intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

134
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO hướng đến bình luận về các điểm chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam so với Hiệp định GATS và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƢU THANH NGUYÊN MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI ĐỊNH CHẾ WTO LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƢU THANH NGUYÊN MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI ĐỊNH CHẾ WTO Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.BÙI XUÂN NHỰ Hà Nội – 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN LƢU THANH NGUYÊN
  4. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng D MỞ ĐẦU ………………………………………………………. 1 Chƣơng 1: Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH GATS ………………………………. 6 1.1. Khái niệm và phân loại Thƣơng mại dịch vụ theo GATS ….. 6 1.1.1. Khái niệm, phân loại Thương mại dịch vụ theo GATS ………... 6 1.1.2. Phương thức cung cấp dịch vụ theo GATS…………………….. 8 1.2. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của Thƣơng mại dịch vụ theo pháp luật Việt Nam ……………………………………... 8 1.2.1. Khái niệm Thương mại dịch vụ theo pháp luật Việt Nam ……... 8 1.2.2. Phân loại Thương mại dịch vụ theo pháp luật Việt Nam ……… 11 1.2.3. Đặc điểm của Thương mại dịch vụ …………………………….. 11 1.3. Một số nghĩa vụ và nguyên tắc cơ bản về Thƣơng mại dịch vụ theo GATS ............................................................................. 12 1.3.1. Đối xử tối huệ quốc ……………………………………………. 12 1.3.2. Minh bạch hóa …………………………………………………. 13 1.3.3. Các quy định trong nước ………………………………………. 14 1.3.4. Độc quyền ……………………………………………………... 15 1.3.5. Trợ cấp chính phủ và tự vệ thương mại ……………………….. 16
  5. Kết luận Chƣơng 1 ……………………………………………. 16 Chƣơng 2 : HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ …………… 18 2.1. Các dịch vụ kinh doanh ………………………………………. 18 2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ pháp lý .. 18 2.1.2. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán ……………………………………. 20 2.1.3. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ thuế … 21 2.1.4. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ kiến trúc, dịch vụ quy hoạch đô thị ……………………………………….. 23 2.1.5. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ thú y ….. 25 2.1.6. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ quảng cáo ……………………………………………………………… 25 2.1.7. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ ……………………………………………….. 27 2.2. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ thông tin ………………………………………………………………. 28 2.2.1. Dịch vụ chuyển phát …………………………………………… 28 2.2.2. Dịch vụ viễn thông ……………………………………………... 29 2.2.3. Dịch vụ nghe nhìn …………………………………………….... 30 2.3. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan ……………………... 31 2.4. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ phân phối ……………………………………………………………… 32 2.5. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ giáo
  6. dục ……………………………………………………………... 33 2.6. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ môi trƣờng ………………………………………………………… 35 2.7. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ tài chính ………………………………………………………….. 37 2.7.1. Dịch vụ bảo hiểm ………………………………………………. 37 2.7.2. Dịch vụ ngân hàng ……………………………………………... 40 2.7.3. Dịch vụ chứng khoán …………………………………………... 46 2.8. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ y tế và xã hội ……………………………………………………………. 48 2.9. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan ……………………………………… 50 2.10. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao ……………………………………….. 51 2.11. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ vận tải ………………………………………………………………. 52 Kết luận Chƣơng 2 ……………………………………………. 54 Chƣơng 3 : Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH GATS …………………………………………………. 58 3.1. Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với các quy định chung của Hiệp định GATS ……………………………. 58 3.1.1 Nghĩa vụ MFN trong GATS ………………………………….... 58 3.1.2. Các quy định của Hiệp định GATS về minh bạch hoá ………… 60
  7. 3.1.3. Các nghĩa vụ trong GATS liên quan tới quy định trong nước … 64 Q 3.1.4. Quy định về tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia ………….. 66 Đ 3.1.5. Độc quyền và các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền …………… 67 3.2. Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với các ngành cụ thể …………………………………………………………... 69 3.2.1. Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với các dịch vụ kinh doanh ……………………………………………………... 69 Dịc3.2.1.1 h vụ Dịch vụ pháp lý ………………………………………………… 69 3.2.1.2 Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán ………………….. 71 3.2.1.3 Dịch vụ thuế ……………………………………………………. 74 3.2.1.4 Dịch vụ kiến trúc, tư vấn kỹ thuật và quy hoạch đô thị ……….. 75 3.2.1.5 Dịch vụ quảng cáo ……………………………………………... 75 3.2.1.6 Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ…………………………… 76 3.2.2. Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ thông tin ……………………………………………………………… 76 3.2.2.1 Dịch vụ chuyển phát …………………………………………… 77 3.2.2.2 Dịch vụ viễn thông …………………………………………….. 78 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với thương mại dịch vụ xây dựng ……………………………………………………………. 80 3.2.4 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ phân phối …… 81 3.2.5 Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ giáo dục ……………………………………………………………… 85 3.2.6 Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ y tế …. 86 3.2.7 Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ tài chính ………………………………………………………........ 87
  8. 3.2.7.1 Dịch vụ bảo hiểm ………………………………………………. 87 3.2.7.2 Dịch vụ ngân hàng ……………………………………………... 88 3.3. Hoàn thiện văn bản pháp quy của Việt Nam đối với các lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ chƣa có văn bản pháp luật điều chỉnh ………………………………………………………... 92 3.3.1. Dịch vụ máy tính và dịch vụ liên quan ………………………… 93 3.3.2. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển ………………………………… 94 3.3.3. Dịch vụ tư vấn quản lý …………………………………………… 95 3.3.4. Dịch vụ cho thuê không kèm người điều khiển …………………… 97 3.3.5. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật ………………………….. 98 3.3.6. Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp ………. 99 3.3.7. Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật ………………….. 99 3.3.8. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị; Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị văn phòng ………………………….. 100 3.3.9. Dịch vụ môi trường ………………………………………………. 100 3.4. Tranh chấp về Thƣơng mại dịch vụ trong WTO và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo xu hƣớng mới qua đàm 101 phán TPP, FTA – EU ………………………………………… 3.4.1. Tranh chấp về Thương mại dịch vụ trong WTO …………… 101 3.4.2. Việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo xu hướng mới qua 102 đàm phán TPP, FTA – EU …………………………………… Kết luận Chƣơng 3 ……………………………………… 104 KẾT LUẬN ………………………………................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………. 108
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới GATS : Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ của WTO PLVN : Pháp luật Việt Nam PLQG : Pháp luật quốc gia PLQT : Pháp luật quốc tế TMDV : Thương mại dịch vụ MFN : Đối xử tối huệ quốc NT : Đối xử quốc gia CPC : Phân loại WT/120 của WTO PCPC : Bảng phân loại các sản phẩm cơ bản tạm thời của WTO
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các ngành dịch vụ theo phân loại của Ban Thư ký WTO…………………………………………………………………………………6 Bảng 2.1 Tóm tắt các Luật được ban hành trong lĩnh vực TMDV sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO ……………………………………………………………57
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Ngày nay, dịch vụ phát triển vô cùng nhanh chóng, từ một ngành phát triển tự phát, chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế, nó đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Dịch vụ là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế thế giới, chúng chiếm 60% sản xuất trên toàn thế giới, tạo ra 30% việc làm và chiếm gần 20% thương mại. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tự do hoá thương mại dịch vụ là một điều tất yếu. Tuy nhiên để thương mại dịch vụ phát triển có hiệu quả thì cần phải xây dựng cho nó một khuôn khổ hoạt động có tính thống nhất. Để có được một quy tắc đa phương điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ trên toàn thế giới, các nước thành viên WTO đã tiến hành đàm phán thương lượng, và kết quả là Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) đã ra đời. Đây là một trong ba nền tảng cơ bản của Tổ chức thương mại Thế giới. Nó tạo ra những quy tắc đầu tiên về tự do hoá thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Trong xu thế tự do hoá thương mại dịch vụ, các ngành dịch vụ Việt Nam có những bước phát triển rất đáng kể, trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Việt Nam đã từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thị phần, cải thiện vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế thì sự phát triển của các ngành dịch vụ Việt Nam còn tỏ ra nhiếu yếu kém như: trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu; chất lượng dịch vụ chưa cao; trình độ người lao động còn nhiều hạn chế…dẫn đến năng lực cạnh tranh rất thấp. Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì việc tuân thủ tất cả các quy định của WTO trong đó có Hiệp định GATS là điều bắt buộc. Việc nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực Thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với các quy định của Hiệp định GATS là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Tôi đã chọn đề tài “Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế
  12. WTO” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình nhằm củng cố kiến thức của bản thân cũng như đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các quy định và nghĩa vụ chung của Hiệp định GATS, bên cạnh đó tác giả tiến hành rà soát hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực thương mại dịch vụ. Trong tương quan so sánh với quy định, nguyên tắc, nghĩa vụ trong Hiệp định GATS, từ đó tác giả có các bình luận về các điểm chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam so với Hiệp định GATS và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Dựa trên việc phân tích các nguyên tắc và nghĩa vụ của quốc gia khi là thành viên của WTO theo quy định của GATS, trên cơ sở rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ, luận án chỉ ra những điểm còn chưa phù hợp của hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ so với quy định của GATS, từ đó đề xuất một số phương hướng hoàn thiện pháp luật quốc gia cho phù hợp với quy định của GATS. Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nghiên cứu và phân tích quan điểm của GATS về Thương mại dịch vụ, các nguyên tắc và nghĩa vụ của quốc gia thành viên của WTO trong GATS. - Quan điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ. Rà soát các văn bản pháp quy của Việt Nam quy định về thương mại dịch vụ, từ đó làm rõ cơ sở lý luận của việc chỉ ra sự cần thiết phải tuân thủ nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc quy định trong GATS đối với quốc gia thành viên. Đây là nhiệm vụ được đặt ra nhằm làm rõ cơ sở lý luận của đề tài luận án. - Phân tích, đánh giá một cách sâu sắc thực trạng pháp luật hiện hành của Việt
  13. Nam về Thương mại dịch vụ, từ đó nêu bật những điểm chưa đầy đủ, đồng bộ và phù hợp so với phạm vi điều chỉnh của Thương mại dịch vụ theo quy định của GATS. Đây là cơ sở thực tiễn của đề tài luận án trong việc hoàn thiện pháp luật Thương mại dịch vụ ở Việt Nam. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Thương mại dịch vụ ở Việt Nam để phù hợp với quy định của GATS. 3. Tình hình nghiên cứu luận văn: Trong phạm vi và mức độ khác nhau, có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng bài viết đăng tạp chí hoặc các tham luận tại các hội thảo khoa học, đã bước đầu đề cập đến những vấn đề chung nhất về các khía cạnh pháp lý của pháp luật thương mại nói chung, Thương mại hàng hóa hay sở hữu trí tuệ nói riêng như: "Tìm hiểu một số quy định của WTO về các lĩnh vực thương mại hàng hóa đặc thù và việc tham gia của các nước" của ThS. Bùi Thị Lý; "Bán phá giá hàng hóa và biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế" của GS.TS Bùi Xuân Lưu; "Tìm hiểu Luật Thương mại Việt Nam" của TS. Phạm Duy Nghĩa; "Các chế định cụ thể về các loại hành vi thương mại nên được xử lý như thế nào trong Luật Thương mại sửa đổi và phương pháp điều chỉnh" của PGS.TS Mai Hồng Quỳ v.v.. Việc nghiên cứu một cách tổng quan pháp luật Việt Nam về TMDV cũng như đánh giá sự chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam so với quy định của WTO về vấn đề này đã có một số chuyên gia cao cấp của Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên Việt Nam II (Mutrap II) cũng như các chuyên gia của các Bộ có liên quan về lĩnh vực này (Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường v.v) nghiên cứu. Kể đến như : rất nhiều sách chuyên khảo của PGS.TS Hoàng Phước Hiệp (Bộ Tư pháp) “Nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện pháp luật Việt Nam phục vụ gia nhập WTO” NXB Tư pháp năm 2007; “Việt Nam gia nhập WTO và các luật chơi thương mại toàn cầu”, NXP Tư pháp năm 2007; các hoạt động của Dự án Mutrap II “Cẩm nang cam kết TMDV của Việt Nam trong WTO”, “Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam theo Hiệp định GATS” v.v. Tuy nhiên, nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam về Thương mại dịch vụ
  14. trong tương quan so sánh với quy định của WTO (Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ - GATS) thì chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận về Thương mại dịch vụ, cũng như pháp luật về Thương mại dịch vụ tại Việt Nam, để trên cơ sở đó chỉ ra các yêu cầu, điều kiện, xu hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật Thương mại dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài được xác định như sau: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ, đối chiếu so sánh với các quy định của GATS về thương mại dịch vụ. Trên cơ sở đó, đối tượng nghiên cứu chính của luận án sẽ chỉ ra những điểm còn bất cập, chưa phù hợp của hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với quy định của GATS, từ đó đưa ra một số phương hướng hoàn thiện các quy định về thương mại dịch vụ tại Việt Nam. Do vậy khi đề cập đến phạm vi điều chỉnh của thương mại dịch vụ ở Việt Nam, luận án chỉ đề cập đến những quy định có liên quan trực tiếp nhất đến thương mại dịch vụ. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Hiện nay, thuật ngữ "thương mại" được hiểu với một nội hàm khá rộng, bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư liên quan đến thương mại. Với mục đích nghiên cứu như đã đặt ra ở trên, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những vấn đề chung nhất về các nguyên tắc và nghĩa vụ chung của GATS, hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ. Luận án không đi vào nghiên cứu toàn văn nội dung Hiệp định GATS, cũng như pháp luật Việt Nam điều chỉnh thương mại hàng hóa, sở hữu trí tuệ và đầu tư liên quan đến thương mại. Trong quá trình nghiên cứu, học viên rà soát và tập trung phân tích những bất cập cũng như những điểm chưa phù hợp của hệ thống pháp luật Việt nam về thương mại dịch vụ so sánh với các nguyên tắc chung của Hiệp định GATS, từ đó có những đề xuất hướng hoàn thiện.
  15. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu: - Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về Nhà nước và pháp luật. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy luận logic, phương pháp hệ thống, kết hợp giữa lí luận và thực tiễn. 6. Dự kiến đóng góp về khoa học và thực tiễn: - Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm, phân loại TMDV và một số nghĩa vụ và nguyên tắc cơ bản của Hiệp định GATS. - Luận văn đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực TMDV, từ đó tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực TMDV. Trên cơ sở đó, tác giả tìm ra những điểm chưa phù hợp so với quy định của Hiệp định GATS. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam: + Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với các quy định chung của Hiệp định GATS, như nghĩa vụ tối huệ quốc, nghĩa vụ minh bạch hóa, quy định về tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia v.v. + Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với một số ngành cụ thể : dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ tài chính. + Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với các lĩnh vực TMDV chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh, như dịch vụ máy tính, dịch vụ nghiên cứu và phát triển, dịch vụ tư vấn quản lý v.v.. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về TMDV và các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định GATS; Chương 2: Hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực TMDV;
  16. Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TMDV trong tương quan so sánh với quy định của Hiệp định GATS. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2007), Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO, Hà Nội 2. Bộ Công Thương - Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (2008), WTO và hệ thống phân phối của Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 05 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Hà Nội. 4. GS.TS Hoàng Văn Châu (chủ biên) (2009), Thương mại Việt Nam hậu WTO, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 5. Chính phủ (2009), Văn kiện Đảng về Thương mại dịch vụ, Nhà xuất Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO, Hà Nội. 7. PGS.TS Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2011), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II (2007), Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam theo Hiệp định GATS, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội. 9. Lê Thị Nam Giang (2010), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. TS. Hoàng Phước Hiệp (2006), Báo cáo tổng thuật kết quả rà soát, so sánh giai đoạn II (từ 12.2001 đến 4.2005) các văn bản pháp luật Việt Nam với các yêu cầu của
  17. Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) và các quy định của WTO, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. 11. TS. Hoàng Phước Hiệp (2007), Hoàn thiện pháp luật Việt Nam để thực hiện có hiệu quả quy chế thành viên WTO, Tạp chí nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 02/2007, Tr. 09-17,43. 12. TS. Hoàng Phước Hiệp (2007), Nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện pháp luật Việt Nam phục vụ gia nhập WTO, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. 13. TS. Hoàng Phước Hiệp (2008), Gia nhập WTO và yêu cầu đổi mới tư duy lập pháp, Tạp chí nghiên cứu lập pháp - Văn phòng Quốc hội, số 14/2008, Tr. 22-30,48. 14. Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Hai năm Việt Nam gia nhập WTO – Đánh giá tác động hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đoàn Năng (2001), Một số vấn đề về lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Nhà Pháp luật Việt – Pháp (2005), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. TS. Đặng Thị Nhàn (2009), Tự do hóa tài chính của Việt Nam theo các cam kết trong WTO, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 18. Quốc hội (2005), Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. PGS.TS Mai Hồng Quỳ, TS. Trần Việt Dũng (2012), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 20. Raj Bhala (năm 2006), Luật thương mại quốc tế - Những vấn đề lí luận và thực tiễn (sách dịch), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. 21. Bùi Thị Thu (2010), Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 22. TS. Nguyễn Thị Thu Trang (chủ biên) (2009), Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  18. 23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. 24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. 25. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội. 26. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 27. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2004), Các văn kiện cơ bản của Tổ chức thương mại thế giới, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội. 28. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2004), Hỏi đáp về Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Các văn kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Tổng quan các vấn đề tự do hoá thương mại dịch vụ (sách dịch), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. WTO, Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ - GATS (1995). 33. Website: www.mutrap.org.vn; 34. Website: trungtamwto.vn; Tiếng Anh: 35. Hanoi Law University (2012), Textbook International Trade and Business Law, The People’s Public Security Publishing House, Hanoi. 36. John Howard Jackson (2002), The World Trading System: Law and Policy of International Economic Relations, 2nd- end. 37. Peter Van den Bossche (2008), The Law and Policy of the World Trade Organization: Text Cases and Materials, Cambridge University Press, 2nd- end.
  19. 38. World Trade Organization (2003), Understanding the World Trade Organization, (from the website: www.wto.org).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2