Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus tại hồ Lắk và thử nghiệm sinh sản
lượt xem 28
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus tại hồ Lắk và thử nghiệm sinh sản" nhằm: làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus tại hồ Lắk.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus tại hồ Lắk và thử nghiệm sinh sản
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả và nghiên cứu trong luận văn là trung thực, ñược các ñồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ trong một công trình nào khác Họ và tên Trần Lương Hồng Nhung
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - TS. Phan Đinh Phúc, người hướng dẫn khoa học trực tiếp ñã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên cứu và ñóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. - Lãnh ñạo Trường Đại học Tây Nguyên, tập thể các Thầy Cô giáo Phòng Đào tạo sau ñại học, khoa Khoa học tự nhiên – Công nghệ, khoa Chăn nuôi – Thú y. - Các cán bộ, công nhân viên Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung - Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III. - Các Thầy Cô giáo ñã tận tâm giảng dạy, truyền thụ những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. - Bạn bè, người thân ñã giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn. Người thực hiện Trần Lương Hồng Nhung
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn ñề tài......................................................................................... 1 2. Mục tiêu ñề tài ............................................................................................ 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4 1.1. Lược sử vấn ñề nghiên cứu trên thế giới ................................................... 4 1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, phân bố của cá ........................................... 4 1.1.2. Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học – sinh thái ..................................... 4 1.1.3. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh sản............................................................ 8 1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở Việt Nam .......................................................... 9 1.2.1. Nghiên cứu về phân loại .................................................................... 9 1.2.2. Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh sản của cá ........................... 10 1.2.3. Nghiên cứu thủy sinh ở hồ Lắk ........................................................ 13 1.2.4. Nghiên cứu về cá Bống cát trắng ..................................................... 13 1.3. Đặc ñiểm tự nhiên và xã hội của hồ Lắk ................................................. 15 1.3.1. Vị trí ñịa lý và diện tích của hồ Lắk ................................................. 15 1.3.2. Chế ñộ thủy văn ............................................................................... 16 1.3.3. Địa hình – khí hậu ........................................................................... 17 1.3.4. Đặc ñiểm kinh tế xã hội ................................................................... 19 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 21 2.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 21 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 21 2.3.1. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học cơ bản của cá Bống cát trắng .... 21 2.3.2. Bước ñầu nuôi thử nghiệm sinh sản cá Bống cát trắng ..................... 21 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 21 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học cá Bống cát trắng ... 21 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm sinh sản cá Bống cát trắng ..... 28
- iv 2.5. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................... 30 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 31 3.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá Bống cát trắng .................................... 31 3.1.1. Đặc ñiểm về hình thái bên ngoài của cá Bống cát trắng ................... 31 3.1.2. Đặc ñiểm sinh trưởng của cá Bống cát trắng .................................... 32 3.1.3. Đặc ñiểm dinh dưỡng của cá Bống cát trắng .................................... 38 3.1.4. Đặc ñiểm sinh sản cá Bống cát trắng................................................ 43 3.2. Kết quả thứ nghiệm sinh sản trong ñiều kiện nhân tạo của loài cá Bống cát trắng........................................................................................................ 66 3.2.1. Thuần hóa cá bố mẹ ......................................................................... 66 3.2.2. Tạo ñàn cá bố mẹ ............................................................................. 69 3.2.3. Đánh giá sức sinh sản của cá nuôi trong bể ...................................... 69 3.2.4. Tỷ lệ cá thành thục và kết quả sinh sản nhân tạo tại các công thức nuôi vỗ ...................................................................................................... 70 3.1.5. Kết quả thử nghiệm ấp trứng cho cá Bống cát trắng trong môi trường nhân tạo ..................................................................................................... 71 3.1.6. Kết quả ương nuôi cá bột ................................................................. 73 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 74 4.1. Kết luận.................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 76 PHỤ LỤC........................................................................................................... 0
- v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Chiều dài và chiều rộng của cá Bống cát trắng theo nhóm kích thước 33 Bảng 3.2. Chiều dài và khối lượng của cá Bống cát trắng theo nhóm kích thước 35 Bảng 3.3. Sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng qua các tháng nuôi thử nghiệm ( từ tháng 1/2011 ñến tháng 8/2011 ) 37 Bảng 3.4. Thành phần thức ăn của loài cá Bống cát trắng (tính theo tần suất xuất hiện) 38 Bảng 3.5. Tần suất thức ăn của loài cá Bống cát trắng 39 Bảng 3.6. Hệ số thức ăn của cá Bống cát trắng 40 Bảng 3.7. Độ béo theo từng nhóm kích thước của loài cá Bống cát trắng (tính theo cm) 42 Bảng 3.8. Sức sinh sản tuyệt ñối và tương ñối của cá Bống cát trắng theo nhóm kích thước 61 Bảng 3.9. Đường kính trứng theo nhóm kích thước của cá Bống cát trắng 62 Bảng 3.10. Kích thước trứng của cá Bống cát trắng theo giai ñoạn 63 Bảng 3.11. Kết quả thuần hóa cá bố mẹ qua các ñợt thu mẫu 67 Bảng 3.12. Số liệu môi trường nuôi qua các tháng nuôi (tháng 1/2011 – tháng 8/2011) 67 Bảng 3.13. Đánh giá sức sinh sản của cá nuôi trong bể 69 Bảng 3.14. Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục tại các công thức nuôi vỗ 70 Bảng 3.15. Kết quả cho cá ñẻ nhân tạo tại các công thức nuôi vỗ 70 Bảng 3.16. Kết quả thí nghiệm ấp trứng trong các loại dụng cụ khác nhau tại nhiệt ñộ nước 25 – 27 0C 72 Bảng 3.17. Kết quả ương nuôi cá bột 71
- vi DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1. Cơ cấu giới tính của cá Bống cát trắng 46 Đồ thị 3.2. Kích thước thành thục ban ñầu của cá Bống cát trắng cái 57 Đồ thị 3.3. Kích thước thành thục ban ñầu của cá Bống cát trắng ñực 57 Đồ thị 3.4. Kích thước thành thục ban ñầu của cá Bống cát trắng lưỡng tính theo hướng cái 58 Đồ thị 3.5. Kích thước thành thục ban ñầu của cá Bống cát trắng lưỡng tính theo hướng ñực 58 Đồ thị 3.6. Hệ số thành thục sinh dục của cá Bống cát trắng cái 59 Đồ thị 3.7. Hệ số thành thục sinh dục của cá Bống cát trắng ñực 59 Đồ thị 3.8. Hệ số thành thục sinh dục của cá Bống cát trắng lưỡng tính theo hướng cái 60 Đồ thị 3.9. Hệ số thành thục sinh dục của cá Bống cát trắng lưỡng tính theo hướng cái 60 Đồ thị 3.10. Biến ñộng phần trăm thành thục sinh dục cái theo thời gian 64 Đồ thị 3.11. Biến ñộng phần trăm các giai ñoạn thành thục ñực theo thời gian 65
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Ảnh hồ Lắk từ vệ tinh 15 Hình 3.1. Cá Bống cát trắng 32 Hình 3.2 Trứng và tinh sào của cá Bống cát trắng 44 Hình 3.3. Cá Bống cát trắng cái 44 Hình 3.4. Cá Bống cát trắng ñực 45 Hình 3.5. Cá Bống cát trắng lưỡng tính 45 d. Cơ cấu giới tính 45 Hình 3.6. Trứng giai ñoạn I 47 Hình 3.7. Trứng giai ñoạn II 47 Hình 3.8. Trứng ở giai ñoạn III 48 Hình 3.9. Trứng ở giai ñoạn IV 48 Hình 3.10. Buồng trứng ở giai ñoạn VI – III 49 Hình 3.11. Tinh sào ở giai ñoạn I 50 Hình 3.12. Tinh sào ở giai ñoạn II 51 Hình 3.13. Tinh sào ở giai ñoạn III 51 Hình 3.14. Tinh sào ở giai ñoạn IV 52 Hình 3.15. Tinh sào ở giai ñoạn VI – II 53 Hình 3.16. Buồng trứng với các yếu tố tạo tinh 55 Hình 3.17. Tinh sào với các yếu tố tạo trứng 56 Hình 3.18. Bể nuôi thuần hóa cá bố mẹ 67
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn ñề tài Đắk Lắk có hệ thống sông suối dày ñặc với hàng trăm hồ chứa, hồ tự nhiên lớn nhỏ là ñiều kiện thuận lợi ñể phát triển ngành thủy sản nói chung và nghề khai thác thủy sản nội ñịa nói riêng. So với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, khu hệ thuỷ sinh của Đắk Lắk có tính ña dạng sinh học tương ñối cao. Theo kết quả ñiều tra của trường Đại học Tây Nguyên về thành phần giống loài khu hệ cá nước ngọt Tây Nguyên, ở Đắk Lắk có 201 loài cá, trong ñó có 22 loài có giá trị kinh tế, 7 loài trong sách ñỏ Việt Nam, 1 loài trong sách ñỏ của IUCN [4]. Hồ Lắk là hồ tự nhiên lớn nhất Đắk Lắk và cả Việt Nam với diện tích khoảng 658 ha. Hồ ñược bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh nên có hệ ñộng thực vật phong phú, ña dạng, ñã ñược xác ñịnh là khu rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk từ năm 1995. Hồ là nơi trú ngụ của rất nhiều loài thủy sinh vật, là nguồn lợi cho cư dân ñịa phương sinh sống ở khu vực quanh hồ. Bên bờ hồ còn có buôn Jun, buôn M’Liêng, những buôn người M’Nông cư trú lâu ñời, là cái nôi của nền văn hóa M’Nông. Đây không những là ñiểm du lịch ưa thích của nhiều du khách trong ngoài nước mà còn nổi tiếng từ lâu về ñặc sản cá Thát lát, cá Lăng, cá Trèn bầu, cá Bống…, là những món ăn ngon ñược nhiều người biết ñến [2]. Qua thống kê về cá nước ngọt miền Nam Việt Nam của Mai Đình Yên, có rất nhiều loài cá Bống như: Cá Bống tượng (Oxyeleotris marmoratus), cá Bống cát tối (Glossogobius giuris), cá Bống cau (Bustis butis), cá Bống mắt (Ctenogobius ocellatus), cá Bống cát trắng (Glossogobius sparsipapillus) [32]… Loài cá Bống cát trắng ở hồ Lắk có giá trị kinh tế cao (giá bán tại chợ thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk dao ñộng từ 80.000ñ - 100.000ñ/kg), ñược nhiều người ưa chuộng vì thịt thơm ngon, có thể ăn cả xương, chế biến ñược nhiều món ăn như: Cá bống kho tiêu, kho nghệ, chiên giòn…
- 2 Sự phát triển của kinh tế, xã hội, áp lực về dân số, ô nhiễm môi trường, khai thác thủy sản bừa bãi, ñánh bắt bằng các ngư cụ mang tính hủy diệt ñã làm giảm ña dạng sinh học của thuỷ sinh vật ở hồ Lắk một cách nghiêm trọng. Nguồn lợi thủy sản nói chung và một số loài thủy sản ñược coi là ñặc sản của hồ ñã suy giảm nghiêm trọng và ñang có nguy cơ mất hẳn. Muốn bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản nói chung, bảo vệ các loài cá Bống nói riêng trước hết phải có những hiểu biết nhất ñịnh về phân loại, ñặc ñiểm sinh thái và sinh học của chúng. Việc nuôi thử nghiệm và xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen của các loài cá này. Về lâu dài sẽ góp phần duy trì sản lượng cá bống theo hướng tối ưu bền vững, góp một phần vào việc ổn ñịnh và phát triển kinh tế cộng ñộng ngư dân khai thác cá ở hồ Lắk. Chính vì lý do ñó, chúng tôi ñược phân công thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus tại hồ Lắk và thử nghiệm sinh sản”. 2. Mục tiêu ñề tài a. Mục tiêu tổng quát Làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus ở hồ Lắk. b. Mục tiêu cụ thể - Bước ñầu xác ñịnh một số ñặc ñiểm sinh học cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus ở hồ Lắk. - Thử nghiệm cho sinh sản cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus. 3. Ý nghĩa của ñề tài - Bổ sung dẫn liệu về cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus cho khoa học. - Kết quả nghiên cứu bước ñầu hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc ñưa vào xây dựng nuôi sinh sản, nuôi thương phẩm cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus.
- 3 4. Giới hạn của ñề tài - Thời gian: Từ tháng 8 năm 2010 ñến tháng 8 năm 2011. - Địa ñiểm: + Phòng thí nghiệm bộ môn sinh học ñại cương trường Đại học Tây Nguyên. + Văn phòng Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung - Viện Nghiên cứu NTTS III, 53 Ngô Thì Nhậm, phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. + Khu vực nuôi thử nghiệm: Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk - Do ñề tài giới hạn về thời gian nghiên cứu nên chúng tôi tập trung thực hiện những nội dung sau: + Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học cơ bản cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipipallus ở hồ Lắk như ñặc ñiểm dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản. + Bước ñầu nghiên cứu nuôi thử nghiệm sinh sản bằng hình thức nuôi trong bể xi măng.
- 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lược sử vấn ñề nghiên cứu trên thế giới Cá là lớp ñộng vật có số lượng lớn trong tự nhiên, chúng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn. Không những thế chúng còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người và các loài ñộng vật khác. Trong y tế, nhiều loài cá ñược sử dụng ñể làm thành phần ñiều chế thuốc chữa bệnh như dầu cá, vitamin..., phòng bệnh cho con người và các sinh vật khác. Theo Đông Y, cá Bống cát trắng còn ñược gọi là Sa ngư, có vị ngọt, tính bình, không ñộc có các tác dụng noãn trung, ích khí, ấm tỳ vị (Nam dược thần hiệu). Đối với ñời sống, cá ñược chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, là thức ăn quan trọng trong ngành chăn nuôi. Phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến cá còn là nguồn phân bón rất tốt cho trồng trọt. Vì vậy, ngay từ rất sớm ñã có nhiều các công trình nghiên cứu về cá, thuộc nhiều các lĩnh vực khác nhau như: Nghiên cứu về phân loại, phân bố, dinh dưỡng, sinh sản,… 1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, phân bố của cá Ngay từ ñầu thế kỷ XIX có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại cá như Boulenger (1851) và Gunther (1899) ñã giới thiệu 6843 loài cá ở bảo tàng Anh [22]. Năm 1996 Rainboth ñã công bố cuốn sách “Những loài cá sông Mê Kông ở Campuchia”. Cuốn sách này ñã giới thiệu nguồn gốc, phân bố, hình ảnh của 216 loài cá sông Mê Kông thuộc ñịa phận nước Campuchia, trong ñó có 4 loài thuộc giống cá Bống cát (G.sparsipipallus)[37]. 1.1.2. Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học – sinh thái Những nghiên cứu về tuổi cá ñược tiến hành từ rất sớm. Xuvorov và Arnold là hai nhà khoa học người Nga (1909 – 1910) công bố công trình nghiên cứu về tuổi cá ñầu tiên [22].
- 5 Năm 1973, Pravidin ñã xây dựng phương pháp xác ñịnh phương pháp xác ñịnh tuổi cá. Ông khẳng ñịnh: Các xương nắp mang, xương hàm, xương vòm miệng, xương ñai vai và cả xương phẳng của sọ ñều có vân sinh trưởng nhưng vòng vân của xương ñá tai và xương nắp mang vẫn rõ hơn các xương khác [22]. Fulton (1902) ñề ra phương pháp xác ñịnh hệ số béo của cá sau này ñã ñược Clark (1928) kế thừa, sửa ñổi và bổ sung ñưa ra các công thức tính hệ số béo của cá: Công thức của Fulton (1902): QFulton = W x 100/L3 Công thức của Clark (1928): QFulton = W0 x 100/L3 Trong ñó: - Q: Hệ số béo của cá - L: Chiều dài của cá ño từ mút mõm ñến hết tia vây ñuôi dài nhất (cm) - W: Khối lượng toàn thân của cá (g) - W0: Khối lượng của cá ñã bỏ các nội quan (g) Khi xác ñịnh hệ số béo của cá, người ta ñã lấy khối lượng chung của nó kể cả nội quan. Phương pháp như vậy chưa phản ánh ñược những chỉ số thật sự của ñộ béo. Năm 1961, Amoxov ñã tìm ra phương pháp xác ñịnh chỉ số cơ cấu bên ngoài mới của cá và ñộ béo của nó không phụ thuộc vào mức ñộ phát triển của tuyến sinh dục, ñộ no của bộ máy tiêu hoá và những nhân tố khác. Phương pháp nghiên cứu của ông dựa trên hình dạng cắt ngang của cơ thể cá, ñặc biệt trên cơ sở xác ñịnh vòng ngang qua lưng cá ở chỗ có chiều cao cơ thể lớn nhất. Ông ñề nghị những số ño chủ yếu sau: Chiều dài cá ñến phần cuối phủ vảy, chiều dài ñầu, chiều cao lớn nhất của cơ thể, những số ño ở chỗ cắt ngang theo 3 ñiểm của nửa cung lưng. Phương pháp của Amoxov khó áp dụng trong thực tế, vì vậy khi nghiên cứu hiện trường người ta dùng phương pháp xác ñịnh mỡ ñơn giản của Prozoroxkaia. Ông ñã ñưa ra một tiêu chuẩn gồm 5 bậc ñể xác ñịnh mỡ của cá, ñược Nikolxki (1963) trình bày như sau:
- 6 Bậc 0: Ruột không có mỡ. Đôi khi ruột non có một lớp màng trắng mỏng bao phủ. Giữa những mấu của ruột non thấy rõ các sợi của màng này Bậc 1: Có một dải mỡ mỏng nằm giữa phần thứ hai và thứ ba của ruột non. Đôi khi ở mép trên của phần thứ hai có một dải mỡ rất hẹp ñứt quãng Bậc 2: Có một dải mỡ hẹp tương ñối dày ở giữa phần hai và thứ ba của ruột non. Ở mép trên của phần thứ hai có dải mỡ hẹp liên tục không ñứt quãng. Ở mép dưới của phần thứ ba có chỗ thấy rõ mỡ nằm thành những phần nhỏ riêng biệt Bậc 3: Có dải mỡ rộng ở giữa phần thứ hai và thứ ba của ruột. Ở mấu ruột giữa phần thứ hai và thứ ba dải này rộng ra. Có một dải mỡ rộng ở mép trên của phần thứ hai và mép dưới của phần thứ ba. Ở chỗ cong thứ nhất của ruột, nếu tính từ phần cuối ñầu có một khối mỡ hình tam giác. Ở phần ruột cuối hậu môn ña số các trường hợp ñều có lớp mỡ mỏng Bậc 4: Ruột hầu như hoàn toàn bị mỡ bao phủ, chỉ trừ có những chỗ trống mà qua ñó ta nhìn thấy ruột thôi. Những chỗ trống nhỏ này thường ở mấu thứ hai và phần thứ ba của ruột. Đôi khi cũng gặp những chỗ trống ấy ở phần thứ hai của ruột. Những u mỡ ở hai bên mấu ruột rất lớn Bậc 5: Tất cả ruột ñều bị phủ một lớp mỡ dày, không có chỗ trống nào, những u mỡ ở hai bên mấu ruột rất lớn. Pravdin là người có công tổng kết các công trình nghiên cứu khoa học về ngư loại học. Trong ñó có giới thiệu phương pháp tính ngược sinh trưởng về hàng năm theo tỷ lệ chiều dài thân và ñường kính vẩy, ñược công bố bởi tác giả Einar Lea (1910 – 1937). Phương pháp tính này ñược Rosa Lee (1920) sửa ñổi, bổ sung cho rằng không phải sinh trưởng của chiều dài thân tỉ lệ thuận với bán kính của vẩy mà chỉ có mức tăng của chúng tỷ lệ thuận với nhau khi ñã có một kích thước n. Hiện nay, phương pháp của Elea (1910 - 1937) và Rosa Lee (1920) vẫn ñược sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu về ngư loại học. Trong cuốn sách “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của tác giả Pravdin ñã tổng kết công trình nghiên cứu về sinh trưởng của hai tác giả Berverton – Holt (1956). Hai nhà nghiên cứu này ñã giới thiệu phương trình tương quan giữa chiều dài và
- 7 khối lượng của cá. Phương trình này ñược các tác giả Võ Văn Phú [16], [18], Bùi Thanh Loan [12] và nhiều tác giả khác áp dụng. Dựa vào số ño về chiều dài và khối lượng của cá ñể tính tương quan theo phương trình của Berverton – Holt (1956): W = a x Lb Trong ñó: - W: Khối lượng toàn thân của cá (g) - L: Chiều dài toàn thân cá (cm) - a, b: Các hệ số tương quan nhất ñịnh [29]. Năm 1934, trong cuốn sách: “Hướng dẫn thu mẫu và xử lý dữ liệu nghiên cứu về thức ăn của cá” của Bogorov vạch ra cách thu thập mẫu thức ăn và cách xử lý ñể ñưa ra những nhận ñịnh chính xác về dinh dưỡng của loài cần nghiên cứu [22]. Nghiên cứu về dinh dưỡng ñược các nhà khoa học quan tâm, có rất nhiều công trình nghiên cứu về thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo, ñể góp phần tăng mức ñộ sinh trưởng sản lượng và khả năng tái sản xuất quần thể của cá. Theo Pravidin, từ ñầu thế kỷ XX, có rất nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng ñã ñược công bố, ñiển hình là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Bogorov (1934), Demenieva và Ilin (1938), Pillay (1953), Brotxkaia (1939), Lisev (1950), Pirojnirov (1953), Borutxki (1955), Jadin (1956, 1960),...[22]. Tác giả Bogorov năm 1934, ñã giới thiệu cuốn sách: “Hướng dẫn thu mẫu và xử lý dữ liệu nghiên cứu về thức ăn cho cá”. Đây là một tài liệu quý cho các nhà nghiên cứu cá bởi nó vạch ra các cách thu thập mẫu thức ăn và cách xử lý ñể ñưa ra những nhận ñịnh chính xác về dinh dưỡng của các loài cá cần nghiên cứu. Năm 1961, Viện hàn lâm khoa học Liên Xô ñã xuất bản cuốn “Hướng dẫn nghiên cứu thức ăn của cá trong ñiều kiện thiên nhiên” do một số chuyên gia về lĩnh vực này viết, dưới sự chỉ ñạo của Borutxki. Cuốn sách này ñã trình bày ñầy ñủ phương pháp nghiên cứu thức ăn của các loài cá ăn sinh vật nổi, sinh vật ñáy, ăn thực vật và những loài cá dữ, cho ta danh sách những tài liệu tham khảo chủ yếu [22].
- 8 1.1.3. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh sản Năm 1923, Kixelevits ñưa ra phương pháp nghiên cứu xây dựng bậc thang chín muồi sinh dục của cá, ñưa ra sơ ñồ xác ñịnh ñộ chín của tuyến sinh dục của cá gồm 6 giai ñoạn chung [22]. Năm 1937, Krokhin và Krogiu ñã nghiên cứu bãi ñẻ trứng của cá Hồi Viễn Đông ở Kamksatka. Nghiên cứu ñã nêu lên ñược ñiều kiện kiện sinh thái của bãi ñẻ trứng của cá Hồi [22]. Theo Pravidin, trong công trình nghiên cứu của giáo sư Driagin có thông báo về hệ số và chỉ số chín muồi sinh dục và những tài liệu về sự di cư ñẻ trứng của cá ở hồ Ilmen. Có thể sử dụng tài liệu này như những tài liệu có tính chất hướng dẫn về phương pháp ñể quan sát sự ñẻ trứng của các cá ở các vực nước khác nhau. Năm 1941, trong công trình nghiên cứu về cá Vền (Abramis brama) của tác giả Velikokhatko ñã thiết lập ñược mối quan hệ giữa sức sinh sản với chiều dài khối lượng và tuổi cá [22]. Ngày nay, ñã có rất nhiều phương pháp nghiên cứu về sinh sản của cá ñược công bố, song các phương pháp nghiên cứu của Kixelevits (1923) vẫn ñược sử dụng nhiều nhất. Ông cho rằng sơ ñồ xác ñịnh ñộ chín của tuyến sinh dục gồm: - Giai ñoạn I: Những cá thể chưa chín muồi sinh dục. Tuyến sinh dục chưa phát triển, nằm sát vào phía trong của vách cơ thể (theo hai bên hông và dưới bóng hơi) và là những sợi dây dài, hẹp hoặc là những ñường mà mắt thường không thể xác ñịnh ñược ñực cái - Giai ñoạn II: Những cá thể trưởng thành hoặc là những sản phẩm sinh dục phát triển sau khi ñẻ trứng. Tuyến sinh dục bắt ñầu phát triển và dày thêm ra tạo thành trứng hoặc tinh sào, hạt trứng nhỏ, mắt thường không nhìn thấy ñược. Có thể phân biệt ñược buồng trứng hay tinh sào vì buồng trứng có mạch máu tương ñối lớn, chạy dọc và hướng về phía giữa thân ñập ngay vào mắt. Tuyến sinh dục còn nhỏ và chiếm một phần xoang cơ thể - Giai ñoạn III: Tuyến sinh dục chưa chín nhưng tương ñối phát triển. Buồng trứng ñược tăng lên nhiều về kích thước, chiếm từ 1/3 ñến 1/2 xoang
- 9 bụng và chứa ñầy ñủ những hạt trứng nhỏ, ñục, hơi xám mà mắt thường trông rõ. Nếu cắt buồng trứng và nạo nó bằng ñầu kéo ñể lấy ra những hạt trứng riêng, thì trứng khó tách ra khỏi những vách ngăn bên trong của buồng trứng và luôn luôn kết thành từng chùm gồm một vài hạt. Tinh sào có phần trước rộng hơn và bị hẹp lại ở phần sau. Bề mặt của nó màu hồng, ở một số cá màu hơi ñỏ vì có nhiều mạch máu nhỏ. Khẽ ấn vào tinh sào, không thấy sẹ lỏng chảy ra. Khi cắt ngang tinh sào, các mép của nó không trơn mà sắc cạnh - Giai ñoạn IV: Các tuyến sinh dục hầu như ñạt ñến mức phát triển cao nhất. Buồng trứng rất lớn và chiếm khoảng 2/3 xoang bụng. Hạt trứng lớn, trong suốt và khi ấn có sẹ chảy ra. Khi cắt buồng trứng và nạo bằng kéo, trứng rời ra từng cái một. Tinh sào màu trắng, chứa sẹ, rất dễ chảy ra khi ta ấn tay vào bụng cá. Nếu cắt ngang tinh sào, các mép của nó tròn lại ngay, và chỗ cắt có dịch nhờn chảy ra - Giai ñoạn V: Trứng và sẹ khi chín, ta dùng tay ấn nhẹ xuống bụng cá trứng và sẹ sẽ chảy ra thành tia. Nếu cầm ngược cá lên, lắc nhẹ thì chúng chảy ra tự do - Giai ñoạn VI: Các cá thể sau khi ñẻ. Sản phẩm sinh dục không còn. Xoang cơ thể rỗng. Buồng trứng và tinh hoàn rất nhỏ, sưng lên, có màu ñỏ thầm. Thông thường trong buồng trứng còn lại một ít trứng nhỏ. Những trứng ñó chuyển biến và thoái hoá ñi. Qua một vài ngày nó lại mọng lên và tuyến sinh dục chuyển sang giai ñoạn II – III. 1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về phân loại Năm 1972, tác giả Vương Dĩ Khang công bố cuốn sách “Ngư loại học”. Cuốn sách không chỉ giới thiệu kết quả nghiên cứu của nhiều nhà ngư loại học mà còn trình bày hình thái cấu trúc cơ thể cá, chu kỳ sống, môi trường, phân bố ñịa lý… của nhiều loài cá [7]. Năm 1992, Mai Đình Yên và cộng sự ñã ñưa ra danh sách các loài cá nước ngọt Nam bộ, công bố trong nghiên cứu “Định loại các loài cá nước
- 10 ngọt Nam bộ”, trong ñó có mô tả ñặc ñiểm hình thái và cách phân loại loài G. sparsipapillus [33]. Năm 2004 – 2005, Nguyễn Văn Khánh và các cộng sự, tiến hành nghiên cứu: “Thành phần các loài cá ở sông Hàn thành phố Đà Nẵng”, kết quả ñã ñịnh loại ñược 85 loài cá thuộc 71 giống, 48 họ và 15 bộ. Trong ñó có 15 loài có giá trị kinh tế, 2 loài có tên trong sách ñỏ [9]. Năm 2005, Ngô Sĩ Vân và Phạm Anh Tuấn trong công trình nghiên cứu: “Bước ñầu nghiên cứu khu hệ cá vùng núi ñá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình”, kết quả công bố 177 loài trong 95 giống, 36 họ và 11 bộ [31]. Năm 2006, Võ Văn Phú và các cộng sự trong báo cáo: “Đánh giá ña dạng sinh học về thành phần loài cá ở Thừa Thiên Huế”, kết quả ñã xác ñịnh ñược 79 loài cá thuộc 38 giống, 13 họ, 5 bộ [17]. Năm 2009, Võ Văn Phú và Nguyễn Duy Thuận trong báo cáo: “Cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống sông Ô Lâu, tỉnh Thừa Thiên Huế”, ñã xác ñịnh 109 loài, 76 giống với 31 họ thuộc 11 bộ khác nhau, trong ñó bộ cá chép chiếm ưu thế với 37 loài [20]. 1.2.2. Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh sản của cá Năm 2002, Nguyễn Tường Anh và Nguyễn Dương Dũng, kích thích cá chép sinh sản bằng 17α – hydroxy 20β – dihydroproggesteron. Tác giả nhận thấy ở liều lượng 5mg/kg luôn cho kết quả rụng trứng và sinh sản tốt [1]. Năm 2003, Nguyễn Thanh Phương và các cộng sự tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, dinh dưỡng và sinh sản của cá Nâu Scatophagua argus”, kết quả ñã mô tả ñặc ñiểm hình thái, cơ quan sinh dưỡng, sự sinh trưởng và các giai ñoạn phát triển phôi, thành thục sinh dục của cá Nâu [21]. Năm 2003 – 2004, Nguyễn Văn Triều và các cộng sự tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của cá Kết Kryptopterus bleeker”, kết quả ñã mô tả ñặc ñiểm hình thái, ñặc ñiểm dinh dưỡng và sự thành thục của cá Kết [28]. Năm 2004, Lê Thị Nam Thuận, trong nghiên cứu: “Kết quả bước ñầu về mối liên hệ của một số yếu tố môi trường sinh thái và sự xuất hiện các loài thủy
- 11 sản vùng Thuận An, hệ ñầm phá Tam Giang dựa và cộng ñồng”, kết quả cho thấy có sự dao ñộng mạnh về pH và ñộ mặn giữa các tháng, từ ñó ảnh hưởng rất nhiều ñến sự xuất hiện của các loài thủy sản, một số loài thủy sản chỉ xuất hiện vào một ñiều kiện thời tiết nhất ñịnh trong năm [26]. Năm 2005, trong hội thảo khoa học của Viện nghiên cứu Thủy sản I, tác giả Nguyễn Đức Tuân và các cộng sự ñã ñưa ra kết quả “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Lăng chấm Hemibragrus guttatus (Lacepede, 1803) trong ñiều kiện nuôi”, kết quả ñã xây dựng ñược quy trình nhân nuôi và loại thức ăn cho loài cá này [29]. Năm 2006, tác giả Ngô Văn Triều trong báo cáo: “Kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá Rô ñồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ñã chỉ ra loại thức ăn có 30% protein giúp cá thành thục tốt, tỉ lệ sống của cá con ương trong bể cao hơn ở ao ñất, mật ñộ nuôi là 30 con/100m2 là tốt nhất [27]. Năm 2006, Nguyễn Văn Triều và các cộng sự, trong ñề tài: “Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của cá Kết (Kryptopterus bleekeri Gunther, 1864) ”, chỉ ra các loại thức ăn của cá chủ yếu nghiêng về ñộng vật, nhất là ñộng vật có xương sống, hệ số thành thục là 2,71 [29]. Năm 2006, Phạm Trần Nguyên Thảo và các cộng sự, trong công trình nghiên cứu: “Đặc ñiểm sinh học, sinh sản của cá Đối (Liza subviridis)”, tác giả ñã kết luận cá Đối là cá sinh sản nhiều hơn một lần trong một năm, mùa vụ sinh sản chính là tháng 1 ñến tháng 3 hàng năm, sức sinh sản và trọng lượng cá có mối liên quan thuận [25]. Năm 2006, Nguyễn Bạch Loan và các cộng sự, trong ñề tài: “Đặc ñiểm hình thái, sinh học, sinh sản của cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801)”, ñã kết luận hệ số thành thục của cá Leo cao nhất là 0,5 – 0,81% vào tháng 6, mùa vụ sinh sản trong tự nhiên là từ tháng 5 cho ñến tháng 10 hàng năm [11]. Năm 2007, tác giả Nguyễn Phi Nam, trong “Nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) và nuôi thử nghiệm luân canh cá Dầy thương phẩm trong ao nuôi tôm sú thuộc ñầm phá các tỉnh Thừa Thiên
- 12 Huế”, ñưa ra các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới khả năng thành thục và sinh sản của cá Dầy và ñề xuất quy trình nhân nuôi cá Dầy hoàn chỉnh [14]. Năm 2007, Võ Văn Phú và Bùi Minh Thắng, nghiên cứu: “Đặc tính dinh dưỡng của cá Sỉnh gai onychostoma laticeps (Gunther, 1896) tại hồ Phú Ninh và các vùng phụ cận, tỉnh Quảng Nam”, kết quả ñưa ra phổ thức ăn của cá Sỉnh gai tương ñối rộng, tuổi 1+ cường ñộ bắt mồi cao, hệ số béo tăng dần theo nhóm tuổi [19]. Năm 2008, Lý Văn Khánh và các cộng sự trong nghiên cứu: “Đặc ñiểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản của lươn ñồng Monopterus albus”, kết quả lươn ñồng là loài ăn ñộng vật, lươn ñồng có chiều dài nhỏ hơn 30cm là cái, chiều dài lớn 50cm là ñực, chiều dài nằm từ 30 – 50cm là lưỡng tính, sức sinh sản tuyệt ñối từ 143 – 6813 trứng/cái, sức sinh sản tương ñối 4828 – 65771 trứng/kg, ñường kính trứng ở giai ñoạn IV là 0,5mm [8]. Năm 2009, Bùi Thanh Loan, trong luận văn cao học với ñề tài: “Bước ñầu tìm hiểu ñặc ñiểm sinh học và nuôi thử nghiệm bằng hình thức nuôi lồng loài cá Lăng ñuôi ñỏ Mystus Wyckioides ở thành phố Buôn Ma Thuột”, kết quả ñã ñưa ra phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng là W = 10,7x10-7xL3,3637, phổ thức ăn của cá Lăng ñuôi ñỏ nghiêng về ñộng vật hơn thực vật [12]. Năm 2010, Võ Văn Phú Nguyễn Thị Hoàn trong báo cáo: “Đặc ñiểm sinh trưởng của cá chỉ vàng Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) ở vùng biển Thừa Thiên Huế”, tác giả ñưa ra phương trình sinh trưởng về chiều dài và khối lượng theo Von Bertalanffy có dạng: Chiều dài : Lt = 228,6 x [1 - e-0,379( t + 0,947)] Khối lượng: Wt = 215 x [1 - e-0,041(t + 0,2815)]2,84899 Thành phần thức ăn chủ yếu là ñộng vật không xương sống, hệ số béo ở nhóm tuổi 2+ là cao nhất [18]. Năm 2011, Võ Văn Phú, Lê Thị Đào trong báo cáo: “Đặc ñiểm sinh sản của cá Tráp vây vàng Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) tại vùng ven biển Thừa Thiên Huế”. Tác giả ñã trình bày ñược tuyến sinh dục của cá biến ñổi theo 5 giai
- 13 ñoạn, là loài lưỡng tính, biệt hóa theo hướng ñực trước, cái sau. Hệ số thành thục cao nhất vào tháng 12 ñến tháng 3, cá bắt ñầu sinh sản ở tuổi 2+ [16]. 1.2.3. Nghiên cứu thủy sinh ở hồ Lắk Năm 1978, Nguyễn Trọng Nho nghiên cứu một số yếu tố môi trường thủy sinh hồ Lắk [15]. Chương trình Tây Nguyên 2, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật ñã khảo sát chung về khu rừng lịch sử văn hóa hồ Lắk, công bố hồ Lắk có 35 loài cá, 3 loài ốc, 3 loài tôm và 2 loài cua [3]. Năm 1996 – 2005, Phan Đinh Phúc và các cộng sự thực hiện nghiên cứu về chất lượng nước, sản lượng khai thác, khu hệ cá của 3 hồ Eakao, hồ Lắk và hồ Easup, từ ñó ñưa ra các biện pháp quản lý bền vững và khai thác nguồn lợi thủy sản ở ñây. Trong ñó ñã ñưa ra nhiều dẫn liệu sinh thái, thành phần loài, ñặc ñiểm sinh học và sinh sản của khu hệ cá ở hồ Lắk [35]. Năm 2000, Nguyễn Thị Thu Hè trong luận án tiến sĩ: “Điều tra khu hệ cá của sông suối Tây Nguyên”, ñã khảo sát và ñưa ra danh sách 86 loài cá có mặt tại các hồ ở Tây Nguyên, trong ñó có loài cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus thuộc giống cá Bống cát ở hồ Lắk [5]. 1.2.4. Nghiên cứu về cá Bống cát trắng Cá Bống cát trắng G. sparsipapillus ñược Akihito và Meguro (1976) mô tả lần ñầu tiên ở miền Nam Việt Nam (Cần Thơ) [36]. Năm 1992, Mai Đình Yên và các cộng sự, trong: “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” mô tả loài cá Bống cát trắng qua 9 mẫu thu ñược ở Bến Tre, Tân Châu như sau: L = 82 – 231 mm Lo = 65 – 179 mm D = VI; I/9 A = I/8 P = 20 V = I/5 L.1 = 30 – 31 TR = 9 – 10 Pred = 20 – 21 H/Lo = 17,9 T/Lo = 31,5 O/T = 13,7 OO/t = 9,6 Thân thon dài, phía sau dẹp ngang, ñầu dẹp ñứng, mõm dài và nhọn. Mắt gần như nằm ngang trên ñỉnh ñầu. Hai lỗ mũi tương ñối gần nhau, lỗ mũi trước hình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 346 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 290 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 349 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 178 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 148 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 154 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 61 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 52 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 134 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 69 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn