intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề kỹ thuật nuôi ghẹ xanh trong đìa

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

416
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ủ vôi với phân hữu cơ đã hoai (phân chim, gà hoặc trâu bò) trong khoảng 10-15 ngày (Lượng phân hữu cơ là 5 kg/100 m2 và lượng vôi trộn là 20 kg/100 m2 hoặc 25 kg/100 m2 đối với những đìa không phơi nắng được); Xả cạn nước trong đìa; Cào sạch lớp bùn trên mặt đìa; Bón phân và vôi đã ủ vào đìa

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề kỹ thuật nuôi ghẹ xanh trong đìa

  1. Một số vấn đề kỹ thuật nuôi ghẹ xanh trong đìa Nguồn: vietlinh.com.vn 1. Tẩy dọn ao đìa Ao đìa cần được chuẩn bị theo các bước sau: Ủ vôi với phân hữu cơ đã hoai (phân chim, gà hoặc trâu bò) trong khoảng 10-15 ngày (Lượng phân hữu cơ là 5 kg/100 m2 và lượng vôi trộn là 20 kg/100 m2 hoặc 25 kg/100 m2 đối với những đìa không phơi nắng được); Xả cạn nước trong đìa; Cào sạch lớp bùn trên mặt đìa; Bón phân và vôi đã ủ vào đìa; Cày và phơi nắng đìa khoảng 7 15 ngày; Sau đó lấy nước vào đìa qua lưới chắn (mắt lưới nhỏ) để tránh địch hại vào đìa; Ðể lắng nước trong đìa 3 4 ngày, sau đó xả cạn, lấy nước lại vào đìa cho tới 80 120 cm; Sau 2-3 ngày xử lý nước bằng thuốc tím với liều lượng 5ppm (5 kg/1000 m2); Sau 3 - 4 ngày tiến hành gây màu nước trong đìa; Ngày đầu bón phân u rê với lượng 0,5 - 1ppm (0,5 - 1 kg/1000 m2); Ngày thứ hai bón NPK với lượng 0,5 -1ppm (0,5 - 1 kg/1000 m2); Sau 2 3 ngày khi nước trong đìa lên màu thì tiến hành thả ghẹ bột. 2. Thả và ương nuôi ghẹ - Khi thả ghẹ bột xuống đìa cần phải kiểm tra độ muối và nhiệt độ ở trong đìa và nước trong thùng vận chuyển ghẹ. - Cấp nước từ từ trong đìa vào thùng vận chuyển trong khoảng 20 40 phút để ghẹ bột làm quen với môi trường sống, sau đó thả ghẹ vào đìa. - Mật độ thả là 5 6 con/m2. Thức ăn ương ghẹ bột Trong 20 ngày đầu : thức ăn ương ghẹ bột gồm các loại cá, ruốc, tôm nhỏ hấp chín và cà qua rổ nhựa, sau đó hoà đều với nước tạt khắp đìa.
  2. Thức ăn được tính theo diện tích đìa với lượng cho ăn như sau : 3 ngày đầu lượng cho ăn là 0,6 g/ m2; 3 ngày tiếp theo là 0,8 g/m2; 3 ngày tiếp theo là 1 g/m2; 6 ngày tiếp theo là 1,2 g/m2; 5 ngày tiếp theo là 1,5 g/m2. Trong 10 ngày tiếp theo thức ăn cho ghẹ là các loại cá, ruốc, cua ghẹ giã (đâm) nhỏ hoà với nước tạt khắp đìa. Thức ăn được tính theo khối lượng ghẹ và lượng cho ăn là 25% tổng khối lượng ghẹ nuôi, tương đương với lượng cho ăn là 3 kg/1000m2 Thức ăn nuôi ghẹ trong 2 tháng sau khi ương - Sau 1 tháng ương nuôi, khối lượng ghẹ đạt trung bình 5-7 g/con - Thức ăn nuôi ghẹ là các loại cá, cua ghẹ, quy băm nhỏ Tháng nuôi đầu tiên : lượng cho ăn là 20% tổng khối lượng ghẹ nuôi - Tương đương với lượng cho ăn là 4 kg/1000m2 trong 10 ngày đầu - Tương đương với lượng cho ăn là 5 kg/1000m2 trong 10 ngày tiếp theo - Tương đương với lượng cho ăn là 6 kg/1000m2 trong 10 ngày sau Tháng nuôi thứ 2 : lượng cho ăn là 10 % tổng khối lượng ghẹ nuôi - Tương đương với lượng cho ăn là 12 kg/1000m2 trong 10 ngày đầu - Tương đương với lượng cho ăn là 17 kg/1000m2 trong 10 ngày tiếp theo - Tương đương với lượng cho ăn là 20 kg/1000m2 trong 10 ngày sau 3. Quản lý và chăm sóc ghẹ nuôi Trong 3 tháng nuôi, cần phải chú ý quản lý và chăm sóc đìa nuôi ghẹ theo các yêu cầu sau: - Giữ đìa nuôi có màu tảo lục hoặc tảo khuê (độ trong khoảng 25 - 30 cm) - Trong 1 tháng đầu ương ghẹ bột, chú ý không được cấp nước trực tiếp vào đìa nuôi
  3. - Trong 2 tháng nuôi tiếp theo, chú ý chọn con nước sạch khi thay nước cho đìa nuôi - Thức ăn cho ghẹ ăn phải tươi và phải được rửa sạch trước khi cho ăn - Kiểm tra khối lượng ghẹ nuôi 15 ngày/ lần bằng cân đĩa nhỏ - Có nhật ký để ghi chép và theo dõi ghẹ nuôi hàng ngày (ghi chép các chi phí, lượng thức ăn hàng ngày, tình trạng sức khoẻ của ghẹ nuôi, các sự cố và biện pháp xử lý)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2