intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề về giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thế giới và gợi ý cho các trường đại học ở Việt Nam

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số vấn đề về giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thế giới và gợi ý cho các trường đại học ở Việt Nam" trình bày về giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là vấn đề được các trường đại học chú trọng như một trụ cột trong hệ thống khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề về giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thế giới và gợi ý cho các trường đại học ở Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Đinh Thị Thu Hân - Nguyễn Xuân An MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ GỢI Ý CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Đinh Thị Thu Hân(*) - Nguyễn Xuân An(**) Tóm tắt: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang là vấn đề mà các quốc gia trên thế giới quan tâm và là cơ sở hướng đến phát triển bền vững. Theo xu thế đó, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển hết sức tích cực và đặt mục tiêu trở thành một hệ sinh thái năng động trong khu vực. Thực tiễn cho thấy, các trường đại học có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, giảng viên. Vì vậy, giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là vấn đề được các trường đại học chú trọng như một trụ cột trong hệ thống khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Từ khóa: Giáo dục khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trường đại học, Việt Nam. SOME ISSUES ON INNOVATIVE ENTREPRENEURSHIP EDUCATION WORLDWIDE AND SUGGESTIONS FOR VIETNAMESE UNIVERSITIES Abstract: Innovative entrepreneurship is currently a topic of global interest and serves as a foundation for sustainable development. Following this trend, the entrepreneurship and innovation ecosystem in Vietnam has seen positive and dynamic development, and aimed to become a vibrant regional ecosystem. In practice, universities play a crucial role in developing human resources and fostering an entrepreneurial spirit among students and lecturers. Therefore, innovative entrepreneurship education is emphasized by universities as a cornerstone in the nation’s innovative entrepreneurship system in the context of the fourth industrial revolution. Keywords: Entrepreneurship education, creativity and innovation, university, Vietnam. (*) ThS., Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. (**) ThS., Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 166
  2. ĐINH THỊ THU HÂN - NGUYỄN XUÂN AN ĐẶT VẤN ĐỀ Nếu Singapore mang đến nguồn tài chính và con người, Indonesia mang đến một thị trường nội địa khổng lồ, thì Việt Nam đã và đang tham gia “tam giác vàng” khởi nghiệp Đông Nam Á bằng cách mang tới một thị trường nội địa trẻ, sôi nổi với những tài năng công nghệ lớn và sự đổi mới liên tục. Theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu 2023, Việt Nam là một trong ba quốc gia có kết quả đổi mới sáng tạo vượt trội hơn so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á. Trong sự phát triển tất yếu của kinh tế tri thức, nguồn lực con người chính là sức mạnh. Thực tế cho thấy, việc đào tạo các nhà kinh doanh tương lai không nên để đợi đến khi họ trưởng thành, khi họ đã tiếp nhận một số thói quen không phù hợp với kinh doanh. Và muốn có doanh nghiệp khởi nghiệp bền vững cần phải có doanh nhân có kiến thức và kỹ năng. Trường đại học theo định nghĩa hiện đại phải là nơi ươm mầm, chuyển giao và thương mại hóa công nghệ. Chính nguồn lực quý giá này là cơ sở hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khả năng đổi mới, sáng tạo thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ và chia sẻ tri thức. Vì thế, việc đào tạo giáo dục khởi nghiệp ở bậc đại học đóng vai trò rất quan trọng và là tiền đề cho việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và thay đổi tư duy trong hoạt động đổi mới sáng tạo. 1. KHÁI QUÁT VỀ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 1.1. Một số vấn đề về giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thế giới Ý tưởng về việc giảng dạy giáo dục khởi nghiệp lần đầu tiên được Giáo sư Shigeru Fijii - Đại học Kobe, Nhật Bản đưa ra vào năm 1938 và kể từ đó nó đã được công nhận ở các trường đại học, cao đẳng Mỹ cũng như các nơi khác trên thế giới với ngày càng nhiều các khóa học được tổ chức và triển khai (Alberti và cộng sự, 2004; Honig, 2004; Karsoon, 2003). Khởi nghiệp là cách mà một số cá nhân xác định cơ hội cũng như rủi ro, tính khả thi của các cơ hội đó để ra quyết định là có triển khai, khai thác chúng hay không (Scott và Venkatreman, 2000). Theo Sobel và King (2008), khởi nghiệp là một công cụ quan trọng để phát triển kinh tế, vậy nên thúc đẩy lớp trẻ khởi nghiệp cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu ở nhiều khu vực, quốc gia của các nhà hoạch định chính sách. 167
  3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Theo Hood and Young (1993), giáo dục khởi nghiệp là dạy mọi người bắt đầu việc kinh doanh thành công và vận hành các doanh nghiệp để có thể sinh ra lợi nhuận, từ đó tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế. Đó được coi là quá trình hình thành và nảy sinh ý tưởng để đạt đến đỉnh cao của giáo dục khởi nghiệp. Nói cách khác, giáo dục khởi nghiệp là sự can thiệp thực sự của các nhà quản lý và nhà giáo dục vào cuộc sống của những người tham gia nhằm vượt qua những thách thức trong môi trường kinh doanh toàn cầu của doanh nghiệp (Isaac, Visser, Friedrick và Brijlal, 2007). Trong trường hợp này, những người tham gia được trang bị kiến thức, kỹ năng và có thái độ sẵn sàng với hoạt động khởi nghiệp (Cheung và Chan, 2011). Chinnoye và Akinlabi (2014) khẳng định rằng giáo dục khởi nghiệp có thể được nâng cao nếu: sinh viên tham gia vào việc chia sẻ và đóng góp ý kiến khi thiết kế chương trình giảng dạy; có đánh giá thường xuyên chương trình để xác nhận việc học tập, hành vi và thái độ của sinh viên; có tổ chức tuần lễ khởi nghiệp, các giải thưởng nhằm khơi dậy sự quan tâm của sinh viên đối với các chương trình khởi nghiệp. Hơn nữa, giáo dục khởi nghiệp cần được xây dựng dựa trên việc thiết lập các mục tiêu, nội dung, đối tượng và kỹ thuật sư phạm (Fayolle và cộng sự, 2008). Giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể được thể hiện như sự phát triển hành vi, thái độ và năng lực và theo Fayolle (2009), tất cả những nỗ lực nhằm thúc đẩy thái độ, kỹ năng và tư duy kinh doanh để giải quyết các vấn đề như sáng tạo, đổi mới, khởi nghiệp kinh doanh. Drucker (1992) nhấn mạnh rằng khởi nghiệp luôn gắn liền với đổi mới sáng tạo, hay nói cách khác: đổi mới sáng tạo là công cụ chính hình thành nên khởi nghiệp. Theo đó, sự sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong việc khởi nghiệp thành công của các doanh nghiệp. 1.2. Quan điểm về giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam Khởi nghiệp là một khái niệm đa chiều, tương đối phức tạp, được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau và kèm theo các thuật ngữ có nghĩa tương tự như: khởi sự, khởi sự kinh doanh, lập nghiệp, khởi nghiệp, hoạt động khởi nghiệp,… Đến nay chưa có định nghĩa được thống nhất và được chấp nhận rộng rãi. Theo Đề án hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016, thì Khởi nghiệp được tiếp cận theo hướng khởi nghiệp sáng tạo là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh mới dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng tăng trưởng nhanh. Theo Từ điển Tiếng Việt, “khởi nghiệp” là một từ Hán Việt, trong đó, “khởi” có nghĩa là bắt đầu, “nghiệp” có nghĩa là công việc, nghề 168
  4. ĐINH THỊ THU HÂN - NGUYỄN XUÂN AN nghiệp, sự nghiệp, nên có thể hiểu “khởi nghiệp” là thuật ngữ chỉ sự bắt đầu sự nghiệp. Giáo dục khởi nghiệp là giáo dục cho người học có được nhận thức và một số kiến thức thực tế về cơ hội, thách thức, quy trình, đặc điểm, tính cách và kỹ năng cần thiết đối với người làm kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp. Giáo dục khởi nghiệp cũng có thể gọi là giáo dục công dân vì nó cung cấp các kỹ năng hành động và tạo ra những thay đổi góp phần cải thiện môi trường trong cộng đồng (Vụ Giáo dục thường xuyên, 2017). Giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là quá trình truyền đạt kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên để giúp họ khai thác cơ hội kinh doanh. Theo đó, sinh viên dự kiến sẽ cải thiện thái độ của họ đối với tinh thần khởi nghiệp và phát triển kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề phức tạp và rủi ro hoặc không chắc chắn vốn có trong quá trình khởi nghiệp (Nguyễn Thị Phương Thùy, 2023). 2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Các trường đại học đóng vai trò như một trụ cột trong hệ thống khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các quốc gia thông qua các sứ mệnh như cung cấp nguồn nhân lực, thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao kiến thức, cung cấp kỹ năng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo,... Trong khối các trường đại học, viện nghiên cứu đã thúc đẩy mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp ngành giáo dục nói chung, nhất là hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Giảng viên đóng vai trò là người truyền cảm hứng, truyền lửa để sinh viên xác định rõ mục đích của việc học tập, có tinh thần học tập cũng như thay đổi tâm thế khi ra trường. Đồng thời, giáo dục khởi nghiệp khuyến khích sinh viên có những sáng kiến, đổi mới sáng tạo để đưa ra những mô hình kinh doanh mới; nghiên cứu được các đề tài có tính ứng dụng để thương mại hóa hoặc áp dụng vào thực tế; hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo ra giá trị cho cộng đồng, cho toàn xã hội và cho chính bản thân gia đình mình. Chức năng của các trường đại học là cung cấp nguồn lực con người cho hệ sinh thái. Trường đại học là nơi tạo ra nhiều sinh viên có tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp. Chức năng của các viện nghiên cứu là đầu tiên là nghiên cứu khoa học, thứ hai là đào tạo và thứ ba là triển khai thương mại. Như vậy, viện nghiên cứu nói riêng và các khối trường đại học đóng vai trò quan trọng để cung cấp kiến thức và công nghệ cho hệ sinh thái khởi nghiệp. Kết quả cơ bản của giáo dục khởi nghiệp bao gồm việc trang bị kiến thức về 169
  5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM khái niệm và thực tiễn khởi nghiệp, trau dồi kỹ năng mềm, có hiểu biết về các phương tiện khởi nghiệp kinh doanh, hiểu các triết lý và quy trình đổi mới kinh doanh, khuyến khích các mối quan hệ cá nhân và kỹ năng kết nối, chuẩn bị cho sự tự chủ về việc làm, hình thành tư duy cho các dự án kinh doanh mới (Hannon và cộng sự, 2006). Ở một khía cạnh khác, Azizi (2009) cho rằng kết quả lâu dài của giáo dục khởi nghiệp bao gồm sự chuyển đổi trong hành vi, văn hóa khởi nghiệp và tiến tới hình thành các hoạt động kinh doanh do thế hệ trẻ tạo ra sau khi ra trường. Tóm lại, giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học đóng vai trò hết sức quan trọng và là cơ sở vững chắc cho việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, từ đó giúp sinh viên thay đổi tư duy trong hoạt động đổi mới sáng tạo. 3. THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng về giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy Giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học vẫn là một lĩnh vực mới nên hiện nay ở Việt Nam chưa có chuyên ngành riêng đào tạo riêng mà nó sẽ được triển khai lồng ghép trong các học phần như: khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh,… thậm chí một số chương trình đào tạo không có nội dung này. Thiếu cán bộ, giảng viên kiêm nhiệm công tác hỗ trợ sinh viên trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc nếu có thì khá mỏng và chưa được đào tạo bài bản, hệ thống cũng là nội dung cần được lưu ý. Kết quả là, nhiều sinh viên vẫn còn rất mơ hồ về con đường mình sẽ đi, về công việc tương lai sau khi đã ra trường. Điều này dẫn đến hệ quả là một hệ sinh thái khởi nghiệp thiếu tự tin, yếu kém so với các bạn sinh viên cũng vừa ra trường tại các quốc gia được chú trọng về giáo dục khởi nghiệp. Có nhiều loại phương pháp giảng dạy giáo dục khởi nghiệp khác nhau nhưng cơ bản được phân loại theo hai nhóm chính là phương pháp truyền thống và phương pháp đổi mới. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào đưa ra sự đồng thuận về cơ sở cụ thể cho việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp nhất để có thể chuyển giao bí quyết khởi nghiệp và động cơ học tập. Thực tiễn cho thấy, giáo dục khởi nghiệp chưa tập trung vào "giáo dục", mà mới chỉ đơn thuần dừng lại ở "giảng dạy". Chính vì vậy, thay đổi chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận khởi nghiệp và nghề nghiệp thực tiễn đang là vấn đề thực sự cần thiết và cấp bách. Ngoài ra, một số trường đại học vẫn đang duy trì phương pháp truyền thống bởi ít tốn kém về chi phí và giảng viên cũng dễ dàng thực hiện trách nhiệm của mình với học phần. Tuy nhiên, hoạt động khởi nghiệp đòi hỏi 170
  6. ĐINH THỊ THU HÂN - NGUYỄN XUÂN AN phải áp dụng các phương pháp sáng tạo hoặc dựa trên hành động để có thể khuyến khích đặt câu hỏi, kiểm tra và thảo luận và hơn nữa là trải nghiệm thực tế. Đây là điều nên rất cân nhắc khi lựa chọn các phương pháp giảng dạy trong giáo dục khởi nghiệp. - Về tổ chức các chương trình, cuộc thi khởi nghiệp Hiện nay, các trường đại học đã đưa vào chương trình giảng dạy thông qua các buổi tuyên truyền, thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp, các lớp kỹ năng, các hội thảo, trung tâm phát triển khởi nghiệp… Tuy nhiên, việc thúc đẩy giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chưa có kế hoạch và thiết kế theo các cấp độ và chuyên ngành. Các cơ chế tài trợ, cơ chế ươm mầm chưa có hiệu quả trong giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học. Thiếu kinh phí để hỗ trợ thực hành và thiếu các kênh thông tin cung cấp các nguồn tài liệu tại các trường đại học hiện nay. Có ít trung tâm ươm tạo khởi nghiệp sáng tạo được mở ra nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên trong trường đại học như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia, Đại học Bách khoa,… Mặc dù có 45 cơ sở đào tạo (chiếm 25% số cơ sở đào tạo) đã thành lập được các trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Tuy nhiên chỉ có 10 trung tâm đã và đang thực hiện việc ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp của sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hỗ trợ hỗ trợ 23 cơ sở giáo dục đại học tổ chức thí điểm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp; ký kết với 8 doanh nghiệp đồng hành cùng Bộ trong việc huy động nguồn lực triển khai Đề án 1665 giai đoạn 2 (năm 2022-2025) nhưng nhìn chung con số này còn hơi khiêm tốn. Hiện nay, tỷ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn tăng từ 30% (năm 2020) lên 48% (năm 2022). 75% cơ sở đào tạo đã tổ chức được các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho sinh viên thông qua các lớp kỹ năng khởi nghiệp. 100% các cơ sở đào tạo xây dựng các chương trình truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên nhưng làm sao để các hoạt động này thiết thực và hiệu quả là câu hỏi đặt ra mà các nhà quản lý giáo dục còn khá nhiều trăn trở. Các cuộc thi khởi nghiệp lớn thời gian gần đây khá sôi động điển hình như cuộc thi Startup Wheel cho sinh viên, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp ở các trường,… tuy nhiên đa số chỉ dừng lại ở một số lượng khiêm tốn sinh viên tham gia. Một số dự án được lựa chọn thì không nhận được tài trợ hoặc tài trợ không đủ để có thể triển khai bài bản như một kế hoạch kinh doanh thực sự. Không chỉ vậy, nhiều người trẻ tham gia cuộc thi khởi nghiệp chưa được đào tạo bài bản, chưa có hệ thống về kinh doanh khởi nghiệp, nên khi khởi nghiệp đã gặp rất nhiều khúc mắc, khó khăn và không biết hướng giải quyết. Nhiều người trong số đó dễ nản chí và từ bỏ, mặc dù trước đó rất quyết tâm, bởi thực tế có rất nhiều khó khăn mà trước khi khởi 171
  7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM nghiệp họ chưa hình dung được. 3.2. Một số gợi ý về giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các trường đại học ở Việt Nam - Hoàn thiện chương trình, đội ngũ giảng viên và tăng cường hoạt động giảng dạy sáng tạo. Thay đổi chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận khởi nghiệp và nghề nghiệp thực tiễn đang là vấn đề thực sự cần thiết và cấp bách. Một trong những điều cần quan tâm là các trường đại học cần xây dựng các chuyên đề về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn cho phù hợp với thực tiễn trường đại học. Một tín hiệu đáng mừng là ngày 27/10/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Theo đó, Bộ đang hoàn thiện để ban hành Bộ tiêu chí đánh giá cơ sở giáo dục đại học khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đây là thước đo quan trọng giúp cộng đồng đánh giá về hệ sinh thái khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học và tầm ảnh hưởng của các trường với cộng đồng, xã hội. Nhà trường cũng chủ động hơn nữa trong việc đề xuất với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành các chính sách để khuyến khích giảng viên phát triển chuyên môn về đào tạo khởi nghiệp, có cơ chế chính sách rõ ràng để họ được tiếp cận với thực tiễn doanh nghiệp cũng như hỗ trợ sinh viên tham gia các dự án khởi nghiệp. Theo các nghiên cứu ở nước ngoài, cuộc thảo luận hiệu quả để tạo ra tình huống và suy ngẫm các kết quả có được từ hoạt động thực tế là phương pháp cần được khuyến khích trong giáo dục khởi nghiệp (Tasnim, 2012). Các phương pháp đổi mới tập trung vào việc sinh viên cảm nhận tích cực và từ đó thúc đẩy họ trở thành những cá nhân học tập, làm việc theo nhóm, bắt tay vào các hoạt động thực tế và liên hệ với môi trường xung quanh một cách hiệu quả (Yu và Man, 2007). Tuy nhiên, dám nghĩ dám làm, tự làm chủ và phát triển các kỹ năng cá nhân đòi hỏi họ phải được trang bị chương trình giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn diện. Vì thế cả các giảng viên và nhà quản lý giáo dục cần phải tập trung cả vào việc thiết kế và thực hiện các chương trình giảng dạy đại học hay các khóa học về khởi nghiệp dựa trên quan điểm là trả lời cho các câu hỏi như: tại sao (mục đích học tập), cái gì (nội dung), như thế nào (phương pháp giảng dạy), cho ai (sinh viên, người tham dự) và cho kết quả nào (đánh giá) (Fayolle và Gailly, 2008). Khi đã có chương trình giáo dục bài bản thì phương pháp giảng dạy sáng tạo là một trong những điều quan trọng hơn cả. Bennett (2006) đã giải thích các phương pháp đổi mới sáng tạo đòi hỏi giảng viên phải kích thích sinh viên học tập tích cực và 172
  8. ĐINH THỊ THU HÂN - NGUYỄN XUÂN AN khuyến khích họ khám phá bản thân về cả kiến thức, kỹ năng lẫn thái độ. Vì vậy, sinh viên phải học hỏi lẫn nhau, tranh luận và trao đổi ý tưởng, được hướng dẫn để tự khám phá, tiếp xúc với không khí học tập thân mật và linh hoạt hay là việc học hỏi từ chính những sai lầm của họ để cuối cùng là giải quyết được vấn đề. Vì vậy, phương pháp giảng dạy giáo dục khởi nghiệp sáng tạo này là lấy học sinh làm trung tâm. Các phương pháp học tập sáng tạo khác nhau nên khuyến khích giảng viên thực hiện là: mô phỏng trò chơi kinh doanh trên máy tính, đóng vai, phát triển kế hoạch kinh doanh, các dự án cá nhân và nhóm. Những hoạt động khác có thể liệt kê là: đi thực tế tại doanh nghiệp, hội thảo, thảo luận nhóm, nghiên cứu điển hình (Mwasalwiba, 2010; Arasti và cộng sự, 2012). Để ủng hộ quan điểm trên, Jones và Iredale (2010) cho rằng giáo dục khởi nghiệp đòi hỏi phong cách học tập trải nghiệm, giải quyết vấn đề sáng tạo và học tập bằng cách thực hành để khơi dậy sự hứng thú của sinh viên. Trong khi đó, Wheadon và Duval-Couetil (2014) khi xem xét tài liệu khẳng định rằng các công cụ học tập trải nghiệm trong chương trình giáo dục khởi nghiệp là: lập kế hoạch kinh doanh, tạo ra các dự án kinh doanh mới của sinh viên, nhận lời khuyên và làm việc với các doanh nhân thành đạt, sử dụng mô phỏng máy tính, tham gia vào các hoạt động kinh doanh hiệu quả. mô phỏng hành vi, tham gia vào các sự kiện, các chuyến đi thực tế hoặc chỉ là xem các video clip về các dự án kinh doanh mới hiện có. Từ các kết quả các nghiên cứu trên, kết hợp với các nghiên cứu tiền nhiệm về phương pháp học tập sáng tạo và so sánh với các điều kiện đặc thù ở các trường đại học Việt Nam, một vài gợi ý về phương pháp giảng dạy cho giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như sau: Một là, phát triển kế hoạch kinh doanh. Đây được xem là hoạt động học tập nổi bật nhất trong các chương trình và khóa học khởi nghiệp (Henry và cộng sự, 2005) vì nó thúc đẩy quá trình phát triển kinh doanh. Phương pháp này có thể được sử dụng học tập thông qua trải nghiệm thực tế bằng cách giải quyết các vấn đề liên quan đến một sản phẩm kinh doanh nhất định, sự hiện diện của thị trường, lợi thế cạnh tranh, sức mạnh tài chính và đặc thù về ngành nghề. Hai là, làm việc nhóm. Theo Michaelsen và Sweet (2008), học tập theo nhóm là một công cụ học tập thể, qua đó sinh viên được tiếp cận với tài liệu học tập trước khi lên lớp. Thảo luận nhóm lớn thường được dùng làm chiến lược giảng dạy để tìm hiểu, giải quyết các vấn đề và ra quyết định. Thảo luận nhóm lớn là cách để cho lớp học thể hiện quan điểm cá nhân. Thay đổi quan điểm cá nhân có thể là kết quả của thảo luận nhóm. Để thảo luận có hiệu quả, cần tạo luồng tự do trao đổi quan điểm của sinh viên. Thảo luận nhóm lớn nên được kết thúc bằng phần khái quát các điểm chính. Ngoài 173
  9. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM thảo luận nhóm lớn còn có thảo luận nhóm ở mức độ nhỏ hơn. Nhóm nhỏ có thể bao gồm từ ba tới năm thành viên cùng làm việc trong một thời gian ngắn để hoàn thành một nhiệm vụ hay giải quyết một vấn đề. Sinh viên sẽ được giao một nhiệm vụ để thực hiện hay một chủ đề để thảo luận. Như vậy, với việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, sinh viên được tự do thể hiện quan điểm cá nhân và đặc biệt là hoàn thiện các kỹ năng mềm. Ba là, mời báo cáo viên chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn. Đây là một phương pháp đã được một số nhà giáo dục đề xuất theo Dominguinhos và Carvalho (2009). Thực tế đã được các trường đại học triển khai nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, bản thân sinh viên chưa cảm nhận được sự hữu ích nên còn khá thờ ơ với việc tham gia hoạt động này. Một số sinh viên chỉ dừng lại ở việc đi để lấy điểm rèn luyện, tham gia cho có phong trào và không tập trung và động não suy nghĩ. Có thể nói, ngoài các bài học lý thuyết, việc tích hợp với các kinh nghiệm hay câu chuyện từ các chuyên gia, nhà kinh doanh là công cụ hữu hiệu thôi thúc động lực trong mỗi sinh viên. Nhờ những kinh nghiệm ấy, người học hỏi - sinh viên có thể rút ngắn thời gian khởi nghiệp, hạn chế sai lầm không đáng có, và nhanh chóng đi đến thành công. Vì vậy, để hoạt động này mang lại hiệu quả thì rất cần sự phối hợp giữa các giảng viên chuyên môn và việc mời được các chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ và quan trọng hơn hết là truyền được cảm hứng cho sinh viên. Việc khảo sát và thu thập ý kiến của sinh viên cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để nhà trường có cơ sở triển khai hoạt động mời báo cáo viên trong những lần tiếp theo. Bốn là, nghiên cứu tình huống hoặc học tập dựa trên dự án cụ thể. Fry và cộng sự (1999) cho rằng đây là ví dụ phức tạp giúp sinh viên hiểu rõ hơn về bối cảnh của vấn đề trong khi đó, Davies và Wilcock coi đó là hoạt động lấy sinh viên làm trung tâm dựa trên các chủ đề mô tả gắn lý thuyết trong một tình huống ứng dụng. Theo đó, giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, giám sát hoạt động học tập, trong khi đó học sinh phải đưa ra giải pháp cho các vấn đề. Phương pháp này theo quan điểm của Mustoe và Croft (1999) được xác lập có những đóng góp sau: thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo tính tích cực học tập, khuyến khích việc tiếp thu các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Phương pháp này sẽ rất thú vị vì sinh viên đã tự mình vượt qua những thử thách khó khăn và hồi hộp về giải pháp mà chính các em đưa ra, từ đó tạo ra sự thôi thúc trong học tập. Năm là, phương pháp trò chơi. Theo Tasnim (2012), rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng các phương pháp tích cực hoặc sáng tạo như trò chơi, web, 174
  10. ĐINH THỊ THU HÂN - NGUYỄN XUÂN AN video clip cũng như mô phỏng là những phương pháp giảng dạy có giá trị. Người ta thống nhất rằng việc áp dụng trò chơi và các công cụ dựa trên hoạt động khác trong lớp sẽ thúc đẩy sự hợp tác, tính tương tác và học tập tích cực (Reuben, 1999). Trò chơi đảm bảo chuyển giao việc học hiệu quả, theo đó chúng được sinh viên sử dụng để tham gia nhiều hơn và tích cực hơn (Cruickshank và Telfer, 2001). Với giáo dục khởi nghiệp, trò chơi mô phỏng kinh doanh tạo cơ hội cho học sinh thực hành vận hành một doanh nghiệp và chứng kiến ảnh hưởng như trong thực tế. Bên cạnh các lợi ích về học tập, trò chơi cũng là sự vui vẻ và đối với phần lớn mọi người là một điều mới mẻ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, những trở ngại của việc sử dụng trò chơi bao gồm: sử dụng không đúng mức trong lớp học, mất thời gian để thích nghi với việc sử dụng trò chơi và nhất là việc giảng viên phải dành thời gian khá nhiều để xây dựng trò chơi trong chương trình giảng dạy là điều mà không phải ai cũng làm được. - Tổ chức các chương trình, cuộc thi về khởi nghiệp Việc phân tích động cơ của các chương trình khởi nghiệp đòi hỏi phải có sự đánh giá sâu sắc về các đối tượng khác nhau đối với giáo dục khởi nghiệp (Lonappan và cộng sự, 2011). Vì vậy, nhà trường cần quan tâm nhóm đối tượng sinh viên mình là ngành gì, khoa gì và thậm chí là sinh viên năm thứ mấy và đã được giáo dục khởi nghiệp ở mức độ như thế nào khi thiết kế các hoạt động khởi nghiệp. Cần học tập và xây dựng cũng như phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như các nước Singapore, Isreal, Malaysia,… cấp trường học đến cấp quốc gia phù hợp với đặc điểm của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Theo đó, các trường hàng đầu về kinh tế, kinh doanh nên học hỏi mô hình đào tạo của Học viện Quản lý Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang trong việc xây dựng và cung cấp các khóa học giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và cấp bằng chính thức. Đó cũng là cơ sở tin cậy và là đầu mối triển khai các chương trình, cuộc thi khởi nghiệp quốc gia, quốc tế cho Việt Nam. KẾT LUẬN Khởi nghiệp cũng góp phần đổi mới căn bản phương pháp dạy và học trong các trường đại học, đưa môi trường đào tạo trở thành nơi sáng tạo tri thức mới. Kết quả sau 5 năm triển khai Đề án 1665 về hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn ngành giáo dục. Các kết quả của đề án đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. Với những chương trình, chính sách và các hoạt động đã và đang triển khai, chúng ta hy vọng khởi nghiệp sáng tạo sẽ là xu thế tất yếu trong thời gian tới. Bên cạnh việc tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với trường 175
  11. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM đại học trong đào tạo kỹ năng, kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên thông qua các chương trình hợp tác, các dự án khởi nghiệp có tính thực tế, có hệ thống thì chính bản thân giảng viên cũng nên chủ động học hỏi, nghiên cứu và tìm tòi các phương pháp giảng dạy các học phần liên quan đến giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là điều rất cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO Alberti, A., Sciascia, B., and Poli. (2004). Entrepreneurship education: Notes on the ongoing Debate in 14th Annual International Entrepreneurship Conference, University of Napoli Federico II, Italy. Azizi, M. (2009). The study of entrepreneurship education in public universities in Tehran and provision of entrepreneurial training model. Unpublished PhD thesis, Shahid Beheshti University. Dominguinhos, P.M.C and Carvalho, L.M.C. (2009). “Promoting business creation through real-world experience: Projecto Comecar”. Education + Training, 51(2), 150-169. Duval-Couetil, N. (2013). “Assessing the impact of Entrepreneurship education programs: Challenges and approaches”. Journal of Small Business Management, 51(3), 394-409. Fayolle, A. and Gailly, B. (2008). “From craft to science: Teaching models and learning processes in entrepreneurship education”. Journal of European Industrial Training, 32(7), 569-593. Fry, H., Ketteridge, S. and Marshall, S. (1999). A Handbook for Teaching and Learning in Higher Education, Kogan Page, Glasgow. 408. Honig, B. (2004). “Entrepreneurship education: Towards a model of contingency based business planning”. Academy of Management Learning and Education, 3(3), 258-273. Jones, B and Iredale, N. (2010). “Enterprise education as pedagogy”. Education + Training, 52(1), 7-19. Mustoe, L.R and Croft, A.C. (1999). “Motivating engineering students by using modern case studies”. Journal of Engineering Education, 15(6), 469-476. Mwasalwiba, E.S. (2010). “Entrepreneurship education: A review of its objectives, teaching methods and impact indicators”. Education + Training, 52(1), 20-47. Reuben, B.D. (1999). “Simulations, games, and experienced based learning: the quest for a new paradigm for teaching and learning”. Simulation and Gaming, 30(4), 498-505. 176
  12. ĐINH THỊ THU HÂN - NGUYỄN XUÂN AN Tasnim, Y. (2012). “Playing entrepreneurship: Can games make the difference?” Entrepreneurial Practice Review, 2(4), 4-18. Drucker, P. F. (1999). Innovation and entreprenneurship: practice and principles, edn. Hood, J., và Young, J. (1993). “Entrepreneurship as a route out of poverty and low- income status”, International Council for Small Business, Las Vegas. Scott, M.G, và Twomey. D. F. (1998), “The long - term supply of model of entrepreneurial intent among students: Findings from Austria”, Diversity in Entrepreneurship. Sobel, R.S và King, K.A (2008). “Does school choice increase the rate of youth entrepreneurship”. Economics Review, 27 (4), 429 - 438. Viện Ngôn ngữ học. (2010). Từ điển tiếng Việt. Nxb. Từ điển Bách Khoa https://dangcongsan.vn/kinh-te/viet-nam-tich-cuc-thuc-day-phat-trien-he-sinh-thai-doi- moi-sang-tao-va-khoi-nghiep-650804.html https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/kinh-nghiem-quoc-te-ve-giao-duc-khoi-nghiep- doi-moi-sang-tao-trong-truong-dai-hoc-va-ham-y-cho-viet-nam-107580.htm N. T. P. Thùy. (2023). “Kinh nghiệm quốc tế về giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học và hàm ý cho Việt Nam”. Tạp chí Công Thương, vol. 2, tr. 18-25, 4 2023. Vụ Giáo dục Thường xuyên. (2017). Tài liệu giáo dục khởi nghiệp. 177
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1