thông qua quá trình chắp nối   cung ­ cầu lao động hoặc tư vấn, trợ giúp để người lao động có thể tự tạo việc   làm. Sắp xếp việc làm liên quan đến việc chắp nối kỹ năng, khả năng của người   tìm việc với yêu cầu của người sử dụng lao động. Tư vấn tạo việc làm liên quan   đến việc cung cấp các thông tin về  cơ hội tự  tạo việc làm, hỗ  trợ  các kỹ  năng   cần thiết để  tự  tạo việc làm. Để  đạt được các mục tiêu trên, dịch vụ  việc làm   còn bao hàm một số  chức năng khác như  tư  vấn pháp luật, chính sách, tư  vấn   đào tạo và học nghề, tư vấn thông tin thị trường lao động. 6
  7. 1.3. Mạng lưới dịch vụ việc làm  Mạng lưới dịch vụ việc làm là một hệ thống bao gồm Trung tâm dịch vụ  việc làm, Trung tâm điều phối việc làm. Mối quan hệ  giữa chúng được hình  thành nhằm hỗ  trợ  cho người lao động trong tìm kiếm việc làm và hỗ  trợ  cho  người sử dụng lao động, người đào tạo nghề thoả mãn nhu cầu về lao động, về  đào tạo trong một vùng lãnh thổ nào đó hoặc liờn vựng. 1.4. Trung tâm dịch vụ việc làm  Trung tâm dịch vụ  việc làm (cơ  sở, hay tổ chức Dịch vụ  việc làm) là các  trung tâm được thành lập theo quy định của pháp luật để  hoạt động trong lĩnh  vực dịch vụ  việc làm. Tài liệu của ILO cho rằng, tổ  chức dịch vụ việc làm có   thể được xem như là các tổ chức mà Nhà nước cho phép thành lập nhằm: ­ Cung cấp các dịch vụ nhằm hỗ trợ người thất nghiệp và giúp đỡ  người  tìm việc tham gia hoặc tái tham gia vào thị trường lao động. ­ Tổ  chức thị  trường việc làm nhằm đảm bảo các chỗ  làm việc trống  được lấp bằng những ứng viên thoả mãn tốt nhất các yêu cầu của công việc đòi  hỏi trong thời gian sớm nhất; bảo đảm nhu cầu lao động hiện tại và tương lai  được đáp ứng bởi cung lao động phù hợp. ­ Đề xuất và thực hiện các giải pháp tạo việc làm mới. Tổ chức dịch vụ việc làm có thể là tổ chức của Nhà nước hoặc là tổ chức   của tư nhân. 1.5. Trung tâm điều phối việc làm  Trung tâm điều phối việc làm là các trung tâm thực hiện các hoạt động  điều phối việc làm. Hoạt động điều phối việc làm là hoạt động chắp nối thông tin cung ­ cầu  về lao động giữa các Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương hoặc cỏc vựng   lãnh thổ nhằm giải quyết sự mất cân đối cung ­ cầu lao động. 7
  8. Trung tâm điều phối việc làm được hiểu như  là cầu nối giữa các Trung   tâm dịch vụ  việc làm. Nó  có  nhiệm vụ  tổng hợp, phân tích, xử  lý các nguồn  thông tin cung ­ cầu về  lao động do các Trung tâm dịch vụ  việc làm cung cấp   hoặc từ các nguồn khác. Trên cơ sở nhu cầu về việc làm và nhu cầu cần tuyển   lao động ở các địa phương, trung tâm này có thể thực hiện chức năng trung gian   nhằm tuyển lao động  ở  địa phương thừa lao động cung  ứng cho địa phương  thiếu lao động, góp phần làm giảm sự mất cân đối cung ­ cầu lao động giữa c ác  vùng lãnh thổ. Trên thực tế, sự  tồn tại của các trung tâm chỉ  thuần tuý thực hiện chức  năng điều phối việc làm là không phổ  biến. Thông thường, các Trung tâm dịch  vụ việc làm thực hiện luôn chức năng này. 1.6.  Môi giới việc làm  Trong các tài liệu về dịch vụ việc làm và trong nhôn ngữ thông thường rất   hay đề  cập đến khái niệm  môi giới việc làm. Môi giới, hiểu theo nghĩa thông  thường nhất là đứng giữa, làm trung gian, giúp hai bên giao tiếp với nhau nhằm  đạt được một mục đích nào đó mà hai bên theo đuổi. Môi giới việc làm chính là đứng giữa làm trung gian cho hai bên, một bên  là người tìm việc, một bên là người sử  dụng lao động có nhu cầu tuyển người   vào chỗ làm việc trống, để  họ  tiếp xúc, tìm hiểu lẫn nhau nhằm đạt được mục  đích của mỗi bên, đó là người lao động tìm được việc làm phù hợp  và người sử  dụng lao động tuyển chọn được lao động theo yêu cầu của công việc. Môi giới việc làm là điểm xuất phát của hầu hết các cở dịch vụ việc làm.  Trong đề  tài này, môi giới việc làm được hiểu là chức năng truyền thống của   các giao dịch về  việc làm. Nó có thể  định nghĩa như  là quá trình thông qua đó  các cơ  sở  dịch vụ  việc làm thu xếp để  người tìm việc tìm được việc làm và   người sử dụng lao động tuyển được người phù hợp. 8
  9. Sự cần thiết của hoạt động môi giới việc làm là ở  chỗ cả người sử dụng   lao động và người lao động tìm việc đều không có đầy đủ  thông tin về  các chỗ  làm việc trống và các  ứng viên tìm việc, do vậy, cần có một loại dịch vụ  giúp   chắp nối hai bên với nhau. Không có dịch vụ này thỡ cỏc chừ làm việc trống cần   một thời gian dài hơn mới lấp đầy được và người tìm việc  ở  tình trạng thất   nghiệp trong một thời gian dài hơn. Môi giới việc làm là nỗ lực nhằm xoá bỏ sự  thiếu hụt về thông tin này và đưa người tìm việc và người sử dụng lao động đến  được với nhau. 1.7. Giới thiệu việc làm So với môi giới việc làm thì giới thiệu việc làm có đôi chút khác biệt.  Trong môi giới việc làm, cơ sở dịch vụ việc làm không chỉ giới thiệu cho người   tìm việc và người tuyển dụng lao động gặp nhau mà còn quan tâm đến kết quả  là hai bên đi đến được một thoả  thuận là người tìm việc chấp nhận chỗ  làm  việc do nhà tuyển dụng đưa ra; nhà tuyển dụng chấp nhận tuyển người do cơ sở  dịch vụ việc làm giới thiệu. Giới thiệu việc làm nhiều khi chỉ là giúp cho người   tìm việc và người sử dụng lao động gặp nhau, họ tự thương thuyết, thoả thuận   và cơ sở dịch vụ việc làm nhiều khi không quan tâm lắm đến kết quả cuối cùng. Giới thiệu việc làm là quá trình trong đó cơ sở dịch vụ việc làm có những   thông tin về chỗ làm việc trống và giới thiệu cho người tìm việc đến địa chỉ của   người sử  dụng lao động để  tìm hiểu và có thể  đi đến thoả  thuận về  việc làm;   hoặc cơ  sở  dịch vụ  việc làm có thông tin về  người tìm việc và giới thiệu cho   người sử dụng lao động tiếp xúc và có thể đi đến những thoả thuận tuyển dụng. 1.8. Cung ứng lao động Cung ứng lao động  là một loại dịch vụ mà các cơ sở dịch vụ việc làm có  thể cung cấp cho người sử dụng lao động. Cung ứng lao động được dùng để chỉ  việc cơ  sở  dịch vụ  việc làm và người sử  dụng lao động ký kết hợp đồng cung   9
  10. ứng lao động trong đó cơ  sở  dịch vụ  việc làm chịu trách nhiệm tuyển chọn và   cung cấp đủ  số  lượng lao động đáp  ứng các yêu cầu về  kỹ  năng, tay nghề  cho   người sử dụng lao động. Cung ứng lao động thường xảy ra khi nhà tuyển dụng không có thông tin   và thời gian tìm kiếm người lao động và tin chắc rằng cơ sở dịch vụ việc làm có   đủ năng lực giúp họ làm việc đó. Cung ứng loa động cũng thường xảy ra khi nhà  tuyển dụng muốn có một số  lượng lớn lao động, không đòi hỏi chất lượng quá   khắt khe và việc nhờ cơ sở dịch vụ việc làm tuyển dụng sẽ tiết kiệm được chi  phí hơn là họ tự đứng ra tuyển.  2. Phân loại dịch vụ việc làm  2.1. Phân loại theo đối tượng hoạt động  Dịch vụ việc làm có nhiều hình thức khác nhau. Nếu phân theo đối tượng   hoạt động, có 3 dạng dịch vụ việc làm sau: ­ Dịch vụ trợ giúp người lao động; ­ Dịch vụ trợ giúp người sử dụng lao động; ­ Dịch vụ trợ giúp người đào tạo, dạy nghề. Bản chất của dịch vụ trợ giúp người lao động là cung cấp các thông tin và   tư  vấn về  những vấn đế  liên quan đến lao động  ­  việc làm, đào tạo, hướng  nghiệp… mà người lao động có nhu cầu, đồng thời giúp họ  tìm kiếm việc làm.  Ở nhiều quốc gia, các Trung tâm dịch vụ việc làm cũng kiêm luôn cả dịch vụ chi  trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Dịch vụ trợ giúp người sử dụng lao động thường được hiểu là dịch vụ tìm  kiếm người lao động phù hợp với yêu cầu công việc do người tuyển dụng lao   động đề ra. Theo đó dịch vụ này bao gồm: 10
  11. ­ Xem xét các thông tin về người xin việc, nếu thấy phù hợp với yêu cầu   của người  sử  dụng lao  động, Trung tâm dịch vụ  việc làm sẽ  giới thiệu cho  người sử dụng lao động tự tuyển chọn. ­ Tham gia tuyển chọn lao động nếu được người sử  dụng lao động uỷ  quyền. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, chẳng hạn  ở Cộng hoà liên bang Đức, dịch  vụ  trợ  giúp người sử  dụng lao động còn bao gồm cả  dịch vụ  trợ  giúp người  thành lập doanh nghiệp hoặc trợ giúp cho doanh nghiệp hoạt động trở lại. Khác với các dạng dịch vụ  kể  trên, dịch vụ  trợ  giúp người đào tạo dạy  nghề  chỉ  gián tiếp giải quyết việc làm cho người lao động, dịch vụ  này bao  gồm: ­ Tư vấn cung cấp các thông tin cần thiết cho người đào tạo, dạy nghề về  nhu cầu lao động trên thị  trường lao động nhằm giúp cho người đào tạo, dạy   nghề định hướng những lĩnh vực cần tập trung đào tạo. ­ Giới thiệu người cần đào tạo, học nghề cho người đào tạo, dạy nghề. ­ Tổ  chức đào tạo, dạy nghề  nếu  được giao nhiệm vụ  hoặc  được uỷ  quyền. 2.2. Phân loại theo phạm vi hoạt động Theo tiêu chí này, có thể  phân loại dịch vụ  việc làm thành 3 dạng khác  nhau: ­ Dịch vụ việc làm địa phương; ­ Dịch vụ việc làm liên địa phương; ­ Dịch vụ việc làm quốc tế. Dịch vụ  việc làm địa phương là dịch vụ  việc làm mà phạm vi hoạt động  chỉ thu hẹp trong một vùng lãnh thổ nào đó (tỉnh, thành phố, huyện…). 11
  12. Dịch vụ  việc làm liên địa phương là dịch vụ  việc làm được thực hiện   thông qua hoạt động điều phối việc làm giữa các địa phương trong nước. Dịch vụ  việc làm quốc tế  là dịch vụ  việc làm nhằm điều phối việc làm   giữa các quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, loại dịch vụ này được thực  hiện chủ yếu dưới hình thức xuất khẩu lao động. Ngược lại, đối với các nước   phát triển hoặc các nước công nghiệp mới, dịch vụ này chủ yếu được thực hiện  dưới hình thức nhập khẩu lao động. 2.3. Phân loại theo chủ thể quản lý Dịch vụ  việc làm có thể  có nhiều chủ  thể  quản lý khác nhau. Theo tiêu  thức này có thể phân dịch vụ việc làm thành 2 dạng: ­ Dịch vụ việc làm công; ­ Dịch vụ việc làm tư nhân.  Dịch vụ  việc làm công là dịch vụ  việc làm do Nhà nước hoặc Nhà nước   phối hợp với các tổ  chức xã hội quản lý, tiến hành các hoạt động dịch vụ  việc   làm vì mục tiêu xã hội, phi lợi nhuận. Chi phí cho hoạt động dịch vụ  việc làm  của các tổ chức dịch vụ việc làm công được Ngân sách Nhà nước đài thọ. Các tổ  chức dịch vụ việc làm công không thu phí của người lao động và người sử dụng   lao động. Khi các nước triển khai Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, mà gần đây  đều có xu hướng chuyển thành Chính sách Bảo hiểm việc làm, thì chi phí hoạt  động của hệ  thống dịch vụ  việc làm công do Quỹ  Bảo hiểm việc làm chịu.  Thông thường, dịch vụ việc làm công do ngành lao động quản lý. Chẳng hạn, ở  Philipines dịch vụ việc làm công do Bộ Lao động ­ Việc làm quản lý; ở Thái Lan  do Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội quản lý. Dịch vụ việc làm tư nhân có chủ thể quản lý không phải là Nhà nước. Đó   là các tổ chức dịch vụ việc làm do một số cá nhân tự đứng ra thành lập. Song về  12
  13. mặt nguyên tắc, việc thành lập các tổ  chức dịch vụ  việc làm này phải chịu sự  quản lý của Nhà nước. Hiện tại các cơ  sở  dịch vụ  việc làm công hoạt động trong bối cảnh thị  trường lao động thay đổi nhanh chóng. Dịch vụ  việc làm  ở  hầu hết các nước   phát triển đều phải đối mặt với các sức ép bởi: ­ Sự hạn chế về nguồn nhân lực (cán bộ) và tài chính cho hoạt động. ­ Sự gia tăng của số  người thất nghiệp, số  mới bước vào thị  trường lao  động. ­ Sự gia tăng của số người thuộc nhóm yếu thế. ­ Sự suy giảm số chỗ làm việc trống. ­ Thị trường lao động ngày càng đa dạng và linh hoạt. Một phần là do những biến đổi nhanh chúng trờn thị trường lao động, một  phần là do các nhu cầu không được đáp ứng của người tìm việc và doanh nghiệp   có xu hướng tăng lên do dịch vụ  việc làm công không đủ  nguồn lực để  thoả  mãn, các cơ sở dịch vụ việc làm tư nhân dần dần xuất hiện và được thừa nhận. Trong chuyên đề  này sẽ  tập trung nghiên cứu dịch vụ  việc làm theo cách  phân loại này. II. SỰ  CẦN THIẾT CỦA DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRONG NỀN KINH  TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Thị trường lao động và mối quan hệ giữa thị trường lao động với  các dạng dịch vụ việc làm  1.1. Thị trường lao động  a. Khái niệm Theo Adam Smith thị trường là không gian trao đổi, trong đó người mua và  người bán gặp nhau thoả thuận trao đổi hàng hoá và dịch vụ nào đó. 13
  14. Theo David Beg, thị  trường là tập hợp những sù   thoả  thuận, trong đó  người mua và người bán trao đổi với nhau loại hàng hoá, dịch vụ  nào đó. Như  vậy, theo quan điểm này, thị trường không bó hẹp bởi một không gian nhất định   mà bất cứ   ở  đâu có sự  trao đổi, thoả  thuận mua bán hàng h óa  thì  ở  đó có thị  trường. Thị trường lao động là thị trường ở đó diễn ra sù trao đổi hàng hoá sức lao  động giữa một bên là người sở  hữu sức lao động và một bên là người cần thuê  sức lao động đó. Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị  trường và chịu sự tác động của hệ thống các quy luật của nền kinh tế thị trường   như  quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, độc quyền… Các quy luật này tác động  và chi phối quan hệ cung ­ cầu của thị trường lao động. b. Cấu trúc của thị trường lao động  Nói đến thị trường, bao giê người ta cũng đề  cập đến cung, cầu về  hàng  hoỏ đú và giá cả của nó. Trên thị trường lao động, hàng hoá là sức lao động. Như  vậy, cung và cầu về  hàng hoá  ở  đây là cung, cầu về  sức lao động, còn giá cả  hàng hoá là giá cả sức lao động. Giá cả  sức lao động là là mức giá mà người sử  dụng lao động trả  cho  người làm thuê để mua sức lao động của họ trên cơ sở thoả thuận với người làm  thuê nhằm thực hiện một hoạt động lao động nào đó trong một khoảng thời gian   nào đó. Mức giá cả này thường được gọi là tiền công (Wage). Giá cả sức lao động chịu sự chi phối của cung và cầu về sức lao động và   có tác động tới cung ­ cầu sức lao động. Cung về  lao động là lượng lao động làm thuê có thể  cung  ứng trên thị  trường sức lao động  ở  mỗi mức giá nhất định. Cung lao động mô tả  toàn bộ  14
  15. hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận  ở mức giá đặt ra. Khi giá cả tăng,  cung lao động sẽ tăng và ngược lại. Cầu về  lao động là lượng lao động mà người sử  dụng lao động có thể  thuê mướn ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Cầu về  lao động được coi là cầu dẫn xuất hay là cầu gián tiếp. Bởi lẽ,   xuất phát từ nhu cầu về sản phẩm nào đó mới có nhu cầu sản xuất ra sản phẩm  đó. Cầu về  lao động khác với lượng cầu về  lao động. Cầu về  lao động mô tả  toàn bộ  hành vi của người mua có thể  mua được hàng hoá sức lao động  ở  mỗi  mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Ở mỗi mức giá có một lượng   cầu nhất định. Cũng như cung về lao động, cầu về lao động có liên quan chặt chẽ với giá  cả  sức lao động (tiền công). Khi giá cả  sức lao động tăng (hoặc giảm), cầu về  sức lao động sẽ giảm (hoặc tăng) và ngược lại. Đây là mối quan hệ tỷ lệ nghịch   giữa hai phạm trù kinh tế này. Như vậy, có thể thấy, nếu biểu diễn mối quan hệ cung ­ cầu về lao động  trên đồ thị mà trục tung chỉ mức giá cả W (Wage ­ tiền công), trục hoành chỉ số  lượng lao động Q thì đường cung lao động LS (Labour Supply ­ cung lao động)  sẽ là đường cong có độ dốc đi lên, còn đường cầu lao động LD (Labour Demand  ­ cầu lao động) sẽ  là đường cong có độ  dốc đi xuống. Hai đường này cắt nhau   tại một điểm (điểm E), tại điểm đó, lượng cầu bằng lượng cung, và điểm E   được gọi là điểm cân bằng của thị  trường lao động. Mức giá W0  được gọi là  mức giá cân bằng với lượng cầu Q0 (xem hình 1). Hình 1: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ cung cầu về sức lao động                   W                                    LD                              LS 15
  16.                                                   E                  W0                                                                          Q                                                           Q0                                             Từ đây, có thể thấy sự tác động của cung ­ cầu sức lao động tới việc hình   thành giá cả sức lao động: nếu cung > cầu thì giá cả có xu hướng giảm và cầu >   cung thì giá cả có xu hướng tăng.                    c. Phân loại thị trường lao động  Tuỳ theo đối tượng nghiên cứu mà người ta chia ra: ­ Thị trường lao động trong nước; ­ Thị trường lao động ngoài nước; ­ Thị trường lao động khu vực, vùng; ­ Thị trường lao động thành thị; ­ Thị trường lao động nông thôn; ­ Thị trường lao động có trình độ chuyên môn ­ kỹ thuật; ­ Thị trường lao động phổ thông; ­ Thị trường lao động chất xám; ­ v.v… Việc nghiên cứu từng loại thị  trường lao  động cho phép chúng ta biết   được nhu cầu và khả năng đáp ứng của từng loại lao động cho sự phát triển kinh   tế xã hội của đất nước. 1.2. Mối quan hệ giữa thị trường lao động và các dạng dịch vụ việc  làm  1.2.1. Dịch vụ việc làm công ­ công cụ chủ yếu của chính sách thị trường   lao động  16
  17. a. Khái niệm chính sách thị trường lao động  Như  đã trình bày, thị  trường lao động là nơi diễn ra sù trao đổi hàng hoá  sức lao động giữa một bên là những người sở  hữu sức lao động và một bên là  người cần thuê sức lao động đó. Do những đặc tính về cơ cấu của nó, thị trường   lao động khác với thị  trường hàng hoá, thị  trường tiền, thị  trường vốn: trên thị  trường lao động, người lao động cung  ứng sức lao động của mình. Đối với họ,  sức lao động là nguồn duy nhất đảm bảo nhu cầu cuộc sống của họ. Về phương   diện vật chất, nhìn chung, họ  yếu thế  hơn một cách cơ  bản so với giới chủ  sở  hữu về tư liệu sản xuất, công cụ và kết quả sản xuất. Như vậy, có một sự phân  chia không đồng đều về  quyền lực trên thị  trường. Vì vậy, trong một nền kinh   tế  thị  trường với những cam kết về  phương diện xã hội, thị  trường lao động   càng không thể  để  phó mặc mà không điều tiết, đối với những cơ  chế  giống  như ở trên các thị trường khác: cần có sự chuyển biến thị trường lao động tự do,  không hoàn chỉnh sang một thị trường lao động được tổ chức và thể chế hoá. Như  vậy,  chính sách thị  trường lao động là chính sách của Nhà nước   nhằm đưa ra những công cụ  điều tiết, các cơ  chế  trên thị  trường lao động,   nhằm đưa thị trường lao động tự do trở thành thị trường lao động có tổ chức và   thể  chế  hoá để  góp phần đạt được những mục tiêu đã định của Nhà nước về   lao động ­ việc làm.  Chính sách thị trường lao động có thể được phân thành ba lĩnh vực: chính  sách cổ  điển là chính sách trật tự  thị  trường lao động; chính sách cân bằng thị  trường lao động; chính sách tạo đầy đủ công ăn việc làm. Chính sách trật tự thị trường lao động nhằm làm giảm bớt sự  chênh lệch   về  quyền lực trên thị  trường lao động. Một tiền đề  quan trọng để  thực hiện  chính sách này là những điều kiện lao động được thoả  thuận không phải chủ  17
  18. yếu giữa cỏc cỏ nhõnvới nhau, mà thoả thuận giữa các tập thể thông qua cơ chế  hai bên hoặc ba bên. Chính sách cân bằng thị trường lao động có mục tiêu tạo ra mức độ  công  ăn việc làm cao có thể có được. Trong vấn đề  này, một mặt phải sử dụng một  cách có hiệu quả nhân tố lao động, mặt khác phải ngăn ngừa và làm giảm những  sự mất cân đối về mặt xã hội. Chính sách tạo đầy đủ công ăn việc làm được thể hiện ở việc tạo mới và   tạo đủ việc làm cho người lao động, làm giảm tối đa tỷ lệ thất nghiệp. Nó được   thể hiện thông qua những chính sách như  là chính sách tài khoá, chính sách tiền  tệ và các chương trình quốc gia về việc làm v.v… b. Hoàn thiện và phát triển dịch vụ  việc làm Nhà nước ­ nhân tố  quan   trọng bảo đảm chính sách thị trường lao động được thực hiện có hiệu quả. Dịch vụ  việc làm Nhà nước là dịch vụ  việc làm do Nhà nước quản lý và  thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao, được Ngân sách Nhà nước đài thọ, có  thẩm quyền và năng lực thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm trên phạm vi cả  nước. Có nghĩa là nó có tác động quan trọng trong việc cân đối cung ­ cầu về lao   động  ở  địa phương, liên địa phương và liên quốc gia. Việc hoàn thiện và phát  triển dịch vụ việc làm Nhà nước, vì lẽ đó, sẽ có tác động làm cho thị trường lao   động sôi động hơn, hoàn thiện hơn. Như vậy, có thể thấy, dịch vụ việc làm Nhà  nước là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách thị trường lao động. Mặt khác, chính sách thị trường lao động là chính sách của Nhà nước, việc  thực hiện chính sách này phải thông qua các công cụ của Nhà nước, trong đó có  hệ thống dịch vụ việc làm Nhà nước. Với nội dung hoạt động như là công cụ chủ yếu của chính sách thị trường   lao động, có tác động đáng kể  vào việc hoàn thiện và phát triển thị  trường lao   động, việc hoàn thiện và phát triển dịch vụ việc làm Nhà nước chắc chắn phải  18
  19. là nhân tố quan trọng bảo đảm chính sách thị trường lao động được thực hiện có  hiệu quả. 1.2.2. Như  phần trên đã trình bày, dịch vụ  việc làm tư  nhân ra đời và tồn   tại là tất yếu. Dịch vụ việc làm tư  nhân xuất hiện sẽ làm tăng cơ  hội l ựa chọn  cho người tìm việc và người sử dụng lao động, tạo ra sự  cạnh tranh trong nâng   cao chất lượng dịch vụ. Những  điều đó chỉ  có lợi cho sự  phát triển của thị  trường lao động. 2. Tác dộng của dịch vụ việc làm đến việc hoàn thiện thị trường lao   động. Dịch vụ việc làm thực hiện một trong những nhiệm vụ của nó là cầu nối  trung gian giữa người sử  dụng lao động và người lao động. Nó cung cấp cho   người lao động những thông tin về yêu cầu của người sử dụng lao động, về lĩnh  vực cần tuyển dụng lao động, những đòi hỏi về trình độ chuyên môn ­ kỹ thuật,  cũng như mức tiền công do đó làm tăng tính hiệu quả của thị trường lao động ­   rút ngắn thời gian tìm việc, thời gian tuyển dụng người, độ  dài thời gian thất  nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nhân lực. Với mong muốn có việc làm thích hợp và có thu nhập cao, người lao động  sẽ  phải cố  gắng để  đáp  ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của công việc. Hơn  nữa, các Trung tâm dịch vụ việc làm còn tham gia đào tạo, dạy nghề. Như vậy,   có thể  thấy, dịch vụ  việc làm có tác động nâng cao chất lượng “cung về  lao   động”. Chất lượng cung về lao động tăng lên sẽ khuyến khích các nhà sản xuất  trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đòi hỏi về trình  độ  chuyên môn  kỹ  thuật đối với nhân công sẽ  tăng lên. Điều đó thúc đẩy tiếp   tục nâng cao chất lượng cung về  lao động, nhưng đồng thời cho thấy sự  thoả  mãn cầu về lao động cũng tăng lên. 19
  20. Ngoài ra, dịch vụ việc làm cũn giỳp cho việc nắm bắt, xử lý thông tin cung   ­ cầu lao động nhanh chóng, kịp thời ở từng vựng, liờn vựng và trong toàn quốc,   còng như   ở  thị  trường lao động quốc tế, góp phần hoàn thiện thị  trường lao   động chung của quốc gia. 3. Tác động của dịch vụ việc làm đến phát triển kinh tế ­ xã hội của  đất nước. Dịch vụ việc làm giúp người lao động nhanh chóng tìm được việc làm và  được   việc   làm   đúng   ngành   nghề,   chuyên   môn,   phát   huy   được   khả   năng,   sở  trường; giúp người sử  dụng lao động nhanh chóng thoả  mãn nhu cầu về  lao  động. Thông qua đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tăng năng suất  lao động xã hội, nâng cao mức sống dân cư. Dịch vụ việc làm góp phần giảm bớt nhu cầu bức bách của xã hội về việc   làm, làm giảm tỷ  lệ  thất nghiệp, thông qua đó có tác động làm cho xã hội lành  mạnh hơn. Dịch vụ việc làm có hiệu quả sẽ góp phần làm cho nền kinh tế thị trường   năng động hơn, làm tăng GDP, GNP, thông qua đó làm tăng vị thế của đất nước   trong khu vực và trên thế giới. Dịch vụ việc làm có hiệu quả, với những tác động như đã trình bày ở  trên,  sẽ  tạo điều kiện cho các chương trình phát triển kinh tế  ­ xã hội của đất nước   được thực hiện tốt hơn. III.  SƠ  LƯỢC VỀ  QUÁ TRÌNH  HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN  CỦA DỊCH VỤ VIỆC LÀM Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1. Sự ra đời của dịch vụ việc làm Trong quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa Tư bản, cùng với sự  tập trung và tích tụ  tư  bản là sự  lớn mạnh của nền sản xuất đại công nghiệp.  Trên nền tảng đó, giai cấp công nhân ra đời và ngày càng lớn mạnh. Vì mục tiêu  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2