intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số lưu ý nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

141
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây, giá tôm càng xanh luôn ổn định ở mức cao. Bà con đã tận dụng mương vườn của mình để nuôi. Nhưng chủ yếu nuôi theo phương pháp cổ truyền như nuôi nhử, đắp đập tràn, với phương pháp trên có lãi nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính điều này phong trào nuôi tôm từ vườn dừa chưa phát triển mạnh. Để cho bà con có thêm kinh nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mương vườn cần chú ý một số vấn đề sau: 1. Phương pháp cải tạo mương vườn: Đối với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số lưu ý nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa

  1. Một số lưu ý nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa Trong những năm gần đây, giá tôm càng xanh luôn ổn định ở mức cao. Bà con đã tận dụng mương vườn của mình để nuôi. Nhưng chủ yếu nuôi theo phương pháp cổ truyền như nuôi nhử, đắp đập tràn, với phương pháp trên có lãi nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính điều này phong trào nuôi tôm từ vườn dừa chưa phát triển mạnh. Để cho bà con có thêm kinh nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mương vườn cần chú ý một số vấn đề sau: 1. Phương pháp cải tạo mương vườn: Đối với mương vườn dừa có đặc điểm chiều ngang nhỏ từ 2-5m. Chiều dài lớn từ 50-200m, mặt vườn thì lớn. Do đó thường phèn từ hai bên rò rỉ dồn về mương vườn và khi mưa làm sói bờ gây nước đục. Nên khi cải tạo mương chú ý: + Nên vét hết bùn đáy ao lên, và trên líp vườn đắp bờ cho dốc hướng ra ngoài mương để tránh trời mưa đổ xuống mương và bón vôi lúc cải tạo từ 10-20kg/100m2(Tùy theo mương cũ hay mới) mương có hệ thống cống hoặc bọng đảm bảo độ sâu mương từ 0,6-0,8m. + Nếu có điều kiện bà con nên chia mương vườn thành nhiều lô có thể từ 50-200m2 tùy theo thực tế mương vườn, cũng có thể dùng lưới mùng hoặc đăng tre để chắn chia lô. Mục đích của việc chia lô là: * Tôm thả đều cỡ; * Hạn chế tôm ăn thịt lẫn nhau; * Ít cạnh tranh thức ăn; * Dễ thu hoạch.
  2. + Xung quanh bờ ao nên dùng lưới rào tránh địch hại cho tôm (như chuột,…) + Nước lấy vào ao qua hệ thống lọc kỹ, tránh cá vào mương có thể ăn tôm, hoặc cạnh tranh thức ăn tôm sau này. + Nước lấy vào 3-5 ngày mới được thả tôm nuôi. 2. Chọn tôm giống: Bến Tre có 4 cửa giáp biển và sông ngòi rất nhiều. Nên có lượng tôm giống phong phú và quanh năm, đây là điều kiện thuận lợi cho người nuôi. Tuy nhiên do đặc điểm tôm giống tự nhiên thường có kích cỡ lớn, không đều nhau và khâu vận chuyển, bảo quản tôm giống tự nhiên chưa tốt, nên tôm khi thả nuôi bị xay xác nhiều, dẫn đến tỉ lệ sống thấp. + Chọn lựa những con khỏe mạnh còn đầy đủ các phụ bộ; + Cách vận chuyển: Dùng lưới buộc tôm lại tránh tôm va chạm nhau, ít xay xác trong quá trình vận chuyển (không buộc quá chặc), sau đó cho vào xô hoặc thùng nhựa đã đổ nước và có thổi khí. Khi vận chuyển tôm đến nơi để cho tôm khỏe 15 phút sau đó dùng Iodine liều dùng 200ppm thời gian tắm 3-5 phút, rồi mới thả tôm xuống mương; + Chọn những con tôm đồng cỡ thả theo từng lô hoặc từng mương; + Mật độ thả tối đa từ 1-2 con/m2. 3. Thức ăn và chăm sóc quản lý: Chúng ta biết rằng sự tăng trọng của tôm càng xanh là thông qua quá trình lột xác. Muốn vậy thì khi nuôi tôm cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để tạo vỏ mới và môi trường nuôi phải được đảm bảo. -Các yếu tố môi trường:
  3. + pH: 7-8,5; +Oxy: >3mg/lít; +Các chất khí độc như NH3,H2S,…phải đảm bảo - Thức ăn cho tôm có hai loại: thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế biến + Thức ăn công nghiệp: chọn loại có nồng độ đạm lớn hơn 30%; + Thức ăn chế biến như ốc, cua, cá biển, còng,… + Ngày cho ăn 2 lần, buổi sáng từ 8h, chiều khoảng 17h. Chú ý thức ăn chế biến phải còn tươi, khi cho ăn không được dư, dễ làm dơ ao, có thể cắt từng khúc vừa cỡ tôm để cho ăn. Lượng thức ăn hàng ngày: + Thức ăn công nghiệp từ 3-5% trọng lượng thân; + Thức ăn tự chế biến: từ 5-7% trọng lượng thân. Chú ý: để tôm mau lột xác khi cho tôm ăn cần bổ sung thêm khoáng và vitamin, liều dùng 3-5g/kg thức ăn. - Quản lý mương nuôi + Hàng ngày kiểm tra màu nước, cống bọng lưới chắn, chú ý những ngày nước kém hoặc trời mưa lớn dùng vôi từ 1-2 kg/100m2 hòa với nước tạt xuống mương để ổn đinh pH giúp tôm chống sốc; + Kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp; + Giảm lượng thức ăn khi tôm sắp lột và tăng lên khi tôm lột xác xong; + Kiểm tra đáy ao, nếu thấy đáy ao dơ có mùi hôi hoặc dơ thì dùng vi sinh để xử lý, đồng thời kết hợp thay nước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1