Tiểu luận: Nghiên cứu một số vấn đề thực hiện chính sách quản lý rừng bền vững ở Việt Nam
lượt xem 90
download
Tiểu luận với đề tài "Nghiên cứu một số vấn đề thực hiện chính sách quản lý rừng bền vững ở Việt Nam" trình bày các nội dung sau: những lý luận cơ bản về quản lý rừng bền vững, thực trạng công tác quản lý rừng bền vững ở Việt Nam hiện nay, nhận xét về việc thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam hiện nay, đề xuất một số phương hướng phát triển quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Nghiên cứu một số vấn đề thực hiện chính sách quản lý rừng bền vững ở Việt Nam
- ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó di ện tích có rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi tr ọc là đ ối t ượng c ủa sản xuất lâm nông nghiệp. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang th ực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu cư dân thuộc nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí th ấp, ph ương th ức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đạt đ ược nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái về diện tích và chất lượng rừng, diện tích rừng tăng từ 9,30 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng 0,3 triệu ha/năm). Hiện nay bình quân mỗi năm trồng mới được khoảng 200.000 ha rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng 2.000.000 m3/năm để cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng lâm sản xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những tồn tại, đặc biệt diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm, ở một số nơi diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá. Vì vậy, trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 đã xác định: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền t ảng cho phát triển lâm nghiệp. Trong bối cảnh lâm nghiệp Việt Nam như đã nêu trên, quản lý rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân; cải thiện đời sống người dân vùng rừng núi; bảo tồn đa dạng sinh học và h ệ sinh thái 1
- rừng. Nhận thức rõ điều này, em đã lựa chọn và thực hiện đề tài Nghiên cứu một số vấn đề thực hiện chính sách quản lý rừng bền vững ở Việt Nam. PHẦN I. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan về quản lý rừng bền vững Trong khi khái niệm “bền vững” được thế giới bắt đầu sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 18 để chỉ lượng gỗ lấy ra khỏi rừng không vượt quá lượng gỗ mà rừng có thể sinh ra, tạo tiền đề cho quản lý rừng bền vững sau này thì ở Việt Nam mãi đến cuối th ế kỷ 20 mới dùng khái ni ệm “Đi ều chế rừng” để quản lý, kinh doanh lâm nghiệp với hy vọng sản lượng rừng được duy trì ở những lần khai thác tiếp theo. Phương án điều ch ế rừng đ ầu tiên của Việt Nam (được thực hiện 7/1989) là Ph ương án đi ều ch ế rừng lâm trường Mã Đà (Đồng Nai) với sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài (Dự án VIE/82/002 do UNDP/FAO trợ giúp) để phát triển Phương th ức điều chế rừng ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính là xây dựng một m ẫu ph ương án tiêu chuẩn; hướng dẫn lập kế hoạch điều chế và đưa ra những đ ề xu ất cho việc điều chế rừng lâm trường Mã Đà. Cho đến nay, ngành lâm nghi ệp vẫn đang dùng thuật ngữ “Điều chế rừng”, coi nó như một công cụ, một phương pháp truyền thống để quản lý rừng của các chủ rừng. Nghĩa là, t ất cả các chủ rừng cho đến nay đều quản lý rừng theo cách l ập ph ương án điều chế được thực hiện theo những quy định tại Quyết định 40/2005/QĐ- BNN, ngày 7/7/2005 của Bộ NN-PTNT về Quy chế khai thác gỗ và lâm s ản khác. Mặc dù khái niệm quản lý rừng bền vững đã có từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 và không ngừng phát triển nhưng đến nay đ ối v ới cán bộ lâm nghiệp khái niệm này vẫn còn khá mơ hồ về mục đích và các hoạt động của quản lý rừng bền vững. Thật vậy, một kết quả đi ều tra m ới 2
- đây của ORGUT cho thấy: có 85% số người được phỏng vấn trả lời là có biết về thuật ngữ Quản lý rừng bền vững. Nhưng khi hỏi tiếp theo là: Những hoạt động chính để tiến tới quản lý rừng bền vững là gì? thì có t ới 75 % trong số đó trả lời là không biết (Báo cáo Đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững của Việt Nam do ORGUT th ực hiện trong khuôn khổ Chương trình quản lý bền vững rừng tự nhiên và ti ếp th ị lâm s ản - GTZ tài trợ) Ngoài ra, việc chuyển đổi từ quản lý rừng truy ền thống sang qu ản lý rừng bền vững hiện nay đang được thúc đẩy bởi một công c ụ th ị tr ường là “Chứng chỉ rừng”. Ý tưởng cấp chứng chỉ rừng do Hội đồng Quản trị Rừng (FSC) đề cập đến từ những năm đầu thập kỷ 90 như là một “công cụ h ữu hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới”; “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng. Nhiều nước trên thế giới đã khá thành công trong việc cấp chứng chỉ rừng nên đã góp ph ần đáng k ể qu ản lý r ừng bền vững. Tính đến 11/2007, Hội đồng quản trị rừng quốc t ế (FSC) đã c ấp 913 chứng chỉ rừng cho 78 nước với tổng diện tích 93.898.717 ha. Trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, FSC đã cấp 81 chứng chỉ với diện tích 3.144.345 ha trong đó Trung Quốc, Newzelands, Indonesia, Úc là các nước dẫn đầu về diện tích rừng được cấp chứng chỉ.. Như trên đã nêu, Chứng chỉ rừng đã được các nước trên thế giới biết đến và sử dụng từ gần 20 năm nay; trong khi đó, ở Việt nam hiện nay khái niệm Chứng ch ỉ rừng đang còn là rất mới mẻ với cán bộ, người dân hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tại cuộc điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững do ORGUT thực hiện vào tháng 9/2007 tại các cơ quan lâm nghiệp ở trung ương và địa phương cho thấy: 45 % số người được phỏng vấn có biết về khái niệm chứng chỉ rừng. Nhưng trong số này chỉ có 34 % có hiểu bi ết r ất mơ hồ về điều kiện được cấp chứng chỉ rừng. Thực tế hiện nay cho thấy: Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là những khái niệm rất mới mẻ, chưa có tiền lệ và chưa có th ực tế 3
- nên chưa hề có kinh nghiệm. Thậm chí đang có sự tranh cãi v ề nh ững đi ểm khác nhau của hai khái niệm này; nhiều người cho rằng: Tiêu chuẩn c ấp chứng chỉ rừng là tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; khi một đơn vị được cấp chứng chỉ rừng thì có nghĩa là ở đơn vị đó đạt quản lý rừng b ền v ững. Đây là những vấn đề cần được tiếp tục thảo luận trên các di ễn đàn lâm nghiệp. 1.2. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững Các chính sách cam kết của Chính Phủ là nhân tố quan trọng để quản lý rừng bền vững. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững được hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động đến việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất rừng m ột cách bền vững. Cho đến nay đã có 25 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng bền vững. Trong đó, số văn bản thuộc các cấp ban hành là: Quốc hội: 3, Chính phủ: 7, Thủ tướng Chính phủ: 5, Bộ NN-PTNT: 10. Các đạo luật lâm nghiệp và Chiến lược lâm nghiệp quốc gia th ể hiện cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững. Các vấn đề về Quản lý rừng bền vững là một y ếu t ố ch ủ ch ốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Vi ệt Nam. Đi ều này được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây: - Luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004: Đây là đạo luật quan trọng nhất về lâm nghiệp. Trong đó tại Điều 9 đã quy định các hoạt động để đảm bảo quản lý rừng bền vững: Các hoạt động bảo v ệ và phát tri ển r ừng ph ải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát tri ển rừng c ủa cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. - Luật Bảo vệ môi trường, năm 2005; trong Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) đã 4
- đưa ra những quy định liên quan tới quản lý rừng bền vững thuộc các lĩnh vực, như: Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ thiên nhiên; Bảo vệ đa dạng sinh học; Bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; Bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Phát triển năng lượng sạch. - Luật Đất đai, năm 2003 đã quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh (Điều 11). - Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 : Trong bản Chiến lược, Việt nam đã khẳng định quan điểm phát triển lâm nghiệp là: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát tri ển lâm nghiệp. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp ph ải dựa trên n ền t ảng quản lý bền vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát tri ển rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác rừng hợp lý. Trong Chiến lược này, nhi ệm vụ được đặt ra là: Quản lý bền vững và có hiệu quả 8,4 triệu ha rừng s ản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng và 3,63 tri ệu ha r ừng t ự nhiên. Ph ấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ rừng. 5
- II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Kết quả hoạt động quản lý rừng bền vững ở cấp Trung ương 2.1.1. Tuyên truyền, tập huấn đào tạo về quản lý rừng bền vững: Ở Việt Nam, công tác tuyên truyền về quản lý rừng bền vững b ắt đầu được tiến hành từ đầu năm 1998 chủ yếu do Tổ công tác quốc gia th ực hiện với sự hỗ trợ của các tổ chức như: Quỹ rừng nhiệt đới (TFT), Dự án cải cách hành chính (REFAS) của GTZ, WWF Đông dương…Hình thức ph ổ cập về quản lý rừng bền vững rất phong phú, gồm: hội nghị, hội thảo quốc gia, vùng, tỉnh; giảng dạy, tập huấn và phổ cập kiến thức 2.1.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược và các hoạt động qu ản lý r ừng bền vững, bao gồm: a./ Trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp, giai đoạn 2006-2020 có 5 chương trình trọng điểm là: (1) Quản lý và phát triển rừng bền vững (2) Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển dịch vụ môi trường (3) Chế biến thương mại lâm sản (4) Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm (5) Đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch, giám sát ngành Trong đó, chương trình quản lý rừng bền vững là trọng tâm v ới 3 nội dung chính của chương trình là: (1) Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cần thiết để quản lý rừng b ền vững; như: (i) Thiết lập lâm phận ổn định trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng; (ii) Hoàn thiện hệ thống đánh giá tài nguyên rừng, cơ sở dữ liệu; (iii) Cải cách quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng bằng giao khoán, cho thuê; (iv) Hoàn thiện các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, lâm sinh, sử dụng rừng. (2) Thực hiện quản lý bền vững rừng tự nhiên; gồm: (i) Xây dựng và thực hiện phương án điều chế rừng (Kế hoạch quản lý rừng); (ii) chứng chỉ rừng. 6
- (3) Thực hiện quản lý rừng bền vững cho rừng trồng; gồm: (i) Quy hoạch rừng nguyên liệu gắn kết với chế biến trong mọi thành phần kinh t ế; (ii) Cải thiện giống, phương thức lâm sinh, sản lượng và điều chế rừng; (iii) Thử nghiệm và mở rộng chứng chỉ rừng trồng mọi quy mô, mọi thành ph ần kinh tế. Một chương trình quan trọng khác của Chiến lược đã được tập trung vào là: Bảo vệ, bảo tồn rừng và cung cấp dịch vụ môi trường. Ch ương trình này được kết nối chặt chẽ với chương trình quản rừng bền vững; vì cả hai chương trình sẽ rất cần thiết trong việc đạt được quản lý b ền v ững đối với tất cả các loại rừng ở Việt Nam. 2.1.3. Xây Xây dựng lộ trình thực hiện quản lý rừng bền vững: Theo đề xuất của Viện Quản lý rừng bền vững và chứng ch ỉ rừng thì s ẽ có hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (2006-2010): Xây dựng các điều kiện cần và đủ để tiến hành quản lý bền vững rừng tự nhiên và rừng trồng. Giai đoạn 2 (sau năm 2010): Tiến hành quản lý rừng bền vững. 2.1.4. Xây dựng các điều kiện để quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng - Ở Việt Nam hiện nay, do diện tích lâm phận ổn định ch ưa được xác đ ịnh trên thực địa, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chưa hoàn chỉnh; chất lượng rừng thấp; độ che phủ rừng thấp…Vì vậy, để tiến hành qu ản lý b ền vững rừng tự nhiên và rừng trồng; trước mắt cần xây dựng “các điều kiện cần và đủ”; việc làm này được thực hiện trong giai đoạn 2006-2010; với các hoạt động sau: (i) Tiếp tục dự án 661 để có đủ diện tích rừng phòng h ộ và rừng sản xuất. (ii) Rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng h ộ và rừng sản xuất và rừng đặc dụng). (iii) Quy hoạch sử dụng đất vĩ mô. - Đồng thời với việc “xây dựng các điều kiện cần và đủ”, tại những khu rừng đã có đủ điều kiện như: có quy hoạch sử dụng đất lâu dài đã hợp lý, có diện tích và ranh giới rừng ổn định thì vẫn tiến hành việc quản lý rừng bền vững. 7
- 2.1.5. Thực hiện chứng chỉ rừng - Hiện nay, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng ch ỉ rừng (thu ộc H ội KH-KT Lâm nghiệp Việt Nam) đã dự thảo xong Tiêu chuẩn c ấp ch ứng ch ỉ rừng, đang trình Tổ chức chứng chỉ rừng của thế giới công nhận. Do vậy, việc cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam chưa được thực hiện mà đang trong quá trình thí điểm cấp chứng chỉ và xây dựng lộ trình để c ấp ch ứng ch ỉ rừng. Đến năm 2006, ở Việt Nam mới có một đơn vị duy nhất được cấp chứng chỉ rừng của FSC với diện tích 9.904 ha rừng trồng c ủa Công ty liên doanh trồng rừng New O.J tại Quy Nhơn (Bình Định). Theo đề xuất của Viện quản lý rừng bền vững và ch ứng ch ỉ rừng thì lộ trình cấp chứng chỉ rừng từ 2006 đến 2020, như sau: - Xây dựng bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững quốc gia: Đã hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia với 10 nguyên t ắc, 55 tiêu chí và 158 ch ỉ s ố và các kiểm chứng phản ánh đặc thù về chính sách và tập quản sản xuất lâm nghiệp của Việt nam, đã trình FSC và đang chờ thẩm định. - Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về Chứng chỉ rừng cho các chủ rừng và các bên liên quan, cho cộng đồng dân cư sống trong rừng và g ần rừng. - Đào tạo năng lực về nghiệp vụ cấp chứng chỉ rừng cho cán bộ lâm nghiệp - Đánh giá chất lượng quản lý từng khu rừng do ch ủ rừng th ực hi ện (2008- 2010) - Tổ chức mạng lưới các mô hình Quản lý rừng bền vững tự nguyện (2006- 2015) - Cấp chứng chỉ rừng (2008-2020). 2.2. Kết quả hoạt động quản lý rừng bền vững ở cấp địa phương Một số hoạt động liên quan đến quản lý rừng bền vững đã và đang diễn ra ở cấp địa phương , bao gồm: 2.2.1. Hiện nay các chủ rừng đang sử dụng “Điều chế rừng” như một công cụ, một phương pháp truyền thống để quản lý rừng 8
- “Điều chế rừng là xây dựng một kế hoạch tác nghiệp cụ thể, chỉ rõ thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích h ợp cho từng khoảnh, tiểu khu rừng, trong một hay nhiều luân kỳ khai thác, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi sản xuất, nhằm đảm bảo cho rừng sản xuất được lâu dài, liên tục với năng suất, chất lượng cao, bền vững” (Đi ều 2, QĐ 40/2005/QĐ-BNN). Thực chất của Phương án điều chế rừng là xây dựng kế hoạch tác nghiệp cụ thể, trong đó đưa ra thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng khoảnh, tiểu khu trong một hay nhiều chu ký khai thác. Tuy nhiên, khi sử dụng “Điều chế rừng” để quản lý rừng cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhất định, rõ nét nhất là nội dung phương án điều chế (Điều 8 của Quyết định 40), chủ yếu là xây dựng kế hoạch khai thác, kinh doanh rừng từng năm, 5 năm của đơn vị. Trong khi đó, hàng loạt các hoạt động liên quan đến mục tiêu bảo vệ môi trường và mục tiêu xã hội lại chưa được Phương án điều chế quy định một cách cụ thể. Từ đó dẫn đến phương án điều chế rừng hiện nay của các chủ rừng thường tập trung vào việc đảm bảo mục tiêu kinh tế của rừng, nghĩa là rừng cho nhiều sản phẩm, có năng suất cao và lâu dài liên tục. Nên các m ục tiêu quan trọng khác như môi trường và xã hội lại chưa được chú ý đúng mức đến trong phương án điều chế rừng của các đơn vị sản xuất. Khảo sát tình hình tại 5 tỉnh: Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Đắc Lắc và Ninh Thuận, gần đây cho thấy các đơn vị quản lý c ơ s ở (lâm trường, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng h ộ...) ch ỉ tập trung vào việc lập kế hoạch khai thác hoặc trồng rừng theo các chỉ tiêu k ế hoạch được giao từ cấp trên còn các nội dung xã hội và môi trường th ường làm s ơ sài. Nguyên nhân của tình trạng trên là thiếu một văn bản hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng bền vững trên cả ba phương diện kinh t ế, xã h ội và môi trường cho một đơn vị quản lý rừng cấp cơ sở 2.2.2. Thí điểm về quản lý rừng bền vững tại lâm trường 9
- Trong khuôn khổ hoạt động của “Chương trình sử dụng và quản lý rừng bền vững rừng tự nhiên và tiếp thị lâm sản” do GTZ tài trợ, thí điểm về quản lý rừng bền vững được thực hiện tại 5 lâm trường thuộc Thanh Hóa, Ninh Thuận, Yên Bái, Hòa Bình và Đắc Lắc. 2.2.3. Thí điểm Cấp chứng chỉ rừng “theo nhóm” tại Yên Bái do Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thực hiện nhằm giúp các ch ủ rừng quy mô nhỏ tiếp cận được với việc cấp chứng chỉ rừng. Theo thí điểm này, một số tổ chức địa phương đóng vai trò “trung gian” giữa tổ chức cấp chứng chỉ và những nhà sản xuất gỗ nhỏ để để giúp họ nhận chứng chỉ “theo nhóm”. Cấp chứng chỉ “theo nhóm” đã được áp dụng thành công ở các nước Đông và Tây nước Anh và Papua New Guinea trong khuôn khổ chương trình sinh thái lâm nghiệp do EU tài trợ. 2.2.4. Quỹ rừng nhiệt đới (TFT) tại Việt nam đang tiến hành hỗ trợ thực hiện quản lý rừng và chững chỉ rừng cho các đơn vị quản lý rừng sau: Công ty lâm nghiệp Lơ Ku và Công ty lâm nghiệp Hào Quang tỉnh Đăk Nông; Trạm Lập tỉnh Gia Lai; Công ty lâm nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình; Công ty lâm nghiệp Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Tóm lại: Mặc dù trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp đã được đặt ra là: sử dụng bền vững 8,4 triệu ha rừng sản xuất (phấn đấu ít nh ất có được 30% diện tích có chứng chỉ rừng); 5,6 triệu ha rừng phòng h ộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng. Nhưng đến nay vẫn chưa xác định được diện tích lâm phận ổn định quốc gia nêu trên đế có kế hoạch quản lý rừng bền vững. Cho nên có thể nói một cách tổng quát: Tại các địa phương đến nay chưa có nơi nào tiến hành quản lý rừng bền vững; chưa có một diện tích rừng nào được quy hoạch và có kế hoạch đưa vào quản lý rừng bền vững. 10
- III. NHẬN XÉT VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Những tồn tại của các chính sách hiện nay - Như trên đã nêu, mặc dù Việt Nam đã có định hướng rõ ràng về quản lý rừng bền vững được thể hiện trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Chiến lược lâm nghiệp quốc gia. Nhưng các chính sách c ụ th ể d ưới các đạo luật này (Nghị định, Quyết định, Thông tư ...) lại chưa có hướng dẫn đầy đ ủ, nh ất là ch ưa đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá rừng được quản lý bền vững nh ằm đ ảm bảo mọi tác động đối với rừng đạt được sự bền vững. - Chính sách, thể chế, trình độ, năng lực của Việt nam vẫn chưa phù h ợp với tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng của Hội đồng quản trị rừng th ế gi ới (FSC), cần nâng cấp, sửa đổi, thay thế. - Các chính sách bảo tồn rừng của Việt Nam mới ch ỉ chú trọng vào rừng đặc dụng mà ít quan tâm tới sản xuất là chưa phù hợp với tiêu chuẩn s ố 9 của FSC về các khu rừng có giá trị bảo tồn cao. - Chưa có chính sách đào tạo, giáo dục và phổ cập về qu ản lý r ừng b ền vững cho học sinh, sinh viên. Nên cán bộ sau khi tốt nghi ệp đ ại h ọc lâm nghiệp hoặc các chuyên ngành liên quan chưa được giới thiệu về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, chưa biết lập kế hoạch quản lý rừng bền vững, chưa biết xây dựng cơ sở dữ liệu, công tác giám sát và đánh giá…. - Thực tế cho thấy, tại các cơ quan lâm nghiệp ở trung ương và đ ịa ph ương phần lớn (68%) số người được phỏng vấn cho rằng khung chính sách hi ện nay chưa phù hợp với yêu cầu của quản lý rừng bền vững; chỉ có rất ít (32%) số người được phỏng vấn nói là khá phù hợp (Kết quả điều tra đánh giá 11
- nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững do ORGUT th ực hi ện vào tháng 9/2007). 3.2. Những khó khăn, trở ngại khi thực hi ện qu ản lý r ừng b ền v ững ở Việt Nam Việc chuyển đổi các phương thức quản lý thông thường sang phương thức quản lý rừng bền vững đòi hỏi một loạt thay đổi về khuôn kh ổ chính sách ở cấp trung ương; thái độ, quan điểm và sự đồng thuận c ủa các s ơ s ở sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và ngay cả người dân địa phương. Do tính phức tạp này nên khi thực hiện quản lý rừng bền vững thường gặp những khó khăn, trở ngại; được thể biện ở các khía cạnh sau đây: - Về chính sách và công nghệ: Như trên đã phân tích và dẫn chứng, khuôn khổ chính sách thường lạc hậu lại không đồng bộ; các chính sách không theo kịp với nhu cầu và phương thức quản lý tiến bộ trong phát triển lâm nghiệp. Hiện nay chúng ta còn thiếu các chính sách, những hướng dẫn kỹ thuật và tiêu chuẩn cụ thể về quản lý rừng bền vững. Ngoài ra, Quy trình kỹ thuật điều tra, thiết kế kinh doanh rừng lạc hậu, chậm áp dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến. - Về sinh thái: Rừng của Việt Nam có tính đa dạng và phức tạp rất cao của các hệ sinh thái. Việc xác định các tiêu chuẩn để quản lý b ền v ững m ỗi một hệ sinh thái là điều rất khó khăn. - Về kinh tế: Thiếu nguồn vốn cho chuẩn bị, thực hiện và giám sát các k ế hoạch quản lý rừng bền vững. Chưa xác định nguồn vốn cụ thể cho các hoạt động quản lý rừng bền vững của các công ty lâm nghiệp, các lâm trường và của các chủ rừng. Thiếu cơ chế đảm bảo sự tham gia của các đối tượng hữu quan vào quản lý nguồn tài nguyên rừng . Các điều kiện thị trường, nhu cầu về sản phẩm có chứng chỉ chưa rõ ràng. - Về xã hội: Quyền sở hữu và sử dụng rừng và đất rừng của người dân sống trong vùng rừng đã được thể hiện trong các chính sách hiện hành. Nhưng lợi ích đem lại từ quản lý và bảo vệ rừng hiện tại chưa thực sự hấp 12
- dẫn với họ. Người dân địa phương chưa thực sự tham gia vào các quá trình ra quyết định liên quan đến môi trường sống của họ. - Về chứng chỉ rừng: Mặc dù Chứng chỉ rừng là một công cụ hữu hiệu để quản lý rừng bền vững. Nhưng những điều kiện để được cấp chứng ch ỉ rừng lại rất khắt khe, khó khăn mà chúng ta phải đối mặt, đó là: Tiêu chu ẩn cấp chứng chỉ của FSC quá cao, đây là lo ngại chính của các nhà sản xuất gỗ. Chi phí để đạt được tiêu chuẩn chứng chỉ rừng thường cao hơn nhiều so với giá bán gỗ đã được cấp chứng chỉ. Tất cả những khó khăn trở ngại nêu trên sẽ là những thách thức đối với các nhà lâm nghiệp trong quá trình chuyển đổi quản lý rừng theo h ướng bền vững mà trong đó nghiên cứu để tìm tòi một phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng bền vững là bước ban đầu rất quan trọng. 13
- IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 4.1. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam, mặc dù mới được thực hiện trong những năm gần đây nhưng có thể rút ra một số kinh nghiệm chính sau đây: - Các chủ rừng cần xây dựng một phương án quản lý rừng bền v ững và chứng chỉ rừng tuân theo tiêu của của FSC thay cho phương án đi ều ch ế rừng đơn giản hiện nay. - Xây dựng một lộ trình cho sản phẩm lâm nghiệp quốc gia tiếp cận một cách vững chắc với các yêu cầu khắt khe của thị trường gỗ quốc tế. - Các chủ rừng cần nhận thức được tầm quan trọng của vi ệc th ực hi ện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. - Tăng cường sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quá trình th ực hiện quản lý rừng bền vững thông qua việc thường xuyên giải thích, tuyên truyền lợi ích của việc thực hiện cấp chứng chỉ rừng đối với các chủ rừng. - Sự tham gia của người dân, của cộng đồng là một trong nh ững y ếu tố căn bản giúp cho việc quản lý rừng bền vững được tốt h ơn. Kinh nghi ệm th ực tế cho thấy: Cộng đồng là người trực tiếp tác động đ ến tài nguyên r ừng theo hai hướng tích cực và tiêu cực: được hưởng lợi từ rừng đồng thời cũng chịu các tác động do suy thoái rừng. - Thông thường đào tạo giáo dục quản lý rừng hiện nay ch ủ y ếu th ực hi ện tại các trường đaị học, chưa quan tâm tới đối tượng cộng đồng. Vì v ậy, thiết lập một hệ thống giáo dục đào tạo đến cộng đồng để nâng cao nhận thức về rừng, môi trường, kỹ năng quản lý rừng cho cộng đồng sẽ góp phần thúc đẩy có hiệu quả tiến trình quản lý rừng b ền v ững d ựa vào c ộng đồng 4.2. Một số kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam 14
- (1). Cần nhà quản lý rừng có nhiều kinh nghiệm thực ti ễn : Nhân tố cơ bản góp phần thành công trong quản lý rừng nhiệt đới là những nhà qu ản lý rừng được đào tạo rất cơ bản và giàu kinh nghiệm th ực ti ễn. Ki ến th ức t ốt về kỹ thuật, tổ chức, điều phối, lập kế hoạch, lập dự toán và theo dõi giám sát các hoạt động là các nhân tố quan trọng giúp nhà quản lý có th ể ra quy ết định và ứng phó với những biến động thường xuyên của quá trình phát triển. (2). Xây dựng lâm phận ổn định để bảo vệ rừng tự nhiên : Một yêu cầu đặc biệt quan trọng giúp quản lý rừng bền vững thành công là xây d ựng lâm phận ổn định, cho cả mục tiêu phòng hộ và mục tiêu sản xuất. Việc thành lập lâm phận ổn định sẽ giúp thường xuyên kiềm chế được mức độ khai thác và có thể đảm bảo cung cấp một lượng gỗ thường xuyên cố định cho ngành công nghiệp. Sự ổn định đó cũng củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, giúp họ có những quyết định đầu tư dài hạn để phát triển sản xuất. Xác định ranh giới rừng ổn định lâu dài, rõ ràng trên hiện trường là rất cần thiết, là bước đi quan trọng trong việc xác định và lập bản đồ lâm ph ận ổn định. Đây là yếu tố quyết định đến hiện trạng rừng. Th ực t ế cho th ấy là không thể xác định được diện tích rừng được quản lý bền vững hoặc di ện tích, vị trí, hình dạng của khu rừng dự định khai thác hàng năm nếu không có ranh giới rõ ràng trên hiện trường. (3). Trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho chủ sử dụng : Trao quyền sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng lâu dài cho các cơ quan quản lý lâm nghiệp, các hợp tác xã, các công ty lâm nghiệp tham gia vào th ực hiện, quản lý các chương trình lâm nghiệp, không chỉ là nguyên tắc chính sách cơ bản mà còn là bước đi mang tính thực tiễn cao cần phải thực hiện để thúc đẩy quản lý rừng bền vững. Sự cam kết chính sách rõ ràng là rất cần thiết để các chủ rừng có quyền sử dụng đất rừng lâu dài, yên tâm đầu t ư kinh doanh sản xuất gỗ hoặc bảo vệ đầu nguồn và đa dạng sinh học, đồng th ời giúp các cộng đồng địa phương, những người có cuộc sống phụ thuộc vào rừng, 15
- phát triển các loài cây thuốc và các loại lâm sản ngoài g ỗ khác m ột cách ổn định lâu dài. Đối với những nơi đã có sự cam kết về mặt chính sách cho m ục tiêu quản lý rừng bền vững, bước đi tiếp theo trong việc cụ th ể hóa chính sách là xây dựng các hình thức trao quyền sử dụng rừng và đất rừng h ợp lý đáng tin cậy. Ban hành chính sách lâm nghiệp là một bước đi quan trọng nhằm: (i) Xác định loại rừng và quyền sử dụng là tư nhân hay công cộng, quy ền lợi và nghĩa vụ của các chủ rừng đối với từng loại rừng; (ii) B ảo vệ rừng và hệ sinh thái rừng tự nhiên để duy trì năng suất lập địa, sự đa dạng sinh học, cảnh quan và tạo cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội; (iii) Xây d ựng, phê duyệt và thực hiện các kế hoạch quản lý rừng; (iv) Xây d ựng và h ỗ tr ợ phát triển kinh tế rừng đa chức năng trong sự kết h ợp gi ữa bảo tồn h ệ sinh thái và sử dụng tài nguyên cho mục tiêu kinh tế. (4). Cân bằng giữa mục tiêu sản xuất gỗ, môi trường và xã hội: Rừng cho rất nhiều lợi ích cho cả cấp địa phương và quốc gia. Sản xuất gỗ là mục tiêu chính mang lại thu nhập cho Chính Phủ, công ty và ch ủ s ử d ụng r ừng và đó cũng là động lực chính của việc khai thác rừng nhiệt đới. Rừng còn là nơi điều tiết nguồn nước vùng đầu nguồn cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện. Rừng cũng là nơi lưu giữ các giá trị đa dạng sinh h ọc, là n ơi vui ch ơi, giải trí, tham quan nghỉ dưỡng cho dân. Chính vì vậy, khi xây dựng kế hoạch quản lý rừng cần có cái nhìn lâu dài, cân bằng được giữa các m ục tiêu lấy gỗ, bảo vệ môi trường và xã hội. Cụ thể là, các nhà lập k ế hoạch và quản lý rừng phải nhận ra giá trị của rừng đối với nhiều thành phần xã hội và làm thế nào đó để lập và thực hiện các kế hoạch, các chương trình trong mối cân bằng và phải đảm bảo tính bền vững của một tổng thể. (5). Quản lý rừng bền vững phải theo kế hoạch rõ ràng : Mục tiêu của bản kế hoạch quản lý là cụ thể hóa các chính sách quốc gia đ ể đi ều ph ối và 16
- thực hiện các hoạt động tác nghiệp để đạt được mục tiêu cụ th ể, cho một địa phương cụ thể và, trong một giai đoạn cụ thể. Bản kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, hoạt động nhưng ph ải có tính linh hoạt, mềm dẻo nhằm thích ứng với các hoàn cảnh đ ổi thay còn chưa lường trước được. Kế hoạch có thể được lập bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng thường có những tiêu chuẩn: (i) Kế hoạch phải tránh được những vấn đề trước đó gặp phải, bằng cách đưa ra những giải pháp có thể thực hiện được; (ii) Bản kế hoạch không lên lập cho một giai đoạn quá dài nhằm tránh những gì đưa ra không phù hợp v ới th ực ti ễn; (iii) Trong bản kế hoạch, mục tiêu cần được nêu thật rõ ràng, ng ắn g ọn, d ễ hiểu. Không nên đưa ra qúa nhiều mục tiêu để rồi cuối cùng không th ực hiện được; (iv) Tránh đưa ra quá nhiều ưu tiên cần hành động. Kế hoạch cần xác định những hoạt động phù hợp với thực tiễn nhưng cũng cần cân nhắc trên cơ sở kinh phí có thể sử dụng. (6). Cần điều tra rừng liên tục: Điều tra rừng liên tục là c ơ sở đ ể l ập k ế hoạch quản lý rừng, và đặc biệt quan trọng trong l ập k ế ho ạch qu ản lý rừng bền vững cho mục tiêu sản xuất gỗ. Xu hướng g ần đây, ng ười ta còn chú ý đến việc điều tra lâm sản ngoài gỗ. (7). Xác nhận vai trò và giúp đỡ cộng đồng: Như một nguyên tắc cơ bản, quản lý rừng bền vững đòi hỏi những người và các tổ chức tham gia quản lý rừng cần xác nhận vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong quản lý rừng nhiệt đới, chia sẻ kiến thức chuyên môn và lợi ích v ới ng ười dân đ ịa phương, nhằm hỗ trợ họ phát triển cuộc sống. Đối thoại giữa đại diện của cộng đồng và các chủ rừng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thương thảo, hiểu biết lẫn nhau, tìm hiểu nguyện vọng của mỗi bên trong việc quản lý và sử dụng rừng. (8). Quản lý rừng cần có sự phối hợp liên ngành và g ắn v ới phát tri ển nông thôn: Trước hết phải thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất rừng, xuyên suốt nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, 17
- không nên nhìn nhận lâm nghiệp trên quan điểm tách rời với các ngành khác. Ví dụ, chính sách nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sức ép vào tài nguyên rừng; ngành công nghiệp tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho dân; ngành giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ rừng. (9). Bảo vệ hệ sinh thái cần hài hòa với sinh k ế b ền v ững: B ảo v ệ h ệ sinh thái cần được thực hiện hài hòa với việc xây dựng sinh kế bền v ững. Sinh kế thông qua việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, ch ẳng h ạn nh ư nông lâm kết hợp, xây dựng vườn rừng được xem là có nhi ều ti ềm năng và nên được mở rộng và phát triển. Huy động người dân tham gia hướng dẫn du lịch sinh thái cũng là một phương pháp tiếp cận mới cần được nghiên cứu, ứng dụng. (10). Theo dõi và giám sát các hoạt động quản lý rừng : M ột nhi ệm v ụ quan trọng trong quản lý rừng là duy trì việc theo dõi thường xuyên liên tục kết quả thực hiện các hoạt động đã được xác định trong bản kế hoạch. Các báo cáo theo dõi giám sát là cơ sở kiểm soát các hoạt động có được thực hiện như kế hoạch một cách minh bạch hay không và cũng là cơ s ở để điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. 18
- 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam
55 p | 1055 | 141
-
Tiểu luận nghiên cứu khoa học: Hiện trạng thức khuya của sinh viên nội trú tại ký túc xá Đại học Nội vụ Hà Nội, cơ sở miền Trung - Nguyễn Thị Dung
38 p | 1028 | 134
-
Tiểu luận: Tìm hiểu một số chính sách Mareting của công ty TNHH Prudential Việt Nam
27 p | 285 | 92
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, đánh giá thiệt hại và đề xuất biện pháp phòng bệnh lở mồm long móng trên đàn bò nuôi tại tỉnh Đăk Lăk
83 p | 186 | 69
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản ốc nhồi Pila Polita tại Đăk Lăk
89 p | 269 | 66
-
Tiểu luận Nghiên cứu một số vấn đề phương pháp nghiên cứu lịch sử, từ đó làm rõ ý nghĩa của vấn đề đó với việc nghiên cứu lịch sử
26 p | 580 | 64
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số mô hình trồng bông xen canh với cây ngắn ngày tại huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông
64 p | 154 | 35
-
Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số chỉ tiêu quang hợp và mối tương quan của chúng với năng suất cà phê vối tại Đăk Lăk
127 p | 167 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus tại hồ Lắk và thử nghiệm sinh sản
109 p | 143 | 28
-
Tiểu luận: Nghiên cứu một Số Vấn Đề Lí Luận Về Kinh Tế Tư Nhân
39 p | 127 | 16
-
Tiểu luận: Nghiên cứu về một số loài cá nước mặn
24 p | 330 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, năng suất và chất lượng của hai giống cỏ mới mulato 2 và mulato 3 tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
95 p | 121 | 12
-
ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP KÍNH LONG GIANG”
4 p | 88 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm dường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp
183 p | 66 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của một số giống lạc (Arachis hypogaea L.) có năng suất khác nhau trồng tại Thanh Hóa”
188 p | 67 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và sinh trưởng loài Xoan mộc (Toona Sureni (Bl) Merr) Ở Đăk Lăk
71 p | 25 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học còng Sesarmidae trong rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
26 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn