Tiểu luận Nghiên cứu một số vấn đề phương pháp nghiên cứu lịch sử, từ đó làm rõ ý nghĩa của vấn đề đó với việc nghiên cứu lịch sử
lượt xem 64
download
Bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng phải đặt và giải quyết những vấn đề phương pháp luận theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Trong ý nghĩa và mức độ nhất định, phương pháp luận là một nhân tố quan trọng, có tính quyết định đối với sự thành công của người nghiên cứu, học tập lịch sử, tức là đạt được chân lý khách quan về hiểu biết một cách tương đối quá khứ. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận phải rất sáng tạo, khắc phục những sai sót, về mặt công...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Nghiên cứu một số vấn đề phương pháp nghiên cứu lịch sử, từ đó làm rõ ý nghĩa của vấn đề đó với việc nghiên cứu lịch sử
- Tiểu luận Nghiên cứu một số vấn đề phương pháp nghiên cứu lịch sử, từ đó làm rõ ý nghĩa của vấn đề đó với việc nghiên cứu lịch sử
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Tìm hiểu một bộ môn khoa học, cũng như bất cứ một sự kiện lịch sử nào, bao giờ cũng xem xét theo quan điểm biện chứng mà Lênin đã nêu ra: từ đâu mà có, đã trải qua những giai đoạn phát triển nào để trở thành như ngày nay và tương lai sẽ đi đến đâu. Bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng phải đặt và giải quyết những vấn đề phương pháp luận theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Trong ý nghĩa và mức độ nhất định, phương pháp luận là một nhân tố quan trọng, có tính quyết định đối với sự thành công của người nghiên cứu, học tập lịch sử, tức là đạt được chân lý khách quan về hiểu biết một cách tương đối quá khứ. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận phải rất sáng tạo, khắc phục những sai sót, về mặt công thức, giáo điều, chủ quan phiến diện. Bởi vì, chúng ta đã xác định rằng, phương pháp luận mácxít – lêninnit được xây dựng chủ yếu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, song không đồng nhất phương pháp luận lịch sử với duy vật lịch sử. Ngoài những kiến thức cơ bản về duy vật lịch sử, phương pháp luận còn bao gồm nhiều kiến thức về logic học, nhận thức luận… đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử. Những vấn đề lịch sử cụ thể vừa là cơ sở để nhận thức phương pháp luận sử học, vừa là thể hiện kết quả của việc vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận vào tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những thập kỷ gần đây, vấn đề phương pháp luận của các khoa học và của hoạt động con người nói chung được chú ý của đông đảo các nhà khoa học thuộc lĩnh vực triết học, các nghành khoa học xã hội và tự nhiên. Nhiều cuộc hội thảo khoa học được tổ chức, nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Trong phạm vi sử học nước ta, các vấn đề phương pháp luận cũng 1
- được nghiên cứu sâu rộng và thảo luận sôi nổi, đặc biệt từ sau Hội thảo khoa học đầu tiên về phương pháp luận sử học (1966) 3. Mục tiêu và nhiệm vụ. 3.1. Mục tiêu Đề tài nghiên cứu một số vấn đề phương pháp nghiên cứu lịch sử, từ đó làm rõ ý nghĩa của vấn đề đó với việc nghiên cứu lịch sử. Nhiệm vụ 3.2. Quá trình phát triển phương pháp luận sử học. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử. 4. Phương pháp nghiên cứu. Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như tổng hợp hệ thống hóa, phân tích từ đó rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu. 2
- PHẦN NỘI DUNG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC I. Cùng với sự phát triển của khoa học lịch sử, phương pháp luận sử học cũng trải qua các giai đoạn phát triển và đạt tới đỉnh cao hiện nay của nó là phương pháp luận mácxít. 1. Triết lý lịch sử trước Mác. Khoa học lịch sử xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng chỉ trở thành một khoa học chân chính từ khi chủ nghĩa Mác ra đời, khi duy vật lịch sử là cơ sở lý luận của phương pháp luận sử học. Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội, tất nhiên nó có tính chất giai cấp rõ rệt, phục vụ cho những mục đích chính trị nhất định. Mỗi thời đại mỗi giai cấp có quan niệm, có cách nhìn khác nhau về nghiên cứu, sưu tầm và giải thích sự kiện lịch sử. Từ trước đến nay các sử gia giải thích lịch sử lòa người đều dựa trên những vấn đề cơ bản, chủ yếu là của triết học đang tranh cãi giữa hai trường phái duy tâm và duy vật, đó là cơ sở phương pháp luận của họ. a. Triết học cổ đại chưa hình thành phương pháp luận của các nghành khoa học, nhưng đã có cơ sở triết học của phương pháp luận. Quan niệm thần học về lịch sử được xác nhận xã hội phát triển theo “mệnh trời”, theo “ý của Thượng đế”. Đó là cơ sở lý luận của sử học phong kiến. Quan niệm này không những không phản ánh khoa học mà còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Nếu nói rằng Thượng đế điều khiển sự phát triển của xã hội, bắt con người hoạt động theo ý muốn của mình thì quả con người chỉ là cái máy, không có trách nhiệm gì với lịch sử. Như vậy thật vô lý! Nếu thừa nhận con người hoạt động theo ý mình, sáng tạo ra lịch sử thì còn đâu là Thượng đế, là định mệnh, còn gì là Tôn giáo. Vì thế giới nghiên cứu sử học phong kiến để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị vẫn bám vào quan niệm thần học về lịch sử. 3
- b. Triết học thời cận đại với Bêcơn và Đềcactơ đã sử dụng toán học làm mẫu mực để xây dựng một hệ thống phương pháp nguyên tắc lý luận chỉ đạo việc nghiên cứu kho học, nhưng phương pháp luận này cũng như cơ sở triết học của nó mang nặng tính chất máy móc. c. Triết học lịch sử của phái duy tâm cổ điển Đức xem sự phát triển xã hội như quá trình bên trong, hợp quy luật của nó. Song sự tất yếu đó không phải ở bản thân lịch sử, mà từ ngoài đưa vào, bắt nguồn từ triết học. Tính chất của quy luật lịch sử theo quan niệm của Kant, Nisso.. như một cái gì tuyện đối không liên quan đến hoạt động thực tế của con người, họ phủ nhận khả năng tác động con người một cách có ý thức vào sự phát triển lịch sử. Điều đó làm cho quá trình lịch sử trở nên hoàn toàn có tính chất “định mệnh”, thần bí. Quan điểm của Hêghen là đỉnh cao nhất của triết lý sử học tư sản, Mác và Ăngghen bài xích chủ nghĩa duy tâm Hêghen, song rất quý trong triết lý lịch sử của ông. Ăngnghen nói rằng cách tư duy của Hêghen khác hẳn với các nhà triết học khác ở chỗ quan điểm lịch sử. Mặc dù hình thức của nó rất trừu tượng và duy tâm, xong nó vạch được sự phát triển hợp quy luật lịch sử thế giới. Hêghen là người đầu tiên đã chỉ ra sự phát triển và mối liên hệ nội tại của lịch sử. Hiện nay chúng ta có thể rút ra trong triết lý lịch sử của Hêghen những quan điểm cơ bản đúng đắn. 2. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác và bước ngoặt cách mạng trong phương pháp luận sử học . Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là một bước ngoặt vĩ đại, cách mạng trong sự phát triển của khoa học xã hội nói chung và sử học nói riêng. Quan điểm duy vật của Mác được vận dụng vào việc nghiên cứu lịch sử đã hoàn toàn thoát khỏi tư tưởng thần học, duy tâm, siêu hình và dựa vào thực tiễn lịch sử. Duy vật lịch sử không thừa nhận “một lực lượng siêu nhân” nào, một Thượng đế hay ý chí một vĩ nhân nào sáng tạo ra lịch sử. Chính con người 4
- tạo ra lịch sử. “lịch sử không làm nên cái gì cả, lịch sử không có cái gì phong phú cả, lịch sử không chiến đấu trong một trận đánh nào cả, không phải lịch sử mà chính bản thân con người, con người thực là những kẻ làm ra tất cả và chiến đấu vì tất cả”. lịch sử “không phải là một cá nhân đặc biệt sử dụng con người làm phương tiên để đạt mục đích riêng của mình. lịch sử không phải là cái gì khác là những hoạt động con nguời theo đuổi mục đích của mình”. Chủ nghĩa Mác đã soi sáng cho việc nghiên cứu lịch sử một cách thực sự khoa học, mở một triển vọng to lớn cho sự phát triển của khoa học lịch sử, phương pháp luận sử học mácxit, phân biệt về nguyên tắc với khoa học lịch sử và triết lý lịch sử tư sản. Phương pháp luận sử học mácxit – lêninnit là một trong những thành tựu to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin đã được kiểm tra trong thực tiễn nghiên cứu và đã có khả năng giúp khoa học lịch sử trở thành một khoa học chân chính để giải quyết những vấn đề quan trọng do thực tại lịch sử đặt ra. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP II. NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ. 1. Đối tượng nghiên cứu của sử học. Vấn đề đối tượng của khoa học lịch sử, tức là khoa học lịch sử nghiên cứu cái gì tưởng như đơn giản; bởi vì ai cũng phải thừa nhận rằng khoa học lịch sử phải nghiên cứu quá khứ của xã hội loài người. Nhưng thực ra vấn đề này rất phức tạp và có những kiến giải, những quan niệm khác nhau, đối địch nhau.Việc xác định đối tượng của khoa học lịch sử, gắn liền với sự phát triển của sử học trên con đường trở thành khoa học thực sự, chân trính và trải qua cuộc đấu tranh giữa các quan niệm khác nhau. a. Quan niệm về đối tượng của sử học trong thời cổ đại, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. 5
- Việc chuyển từ xã hội không giai cấp sang xã hội có giai cấp đã làm cho quan niệm về lịch sử nói chung về đối tượng sử học nói riêng, mang tính chất giai cấp. Tính giai cấp này cũng biến chuyển cùng với sự phát triển của các giai cấp trên vũ đài lịch sử. Thấm nhuần hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, sử học phong kiến xem hiện tượng lịch sử là kết quả sự can thiệp của sức mạnh của Trời vào đời sống con người, quá trình lịch sử do ý Trời định đoạt. Theo thuyết thiên mệnh này, đối tượng của sử học là vua chúa. Nếu như trung tâm của sử học cổ đại là đời sống chính trị của giai cấp chủ nô thì việc ghi chép về đời sống của các vua chúa, các tầng lớp trên của giai cấp phong kiến, cuộc tranh giành của phong kiến …lại là nội dung chủ yếu trong các cuốn biên niên sử thời trung đại. Trong các tác phẩm sử học thời cổ đại, trung đại khó mà tìm thấy được các tài liệu về tình hình đời sống của nô lệ, nông nô, về các cuộc đấu tranh của họ. b. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đối tượng của sử học. Mác và Ăngghen đã hoàn thành quan niệm duy vật về lịch sử và đã thực sụ làm một cuộc cách mạng trong khoa học lịch sử. Bởi vì, “việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, hay nói đúng hơn, sụ áp dụng và mở rộng chủ nghĩa duy vật một cách triệt để vào lĩnh vực những hiện tượng xã hội đã loại bỏ được hai khuyết điểm cơ bản của những lý luận lịch sử trước kia. Một là, những lý luận lịch sử này giỏi lắm thì cũng chỉ nhìn đến những động cơ tư tưởng trong hoạt động lịch sử của người ta, chứ không tìm xem cái gì phát sinh ra những động cơ ấy, không nắm lấy những quy luật khách quan chi phối sự phát triển của hệ thống quan hệ xã hội và không thấy rằng trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là nguồn gốc của những quan hệ ấy. Hai là những lý luận trước kia đã bỏ quên chính ngay hành động của quần chúng nhân dân; còn chủ nghĩa duy vật lịch sử thì lần đầu tiên đã giúp chúng ta có thể nghiên cứu với sự chính 6
- xác của khoa học tự nhiên những điều kiện xã hội của đời sống quần chúng và những biến đổi của điều kiện ấy. Quan niệm duy vật về lịch sử cho chúng ta thấy rằng, lịch sử xã hội bắt đầu khi con người và tập đoàn người lần đầu tiên xuất hiện trên quả đất và cũng từ đó lịch sử xã hội là lịch sử con người. Nội dung của lịch sử xã hội là hoạt động của con người. Nội dung của lịch sử xã hội là hoạt động của con người theo đuổi một mục đích nhất định. Con người là chủ thể của lịch sử.Từ khi xã hội xuất hiện thì cũng bắt đầu sự sáng tạo lịch sử của con người. Sự sáng tạo đó là nội dung của lịch sử. Con người tạo ra mọi giá trị tinh thần và vật chất, đấu tranh, chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đấu tranh chống mọi áp bức bất công trong xã hội. Vì vậy các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin nhiều lần chỉ rõ, lịch sử xã hội loài người là lịch sử của quần chúng nhân dân, lịch sử của những phương thức sản xuất kế tiếp nhau và từ khi xã hội phân chia thành giai cấp thì lịch sử còn là lịch sử đấu tranh giai cấp. Xã hội loài người tiến không ngừng theo con đường đi lên thể hiện ở trình độ, tính chất của việc sản xuất, ở những thay đổi các chế độ xã hội, ở sự phát triển khoa học, văn hóa…Con đường đi lên này không phải là con đường thẳng mà là con đường khúc khuỷu, có lúc tạm thời thụt lùi, nhưng nói chung phát triển đi lên không ngừng. Sự phát triển ấy phong phú, phức tạp, toàn diện và tuân theo những quy luật khách quan. Những quan điểm mácxit về lịch sử như vậy đã vạch ra con đường nghiên cứu lịch sử một cách khoa học, đã khai sinh một nền sử học thật sự khoa học, và đối tượng của nó là lịch sử xã hội loài người được xem là một quá trình thống nhất và bị những quy luật chi phối, mặc dầu quá trình đó cực kỳ phức tạp và có rất nhiều mâu thuẫn. 7
- Vậy đối tượng của khoa học lịch sử, theo quan điểm mácxít không phải là những hiện tượng riêng rẽ về một cá nhân nào, dù là lỗi lạc, không phải là những sự kiện tách rời khỏi sự phát triển chung, hợp quy luật của xã hội loài người. Đối tượng của khoa học lịch sử là quá trình phát triển thực tế của xã hội loài người, cũng như từng nước, từng dân tộc trong toàn bộ tính thống nhất, tính phức tạp, tính muôn màu muôn vẻ của nó, nói khác đi là sự chuyển biến cụ thể của các phương thức sản xuất trong lịch sử thế giới, lịch sử từng dân tộc, là sự biểu hiện cụ thể, phong phú cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử, là sự thể hiện một cách sinh động vai trò sáng tạo, quyết định của quần chúng nhân dân lao động đối với lịch sử. Trên cơ sở quan niệm mácxít về đối tượng sử học như vậy, chúng ta phải tìm hiểu sâu hơn, chi tiết hơn một số vấn đề thuộc về phạm vi đối tượng, mà trong thực tế nhiều nhà nghiên cứu, lý luận lịch sử chưa hoàn toàn nhất trí. * Quy luật phát triển xã hội có phải là đối tượng của sử học không?Mối quan hẹ giữa khoa học lịch sử với duy vật lịch sử và các bộ môn khoa học xã hội khác. Chung quanh vấn đề này trong giới sử học và xã hội mácxít có những cuộc tranh luận về: quy luật lịch sử có phải là đối tượng của sử học hay không?. Một số nhà sử học cho rằng việc nghiên cứu và phát hiện quy luật sử học cũng là nhiệm vụ đối tượng sử học. Phản đối quan niệm này một số nhà sử học khác cho rằng: toàn bộ lịch sử của khoa học lịch sử chứng tỏ rằng, những chuyên gia về sử học không hề phát hiện các quy luật kinh tế, xã hội hoặc bất cứ quy luật nào khác của sự phát triển và vận động của các hình thái khác nhau hoặc thuộc phạm vi của đời sống xã hội. Nếu khoa học lịch sử đã đi theo con đường đó thì nó đã lặp lại những điều mà tất cả các nhà khoa học khác đã làm, nghĩa là nó đã không thực hiện chức năng riêng của mình. Cũng như các khoa học xã hội khác,sử học nghiên cứu quá trình lịch sử phát triển theo quy luật, khi nêu những 8
- biểu hiện và tác động của các quy luật xã hội trong quá trình này và nêu việc thực hiện các quy luật. Giải quyết vấn đề này, triết học mácxít đã khẳng định, khoa học lịch sử cũng như các bộ môn khoa học xã hội khác đều nghiên cứu một khách thể là xã hội loài người.Điều này làm cho các bộ môn khoa học xã hội gần gũi nhau. Song mỗi bộ môn khoa học xã hội phải có đối tượng riêng của mình. Nếu đối tượng của mỗi bộ môn khoa học xã hội là một mặt cụ thể, riêng lẻ nào đấy của đời sống xã hội, thì đối tượng của khoa học lịch sử là quá trình phát triển xã hội nói chung, là toàn bộ những hiện tượng của đời sống xã hội, là tất cả các mặt của đời sống xã hội trong mối liên hệ và tác động lẫn nhau của chúng. Trong một ý nghĩa nhất định, các bộ môn lịch sử kỹ thuật, lịch sử kinh tế, lịch sử văn học, lịch sử chính trị, lịch sử ngôn ngữ …có thể xem là những bộ phận của khoa học lịch sử. Trong mối quan hệ giữa sử học và các bộ môn khoa học xã hội khác, chúng ta càng đặc biệt lưu ý mối quan hệ giữa sử học và các nghành của khoa học lịch sử. Trong định nghĩa thông thường, thuật ngữ khoa học lịch sử dùng để chỉ khoa học nghiên cứu về quá khứ của xã hội loài người, ngoài lịch sử dân tộc và thế giới còn có lịch sử Đảng, dân tộc học, khảo cổ học…Các bộ môn này giúp rất nhiều cho việc nghiên cứu sử học. Về mối quan hệ giữa lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học chúng ta dễ nhận thấy, song chúng ta lại thường nhẫm lẫn đối tượng của lịch sử dân tộc từ ngày có Đảng với lịch sử Đảng. Vì vậy cần phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai ngành lịch sử này. Lịch sử Đảng là một ngành khoa học lịch sử tổng kết đường lối, chính sách, kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân, phát hiện quy luật phát triển của cách mạng ở một nước. Đối tượng nghiên cứu chính của lịch sử Đảng là quá trình ra đời, hoạt động và phát triển của Đảng, đường lối và chính sách của Đảng trong các giai đoạn cách mạng. Tất nhiên sự ra đời và phát 9
- triển của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước; đường lối chính sách của Đảng là sự vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ấy, hoặc nói cách khác đó là sự thể hiện chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin ở những hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định. Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử Đảng cần phải nghiên cứu lịch sử dân tộc trong giai đoạn lịch sử nhất định ở các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng ….Nhưng không nên đồng nhất lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc. lịch sử Đảng nghiên cứu các mặt của lịch sử xã hội là để tìm hiểu bối cảnh lịch sử cụ thể về sự ra đời, hoạt động và phát triển của Đảng, đồng thời cũng xem xét kết quả thực tiễn về mọi mặt của đường lối, chính sách của Đảng và trên cở sở nghiên cứu đó đúc rút kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng, phát hiện quy luật phát triển của cách mạng. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu về lịch sử dân tộc trực tiếp giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng, và kết quả nghiên cứu về lịch sử Đảng lại soi sáng cho việc nghiên cứu lịch sử dân tộc trong giai đoạn Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Ở đây, lịch sử duy tâm không đi sâu vào những vấn đề của lịch sử Đảng mà trình bày một cách toàn diện lịch sử phát triển của xã hội từ ngày có Đảng lãnh đạo. *. Mối quan hệ giữa quá khứ – hiện tại và tương lai trong nghiên cứu lịch sử. Những vấn đề thời sự có phải là đối tượng của sử học không? vấn đề mối quan hệ giữa lịch sử, hiện tại và tương lai là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong phương pháp luận của nhận thức xã hội. Cách giải thích về vấn đề này tùy thuộc vào quan điểm của nhà sử học đối với quy luật của quá trình lịch sử và về những vấn đề khác của phương pháp luận, như vấn đề chức năng xã hội của sử học, tính khách quan, tính đảng của việc nhận thức lịch sử – xã hội, tính chất thời sự của việc nghiên cứu lịch sử, việc tiên đoán một cách khoa học sự phát triển của xã hội. 10
- Theo lý luận mácxít về sự phản ánh – cơ sơ của phương pháp luận khoa học – thì khi nói lịch sử là nói về lĩnh vực nhận thức, cần phải phân biệt với hiện thực lịch sử khách quan.lịch sử trong ý nghĩa này làm nhiệm vụ phản ánh hiện thực khách quan, phản ánh đời sống xã hội và đang tồn tại thực. Cũng như vậy mà quá khứ được xem là quá trình xã hội đã xảy ra và là khái niệm về quá trình này, còn hiện tại được xem là quá trình xã hội đang tồn tại, đang tiếp diễn và là khái niệm khoa học về quá trình này. Quá khứ và hiện tại ở đây là những phạm trù có quan hệ với nhau, phản ánh khuynh hướng phát triển và trong một mức nào đó là nội dung của quá trình xã hội. Lênin nhấn mạnh rằng:Hiện tại là một bộ phận cấu thành của lịch sử, cái gì đang diễn ra trước mắt chúng ta với một tốc độ ngày càng to lớn cũng là lịch sử mặt khác, chủ nghĩa Mác lại khẳng định rằng quá trình lịch sử phát triển đi lên không ngừng cho nên cái tương lai nảy sinh từ hiện tại tất yếu sẽ xảy đến và là khái niệm khoa học về quá trình xã hội sẽ xảy ra. Quá khứ, hiện tại, tương lai là ba giai đoạn kế tiếp hợp quy luật của quá trình phát triển của xã hội, nhưng cần phải khẳng định rằng 3 giai đoạn ấy không đồng nhất với nhau. Trước hết, nội dung khách quan của các hiện tượng xã hội ở mỗi thời đại lịch sử “ngay cả trong khuân khổ một thời kỳ của 1 thời đại” rất khác nhau về số lượng và chất lượng.Về mặt nhận thức cần phải chú ý rằng trong kiến thức lịch sử về quá khứ “và ngay trong bản thân quá khứ” cũng có những nhân tố mà bây giờ không có ý nghĩa thực tiễn trực tiếp gì, song có thể có ý nghĩa cấp thiết trong tương lai, trái lại, hiện tại cũng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được những khả nằng mà lịch sử đề ra khi nhấn mạnh nguyên lý về sự thống nhất biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.Lênin đã nêu lên hai vấn đề: thứ nhất,hiện tại không phải là cái gì khác là hiện thực lịch sử đang phát triển cho nên, việc nghiên cứu quá khứ lịch sử từ đỉnh cao của hiện tại giúp cho việc hiểu quá khứ được tập trung hơn, đầy đủ 11
- hơn. Thứ hai, tri thức lịch sử quá khứ giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn khuynh hướng phát triển của xã hội trong hiện tại và tương lai. Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã vạch rõ mối quan hệ của ba giai đoạn kế tiếp nhau, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Người viết: Giai đoạn này dính líu với giai đoạn trước và nó gây những mầm mống cho giai đoạn sau.Đồng thời Người vạch rõ sự khác nhau về số lượng và chất lượng của các giai đoạn. Có nhiều sự biến đổi mới sinh ra từ một giai đoạn này đến một giai đoạn khác. Tuy mỗi giai đoạn cũng có những sự biến đổi của nó. Tóm lại, mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai giúp ta hiểu tính chất biện chứng, mối quan hệ của giữa các hiện tượng xã hội của đời sống xã hội trong những giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển chung. Sự vận động từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại đến tương lai trong hiện tại lịch sử luôn luôn là một quá trình mâu thuẫn. Một mặt, hiện tại sinh ra từ quá khứ và hiện tại lại tạo ra những tiền đề cho sự xuất hiện tương lai. Mặt khác, sự vận động này là sự phủ định biện chứng lẫn nhau, giai đoạn sau vượt lên và sẽ thay thế cho giai đoạn đang tồn tại trong hiện thực. Nói một cách khác, vấn đề tương quan giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong một mức nào đồng nhất với vấn đề tương quan giữa cũ và mới, cái lỗi thời và cái nảy sinh, cái đi qua và cái sắp tới trong sự phát triển xã hội.Do đó, mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại, tương lai không những là vấn đề phương pháp luận chung mà trong một ý nghĩa nhất định còn là vấn đề thế giới quan nữa. Từ quan niệm như trên chúng ta có thể khẳng định rằng khoa học lịch sử không chỉ nghiên cứu quá khứ mà hiện tại, những sự kiện đang sảy ra, những vấn đề thời sự cũng là đối tượng sử học.Vấn đề này đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin chứng minh và thực tiễn xác nhất. 12
- Ăngghen đã dùng các thuật ngữ lịch sử của những sự biến trước mắt, lịch sử đang diễn ra trước mắt, lịch sử sinh động hàng ngày để chỉ những sự kiện đang sảy ra, những vấn đề thời sự, trở thành đối tượng của sử học. Trong thực tế Mác-Lênin không chỉ nghiên cứu những sự kiện của lịch sử mà nghiên cứu ngay những sự kiện vừa xảy ra hay đang tiếp diễn lúc bấy giờ. Những năm 50- 60 của thế kỷ XIX, trong các bài báo của mình Mác và Ăngghen đã lấy các sự kiện vừa xảy ra còn đang tiếp diễn để làm đề tài nghiên cứu. Những bài báo ấy thực chất là những tài liệu lịch sử rất giá trị. Trong thế giới này, lần đầu tiên 2 ông xuất hiện như nhà sử học nghiên cứu về những vấn đề quan hệ quốc tế. Di sản báo chí của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, của chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều vị lãnh tụ cách mạng khác ở nhiều nước hoàn toàn xác nhận tư tưởng đúng đắn của Lênin về luận điểm “báo chí chính luận chinhs là lịch sử hiện đại”. Mác, Ăngghen, Lênin và các vị lãnh đạo cách mạng các nước đã chứng minh rằng khoa học lịch sử cần thiết và có thể làm được việc lấy những sự kiện hiện đại, những vấn đề thời sự làm đối tượng nghiên cứu. Điều này không những phục vụ có hiệu quả trực tiếp cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng trước mắt, cho sự tiến bộ xã hội, mà còn cho sự phát triển của bản thân khoa học lịch sử. Chỉ có nghiên cứu lịch sử cho đến ngày nay, thời gian chúng ta đang sống và hoạt động mới hiểu được hoàn chỉnh quá trình phát triển lịch sử, mới nhận thức được tất cả những khuynh hướng và động lực của xã hội, mới có khả năng theo dõi được tất cả những mối liên hệ và quan hệ của mọi hiện tượng lịch sử. Đồng thời việc hiểu biết những quá trình lịch sử phức tạp ngày nay giúp ta hiểu tốt hơn lịch sử quá khứ, kể cả thời đại xa xưa nhất; ý nghĩa thực tế về nội dung khách quan của quá khứ chỉ được hiểu rõ khi ta hiểu sâu sắc hiện tại. Ngày nay, trong nghiên cứu lịch sử hiện đại, cuộc đấu tranh cho hòa bình tiến bộ, văn minh của nhân loại, sự phát triển của khoa học công nghệ, văn học 13
- nghệ thuật, sự vươn lên mạnh mẽ của các nước độc lập dân tộc, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, những vấn đề về đổi mới, về giai cấp công nhân… là những tài liệu quan trọng và cấp thiết của giới sử học Việt Nam. Vấn đề đối tượng nghiên cứu là vấn đề quan trọng đầu tiên của phương pháp luận sử học, nó là điều kiện không thể thiếu để khẳng định lịch sử là một khoa học. Nhận thức về đối tượng của sử học không chỉ dừng lại câu trả lời chung về “nghiên cứu quá khứ, những gì đã xảy ra” mà cần đi sâu tìm hiểu các vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, phân biệt khách thể và đối tượng nghiên cứu để thấy tính độc lập và mối quan hệ giữa sử học với các khoa học khác. Thứ hai, đối tượng nghiên cứu lịch sử không chỉ là sự kiện lịch sử cụ thể mà còn là quy luật. Thứ ba, đối tượng nghiên cứu lịch sử mang tính toàn diện, những sự kiện xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ tư, nhận thấy sự khác biệt và mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành lịch sử: quá khứ, hiện tại và tương lai. 2. Chức năng và nhiệm vụ của khoa học lịch sử a. Chức năng của lịch sử. - Chức năng của lịch sử là một khoa học, giống như các bộ môn khác có chức năng của mình, đó là những công việc phải làm xuất phát từ bản thân sự tồn tại, đặc trưng của nó, mà không một khoa học nào có thể thay thế được. Thủ tiêu chức năng của mình tức là thủ tiêu bản thân khoa học ấy. Nghiên cứu quá khứ không phải và không bao giờ là mục đích cuối cùng của khoa học lịch sử, bởi vì nếu chỉ ghi chép một cách đơn giản và máy móc những gì đã xảy ra trong xã hội loài người trước đây thì sẽ làm cho người ta mất thú vị và chẳng có ích gì cả. Chính các sử gia tư sản dựa vào quan niệm “lịch sử 14
- chỉ là những câu chuyện về quá khứ” để phủ nhận sự tồn tại của nó, vì theo họ sử học không có ý nghĩa thực tiễn, không có ảnh hưởng gì đến đời sống. Luận điểm này không có căn cứ, chỉ nhằm hạ thấp chức năng của khoa học lịch sử để phủ nhận sự tồn tại của bản thân nó. Khoa học lịch sử không trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất và phục vụ sản xuất như khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, cũng không giống như các chính trị kinh tế học, nhà nước và pháp quyền có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Nhưng khoa học lịch sử có tác dụng quan trọng đến sự phát triển xã hội, cho nên, nó là cơ sở duy nhất đáng tin cậy để phát hiện những quy luật chung vận động trong xã hội và sự nhận thức những quy luật này lại có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, chức năng của khoa học lịch sử là miêu tả một cách khoa học hiện thực khách quan và trên cơ sở sự miêu tả này mà phân tích, giải thích tính phong phú và đa dạng của hình thức cụ thể của các quá trình lịch sử đã phát hiện được quy luật chung về sự phát triển xã hội loài người. Trên cơ sở sự miêu tả và phân tích hiện thực khách quan, khoa học lịch sử nêu ra những quy luật nào?trước hết khoa học lịch sử có thể phát hiện những quy luật chung của sự phát triển của xã hội, những quy luật cá biệt và đặc thù của một giai đoạn lịch sử, một hình thái kinh tế – xã hội. Nhận thức các quy luật chung để hiểu sự phát triển của toàn bộ xã hội loài người. Nghiên cứu những quy luật cá biệt và đặc thù sẽ giúp chúng ta nhận thức được sâu sắc hơn quy luật phát triển chung nhất, nhận thức quy luật chung sẽ giúp chúng ta nghiên cứu những quy luật đặc thù và cá biệt. Tóm lại, chủ nghĩa Mác đã dựa trên cơ sở của sự phát triển khoa học lịch sử và các khoa học xã hội khác trong những thế kỷ trước đây đã xác định đúng chức năng của khoa học lịch sử. b. Nhiệm vụ của khoa học lịch sử. 15
- Nhiệm vụ của khoa học lịch sử do chức năng của nó và tình hình nhiệm vụ chính trị cụ thể ở mỗi giai đoạn lịch sử, của mỗi một nước quy định. Sử học là một khoa học nên phải phục vụ lợi ích của con người. Bởi vì đặc điểm của khoa học mácxít là không những giải thích thế giới mà còn còn chỉ ra con đường để cải tạo thế giới nữa. Lênin đã nhấn mạnh ý nghĩa của chủ nghĩa Mác là ở chỗ nó kết hợp chặt chẽ và cao độ giữa tính khoa học với tính cách mạng. Mục đích của khoa học theo chủ nghĩa Mác là giúp cho cuộc đấu tranh của giai cấp bị áp bức thắng lợi: “Mác cho rằng, nhiệm vụ trực tiếp của khoa học là nêu ra một khẩu hiệu đấu tranh chân chính, nghĩa là phải biết trình bày, một cách khách quan cuộc đấu tranh đó là sản phẩm của một hệ thống quan hệ sản xuất nhất định, là phải biết, hiểu rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh đó, nội dung của nó, tiến trình và các điều kiện phát triển của nó”. Đối với chúng ta, nghiên cứu, học tập lịch sử không phải chỉ biết quá khứ, mà trên cơ sở hiểu biết quá khứ, hiểu sâu sắc hiện tại, hành động tích cực trong hiện tại, tiên đoán sự phát triển của tương lai và đấu tranh cho sự thắng lợi tất yếu của tương lai. Ở đây có sự thống nhất giữa hành động cách mạng và nghiên cứu học tập lịch sử. Người cách mạng phải hiểu biết quá khứ, phải sử dụng những tri thức lịch sử làm vũ khí đấu tranh cách mạng. Người nghiên cứu lịch sử phải tham gia hoạt động cách mạng mới hiểu sâu sắc quá khứ, và quá khứ thuộc về những kẻ xây dựng tương lai. Mác, Ăngghen, Lênin, các lãnh tụ của cách mạng như chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng đều sử dụng tri thức lịch sử làm vũ khí đấu tranh và Người am hiểu sâu sắc, đúng đắn lịch sử. Các vị ấy đã biết kết hợp khéo léo cái quá khứ (truyền thống, kinh nghiệm lịch sử ) cái hiện tại (cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt) cái tương lai (sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội) là một khối: 16
- Thứ nhất, khi nghiên cứu vạch ra chính sách và sách lược cách mạng, Đảng của giai cấp công nhân tìm trong lịch sử những kinh nghiệm, những hiểu biết cần thiết để lấy câu trả lời cho những vấn đề cấp bách của hiện tại. Trong quyển “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh nêu rõ là phải “đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi, đem phong trào cách mạng thế giới nói cho đồng bào ta rõ”. Thứ hai, sự hiểu biết lịch sử quá khứ một cách sâu sắc là một trong những cơ sở để kiểm tra sự đúng đắn của chính sách, sách lược mà Đảng đã đề ra. Ví như, nói về tính chất đúng đắn của nhà nước xô viết, Lênin đã lấy những kinh nghiệm lịch sử để kiểm chứng: “Những thời đại cách mạng mở đầu từ thế kỷ XIX đã làm nảy sinh một kiểu cao nhất của nhà nước dân chủ, của nhà nước mà trong một số mặt, theo sự miêu tả của Ăngghen, không còn là nhà nước nữa, không phải là nhà nước theo đúng nghĩa của danh từ. Đó là nhà nước kiểu Công xã Pari. Chính cách mạng Nga năm 1905 và năm 1917 đã bắt đầu xây dựng nên một nhà nước kiểu như vậy. Thứ ba, nếu xem xét quá trình lịch sử theo sơ đồ: quá khứ – hiện tại – tương lai thì sử học bao giờ cũng đứng ở khâu giữa. Nhà sử học thuộc về hiện tại, là con đẻ của thời đại mình, của giai cấp, nên phải phục vụ cho giai cấp mình, cho nên khi sử dụng tri thức lịch sử quá khứ để biểu hiện hiện tại, là phải rèn luyện khả năng tiên đoán một cách khoa học bước phát triển của sự kiện, của quá trình lịch sử. Thứ tư, chứng minh tính chất đúng đắn, tính thực tiễn khách quan của đường lối, chính sách của Đảng là một nhiệm vụ quan trọng của khoa học lịch sử. Như chúng ta đã biết, đường lối chính sách của Đảng là thực tiễn cách mạng ở một nước, ở một giai đoạn nhất định và là sự tổng kết lịch sử quá khứ, cho nên cơ sở thực tiễn của nó và nhà sử học khi dùng sự kiện lịch sử chứng minh đường lối chính sách của Đảng không phải việc làm miễn cưỡng mà là công tác 17
- khoa học, có ý nghĩa thiết thực nâng cao hiệu lực thực tiễn đường lối, chính sách. Thứ năm, Tri thức lịch sử là một phương tiện giáo dục tư tưởng Cộng sản chủ nghĩa cho quần chúng rất tốt. Nó giáo dục cho nhân dân lòng tin vào chính nghĩa, vào chân lý, tin vào thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa Cộng sản, tin vào khả năng sáng tạo vô tận của quần chúng nhân dân, nó tác dụng rất tốt trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, lòng yêu quý lao động rèn luyện ý thức và năng khiếu thẩm mỹ biết thưởng thức cái đẹp chân chính… Thứ sáu, trong khi góp phần thực hiện nhiệm vụ cách mạng cơ bản trên ,những người làm công tác sử học cũng làm cho cho khoa học sử học phát triển. Khoa học lịch sử cũng như các khoa học xã hội khác có liên quan mật thiết với cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng ngày càng diễn ra vô cùng gay go, phức tạp và trên trận địa này, tư tưởng xã hội chủ nghĩa chỉ được phép thắng lợi chứ không thể “chung sống hòa bình” với tư tưởng tư sản đế quốc. Tóm lại, cũng như vấn đề đối tượng, các vấn đề chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử là những vấn đề phương pháp luận mà người làm công tác sử học phải nắm vững vì nó xác định những vấn đề cơ bản, chi phối mọi hoạt động nghiên cứu khoa học lịch sử. Nó làm sáng tỏ các vấn đề “Nghiên cứu cái gì?”, “Nghiên cứu để làm gì?”. Thực chất của vấn đề đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học xét cho đến cùng là nhằm vào mục tiêu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng, xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, văn minh, tiến bộ. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ, nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: “Khoa học xã hội và nhân văn hướng vào việc giải đáp các vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo các xu thế phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng con người, phát huy những di sản văn hóa 18
- dân tộc, sáng tạo những giá trị văn hóa mới của Việt Nam”. Sử học Việt Nam phải thực hiện các nhiệm vụ này theo chức năng của mình. 3. Một số quan điểm phương pháp luận mácxít – lêninít về nhận thức lịch sử. Từ một sự kiện xảy ra trong lịch sử, nhưng trong vấn đề nhận thức lại xuất hiện nhiều vấn đề khác nhau, nhận thức khác nhau. Làm thế nào để nhận thức được. Vì sao có hiện tượng như vậy? Làm thế nào để nhận thức được đúng hiện thực lịch sử? Câu trả lời cho những vấn đề trên phụ thuộc nhiều vào ý thức, quan điểm tư tưởng, động cơ hành vi, suy nghĩ của người nghiên cứu, học tập ở những thời đại và giai cấp khác nhau. Vởy trong nhận thức lịch sử có thể đạt được chân lý khách quan của hiện thực quá khứ hay không? Tiêu chuẩn nào để kiểm nghiệm, đánh giá sự nhận thức lịch sử? Câu trả lời những vấn đề như vậy cũng rất khác nhau, trái ngược nhau. Có thể nói rằng những vấn đề về nhận thức lịch sử đòi hỏi nhà sử học phải đứng trên những quan điểm chủ yếu và vận dụng, quán triệt trong nghiên cứu. Trên lĩnh vực này đã và đang diễn ra cuộc đấu tranh gay go, phức tạp. Vì vậy, chúng ta cần nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để củng cố quan điểm nhận thức mácxít trong nghiên cứu lịch sử. Tập trung vào những vấn đề sau: Thứ nhất, Tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu. Thứ hai, Tính hiện thức khách quan của lịch sử, sự kiện và quy luật lịch sử. Thứ ba, Phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Thứ tư, Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội và sự phân kỳ lịch sử. a. Tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu lịch sử. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận triết học - Một số vấn để về thực tiễn và lý luận trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa
18 p | 507 | 190
-
Tiểu luận: Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam
55 p | 1054 | 141
-
Tiểu luận nghiên cứu khoa học: Hiện trạng thức khuya của sinh viên nội trú tại ký túc xá Đại học Nội vụ Hà Nội, cơ sở miền Trung - Nguyễn Thị Dung
38 p | 994 | 134
-
Tiểu luận: Tìm hiểu một số chính sách Mareting của công ty TNHH Prudential Việt Nam
27 p | 283 | 92
-
Tiểu luận: Nghiên cứu một số vấn đề thực hiện chính sách quản lý rừng bền vững ở Việt Nam
19 p | 545 | 90
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, đánh giá thiệt hại và đề xuất biện pháp phòng bệnh lở mồm long móng trên đàn bò nuôi tại tỉnh Đăk Lăk
83 p | 186 | 69
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản ốc nhồi Pila Polita tại Đăk Lăk
89 p | 254 | 66
-
Tiểu luận: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên
84 p | 431 | 63
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu một số giải thuật phân tích đặc trưng của vân tay và thử nghiệm trong nhận dạng vân tay
23 p | 152 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số mô hình trồng bông xen canh với cây ngắn ngày tại huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông
64 p | 154 | 35
-
Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số chỉ tiêu quang hợp và mối tương quan của chúng với năng suất cà phê vối tại Đăk Lăk
127 p | 166 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus tại hồ Lắk và thử nghiệm sinh sản
109 p | 142 | 28
-
Tiểu luận: Nghiên cứu một Số Vấn Đề Lí Luận Về Kinh Tế Tư Nhân
39 p | 126 | 16
-
ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP KÍNH LONG GIANG”
4 p | 87 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm dường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp
183 p | 64 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của một số giống lạc (Arachis hypogaea L.) có năng suất khác nhau trồng tại Thanh Hóa”
188 p | 63 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học còng Sesarmidae trong rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
26 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn