intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề thường gặp khi nuôi tôm càng xanh

Chia sẻ: Trần Mai Hương Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hiện đang là đối tượng nuôi phổ biến và mang lại hiệu quả cao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sự đóng góp thực tế hiện nay của nghề nuôi tôm vào nền kinh tế của nước ta đã chỉ rõ cho cả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề thường gặp khi nuôi tôm càng xanh

  1. Một số vấn đề thường gặp khi nuôi tôm càng xanh Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hiện đang là đối tượng nuôi phổ biến và mang lại hiệu quả cao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sự đóng góp thực tế hiện nay của nghề nuôi tôm vào nền kinh tế của nước ta đã chỉ rõ cho cả Chính quyền Nhà nước lẫn các cơ quan chuyên môn nhận biết sự cần thiết của tính ổn định và bền vững. Để cung cấp thông tin kịp thời đến người nuôi cũng như hạn chế rủi ro xảy ra, xin giới thiệu một số vấn đề thường gặp phải trong ao nuôi tôm và biện pháp giải quyết. 1. Sử dụng vôi nông nghiệp quá mức trong thời gian nuôi, có tác hại đến ao nuôi không?
  2. Trong mô hình nuôi có thay nước, vôi nông nghiệp dường như không gây bất kỳ tác hại nào. Nếu sử dụng vôi tôi Ca(OH)2, hay vôi sống CaO, pH có thể tăng cao làm nguy hiểm cho tôm, cũng như sự phát triển của phiêu sinh vật. Tuy nhiên, trong mô hình nuôi thay nước ít, nếu bón vôi quá mức và kéo dài có thể làm tăng pH và độ cứng của nước. pH cao kéo dài có thể làm tăng tính độc của ammonia và làm trở ngại cho việc lột vỏ của tôm. 2. Trại được xây dựng trên nền đất phèn tiềm tàng, sau khi thả 2 – 3 tuần, phát hiện một số lượng lớn tôm có chân bò bị dị dạng, có con không thể thoát khỏi vỏ cũ khi lột xác. Những hiện tượng này đặc biệt thấy sau những trận mưa lớn, xử lý vấn đề này như thế nào?
  3. Tôm không thể lột vỏ hay không lột được vỏ một cách hoàn chỉnh ở vùng tiềm tàng sau khi mưa, do pH thấp và khả năng đệm của nước kém. Phèn chảy xuống từ bờ ao có thể làm giảm pH đáng kể mặc dù đáy ao đã được xử lý thích đáng. Nên kiểm tra chất lượng nước và nếu pH và khả năng đệm thấp thì dùng vôi tôi rải dọc theo bờ và cứ 2-3 ngày hay sau khi mưa, bón vôi nông nghiệp với liều lượng 200 – 300 kg/ha để ổn định khả năng đệm của nước. 3. Tôm nổi lên mặt ao sau vài ngày mưa lớn, biện pháp khắc phục như thế nào? Mưa có thể làm pH giảm, điều này có hoặc không có liên quan đến việc giảm khả năng đệm của nước. pH thấp sẽ làm tăng độc tính của H2S có trong nước, vì
  4. thế tôm dồn lên mặt nước. Giảm pH trong trường hợp không có H2S sẽ không làm tôm dồn lên mặt nước. Nên kiểm tra pH và dùng dung dịch vôi tôi bón cho ao sẽ làm tăng nhanh pH. Mức oxy hòa tan trong ao cũng có thể giảm xuống do quá trình quang hợp của phiêu sinh vật giảm trong những ngày trời u ám. Nên kiểm tra mức oxy hòa tan và tăng cường sục khí. 4. Trong ao nuôi, tôm chết dần ở khu vực gần bờ và xung quanh cống thoát nước của ao, dựa trên cơ sở nào để quyết định nên trị bệnh hay là cấp tốc thu hoạch. Nếu tôm chết phần lớn ở mé ao, hơn 50% vẫn ăn và có khả năng cải tạo được nguồn nước thì nên xử lý
  5. bệnh. Nhưng nếu đã xử lý, tỉ lệ chết vẫn tiếp tục gia tăng thì nên thu hoạch khẩn cấp vào ngày hôm sau. Nêu có số lượng lớn tôm chết ở đáy ao, hoặc dưới 50% tôm còn bắt mồi, hoặc không thể cải tạo chất lượng nước thì nên thu hoạch khẩn cấp. Điều này thường khó quyết định vì dễ gặp rủi ro khi thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn. (Nguồn: P. Chanratchakool, Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi, Viện Nghiên Cứu Sức khỏe Thủy Động Vật Bangkok, Thái Lan) Lê Trần Minh Hiếu Trạm Khuyến Nông Châu Phú
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0