intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, năng suất và chất lượng của hai giống cỏ mới mulato 2 và mulato 3 tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Chia sẻ: Tran Quoc Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:95

122
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Sinh học "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, năng suất và chất lượng của hai giống cỏ mới mulato 2 và mulato 3 tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk" được thực hiện nhằm nghiên cứu một số đặc điểm sinh học liên quan đến sản xuất thức ăn cho gia súc, các chỉ tiêu về chất lượng cỏ trồng trong việc sử dụng làm thức ăn của hai giống cỏ mới là Mulato 2 và Mulato 3 ở điều kiện tự nhiên của thành phố Buôn Ma Thuột. Từ đó đưa các giống cỏ này ra sản xuất phục vụ cho phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại trong thành phố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, năng suất và chất lượng của hai giống cỏ mới mulato 2 và mulato 3 tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN LÊ NA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH  HỌC, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG  CỦA HAI GIỐNG CỎ MỚI MULATO 2 VÀ  MULATO 3 TẠI BUÔN MA THUỘT, ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN LÊ NA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH  HỌC NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG  CỦA HAI GIỐNG CỎ MỚI MULATO 2 VÀ  MULATO 3 TẠI BUÔN MA THUỘT, ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC THỰC NGHIỆM Mã số 60 42 01 14 Cán bộ hướng dẫn khoa học:  TS. Trương Tấn Khanh 2
  3. 3
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết  quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố  trong bất kỳ  một công trình nào khác. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong   luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Lê  Na i
  5. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm  ơn ban lãnh đạo trường Đại học Tây Nguyên,  phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Tây Nguyên. Các thầy cô giáo   khoa   Khoa   học   Tự   nhiên   và   Công   nghệ,   bộ   môn   Sinh   học   Thực   nghiệm,  trường Đại học Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ  tôi hoàn   thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến: TS. Trương Tấn Khanh Đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ  tôi trong quá   trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên phòng thí nghiệm   khoa Chăn nuôi – Thú y, phòng thí nghiệm Nông hóa – Thổ  nhưỡng, trường   Đại học Tây Nguyên đã tận tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn  này. Tôi   cũng   xin   chân   thành   cảm   ơn   các   cán   bộ,   nhân   viên   phòng   thí  nghiệm Viện Vệ sinh Dịch t ễ Tây Nguyên đã tạo điều kiện để  giúp đỡ  tôi  trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn sự khích lệ, động viên, tạo mọi điều kiện của gia  đình, bạn bè  trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Buôn Ma Thuột,  ngày 08 tháng 01 năm 2015              Tác giả ii
  6.      Lê Na iii
  7. MỤC LỤC LÊ NA.....................................................................................................................................1 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA HAI GIỐNG CỎ MỚI MULATO 2 VÀ MULATO 3 TẠI BUÔN MA THUỘT,......................1 ĐẮK LẮK.............................................................................................................................1 LÊ NA.....................................................................................................................................2 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA HAI GIỐNG CỎ MỚI MULATO 2 VÀ MULATO 3 TẠI BUÔN MA THUỘT,......................2 ĐẮK LẮK.............................................................................................................................2 ĐẮK LẮK, NĂM 2015.............................................................................................................2 MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................1 Với tính cần thiết của vấn đề, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, năng suất và chất lượng của hai giống cỏ mới Mulato 2 và Mulato 3 tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk”..................................................................................................3 2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................3  1.4.2. Brachiaria ruziziensis                                                                                    ................................................................................       23  1.4.3. Brachiaria brizantha                                                                                       ...................................................................................       24  1.4.4. Mulato                                                                                                           .......................................................................................................       25 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................32 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu...............................................................32  2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi.                                       ...................................       35 2.3.4.1. Nội dung 1:  Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của hai giống cỏ   Mulato 2 và Mulato 3.                                                                                             .........................................................................................       35 3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các giống cỏ.........................................41  3.1.1. Thành phần dinh dưỡng của đất thí nghiệm                                               ...........................................       41  3.1.3. Một số đặc điểm sinh học của giống cỏ trong thời gian thiết lập            ........       44  3.1.3.1. Tỷ lệ sống của cỏ thí nghiệm tính theo khóm                                          ......................................       44  3.1.4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong giai đoạn sản xuất                               ...........................       49  3.1.4.1. Chiều cao cây và thảm cỏ trong giai đoạn sản xuất                                ............................       49 iv
  8. Trong mùa khô, tiến hành tưới nước một tuần một lần, các giống Mulato đều  có màu xanh suốt 7 ngày sau khi tưới. Còn giống cỏ sả có biểu hiện héo lá vào  ngày thứ 5 sau khi tưới. Qua đó cũng thấy được hai giống cỏ Mulato có khả  năng chịu hạn cao hơn so với giống cỏ sả trong cùng điều kiện chăm sóc và   tưới nước.                                                                                                               ..........................................................................................................       52  3.1.6. Sâu bệnh hại.                                                                                                ............................................................................................       52 3.2. Nghiên cứu năng suất và giá trị dinh dưỡng của các giống cỏ................................53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................64 1. Kết luận............................................................................................................................64 2. Kiến nghị...........................................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................66 PHỤ LỤC 1...........................................................................................................................71 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asia development  bank Ngân hàng phát triển châu Á AusAID Australian Agency for Cơ quan phát triển quốc tế International Development  Australian v
  9. CATAS Chinese Academy of  Viện khoa học nông nghiệp Tropical Agricultural nhiệt đới Trung Quốc Sciences CIAT Center of  international Trung tâm nông nghiệp tropical agriculture nhiệt đới quốc tế CSIRO Commonwealth Scientific  Tổ chức Nghiên cứu Công and  Industrial Reaserch nghiệp và khoa học khối Organization thịnh vượng chung. IFAD Intrernatinal Fund for Quỹ quốc tế  cho phát triển Agricultural Development nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSVCK Năng suất vật chất khô NSPr Năng suất protein PM Panicum maximum Cỏ sả QHKT­XH Quy hoạch Kinh tế ­ Xã hội VCK Vật chất khô DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm 38 Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu khí hậu trong giai đoạn thí nghiệm 39 vi
  10. Bảng 3.3 Tỷ lệ sống của các giống cỏ thí nghiệm 41 Bảng 3.4 Chiều cao của thảm cỏ trong giai đoạn thiết lập 42 Bảng 3.5 Độ che phủ của cỏ trong giai đoạn thiết lập 44 Bảng 3.6 Năng suất chất xanh ở lần cắt đầu tiên 45 Bảng 3.7 Chiều cao cây và chiều cao thảm ở chu kỳ cắt 45 ngày 46 Bảng 3.8 Độ che phủ của cỏ trong giai đoạn sản xuất 47 Bảng 3.9 Tính chịu hạn của các giống cỏ  trong mùa khô (có tưới  48 nước) Bảng 3.10 Tình hình bệnh tật của các giống cỏ thí nghiệm 48 Bảng 3.11 Năng suất chất xanh của các giống cỏ trong thí nghiệm 50 Bảng 3.12 Năng suất vật chất khô của các giống cỏ 51 Bảng 3.13 Năng suất protein của các giống cỏ 53 Bảng 3.14 Thành phần dinh dưỡng của các giống cỏ thí nghiệm 54 Bảng 3.15 Tỷ lệ lá của các giống cỏ trong nghiên cứu 55 Bảng 3.16 Tỷ lệ phần ăn được của các giống cỏ ở 45 ngày 56 Bảng 3.17 Lượng ăn vào của bò thí nghiệm ở các giống cỏ 58 vii
  11. viii
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của   tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội quan  trọng của vùng Tây Nguyên và cả  nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế  của thành phố thì chăn nuôi là ngành sản xuất rất quan trọng. Sản phẩm chăn  nuôi chủ  yếu của thành phố  Buôn Ma Thuột trước hết phải kể  đến đàn bò.  Chăn nuôi bò của thành phố  hiện nay chủ  yếu phát triển theo hướng lấy   thịt. Đây là hướng phát triển có cơ sở về thị trường tiêu thụ. Trong chăn nuôi gia súc nhai lại, thức ăn xanh đóng một vai trò hết sức  quan trọng, vì trong khẩu phần ăn hằng ngày của chúng có thể chiếm từ 60 ­   100%. Trước đây, chăn nuôi gia súc hoàn toàn dựa vào đồng cỏ tự nhiên và các   phụ  phẩm nông nghiệp. Nhưng nhu cầu phát triển chăn nuôi  ngày  một lớn,  hình thức chăn thả tự nhiên như trước không thể đáp ứng được. Trên thực tế hiện nay khó khăn lớn nhất mà người chăn nuôi gia súc gặp   phải là nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do đồng cỏ chăn thả  dần bị thu hẹp lại nhường chỗ cho cây trồng khác. Bên cạnh đó do chăn thả  một cách bừa bãi  không có kỹ thuật đã làm cho một số bãi chăn trở thành đất  trống, đồi trọc, không còn khả năng khai thác dẫn đến thiếu thức ăn cho đàn  gia súc, đặc biệt là về mùa đông. Bò thường xuyên ở trạng thái thiếu cả khối  lượng và chất lượng thức ăn so với nhu cầu phát triển của gia súc, đặc biệt  đối với các giống bò lai. Để khắc phục những khó khăn này, ngoài nguồn thức  ăn tự  nhiên cần phải lựa chọn giống cây thức ăn xanh để  thích nghi và phát   triển chúng trong sản xuất. Việc sản xuất, chế biến, dự trữ cây thức ăn xanh  và sử  dụng các nguồn thức ăn sẵn có khác nhau là điều kiện kiên quyết để  xây dựng nền sản xuất bò thịt chất lượng cao một cách bền vững và không  phụ  thuộc nhiều vào đồng cỏ  tự  nhiên. Trồng cỏ  làm thức ăn cho động vật   1
  13. nhai lại đã và đang phát triển tại các tỉnh  Tây Nguyên để giải quyết khó khăn  nói trên. Các nghiên cứu trước đây về tuyển chọn các cây thức ăn xanh thích nghi  và phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và đặc điểm chăn nuôi nông hộ tại   Đắk Lắk đã xác định các giống cỏ có tiềm năng cho năng suất và chất lượng   cao tại các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau ở Tây Nguyên bao gồm:  cỏ sả  (Panicum maximum), cỏ voi (Pennisetum purpurium), cỏ lá (Paspalum atratum),   đậu Stylo (Stylosanthes guanensis  CIAT 184)  và một số  giống cỏ  Brachiaria  spp. Thông qua việc xác định năng suất, chất lượng và khả  năng thích nghi  của cây thức ăn xanh đã chọn ra được các giống cỏ  mới  để  đưa vào hệ  thống sản xuất. Điều này rất có ý nghĩa nhằm giải quyết có hiệu quả  vấn   đề  thiếu thức ăn xanh cho động vật nhai lại. Mulato 1, 2, 3 là các giống cỏ  mới được lại tạo bởi Trung  tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế  (CIAT) vào các năm 2000 ­ 2005. Trên thế  giới Mulato được phát triển khá  nhanh tại các nước Thái Lan, Australia và một số  nước châu Mỹ  Latinh.   Các giống Mulato được coi là thế mạnh về khả năng cho năng suất cao trên   đất bạc màu và hàm lượng protein thô khá cao. Tại Việt Nam,  Mulato 1 và 2 được giới thiệu và trồng thử  tại hai tỉnh  Đắk Lắk và Hà Tĩnh vào các năm 2007 – 2010 trong trong khuôn khổ  hoạt  động của dự án “Sự  chấp nhận cỏ trồng trong nông hộ nhỏ” do Trường Đại   học Tây Nguyên và Viện Chăn nuôi Quốc gia hợp tác thực hiện. Việc xác định các đặc điểm về  năng suất, chất lượng và đặc tính thích  nghi một cách hệ thống của các giống cỏ này là rất có ý nghĩa để công bố khả  năng ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. 2
  14. Với tính cần thiết của vấn đề, tôi tiến hành nghiên cứu đề  tài “Nghiên   cứu một số đặc điểm sinh học, năng suất và chất lượng của hai giống cỏ mới   Mulato 2 và Mulato 3 tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu một số  đặc điểm sinh học liên quan đến sản xuất thức ăn  cho gia súc, các chỉ tiêu về chất lượng cỏ trồng trong việc sử dụng làm thức   ăn của hai giống cỏ  mới là Mulato 2 và Mulato 3  ở  điều kiện tự  nhiên của   thành phố Buôn Ma Thuột. Từ đó đưa các giống cỏ này ra sản xuất phục vụ  cho phát triển chăn nuôi  gia súc nhai lại trong thành phố. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu, phát triển hai giống cỏ  Mulato 2 và Mulato 3 trong điều   kiện   tự   nhiên   của   vùng   đất   Buôn   Ma   Thuột   –   Đ ắk  Lắk   làm   cơ   sở   cho  những nghiên cứu phát triển đa dạng nguồn thức ăn xanh bằng cỏ trồng và  mở rộng cho các vùng có điều kiện khí hậu, đất đai tươ ng tự. Sử dụng hai loại cỏ trên trong khẩu phần ăn của động vật nhai lại làm  cơ  sở  khoa học cho vi ệc nghiên cứu, thay thế, bổ sung ngu ồn th ức ăn  xanh  đối với động vật ăn cỏ. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả luận văn sẽ trả  lời có thể  trồng và phát triển các giống cỏ  này   làm thức ăn chăn nuôi tại Buôn Ma Thuột hay không, từ  đó giới thiệu các  giống này, với đặc điểm sinh học của chúng là chịu hạn, chịu pH thấp, có thể  trồng được nhiều điều kiện đất đai khác nhau vào sản xuất chăn nuôi của địa  phương, góp phần đa dạng hóa nguồn thức ăn và giải quyết thức ăn cho mùa   khô. 4. Giới hạn của đề tài 3
  15. Do điều kiện thời gian và kinh phí, trong đề tài chúng tôi không đánh giá   được các chỉ tiêu về năng suất động vật.  CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vai trò của ngành chăn nuôi động vật nhai lại và cây thức ăn xanh I.1.1. Vai trò của ngành chăn nuôi động vật nhai lại Chăn nuôi trâu bò đang giữ  một vị  trí quan trọng trong đời sống của   người nông dân. Đối với nhiều vùng  ở  nông thôn và miền núi, trâu bò được  coi là một tài sản cố định, là phương tiện tích lũy tài chính hay một ngân hàng  di động để đảm bảo kinh tế cho gia đình và có thể chuyển thành tiền mặt bất  kể khi nào gia đình cần. Trâu bò cung cấp hai loại thực phẩm có giá trị  cao đối con người là thịt  và sữa. Thịt trâu bò được xếp vào nhóm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao,   cung cấp một lượng đạm lớn cho con người. Sữa được xếp vào nhóm thực  phẩm cao cấp vì nó hoàn thiện về dinh dưỡng  và rất dễ tiêu hóa. Từ bao đời nay,  ở nông thôn người nông dân vẫn sử dụng trâu bò nhằm  mục đích cung cấp sức kéo để  làm đất phục vụ trồng trọt. Trâu bò lấy năng  lượng từ cỏ và các loại phụ phẩm cây trồng để tạo ra  sức kéo. Mà cây trồng   lại lấy năng lượng chủ  yếu từ  nguồn ánh sáng mặt trời thông qua quá trình  4
  16. quang hợp. Do đó sử  dụng trâu bò làm sức kéo có thể  tránh được tình trạng  khủng hoảng về năng lượng khi mà giá xăng dầu ngày một tăng cao như hiện  nay. Mặc dù nhiều năm gần đây nhu cầu về sức kéo của trâu bò có phần giảm   sút. Việc cày bừa, làm đất được thay bằng các công cụ tiên tiến hơn như máy   cày. Tuy nhiên, những người nông dân ở các vùng nông thôn, miền núi thì hầu  như không có nhiều ruộng đất, canh tác thì nhỏ lẻ. Bên cạnh đó nước ta  ¾  là   đồi núi, đất trống, ruộng bậc thang ... nên việc sử dụng máy móc không được  thuận lợi. Vì vậy việc sử dụng trâu bò làm sức kéo vẫn đang và sẽ tồn tại lâu   dài trong hệ thống canh tác của người nông dân Việt Nam. Trong quá trình chăn nuôi, trâu bò thải ra một khối lượng phân hữu cơ  đáng kể. Khoảng 1/3 khối lượng vật chất khô trâu bò ăn hằng ngày được thải   ra dưới dạng phân. Phân trâu bò được sử  dụng để  bón ruộng, bón cho cây   trồng và đặc biệt  ở  những vùng trồng cà phê như  Tây Nguyên, phân trâu bò  được bán với giá cao. Ngoài việc cung cấp thịt sữa, sức kéo và phân bón cho nông nghiệp thì chăn  nuôi trâu bò còn sản xuất ra một số phụ phẩm mà con người có thể khai thác và sử  dụng. Chẳng hạn, sừng trâu được gia công để trở thành nhiều mặt hàng mỹ nghệ  khác nhau. Da trâu bò được sử  dụng làm nguyên liệu chủ yếu của các nhà máy   thuộc da, có thể dùng làm áo da, găng tay, thắt lưng, giày dép… Tóm lại, trâu bò có thể coi như nhà máy sinh học với nguồn nguyên liệu  là cây cỏ và sản phẩm là thịt, sữa, sức kéo và các sản phẩm phụ khác. Nguồn  nguyên liệu thì rất dễ  sản xuất và thị  trường tiêu thụ  sản phẩm thì vô cùng  rộng lớn. Phát triển chăn nuôi trâu bò sẽ gặp thất bại nếu không dựa trên một  nền thức ăn tốt và chế độ nuôi dưỡng hợp lý. Ưu tiên nghiên cứu tuyển chọn   và phát triển tập đoàn cây thức ăn cho từng vùng. Phát triển đồng cỏ và nguồn  thức ăn xanh trái vụ. Nếu phát triển chăn nuôi trâu bò ở một trình độ cao hơn,  có sự đầu tư và tổ chức hợp lý trên cơ  sở khoa học thì chăn nuôi trâu bò giúp   5
  17. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập trên  một diện tích đất đai. I.1.2. Vai trò của cây thức ăn xanh 1.1.2.1. Khái niệm về cây thức ăn xanh Cây thức ăn xanh (forages) là chỉ tất cả các loài thực vật gồm cây họ hòa   thảo (Grasses); cây họ   đậu (Legumes), cây đậu thân gỗ  (Tree legumes) và   những cây khác mà có thể sử dụng được làm thức ăn cho gia súc (chủ yếu cho   động vật nhai lại). Có hai nhóm cây thức ăn xanh chủ yếu: Cây thức ăn họ  hòa thảo: đặc điểm của nhóm cây này là có năng suất  cao, ngon miệng đối với gia súc, thông thường chúng chiếm tỉ  lệ  cao trong  khẩu phần ăn của động vật nhai lại. Cây hòa thảo là nguồn cung cấp năng   lượng chủ  yếu cho gia súc nhai lại. Tuy nhiên hầu hết các cây hòa thảo  chứa hàm lượng protein thấp vào khoảng 5 đến 12% vật chất khô. Tỉ lệ này   còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, dinh d ưỡng c ủa đất, mùa vụ  và tuổi thu hoạch. Cỏ  hòa thảo trồng nói chung là những loại cỏ  đã đượ c  nghiên cứu lai tạo hay tuy ển ch ọn t ừ  t ự  nhiên, với mục  đích tạo ra các   giống cho năng suất cao, ch ất l ượng t ốt, thích nghi với điều kiện tự  nhiên   và điều kiện canh tác của một vùng hay khu vực nào đó. Cây thức ăn họ đậu: đặc điểm quan trọng nhất của cây thức ăn xanh này  là hàm lượng protein trong vật chất khô của lá khá cao. Đây là nguồn cung cấp   nitơ rất quan trọng cho gia súc nhai lại để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của  vi sinh vật dạ cỏ và của gia súc. Gia súc thường ăn cây họ đậu ít hơn ăn cây   họ hòa thảo. Một số lá cây họ đậu có chứa độc tố thuộc nhóm glycoside, nếu   ta bổ sung với tỉ lệ cao loại thức ăn này cho gia súc thì dạ  dày đơn  có thể bị  trúng độc, tuy nhiên với động vật nhai lại liều gây độc rất cao, vì khu hệ  vi  sinh vật dạ cỏ có khả năng phân giải chúng (Leng, 1984) [40]. 6
  18. 1.1.2.2. Vai trò của cây thức ăn xanh. Trong chăn nuôi gia súc nhai lại thì đồng cỏ  giữ  vai trò hết sức quan   trọng. Con người từ lâu đã biết khai thác và sử dụng đồng cỏ, đó là hình thức  chăn thả trên đồng cỏ tự nhiên của những người dân du mục. Ngày nay, chăn  nuôi ngày một phát triển thì hình thức chăn thả tự nhiên này chỉ còn tồn tại ở  những vùng có điều kiện khắc nghiệt như các vùng sa mạc. Đồng cỏ tự nhiên  được thay thế  bằng đất sản xuất nông nghiệp và đồng cỏ  cải tiến.  Ở  các   nước phát triển, đồng cỏ tự  nhiên lại đượ c sử  dụng vào các mục đích công   cộng khác như  cảnh quan du l ịch. Bên cạnh đó hình thức chăn thả  bừa bãi,  không kỹ  thuật đã làm cho một số  bãi chăn thả  trở  thành đất trống, không  còn khả năng khai thác. Trong những năm gần đây cùng với sự  phát triển của đất nước, ngành  chăn nuôi của nước ta cũng đang có những bước tiến khá mạnh trên tất cả các  lĩnh vực giống, dinh dưỡng, thức ăn và thú y. Trong quá trình phát triển đó,  một yếu tố  rất quan trọng mà chúng ta ít quan tâm đến là việc sản xuất cây  thức ăn xanh cho gia súc. Ở các nước mà nền chăn nuôi phát triển, các nghiên  cứu về  cây thức ăn xanh theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Các  lĩnh vực nghiên cứu bao gồm giống, công nghệ  sản xuất, canh tác, chế  biến,  bảo quản… Đối với gia súc nhai lại, cây thức ăn xanh đóng một vai trò quan trọng.  Trong khẩu phần ăn hằng ngày của chúng có thể chiếm từ 60 ­ 100% . Đồng   cỏ tự nhiên và các phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi truyền thống chưa   đáp  ứng đủ  nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc. Hầu hết các loại thức ăn này   đều có giá trị dinh dưỡng kém. Thức ăn xanh chứa 60 ­ 80 % là nước, đôi khi cao hơn. Chất khô trong  cây thức ăn xanh chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật và  dễ  tiêu hóa. Bao gồm các cây cỏ  hòa thảo, cây đậu, cây thân thảo. Đối với   7
  19. chăn nuôi trâu bò thì cỏ  là nguồn thức ăn chủ  yếu. Trong cỏ có chứa đầy đủ  các chất dinh dưỡng như bột, đường, đạm, khoáng và vitamin mà các loại gia   súc nhai lại có khả  năng sử  dụng và hấp thu tốt. Bên cạnh đó cỏ  còn là cây   thức ăn dễ sản xuất, cho năng suất cao và tương đối ổn định. Chưa kể một số  giống cỏ lâu năm chỉ gieo trồng một lần mà có thể sử dụng trong nhiều năm. Ở  các nước kém phát triển, đất trồng cỏ  tự  nhiên là những vùng cằn  cỗi mà người dân không thể sử dụng để trồng các loại cây khác. Việc trồng  cây thức ăn xanh không phải trên các đồng cỏ rộng lớn mà chủ yếu là đượ c  trồng trong các hệ thống nông nghiệp sẵn có. Do đó các nghiên cứu về việc  tuyển chọn giống cũng như  các biện pháp kỹ  thuật để  trồng cây thức ăn  xanh   với   hệ   thống   canh   tác   của   người   dân   rất   đượ c   coi   trọng.   Đối   với  người nông dân thì trồng cỏ còn là một ngành sản xuất mới, gặp nhiều khó  khăn về kỹ thuật và sử  dụng. Do đó phải tăng cường liên kết với nông dân   trong quá trình nghiên cứu và phát triển, để  đưa cỏ  trồng nhanh chóng trở  thành một trong những cây trồng trong hệ thống nông nghiệp. Trong nhiều loại cây thức ăn xanh thì cây cỏ họ hòa thảo chiếm tỉ lệ khá  cao trong số thực vật trên đồng cỏ. Cỏ hòa thảo có giá trị năng lượng cao, đặc  biệt là lượng hydratcacbon. Mà quan trọng hơn cả  là các chất dinh dưỡng  được bảo tồn, ít hao hụt khi thu hoạch.   Bên cạnh đó, cỏ  họ  hòa thảo còn  được sử dụng làm cây che phủ để chống xói mòn đất.  1.1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của cỏ hòa thảo Cỏ hoà thảo là cây  một lá mầm (đơn tử diệp), thân tròn hoặc bầu dục  (tuỳ theo giống), lá mọc thành hai dãy, phần lớn không có cuống nhưng bẹ to,  có  thìa  lìa,  phiến  lá  dài,  gân  lá  song  song,  thân  cỏ  thuộc  loại  thân  rạ, rỗng  (trừ  mấu  đốt).  Căn  cứ  vào  hình  dáng  của  thân  và  đặc  điểm  sinh  trưởng,  người ta chia cỏ hoà thảo thành các loại sau: 8
  20. Loại thân rễ:  Đối với loại này có đặc điểm đặc trưng là thân bò dưới  mặt   đất   và   chia   nhánh   dưới   mặt   đất,   đại   diện   là   cỏ   tranh  (Imperata   cylindrica). Loại này yêu cầu đất tơi xốp, mật độ  cỏ  thưa, độ  che phủ  thưa,  thích hợp với chăn thả  nhẹ, không thích hợp với giẫm đạp và vùng đất dí  chặt.   Loại thân bụi:  Loại thân này từ  gốc đẻ  ra nhiều nhánh tạo thành búi   như  khóm lúa, bộ  rễ  phát triển mạnh, nhánh có thể  đẻ  ra từ  dướ i mặt đất   hoặc trên mặt đất. Cỏ  này cho năng suất cao  ở  những nơi đất tốt, tơi xốp  và thoáng khí. Do t ốc độ đẻ nhanh, cao nên đòi hỏi phải trồng thưa, có thể  trồng thu cắt ho ặc chăn thả. Đại diện là cỏ   Ghine (Panicum maximum), cỏ   Mộc Châu, cỏ sả… Loại thân bò:  Cỏ  này thân nhỏ  và mềm, chính vì vậy thườ ng nằm   ngả  trên mặt đất. Do thân bò lan nhanh nên chúng có khả  năng tạo thành  một thảm cỏ  dày đặc, che phủ  kín mặt đất. Đại diện là cỏ   pangola, lông  Para, cỏ xích lô. Cỏ  thân bò cho năng suất th ấp, thường dùng để  chăn thả  hoặc cắt làm cỏ phơi khô, dự trữ cho gia súc vào mùa đông. Loại thân đứng:  Loại này mọc mầm từ  phần gốc  ở  dưới mặt đất hoặc  hom trồng, mầm vươn thẳng nên giống cây mía, thân cao to, cho năng suất cao.. Cỏ hòa thảo sinh trưởng và tái sinh qua ba giai đoạn, và mỗi giai đoạn có   đặc điểm riêng như sau: Giai đoạn I (sinh trưởng ch ậm): x ảy ra sau khi cây cỏ mới bị chăn thả,  thu cắt hay mới gieo tr ồng. Sau khi thu c ắt, lá mất đi nên cây không có khả  năng   thu   nhận   ánh   sáng   mặt   trời.   Trong   khi   đó,   cây   đòi   hỏi   nhiều   năng  lượng để  phát triển. Vì vậy, để  bù lại sự  thiếu hụt đó, năng lượng đượ c  huy động từ rễ. Rễ trở nên nhỏ đi và yếu hơn, vì năng lượng đượ c sử dụng  để phát triển lá. Chính vì vậy, khi cây bị ngập úng vào giai đoạn này, cỏ sẽ  rất dễ chết, do lá  để thoát hơi nước không có, còn rễ thì yếu nên dễ bị tổn  9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2