intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề về phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học hiện nay

Chia sẻ: ViApollo11 ViApollo11 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

406
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên là một nội dung quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học hiện nay. Bài viết trình bày và phân tích các nhân tố tác động đến quá trình phát triển này, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phát huy tính hiệu quả trong phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề về phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học hiện nay

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 165-173<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0069<br /> <br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC<br /> TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HIỆN NAY<br /> Bùi Ngọc Quân<br /> Khoa Triết học Mác - Lênin, Trường Đại học Chính trị<br /> Tóm tắt. Vấn đề phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên là một nội dung quan<br /> trọng trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học hiện nay. Bài viết<br /> trình bày và phân tích các nhân tố tác động đến quá trình phát triển này, làm cơ sở để đưa<br /> ra các giải pháp thiết thực nhằm phát huy tính hiệu quả trong phát triển năng lực tư duy<br /> phản biện của sinh viên.<br /> Từ khóa: Tư duy phản biện, năng lực tư duy phản biện, phát triển năng lực tư duy phản<br /> biện, sinh viên.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Hiện nay, giáo dục đại học đang có những đổi mới tích cực theo định hướng Nghị quyết Đại<br /> hội Đảng toàn quốc lần thứ XII “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo<br /> dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chuyển mạnh<br /> quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất<br /> người học. . . .” [1]. Để nâng cao chất lượng đào tạo, quá trình dạy học đại học không chỉ dừng lại<br /> ở việc trang bị kiến thức, mà còn nhằm phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành của sinh<br /> viên. Trong đó, năng lực tư duy phản biện có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp sinh viên nâng cao<br /> khả năng vận dụng tri thức đã học vào xem xét, đánh giá vấn đề học tập một cách đầy đủ, chính<br /> xác, linh hoạt và sáng tạo.<br /> Với tư cách là một loại hình tư duy, tư duy phản biện đã được hình thành rất lâu đời từ ngay<br /> trong nền triết học Hy Lạp cổ đại và nó liên tục được bổ sung, phát triển như một nhu cầu tất yếu<br /> của nền văn minh phương Tây. Ở nước ta, gần đây đã có một số tài liệu nghiên cứu và bài báo bàn<br /> về các phương pháp dạy học đề cập đến tư duy phản biện, tuy nhiên chưa khái quát thành hệ thống<br /> lí luận về phát triển năng lực tư duy phản biện như: GS Nguyễn Cảnh Toàn [2], GS.TS Huỳnh Hữu<br /> Tuệ, PGS.TS Trần Kiều [3], PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh [4], ThS Đỗ Kiên Trung [5]... Thực tế<br /> giáo dục đại học hiện nay cho thấy, sinh viên vẫn tồn tại một số mặt hạn chế về năng lực tư duy<br /> phản biện như: tính tích cực học tập chưa cao; việc nắm kiến thức chưa chắc; kĩ năng phân tích,<br /> tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa chưa tốt; khả năng phản biện trong đại bộ phận sinh viên<br /> còn hạn chế, còn có thái độ thụ động trong học tập... Bên cạnh đó, phần lớn trong các giờ học,<br /> giảng viên vẫn theo phương pháp truyền thụ một chiều, “thầy đọc - trò ghi”, thiếu sự tương tác,<br /> phản biện giữa thầy và trò, ít khơi dậy tính phản biện vấn đề học tập cho người học... Do vậy, tác<br /> giả tiếp cận và luận giải vấn đề phát triển năng lực tư duy phản biện với tư cách là một mục tiêu<br /> Ngày nhận bài: 25/2/2017. Ngày nhận đăng: 18/4/2017.<br /> Liên hệ: Bùi Ngọc Quân, e-mail: ngocquan20@gmail.com<br /> <br /> 165<br /> <br /> Bùi Ngọc Quân<br /> <br /> quan trọng của quá trình đào tạo, đồng thời, là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lí luận và thực<br /> tiễn, góp phần tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước hiện<br /> nay.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Khái niệm năng lực tư duy phản biện<br /> <br /> Bàn về tư duy phản biện (Critical thinking), có nhiều cách hiểu khác nhau, như đây là loại<br /> tư duy nhằm chỉ ra những điều sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án về vấn đề nhất<br /> định; hay đó là khả năng đưa ra nhiều phương cách giải quyết một vấn đề... Tuy vậy, cần hiểu tư<br /> duy phản biện là khả năng nhìn nhận, nắm bắt vấn đề ở nhiều góc độ, tìm ra lập luận sai, dẫn chứng<br /> không chính xác để tìm ra tính chân thực của thông tin, dựa trên kiến thức đã biết và đưa ra cách<br /> giải quyết vấn đề của chủ thể nhận thức. Xét về bản chất, tư duy phản biện là một quá trình tư duy<br /> biện chứng, là khả năng hoạt động trí tuệ cần thiết của chủ thể trong xem xét, phân tích, đánh giá,<br /> tổng hợp và so sánh thông tin với thái độ hoài nghi tích cực, lập luận và minh chứng lập luận đó<br /> bằng những thông tin tin cậy, đưa ra kết luận thuyết phục, phù hợp với thực tiễn và quy luật lôgíc.<br /> Tư duy phản biện là một bộ phận cấu thành năng lực tư duy, đóng vai trò đặc biệt quan<br /> trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của sinh viên đại học. Loại hình tư duy này rất cần<br /> thiết cho quá trình tìm tòi, khám phá và vươn tới tri thức khoa học của sinh viên. Nếu được quan<br /> tâm đúng hướng, tư duy phản biện sẽ góp phần phát triển trí tuệ của sinh viên, đáp ứng yêu cầu<br /> đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.<br /> Với tư duy phản biện, sinh viên sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân<br /> trong học tập nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Tư duy phản biện giúp họ<br /> có cái nhìn tích cực, tránh cái sai, cái lạc hậu để hướng đến cái mới, tiến bộ hơn, tốt hơn; cũng như<br /> luôn có tính chủ động trong phân tích, suy luận và đánh giá vấn đề một cách sáng tạo. Hơn thế<br /> nữa, sinh viên có điều kiện để tự học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến về vấn đề nêu ra của giảng<br /> viên, chủ động đặt câu hỏi, tìm kiếm các thông tin liên quan; vận dụng linh hoạt những kiến thức,<br /> kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề học tập... Đồng thời, họ sẽ vượt qua những rào cản trong<br /> tư duy (tâm lí rụt rè, mặc cảm. . . ) để tạo lập sự tự tin, mạnh dạn trong trình bày, bảo vệ chính kiến<br /> của mình và biết thoát khỏi lối mòn tư duy, tiếp cận đa chiều, toàn diện về vấn đề đưa ra. Qua đó,<br /> họ tự trang bị, rèn luyện những kĩ năng thiết yếu trong quá trình học tập như: kĩ năng giải quyết<br /> vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng tư duy phản biện và kĩ năng tư duy sáng<br /> tạo. . .<br /> Tư duy phản biện là thước đo năng lực nhận thức của sinh viên trong tìm kiếm chân lí, là<br /> một mắt khâu trong quy trình nhận thức của họ. Sinh viên thường sử dụng thao tác tư duy này<br /> trong việc huy động toàn bộ kiến thức, trí tuệ của bản thân nhằm có cái nhìn tổng hợp và chính<br /> xác về những vấn đề quan tâm. Họ dựa vào vốn kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy, thu thập, xử lí<br /> thông tin và lòng tin cá nhân để phân tích vấn đề cần phản biện, suy luận hướng đến một kết luận<br /> lôgíc. Sinh viên có tư duy phản biện thường có sự suy luận tốt giúp phát hiện nhanh bản chất của<br /> vấn đề, nhất là những mặt hạn chế của nó. Bởi lẽ, khả năng suy luận là yếu tố then chốt trong tư<br /> duy phản biện của người học. Nếu suy luận không phạm lỗi lôgíc hình thức, thì kết luận sẽ đúng;<br /> ngược lại, nếu suy luận phạm lỗi lôgíc, thiếu căn cứ thì kết luận đó là sai và sẽ trở thành “ngụy<br /> biện”. Do đó, ở góc độ này, tư duy phản biện có vai trò là “thước đo” đánh giá khả năng nhận thức<br /> của sinh viên.<br /> Ngoài ra, tư duy phản biện là bước đi thiết yếu, là cơ sở nền tảng tạo điều kiện phát triển<br /> tư duy sáng tạo của sinh viên. Sẽ không có tư duy sáng tạo, hoạt động sáng tạo nếu không có tư<br /> duy phản biện, năng lực tư duy phản biện và tư duy độc lập. Việc kết hợp giữa tư duy phản biện<br /> và tư duy sáng tạo sẽ định hình nên phương pháp tư duy hiệu quả giúp nâng cao năng lực tư duy<br /> của sinh viên.<br /> 166<br /> <br /> Một số vấn đề về phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học hiện nay<br /> <br /> Từ những phân tích trên, có thể quan niệm năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học<br /> là tổng hợp những phẩm chất, khả năng tư duy trong tiếp biến tri thức, kinh nghiệm và năng lực<br /> lập luận vào quá trình nhận thức của họ nhằm giải quyết những vấn đề học tập đang đặt ra một<br /> cách đúng đắn, kịp thời, sáng tạo và có hiệu quả nhất. Năng lực tư duy phản biện đòi hỏi sinh viên<br /> phải có tri thức khoa học và khả năng vận dụng khéo léo những tri thức đó vào giải quyết những<br /> vấn đề cụ thể trong học tập. Năng lực này biểu hiện ở: Khả năng xác định, đánh giá và lựa chọn<br /> thông tin; phân biệt giữa các nhận định có lập luận với các nhận định mang tính cảm xúc; phát<br /> hiện vấn đề trong lập luận của người khác; trình bày, phân tích thông tin; xây dựng lập luận thuyết<br /> phục dựa trên dữ liệu tin cậy; sử dụng minh chứng đúng đắn và chính xác để bảo vệ lập luận; tổ<br /> chức lập luận một cách lôgíc và mạch lạc nhằm đạt đến tính chân thực của vấn đề.<br /> Theo đó, phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học hiện nay, về thực chất là<br /> quá trình hình thành và phát triển những kĩ năng tư duy để giúp họ có khả năng tư duy tích cực, tự<br /> đặt vấn đề, đánh giá, nghiên cứu và giải quyết vấn đề theo hướng phản biện một cách có hệ thống,<br /> lôgíc, khách quan và sáng tạo. Điều này có vai trò to lớn đối với việc phát triển trí tuệ của sinh<br /> viên, giúp họ tiếp thu, tích lũy tri thức và nâng cao năng lực phân tích, giải quyết hiệu quả các vấn<br /> đề lí luận và thực tiễn trong học tập. Hơn thế nữa, sinh viên đại học là nguồn nhân lực chất lượng<br /> cao của đất nước, nên càng cần có năng lực tư duy phản biện. Năng lực này được hình thành từ<br /> trong quá trình học tập đại học, là cơ sở quan trọng nâng tầm tư duy của đội ngũ các nhà nghiên<br /> cứu khoa học trong tương lai, đặc biệt trước những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước.<br /> Tuy nhiên, phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên đại học hiện nay còn tồn tại<br /> một số rào cản làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình này. Đó là năng lực tư duy phản biện còn<br /> hạn chế do đặc thù tư duy phương Đông nói chung, tư duy người Việt nói riêng, gây cản trở tới quá<br /> trình hội nhập quốc tế. Ngoài ra, có thể nói, một phần không nhỏ sinh viên còn mang nặng lối tư<br /> duy theo đường mòn, định kiến, suy nghĩ một chiều, thói quen không đặt câu hỏi. . . hay tâm lí e<br /> ngại, thiếu tự tin trong việc phản biện vấn đề để tìm ra chân lí. Như vậy, phát triển năng lực tư duy<br /> phản biện cho sinh viên đại học là một yêu cầu cần thiết và mang tính tất yếu khách quan, đặc biệt<br /> trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Những vấn đề có tính quy luật trong phát triển năng lực tư duy phản biện<br /> của sinh viên<br /> <br /> Thứ nhất, phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên phụ thuộc vào chất lượng đào<br /> tạo và môi trường giáo dục, đào tạo của các trường đại học<br /> Sự tồn tại và phát triển của con người luôn chịu sự tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nên<br /> môi trường xung quanh nó. Trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, con người lại chịu sự tác động<br /> nhất định của điều kiện, môi trường ở từng lĩnh vực đó. “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào<br /> thì hoàn cảnh tạo ra con người đến mức đó” [6]. Theo đó, năng lực tư duy phản biện của sinh viên<br /> cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng đào tạo và môi trường giáo dục của các trường đại học [7].<br /> Chất lượng đào tạo của các trường đại học luôn là vấn đề trung tâm, có ý nghĩa quyết định đến<br /> quá trình phát triển năng lực tư duy của sinh viên. Nếu chất lượng đào tạo đại học tốt sẽ tác động<br /> tích cực đến quá trình hiện thực hoá hoạt động học tập, tạo ra động lực thúc đẩy, khuyến khích<br /> sinh viên tìm tòi, đổi mới phương pháp tư duy, làm tiền đề phát triển năng lực tư duy, tư duy phản<br /> biện của họ. Mặt khác, chất lượng đào tạo hạn chế sẽ trở thành lực cản đối với sinh viên trong sự<br /> phát triển năng lực tư duy nói chung, năng lực tư duy phản biện nói riêng. Bởi vì, quá trình đào<br /> tạo đại học ngoài việc trang bị tri thức cho sinh viên, thì chủ yếu là tạo lập cho họ phương pháp<br /> tư duy, phương pháp suy luận, phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải<br /> quyết các vấn đề. Hay nói cách khác, mục tiêu của các trường đại học hướng tới là rèn trí nhớ, rèn<br /> trí thông minh cho sinh viên [8].<br /> Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, thì môi trường giáo dục, đào tạo của<br /> các trường đại học có vai trò hết sức quan trọng để phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh<br /> 167<br /> <br /> Bùi Ngọc Quân<br /> <br /> viên. Nó góp phần trực tiếp hình thành động cơ học tập đúng đắn, kích thích tính ham học hỏi, tìm<br /> tòi sáng tạo, cung cấp phương tiện phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ<br /> của người học. Môi trường giáo dục, đào tạo bao gồm chất lượng quản lí, môi trường sư phạm và<br /> việc bảo đảm cơ sở vật chất, kĩ thuật cho người học. Trong đó, môi trường sư phạm tập thể là yếu<br /> tố gần gũi tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển năng lực tư duy của sinh viên.<br /> Nổi bật là trình độ phát triển của tập thể, các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, cá nhân với tập<br /> thể, các biện pháp, phương pháp quản lí, tổ chức giáo dục. . . Môi trường sư phạm tập thể là nơi<br /> sinh viên tiến hành giao tiếp, học hỏi, khích lệ cổ vũ lẫn nhau trên cơ sở tinh thần đoàn kết, tình<br /> thầy trò. Nếu môi trường sư phạm tập thể được xây dựng lành mạnh, có tính phản biện tích cực,<br /> các ý tưởng sáng tạo được ủng hộ sẽ là những điều kiện thuận lợi để hình thành, phát triển năng<br /> lực tư duy phản biện của sinh viên.<br /> Thứ hai, phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên phụ thuộc vào trình độ, năng<br /> lực sư phạm và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên.<br /> Trình độ, năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy của giảng viên là nhân tố tác động<br /> và ảnh hưởng to lớn đến chất lượng sản phẩm đào tạo sau này, góp phần hình thành và phát triển<br /> năng lực tư duy phản biện của sinh viên. Giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng, tri thức<br /> sâu rộng; có khả năng tư duy, năng động và sáng tạo; có phương pháp sư phạm tốt, có kĩ xảo, kĩ<br /> năng sư phạm, kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học khơi dậy tính tích cực trong tư duy sẽ tác<br /> động mạnh mẽ đến sự phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên.<br /> Trong giảng dạy đại học, một trong những nguyên tắc “vàng” đối với người giảng viên là<br /> phải có kiến thức và kĩ năng sư phạm phù hợp, bao gồm khả năng truyền đạt mục tiêu, lựa chọn<br /> phương pháp giảng dạy hiệu quả, tạo cơ hội cho sinh viên thực hành và đưa ra ý kiến phản biện,<br /> quan tâm đến sự đa dạng trong thành phần sinh viên [9]. Trên cơ sở nắm vững tri thức khoa học và<br /> hiểu biết thực tiễn sâu sắc, giảng viên sẽ giúp sinh viên đi đúng hướng trên con đường chiếm lĩnh<br /> tri thức. Có thể đưa ra các yếu tố thuộc về giảng viên tác động đến phát triển năng lực tư duy phản<br /> biện của sinh viên như: Động cơ, trách nhiệm, tình cảm, lương tâm nghề nghiệp; trình độ, vốn tri<br /> thức và tầm hiểu biết; mức độ kiến thức chuyên môn; mức độ nắm và thực hành phương pháp dạy<br /> học; năng lực tổ chức hoạt động tư duy của sinh viên. . . Chức năng chính của giảng viên trong<br /> hoạt động dạy là trang bị tri thức, truyền thụ kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực tư<br /> duy cho sinh viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Với tư cách là chủ thể của quá trình sư phạm,<br /> trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ giảng dạy, người giảng viên thiết kế, xây dựng nội dung phù hợp,<br /> hình thành phương pháp dạy học tích cực sẽ khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh<br /> viên trong quá trình học tập, làm cho họ ý thức được những tri thức cần phải lĩnh hội và biết cách<br /> chiếm lĩnh chúng. Chất lượng hoạt động dạy của giảng viên tác động tích cực đến hoạt động học<br /> và sự phát triển năng lực tư duy của sinh viên trên nhiều mặt. Lượng tri thức, phương pháp truyền<br /> thụ tri thức, kinh nghiệm sống của giảng viên là tổng hoà các yếu tố cùng tác động, nhằm thúc đẩy<br /> sự phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên và giúp họ vươn lên chiếm lĩnh tri thức, hoàn<br /> thiện phẩm chất, nhân cách trong tương lai.<br /> Thứ ba, phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên phụ thuộc vào tính tích cực, chủ<br /> động, sáng tạo trong rèn luyện tư duy và hoạt động thực tiễn của họ<br /> Dạy học là quá trình tác động biện chứng giữa người dạy và người học, người học là đối<br /> tượng tiếp nhận thông tin mà người dạy hướng đến, là trung tâm của quá trình giảng dạy. Do vậy,<br /> kết quả quá trình phát triển năng lực tư duy còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố chủ quan của sinh<br /> viên, hay nói cách khác là ở sự chủ động, tính tích cực, sáng tạo của họ.<br /> Thông qua sự định hướng của giảng viên, của môi trường đào tạo thì tính tích cực rèn luyện<br /> tư duy của sinh viên, mà trước hết, ở thái độ, động cơ của họ có vai trò rất quan trọng trong quá<br /> trình nhận thức. Sinh viên có thái độ, động cơ đúng sẽ tạo ra sự say mê, hứng thú và trách nhiệm<br /> cao trong quá trình học tập, nghiên cứu. Bởi vì “Không có sự say mê thì xưa nay không có sự tìm<br /> tòi chân lí” [10], cho nên với sự say mê, hứng thú trong học tập sẽ làm tăng mong muốn chiếm lĩnh<br /> 168<br /> <br /> Một số vấn đề về phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học hiện nay<br /> <br /> tri thức, không thỏa mãn hay dừng lại, có ý chí tự giác, tạo ra động lực học tập đúng đắn và huy<br /> động mọi phẩm chất tâm sinh lí để sinh viên tiến hành hoạt động nhận thức đạt hiệu quả cao. Qua<br /> đó, xây dựng niềm tin mãnh liệt cho việc huy động mọi khả năng của sinh viên trong quá trình<br /> nhận thức, cũng như vận dụng tri thức vào trong hoạt động thực tiễn. Khi sinh viên phát huy tính<br /> tích cực học tập sẽ sản sinh năng lực tư duy độc lập, tư duy phản biện. Đây là nền tảng cơ bản cho<br /> phát triển năng lực tư duy sáng tạo, cũng là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng đào tạo và củng<br /> cố, phát triển tri thức của sinh viên. Vì vậy, có thể nói, ý thức, thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo<br /> trong học tập là một nhân tố quan trọng có tác động thường xuyên đến phát triển năng lực tư duy<br /> phản biện của sinh viên hiện nay.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Một số biện pháp phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên<br /> <br /> Thứ nhất, đổi mới môi trường giáo dục - đào tạo của các trường đại học<br /> Môi trường giáo dục - đào tạo luôn là yếu tố cần được ưu tiên trong quá trình học tập của<br /> sinh viên đại học. Môi trường giáo dục tốt sẽ giúp người học có nhiều hứng thú, say mê học hành,<br /> mang lại chất lượng tốt nhất. Đối với cơ sở vật chất, phòng học, phòng thực hành, thư viện, phòng<br /> hội thảo của các trường đại học cần phải có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và<br /> nghiên cứu. Các quy định và tiêu chuẩn phòng học phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phòng học<br /> đa phương tiện hiện đại, hiệu quả. Các bài tập, ví dụ và lí thuyết phải được trình chiếu, minh họa<br /> sống động, phương pháp giảng dạy thảo luận mở nhằm xây dựng một môi trường thuận lợi cho<br /> việc tiếp thu và chia sẻ kiến thức bài học tối đa đối với sinh viên. Đối với hệ thống thư viện là nơi<br /> lưu trữ rất nhiều đầu sách, có giá trị lớn đối với việc thu thập thông tin, phục vụ thiết thực việc tìm<br /> kiếm nguồn tin xác đáng giúp người học giải quyết vấn đề một cách khoa học, cho nên thư viện<br /> của các trường đại học cần cập nhật tài liệu liên tục để luôn bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của<br /> thực tiễn giáo dục đào tạo đại học.<br /> Bên cạnh đó, cần tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho quá trình phát triển năng lực tư duy<br /> phản biện của sinh viên thông qua việc xây dựng, triển khai áp dụng phương pháp học tập mới,<br /> sáng tạo, thân thiện và hiệu quả. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục theo hướng<br /> này sẽ tạo điều kiện để mỗi sinh viên phát huy khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập để<br /> sinh viên tự tin học tập. Đồng thời, cần thường xuyên có những hoạt động ngoại khóa bổ ích giúp<br /> sinh viên trau dồi kĩ năng mềm, trong đó, có kĩ năng tư duy phản biện. Song song với những kiến<br /> thức chuyên ngành, các trường cần chú trọng nâng cao các kĩ năng thực hành. Các giờ thực hành,<br /> các giờ học trực tuyến và thảo luận theo định hướng phản biện sẽ giúp sinh viên tiếp thu được kiến<br /> thức trong thời gian ngắn nhất và có thể áp dụng thực tiễn làm việc sau này.<br /> Để có một môi trường đào tạo tốt thì cần phải hội tụ rất nhiều yếu tố, sự quan tâm từ phía<br /> lực lượng quản lí giáo dục và phản hồi tích cực từ người học sẽ làm cho môi trường học ngày càng<br /> tốt hơn. Đổi mới chương trình, nội dung dạy học hiện nay cần dành một tỉ lệ nhất định cho những<br /> môn học mới mang tính cập nhật và ứng dụng, một số học phần tự chọn. Một số môn học cần<br /> áp dụng trong quá trình đào tạo đại học như: Kĩ năng sống và làm việc nói chung hay kĩ năng tư<br /> duy nói riêng (kĩ năng tư duy tích cực, kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đọc<br /> sách. . . ). Bởi lẽ, các kĩ năng tư duy là một thành tố quan trọng, thiết yếu cho sự thành công trong<br /> sự nghiệp của mỗi sinh viên để khẳng định giá trị và vị thế của họ trong cộng đồng. Khi sinh viên<br /> được trang bị một nền tảng tốt về các kĩ năng đó, sẽ trợ giúp đắc lực cho việc phát huy những tố<br /> chất và năng lực chuyên môn, cũng như tạo hiệu quả cho sự phát triển bền vững của nguồn nhân<br /> lực chất lượng cao trong tương lai.<br /> Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên<br /> Muốn phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên thì giảng viên phải phát huy tính<br /> tích cực trong quá trình giảng dạy thông qua việc sử dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp<br /> sư phạm, trong đó, có phương pháp sư phạm phản biện. Phương pháp này tập trung vào mục tiêu<br /> cung cấp cho người học những công cụ phát triển năng lực bản thân, tăng cường tính dân chủ nhằm<br /> 169<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2