intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

52
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tình hình sản xuất các loại cây trồng nông nghiệp truyền thống và các loại cây trồng mới tại huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ném mang lại cho người dân. Từ đó đề xuất một số giải pháp hỗ trợ nhằm phát triển và nâng cao giá trị cây ném.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN THUẬT NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY NÉM TRONG TÁI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÙNG CÁT VEN BIỂN PHÍA BẮC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8620116 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TUÂN HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được hướng dẫn khoa học bởi PGS.TS. Nguyễn Viết Tuân Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày.......tháng......năm 2018 Học viên Trần Văn Thuật PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễn kết hợp với kinh nghiệm công tác cùng kiến thức được trang bị qua thời gian học tập tại trường của bản thân. Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Viết Tuân người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, thầy đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, các Phòng chuyên môn của huyện và đặc biệt là cán bộ và các hộ trồng Ném 02 xã Điền Môn, xã Quảng Lợi đã dành thời gian trả lời các câu hỏi khảo sát, cung cấp số liệu sơ cấp cho nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện để tác giả có thể hoàn thành luận văn. Tác giả đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều để thực hiện luận văn này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết; vì vậy rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy, cô giáo và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa trong thực tiễn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Trần Văn Thuật PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Họ và tên: Trần Văn Thuật Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Viết Tuân Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY NÉM TRONG TÁI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÙNG CÁT VEN BIỂN PHÍA BẮC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau sự cố môi trường do Formosa, theo báo cáo của Chính phủ về sự cố Formosa (2016), vấn đề ô nhiễm biển đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 người do không có việc làm ổn định và 176.000 người phụ thuộc ở các tỉnh miền Trung. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 7.000 hộ dân, 33.000 người bị ảnh hưởng từ thảm họa của Formosa. Từ lâu cây ném, đã được người dân đặc biệt là vùng cát trồng trong cơ cấu cây trồng tại một số huyện Phong Điền, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Huế và cho thu nhập về kinh tế cao hơn so với các loại cây truyền thống khác. Với giá ném và năng suất hiện nay, cây ném là cây trồng mang lại thu nhập bình quân cao trên mỗi hecta cho nông dân. Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài mong muốn xác định được hiệu quả kinh tế của cây ném, qua đó cho thấy được tình hình sản xuất và vai trò của cây ném trong việc tái cơ cấu hệ thống sản xuất cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu; Phương pháp thu thập số liệu; phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn: Xác định thực trạng sản xuất các loại cây trồng nông nghiệp truyền thống và các loại cây trồng mới tại xã Điền Môn huyện Phong Điền và xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ném trong cơ cấu cây trồng vùng cát. Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ nhằm phát triển và nâng cao giá trị cây ném. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...................................................................... 3 1.1.1. Các lý luận của đề tài ................................................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm cơ cấu cây trồng ở vùng cát ven biển ....................................... 10 1.1.3. Các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cây ném ........... 11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 15 1.2.1. Tình hình sản xuất ném tại một số địa phương ở Việt Nam ...................... 15 1.2.2. Tình hình sản xuất cây ném ở tỉnh Thừa Thiên Huế ................................. 18 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 21 2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................... 21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 21 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 21 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. v 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 21 2.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế và điểm nghiên cứu ................................................... 21 2.2.2. Tình hình sản xuất cây ném trong cơ cấu cây trồng tại cùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................... 22 2.2.3. Định hướng phát triển cây ném tại vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................................................................... 22 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 22 2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu. ....................................................... 22 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu. ........................................................ 23 2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 23 2.3.4. Phương pháp xữ lý thông tin, số liệu ........................................................ 25 2.3.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích ......................................................... 25 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 26 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG CÁT VEN BIỂN PHÍA BẮC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ................................................................. 26 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................. 26 3.1.2. Đặc điểm về tình hình kinh tế và xã hội tại điểm nghiên cứu ................... 31 3.1.3. Thông tin về nông hộ nghiên cứu ............................................................. 37 3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY NÉM TRONG CƠ CẤU CÂY TRỒNG TẠI VÙNG CÁT VEN BIỂN PHÍA BẮC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ......................... 46 3.2.1. Tình hình sản xuất ném tại vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................................................... 47 3.2.2. Hiệu quả kinh tế của cây ném đối với nông hộ ......................................... 52 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ném của người sản xuất .... 58 3.2.4. Cơ cấu cây trồng tại vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế..... 68 3.2.5. Một số hiệu quả về mặt xã hội và môi trường của cây ném đối với vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................. 73 3.2.6. Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi sản phẩm ném tại vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................... 75 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vi 3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÂY NÉM TẠI VÙNG CÁT VEN BIỂN PHÍA BẮC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ................................................................. 80 3.3.1. Định hướng phát triển cây ném tại vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................................................................... 80 3.3.2. Đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất ném bền vững ............................. 84 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 87 4.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 4.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 87 4.2.1. Đối với chính quyền các cấp .................................................................... 87 4.2.2. Đối với người sản xuất ném ..................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 89 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 92 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu BQC Bình quân chung BVTV Bảo về thực vật CM Centimet HA Hecta HTX Hợp tác xã KG Kilogam UBND Ủy ban nhân dân NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NT&KTTS Nuôi trồng và khai thác thủy sản PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ném tại một số tỉnh ở Việt Nam năm 2015 ..................... 16 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ném tại huyện Quảng Điền và Phong Điền năm 2016..... 19 Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tại địa bàn huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền . 32 Bảng 3.2. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số các loại cây trồng chủ lực tại vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 ............................................................ 34 Bảng 3.3. Tình hình về dân số và lao động tại xã Điền Môn và xã Quảng Lợi năm 2016........................................................................................................................... 36 Bảng 3.4. Đặc điểm về nhân khẩu và lao động của nông hộ nghiên cứu năm 2016....... 38 Bảng 3.5. Thông tin về các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ tại điểm nghiên cứu năm 2016............................................................................................................. 40 Bảng 3.6. Thông tin về hoạt động trồng trọt của nông hộ tại xã Điền Môn và xã Quảng Lợi năm 2016 ............................................................................................................. 42 Bảng 3.7. Các nguồn thu nhập phân theo nhóm hộ tại xã Điền Môn và Quảng Lợi năm 2016........................................................................................................................... 44 Bảng 3.8. Tình hình sản xuất ném tại xã Điền Môn và xã Quảng Lợi năm 2016 .......... 47 Bảng 3.9. Tình hình sản xuất ném tại nông hộ nghiên cứu năm 2016 ........................... 49 Bảng 3.10. Sự thay đổi về quy mô trồng ném của nông hộ tại xã Điền Môn và Quảng Lợi từ năm 2014 – 2016 ............................................................................................. 51 Bảng 3.11. Tình hình đầu tư của các hộ sản xuất ném tại địa bàn nghiên cứu tính trên 1 ha sản xuất ném.......................................................................................................... 53 Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất ném tại địa bàn nghiên cứu tính trên 1 ha sản xuất ném ....................................................................................................... 56 Bảng 3.13. Một số khó khăn thường gặp phải trong quá trình sản xuất của người trồng ném tại địa bàn nghiên cứu ......................................................................................... 60 Bảng 3.14. Một số khó khăn gặp phải trong quá trình tiêu thụ ném của người sản xuất ném tại điểm nghiên cứu............................................................................................. 62 Bảng 3.15. Tình hình tiêu thụ ném của nông hộ nghiên cứu năm 2017 ........................ 64 Bảng 3.16. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất cây ném tại vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 .................................................................................. 66 Bảng 3.17. Lịch thời vụ của một số loài cây trồng được nông hộ áp dụng vào sản xuất tại địa bàn nghiên cứu năm 2016................................................................................. 69 Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế của một số cách bố trí cây trồng được nông hộ áp dụng vào sản xuất tại địa bàn nghiên cứu năm 2017. .................................................................. 71 Bảng 3.19. Định hướng phát triển cây ném trong tái cơ cấu trồng trọt của vùng cát...... 84 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Nhãn hiệu Ném vùng cát Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.................................... 18 Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................... 26 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ thuộc vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................................ 46 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Việt Nam diễn ra ngày càng phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân thì theo ông Ousmane Dione (2016), việc mạnh dạn tái cơ cấu hệ thống sản xuất cây trồng, vật nuôi gắn liền với hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa là hết sức cần thiết [34]. Đặc biệt việc chuyển đổi theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa đòi hỏi bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý để sản xuất có hiệu quả cao nhất, đảm bảo an toàn về lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa vào năm 2020 [11]. Sự cố môi trường do Formosa, theo báo cáo của Chính phủ về sự cố Formosa (2016), vấn đề ô nhiễm biển đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 người do không có việc làm ổn định và 176.000 người phụ thuộc ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). Trong đó, tỉnh Hà Tĩnh có hơn 24.400 người dân bị ảnh hưởng từ thảm họa của Formosa, tỉnh Quảng Bình có tỷ lệ thất nghiệp tăng 1,1%, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 7.000 hộ dân, 33.000 người bị ảnh hưởng từ thảm họa của Formosa [33]. Điều này đã tác động lớn đến việc tái cơ cấu nông nghiệp nông thôn tại các tỉnh nêu trên, đặc biệt là việc tái cơ cấu hệ thống sản xuất cây trồng, vật nuôi phải diễn ra nhanh chóng nhằm ổn định lại cuộc sống cho người dân ven biển chịu ảnh hưởng. Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm khu vực duyên hải miền Trung, theo Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), tổng diện tích đất tự nhiên của cả tỉnh là 503.320,53 ha thì diện tích đất cát chiếm hơn 10% (50.332,14 ha), tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển phía Bắc của tỉnh [22]. Việc trồng những loại cây truyền thống như lạc, ngô, khoai, sắn,…ở vùng đất cát bạc màu cho năng suất và sản lượng không cao. Trong tình hình kinh tế hiện nay, việc chọn ra các cây trồng phù hợp, thúc đẩy phát triển kinh tế là hết sức cần thiết [12]. Từ năm 2013 trở lại đây, đã xuất hiện mô hình trồng cây ném trên cát tại một số huyện Phong Điền, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thu nhập về kinh tế cao hơn so với các loại cây truyền thống khác. Với năng suất và giá ném thay đổi, cây ném có thể mang lại doanh thu bình quân từ 160 -180 triệu đồng/năm mỗi hecta cho nông dân, điều này dặt ra vấn đề bố trí cơ cấu cây trồng. Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc chủ trương nâng cao giá trị trên một đơn vị canh tác trong cơ cấu cây trồng, đề tài mong muốn xác định được hiệu quả kinh tế của cây ném, qua đó cho thấy việc thay đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện vùng cát. Ngoài ra đề tài còn mong muốn có thể tìm ra một số giải pháp khắc phục khó khăn cho người dân trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ném nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận cho người dân trồng ném. Do vậy, chúng tôi tiến hành PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 2 chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu tình hình sản xuất các loại cây trồng nông nghiệp truyền thống và các loại cây trồng mới tại huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ném mang lại cho người dân. Từ đó đề xuất một số giải pháp hỗ trợ nhằm phát triển và nâng cao giá trị cây ném. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng sản xuất ném tại vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế - Nghiên cứu hiệu quả sản xuất của cây ném trong cơ cấu cây trồng tại vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xác định định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài xác định hiệu quả sản xuất của cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng ven biển phía bắc tỉnh TT. Huế, làm cơ sở để bố trí lại và thay thế các giống cây trồng hợp lý nhằm nâng cao giá trị sản xuất cho nông dân. - Là cơ sở khoa học cho việc triển khai những chính sách hướng đến mục tiêu tái cơ cấu hệ thống sản xuất nông nghiệp ở vùng cát ven biển một cách có hiệu quả. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Thông qua nghiên cứu cho thấy được tình hình sản xuất của cây ném và hiện trạng sản xuất một số cây trồng ở vùng cát ven biển như thế nào. Từ đó làm cơ sở cho việc thay thế những giống cây kém hiệu quả hay bố trí lại cơ cấu cây trồng cho hợp lý nhằm cải thiện thu nhập cho người dân. - Thông qua nghiên cứu cho thấy được hiện nay người sản xuất cây ném đang gặp khó khăn trong những khâu nào, từ đó đề xuất được một số giải pháp hướng đến việc giúp đỡ sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm ném cho người dân. - Làm cơ sở để xem xét thành lập vùng chuyên canh hay xây dựng thương hiệu cây ném để tăng lợi nhuận cho người dân của tỉnh Thừa Thiên Thiên có tính khả thi hay không. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Các lý luận của đề tài 1.1.1.1. Khái niệm về cây ném - Khái niệm Cây ném (Allium schoenoprasum) hay còn gọi là Hành tăm, Hành trắng, cây nén,…thuộc họ Hành. Có nguồn gốc mọc hoang ở vùng Địa Trung Hải và được mang vào nước ta từ lâu đời, thường được trồng làm gia vị và lấy củ, hoa để làm thuốc. Có thể nhân giống bằng củ hay tách bụi vào vụ Đông xuân và thu hoạch củ vào vụ Hè thu [31]. - Đặc điểm của cây ném Cây ném có dạng cây thảo, thường chỉ cao 20 - 25 cm cho tới 40 - 45cm; củ có màu trắng ngón tay út hay hạt ngô, đường kính cỡ 0,5 - 3cm, bao bởi những vẩy dai. Lá và cán hoa hình trụ rỗng, do như que tăm, do vậy mà có tên gọi khác là hành tăm. Cụm hoa hình đầu, dạng cầu mang nhiều hoa có cuống ngắn. Quả nang, hình tròn [20]. Cây ném ưa nhiệt độ mát và là cây chịu lạnh tốt, nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển khoảng 18 - 20oC, để cây tạo củ cần nhiệt độ 20 - 22oC. Giai đoạn cuối ném thích ánh sáng dài ngày (Số giờ nắng 12-13 giờ/ ngày) để kích thích cây hình thành củ. Độ ẩm đất tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ném thích hợp ở mức 70 - 80% cho sinh trưởng thân lá và 60% cho phát triển củ. Tuy nhiên nếu thiếu nước thì cây sinh trưởng kém, ngược lại thừa nước thì cây phát bệnh thối ướt, thối nhũn gây ảnh hưởng tới quá trình bảo quản củ [20]. Từ đặc điểm nêu trên, ta có thể thấy được rằng cây ném là loại cây phù hợp với loại đất cát ven biển khi điều kiện đất nơi đây đáp ứng được các điều kiện cho cây ném phát triển tốt. Tuy nhiên để khẳng định được việc nên trồng hay không, thì ta cần nghiên cứu về sự sinh trưởng và phát triển của cây ở vùng đất cát ven biển. - Khu vực trồng Cây ném hay Hành tăm là loại cây đặc trưng của khu vực miền Trung được trồng rộng rãi từ khu vực tỉnh Quảng Ngãi kéo dài ra tới Nghệ An, Thanh Hóa. Ngày nay, nó được trồng cả khu vực Bắc Bộ: Hòa Bình, Thái Bình…Và trồng phổ biến toàn bộ các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ [31]. Do cây ném là cây gia vị có giá trị kinh tế cao hiện nay, ngoài làm gia vị thơm ngon, nó còn có nhiều công dụng trong quá trình điều trị một số bệnh thông thường như: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 4 Sốt cảm, ho, viêm họng, giải nhiệt…và trong nông nghiệp, củ nén là bài thuốc sinh học hữu ích trong việc xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại cho cây hoa màu [31]. 1.1.1.2. Khái niệm về hệ thống sản xuất cây trồng Khái niệm - Hệ thống cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí trong không gian và thời gian của các loại cây trồng trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế- xã hội (Đào Thế Tuấn, 1984). - Hệ thống cây trồng là tổng thể các loài cây giống trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian (Nguyễn Đức Tính, 1995) - Hệ thống cây trồng tối ưu không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên mà còn phụ thuộc vào quy mô và phần trả lại của sản phẩm cây trồng, giá của chi phí đầu vào bao gồm lao động, sự kết hợp giữa các hợp phần công việc, sức khỏe của nông dân và chiều hướng của rủi ro (David, 2003) [6]. 1.1.1.3. Khái niệm về nông hộ, gia trại - Khái niệm về nông hộ Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những người sống chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người làm công, người cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về “Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ [6]. Giáo sư Mc Gê (1989) - Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng: “Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm [6]. Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng “Hộ” là một hệ thống các nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn [6]. Nhóm “hệ thống thế giới” (các đại biểu Wallerstan (1982), Wood (1981, 1982), Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là một nhóm người có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp khác” [7]. Giáo sư Frank Ellis Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra một số định nghĩa về nông dân, nông hộ. Theo ông các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế mà chúng phân biệt gia đình nông dân với những người làm kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường [7]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 5 Thứ nhất, đất đai: Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống của gia đình nông dân trước những thiên tai. Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính kinh tế nổi bật của người nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản. Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966) nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư vào tích lũy cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận [7]. Từ những đặc trưng trên có thể xem kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao. Do vậy hộ gia đình nông dân được quan niệm trên các khía cạnh: Hộ gia đình nông dân (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động…) được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình [6]. Nói đến sự tồn tại của các hộ sản xuất trong nền kinh tế trước hết ta cần thấy rằng, hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cả các nước có nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều phương thức và vẫn đang tiếp tục phát triển. Do đó có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hộ sản xuất. Có nhiều quan niệm cho rằng: Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các thành viên đều dựa trên cơ sở kinh tế chung, các nguồn thu nhập do các thành viên cùng tạo ra và cùng sử dụng chung. Quá trình sản xuất của hộ được tiến hành một cách độc lập và điều quan trọng là các thành viên cuả hộ thường có cùng huyết thống, thường cùng chung một ngôi nhà, có quan hệ chung với nhau, họ cũng là một đơn vị để tổ chức lao động [1]. Để phù hợp với chế độ sở hữu khác nhau giữa các thành phần kinh tế (quốc doanh và ngoài quốc doanh) và khả năng phát triển kinh tế từng vùng (thành thị và nông thôn), theo phụ lục của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 499A/TDNH ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản xuất được nêu như sau: "Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 6 hoạt động sản xuất kinh doanh của mình". Như vậy, hộ sản xuất là một khái niệm (đa thành phần) to lớn ở nông thôn [1]. Để tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng định nghĩa về nông hộ là “Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình”, mà các hoạt động sản xuất kinh doanh trên được xem xét trên khía cạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. - Khái niệm về trang trại Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều 5, Tiêu chí xác định kinh tế trang trại [18]. Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: + Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. + Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; + Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. + Thay đổi tiêu chí xác định kinh tế trang trại Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian - Khái niệm gia trại Hiện nay, mặc dù chưa có những thông tư chính thức để ban bố về tiêu chí xác định nông hộ có quy mô gia trại. Nhưng tại một số tỉnh miền Trung-Tây Nguyên, cụ thể là một số tỉnh như Quảng Ngãi, Quãng Nam đã tiến hành điều tra và xác định quy mô gia trại theo các tiêu chí sau: Khái niệm gia trại: Gia trại là hộ chăn nuôi lợn hoặc gia cầm trong kỳ điều tra chưa đạt tiêu chí trang trại song có nuôi thường xuyên từ 30 con lợn hoặc từ 1000 con gà/(hoặc) vịt/(hoặc) ngan/(hoặc) ngỗng/(hoặc) chim cút (riêng chim cút từ 10000 con)) trở lên (sau đây viết tắt là Gia trại); số lần xuất chuồng trong năm từ 2 lần (đối với lợn) hoặc từ 3 lần trở lên (đối với gia cầm). Trong một số trường hợp nếu do một số yếu tố bất thường (dịch bệnh…) phải trống chuồng từ 1 - 3 tháng vẫn coi là nuôi thường xuyên [18]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 7 Đối với Gia trại mới nuôi chỉ tính đến thời điểm lập bảng kê có số con đạt số lượng quy định. Trường hợp đến thời điểm lập bảng kê gia trại mới xuất chuồng, đang trong giai đoạn vệ sinh chuồng trại thì vẫn được coi là gia trại chăn nuôi [18]. Đối với một huyện nằm trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên, thì đề tài tiến hành phân loại tiêu chí nông hộ gia trại dựa theo tiêu chí xác định nông hộ có quy mô gia trại như các tiêu chí trên. 1.1.1.4. Tái cơ cấu nông nghiệp - Khái niệm cơ cấu nông nghiệp Cơ cấu nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển về số lượng, chất lượng ngành nông nghiệp trong khoảng thời gian nào đó, vì vậy nó không phải là các quan hệ tĩnh mà luôn luôn biến đổi không ngừng theo sự phát triển của các chuyên ngành, tiểu ngành tạo nên cơ cấu toàn ngành. Đó là sự thay đổi tất yếu về tỷ lệ giữa các chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản trên quy mô cả nước, trên các vùng kinh tế- sinh thái [9]. - Khái niệm tái cơ cấu nông nghiệp Đây là khái niệm được đưa vào sử dụng trong vài năm gần đây và chưa có định nghĩa chính thức về “tái cơ cấu” nói chung và “tái cơ cấu ngành nông nghiệp” nói riêng. Thủ tướng CP ban hành Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg ngày 13/6/2013 phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” với các mục tiêu: + Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6% - 3,0%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, từ 3,5 - 4,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; + Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020; + Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, nâng tỷ lệ che phủ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 8 rừng toàn quốc lên 42 - 43% năm 2015 và 45% vào năm 2020, góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia. Như vậy, theo QĐ 899/2013/QĐ-TTg thì tái cơ cấu ngành nông nghiệp được hiểu là phát triển nông nghiệp giai đoạn 2013-2020 theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng với tốc độ từ 3,5 - 4,0%/năm giai đoạn 2016-2020; nâng cao mức sống của người dân nông thôn vào năm 2020 bằng 2,5 lần năm 2008, số xã đạt tiêu chí NTM là 50%, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 45%, Từ đó, có thể tạm hiểu “Tái cơ cấu nông nghiệp” là: “Quá trình tiếp tục phát triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh cao hơn, bền vững hơn cho toàn ngành, là quá trình phát triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các chuyên ngành nhằm tạo ra các nông sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững” - Các quan điểm về tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh TT. Huế + Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với định hướng phát triển ngành chung của cả nước; Gắn với Chương trình xây dựng Nông thôn mới và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững; + Trọng tâm là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, giá trị cao và thân thiện với môi trường; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có lợi thế của tỉnh; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến là khâu đột phá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, gắn sản xuất với nhu cầu của thị trường nhằm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân; + Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất và người tiêu dùng; Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt. Tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tham gia liên kết theo chuỗi; Lấy địa bàn xã làm cơ sở để chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 9 + Tái cơ cấu là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế trên cơ sở xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên quan. 1.1.1.5. Khái niệm về đất cát ven biển - Khái niệm về đất cát ven biển Đất cát biển được gọi tên theo hệ thống phân loại FAO - UNESCO là Arenosols (AR). Ðất cát biển được hình thành từ hai quá trình chính đó là quá trình hoạt động địa chất của biển, vận động nâng lên của thềm biển cũ và quá trình bồi tụ tạo lập đồng bằng của hệ thống các con sông ngắn ở miền Trung. Do hệ thống sông miền Trung thường ngắn do phần lớn được bắt nguồn từ phía Ðông của dãy Trường Sơn chảy thẳng ra biển nên có độ dốc lớn, dòng chảy ở các con sông này rất mạnh do đó các sản phẩm lắng đọng lại thường là những hạt vật liệu thô chủ yếu là các hạt cát có kích thước khác nhau. Ngoài ra, về cấu tạo địa chất ở khu vực đầu nguồn phần lớn có cấu tạo đá mẹ khó phong hóa như các loại đá granit, riolit, cát kết... nên chất liệu của các sản phẩm phong hóa cũng thường rất thô [5]. Theo NIAPP (2003) nhóm đất cát biển có tổng diện tích hơn 442.570 ha, có mặt trên 120 huyện, 28 tỉnh, chiếm khoảng 1,61% diện tích tự nhiên của cả nước. Tên gọi theo hệ thống phân loại FAO - UNESCO là Arenosols (AR) [5]. - Phân loại và sự phân bố của đất cát Việt Nam rất đa dạng về các nhóm đất cát biển. Tuy nhiên chủ yếu được phân thành các nhóm đất cát biển sau đây: + Ðất cồn cát trắng và vàng (Cc) Luvic Arenosols (ARl). + Ðất cồn cát đỏ (Cđ) Rhodic Arenosol (ARr). + Ðất cát biển điển hình (C) Haplic Arenosols (ARh). + Ðất cát mới biến đổi (Cb) Cambic Arenosols (Arb). + Ðất cát Glây (Cg) Gleyic Arenosols (Arg) Tại Việt Nam có 3 nhóm đất cát biển chủ yếu là Đất cồn cát đỏ chiếm 18,07% (khoảng 80.000 ha), phân bố chủ yếu ở vùng ven biển của các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận; Đất cát biển điển hình có diện tích lớn nhất so với các nhóm đất khác là 197.802 ha (khoảng 44,69%), phân bố chủ yếu dọc ven bờ biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, rải rác ở dọc ven biển Trung và Nam Trung Bộ và một số diện tích ở ven biển Nam Bộ có những giồng cát là dấu vết của quá trình biển lùi. Cuối cùng là nhóm Đất còn cát trắng và vàng có diện tích là 149.754 ha chiếm 33,84% tổng diện tích đất cát trên toàn quốc, phân bố ở sát biển với những cồn cát có màu trắng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 10 hoặc vàng có hai sườn dốc, sườn dốc đứng hướng về phía đất liền còn sườn thoải hướng về phía biển. Các cồn cát này có thể di chuyển khi có gió mạnh từ phía biển thổi vào làm lấp dần ruộng nương, làng mạc, đường xá giao thông. Nhóm này chủ yếu từ Quảng Bình tới Bình Thuận, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế [3]. + Ðất cát biển phân bố chủ yếu ở ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận... Ngoài ra còn một số diện tích phân bố ở các cửa sông lớn hoặc trên những vùng đất được hình thành từ nền đá mẹ sa thạch hay granit [3]. 1.1.2. Đặc điểm cơ cấu cây trồng ở vùng cát ven biển - Vùng cát ven biển một tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu và thời tiết, đặc biệt là trong giai đoạn biến đổi khí hậu hiện nay. Các nghiên cứu cho thấy rằng, Việt Nam là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (ADB 2009). Nhiệt độ Việt Nam sau 50 năm (1958 – 2007) tăng lên khoảng từ 0,50C đến 0,70C. Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ qua. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn khí hậu phía Nam. Lượng mưa trong 50 năm qua cũng giảm khoảng 2%, các vùng khí hậu phía Bắc có lượng mưa giảm còn lượng mưa lại tăng ở phía Nam. Mực nước biển có tốc độ tăng 3mm/năm [29]. - Với sự ảnh hưởng đó, điều kiện môi trường của vùng đất cát ven biển trong nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên và con người. Nguy cơ sạt lở bờ biển, nước biển xâm thực; hiện tượng cát bay, cát trôi, cát chuồi là những mối đe dọa thường xuyên. Ngoài yếu tố khách quan, cũng không ít lý do chủ quan như việc phát triển sản xuất, đào hồ nuôi trồng thủy sản cũng đã làm xáo trộn không ít cảnh quan, môi trường; thêm vào đó, việc khai khoáng đại trà đã làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn. Thực trạng đó dẫn đến đất trồng bị nhiễm mặn, sa mạc hóa cảnh quan, gia tăng hạn hán, ngập úng do lún sụt địa tầng [8]. Tại thị trấn Thuận An - Hải Dương có nơi biển xâm thực vào đất liền đến 50m, cuốn trôi dãy nhà nghỉ của Công an tỉnh và ngọn hải đăng ra biển, một phần do biến đổi khí hậu, phần khác do rừng phòng hộ ven biển quá mỏng, chưa đủ sức ngăn cản sóng biển tàn phá [8]. - Do vậy, tại các vùng cát ven biển và đầm phá, chủ yếu tập trung các loại cây trồng như phi lao, keo chịu hạn, keo lưỡi liềm, tập đoàn cây ngập nước; và nhóm các loại thực vật hoang dại như: xương rồng, tràm, chổi, mua, sim, chạc ch́ u, dứa dại… Ngoài việc chống sạt lở, các loài cây trồng này nếu được trồng tập trung còn chống được tình trạng sa mạc hoá vùng đất cát ven biển; chống biển xâm thực và nạn cát bay; tạo cảnh quan sinh thái thuận lợi cho môi trường. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2