intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về bản phiên dịch các bài thơ của Nguyễn Bảo

Chia sẻ: ViArtemis2711 ViArtemis2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thơ ca của Nguyễn Bảo hiện tồn 162 bài trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn. Trong số đó có 34 bài thơ đã được nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân tuyển dịch trong cuốn Nguyễn Bảo nhà thơ – Danh nhân văn hóa. Căn cứ vào thực tế khảo sát văn bản Toàn Việt thi lục kí hiệu A.132 mà tác giả sử dụng làm văn bản cơ sở, chúng tôi nhận thấy có những chữ phiên âm sai cần được xem xét hiệu đính để hoàn thiện tác phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về bản phiên dịch các bài thơ của Nguyễn Bảo

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0062<br /> Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 88-93<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ BẢN PHIÊN DỊCH CÁC BÀI THƠ CỦA NGUYỄN BẢO<br /> <br /> Nguyễn Diệu Huyền<br /> Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tây Bắc<br /> <br /> Tóm tắt. Thơ ca của Nguyễn Bảo hiện tồn 162 bài trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.<br /> Trong số đó có 34 bài thơ đã được nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân tuyển dịch trong cuốn<br /> Nguyễn Bảo nhà thơ – Danh nhân văn hóa. Căn cứ vào thực tế khảo sát văn bản Toàn Việt<br /> thi lục kí hiệu A.132 mà tác giả sử dụng làm văn bản cơ sở, chúng tôi nhận thấy có những<br /> chữ phiên âm sai cần được xem xét hiệu đính để hoàn thiện tác phẩm.<br /> Từ khóa: Thơ ca, bài thơ, nhà nghiên cứu, nhà thơ, danh nhân văn hóa, khảo sát thực tế,<br /> văn bản cơ sở, phiên âm.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Nguyễn Bảo được đánh giá là một nhà thơ – Danh nhân văn hóa. Tên tuổi của ông được<br /> nhắc đến trong các thư mục học, từ điển của Việt Nam như: Lịch triều hiến chương loại chí của<br /> Phan Huy Chú; Lược truyện các tác gia Việt Nam của Trần Văn Giáp; Từ điển nhân vật lịch sử<br /> Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế; Từ điển Văn học Việt Nam do Đỗ<br /> Đức Hiểu chủ biên; Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên; Lịch sử văn học Việt Nam của Bùi<br /> Văn Nguyên. . . Hầu hết các công trình nghiên cứu chủ yếu mang tính chất giới thiệu về tác gia,<br /> tác phẩm. Nghiên cứu đầy đủ và chi tiết nhất về Nguyễn Bảo từ trước đến nay phải kể đến Bùi Duy<br /> Tân với cuốn Nguyễn Bảo nhà thơ – danh nhân văn hóa. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu<br /> văn bản và giá trị thơ ca của Nguyễn Bảo chúng tôi nhận thấy, trong tổng số 162 bài thơ hiện còn<br /> của Nguyễn Bảo trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn mới chỉ có 34 bài thơ đã được nhà nghiên<br /> cứu Bùi Duy Tân tuyển dịch và giới thiệu. Đó cũng là những bài thơ được nhắc đến khi giới thiệu<br /> về Nguyễn Bảo trong các tài liệu nghiên cứu văn học ở thế kỉ XV. Do các tác phẩm thơ ca được<br /> dịch dưới hình thức phiên âm và dịch thơ bằng chữ quốc ngữ mà không có bản chữ Hán đi kèm,<br /> nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Căn cứ vào tình hình thực tế khảo cứu<br /> văn bản chữ Hán chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến về bản phiên dịch các bài thơ của Nguyễn Bảo<br /> hiện hành để được quan tâm xem xét.<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> Trong số các dị bản Toàn Việt thi lục, có các bản kí hiệu HM.2139/A; A.1262; A.3200;<br /> A.132 có nội dung ghi chép thơ ca Nguyễn Bảo. Căn cứ vào phần Tài liệu tham khảo chính [9;137]<br /> được biết nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân đã dựa vào bản Toàn Việt thi lục A.132 để phiên âm và<br /> <br /> Ngày nhận bài: 15/4/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015<br /> Liên hệ: Nguyễn Diệu Huyền, e-mail: nguyendieuhuyenttb@yahoo.com<br /> <br /> <br /> <br /> 88<br /> Một số ý kiến về bản phiên dịch các bài thơ của Nguyễn Bảo<br /> <br /> <br /> dịch thơ. Những tác phẩm đã được tuyển dịch đó là: Phú Hoàng Giang phong thổ thị môn sinh;<br /> Đại An hải khẩu; Phụng canh ngự chế đề Dục Thúy sơn; Hổ cứ sơn; Lục Vân động, bài thứ nhất;<br /> Trừng Mại thôn xuân vãn; Kê thanh mao điếm nguyệt; Xuân vũ; Xuân nhật tức sự; Khổ hàn; Tuế<br /> mộ thuật hoài; Tiễn hiệu thư Đàm công phụng Bắc sứ; Tứ tặng Tri Lai tiến sĩ Lê Trù; Tống Ngoại<br /> Lãng tiên sinh Trần Củng Uyên; Tống Quách tiên sinh Bắc sứ; Tống nhân hồi hương; Tống Binh<br /> bộ thị lang Hải Thiên Bùi công trí sĩ; Phụng canh ngự chế đề Bàn A sơn; Long Đội sơn; Hồ Sơn<br /> động; Đề Long Đại Sơn; Tỉnh canh; Bạch lộ; Tiễn Quốc tử giám Tế tửu kiêm Quốc sử viện; Thiên<br /> kê; Nguyệt, bài thứ 3; Huân phong; Hỷ vũ; Thu lâm; Hoa; Tích xuân, bài thứ nhất; Tống biệt; Tiễn<br /> cấp sự Vương công hồi hương; Tống hữu nhân quy Nghệ An tỉnh thân.<br /> Trong tổng số 34 bài thơ được tuyển dịch, bài Phú Hoàng Giang phong thổ thị môn sinh là<br /> tác phẩm mở đầu, tác giả chỉ đưa ra phần dịch thơ và chú thích. Còn lại những tác phẩm khác có<br /> kèm theo phần phiên âm, dịch thơ và chú thích. Đối với các văn bản chữ Hán, nghiên cứu “hình<br /> thể – âm đọc – ý nghĩa của chữ Hán là một việc làm cần thiết đối với tất cả những ai muốn làm tốt<br /> công tác tiếp thu những văn bản Hán Nôm” [11;17]. Vì âm đọc thường gắn liền với nghĩa của từ,<br /> cho nên trong quá trình sử dụng chúng ta phải lựa chọn âm đọc thích hợp và chính xác. Chữ Hán<br /> có rất nhiều từ đồng âm, nhưng nằm trong những bộ khác nhau, có hình thể khác nhau thì nghĩa<br /> khác nhau. Hoặc cùng một chữ có thể có nhiều âm đọc, gắn với mỗi âm đọc sẽ là một ý nghĩa. Mặt<br /> khác, do chữ Hán khó đọc, khó viết nên khi viết hoặc phiên âm không tránh khỏi những sai sót<br /> nhất định. Vì vậy, khi phiên âm, để đảm bảo tính chặt chẽ và chính xác nên có nguyên văn chữ Hán<br /> đi kèm. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp được biến đổi âm cho phù hợp với văn bản, chẳng<br /> hạn: để đảm bảo về niêm luật, và vần điệu trong thơ ca đường luật, có những trường hợp biến đổi<br /> thanh bằng sang thanh trắc (hoặc ngược lại). Hoặc cũng có những trường hợp do kỵ húy mà dùng<br /> chữ khác thay thế. Ở những trường hợp này khi dịch nghĩa ta vẫn phải đảm bảo nghĩa của từ muốn<br /> sử dụng trong văn bản. Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến những chữ phiên âm sai,<br /> mà không thuộc những trường hợp phải biến đổi âm đọc như đã nói ở trên.<br /> Căn cứ vào thực tế khảo sát văn bản A.132, chúng tôi thấy bản dịch có những chữ phiên âm<br /> chưa chính xác cần được xem xét và hiệu đính.<br /> <br /> Bảng thống kê những chữ phiên âm sai trong bản dịch<br /> Ghi<br /> TT Chữ Âm Hán Việt, Chữ phiên âm sai trong câu, bài chú<br /> (Trang)<br /> trang, cột, dòng<br /> trong A.132/2<br /> Tề (trang 80a, cột 5,<br /> 1 Hàn trào doanh súc lão thu tê (Đại An hải khẩu) 93<br /> dòng 15)<br /> Đương (trang 80a, Miến hoài Hưng Khánh dương niên tiệp (Đại An<br /> 2 93<br /> cột 7, dòng 8) hải khẩu)<br /> Qua (trang 80b, cột Thạc giản trung khoa chiếm địa khoan (Phụng<br /> 3 94<br /> 5, dòng 19) canh ngự chế đề Dục Thúy Sơn)<br /> Khí (trang 81a, cột<br /> 4 Sơn đầu xí lập phụ sơn căn (Hổ cứ sơn) 95<br /> 3, dòng 3)<br /> Tồn (trang 81a, cột<br /> 5 Thiên cổ kiều quan hám nhược tôn (Hổ cứ sơn) 95<br /> cột 3, dòng 4)<br /> <br /> <br /> <br /> 89<br /> Nguyễn Diệu Huyền<br /> <br /> <br /> <br /> Sưởng (trang 81b, Hồ thiên thế giới xướng tranh vinh (Lục Vân<br /> 6 96<br /> cột 2, dòng 5) động, bài 1)<br /> Sính (trang 81b, cột Hà nhân vị trúc, sinh quân đình (Lục Vân động,<br /> 7 96<br /> 4, dòng 14) bài 1)<br /> Dương (trang 83a, Bỉnh trĩ khu ngưu trước đoản y (Trừng Mại thôn<br /> 8 97<br /> cột 5, dòng 11) xuân vãn)<br /> Thự (trang 79b, cột Thư kê thanh ngoại nguyệt hoa minh (Kê thanh<br /> 9 99<br /> 6, dòng 8) mao điếm nguyệt)<br /> Tỉnh (trang 79b, Sơn hạ dịch lâu thanh mộng tĩnh (Kê thanh mao<br /> 10 99<br /> cột 7, dòng 15) điếm nguyệt)<br /> Cừu (trang 79b, cột Ủng cầu công tử thừa yên khứ (Kê thanh mao<br /> 11 99<br /> 8, dòng 4) điếm nguyệt)<br /> Úc (trang 83a, cột Bất hàn bất noãn dục hoa thiên (Xuân nhật tức<br /> 12 101<br /> 2, dòng 19) sự)<br /> Vấn (trang 83a, cột Dục phỏng thôn ông học dưỡng điền (Xuân nhật<br /> 13 101<br /> 3, dòng 11) tức sự)<br /> Xan (trang 106b,<br /> 14 Phanh trà cung triêu san (Khổ hàn) 101<br /> cột 3, dòng 20)<br /> Yến (trang 108a,<br /> 15 Mỗi phùng tuế án bội tư gia (Tuế mộ thuật hoài) 103<br /> cột 1, dòng 11)<br /> Phức (trang 75a, Phúc úc tiêu lan hương (Tiễn Hiệu thư Đàm công<br /> 16<br /> cột 5, dòng 6) phụng Bắc sứ)<br /> Mệnh, thìn (trang<br /> Phi đằng ưng đãi mạnh thông thì (Tứ tặng Tri Lai<br /> 17 94b, cột 4, dòng 106<br /> tiến sĩ Lê Trù)<br /> 12)<br /> , Huyền, Ca, Miên<br /> Khấu huyễn cao sa phục túy niên (Tống Binh bộ<br /> 18 , (trang 108a, cột 5, 111<br /> thị lang Hải Thiên Bùi công trí sĩ)<br /> dòng 3, 5, 8)<br /> Tiêu tiêu (trang<br /> Tịch tịch phan cung thần vật hộ (Phụng canh ngự<br /> 19 80a, cột 1, dòng 112<br /> chế đề Bàn A sơn)<br /> 9,10,11 )<br /> Thái (trang 80b, cột Âm âm xuân thụ tái cầm đề (Phụng canh ngự chế<br /> 20 112<br /> 1, dòng 20) đề Bàn A sơn)<br /> Tri (trang 80b, cột Tự thị thần chương chúc bảo khuê (Phụng canh<br /> 21 112<br /> 2, dòng 10) ngự chế đề Bàn A sơn)<br /> Dao (trang 80b, cột<br /> 22 Giao tầm giác lộ trắc phi nham (Long Đội sơn) 113<br /> 8, dòng 1)<br /> Cùng (trang 81a, Vũ trụ vô phương thiên thủy khoát (Long Đội<br /> 23 113<br /> cột 1, dòng 6) sơn)<br /> Xảo (trang 82a, cột<br /> 24 Thần sảo nan khuy tạo hóa quyền (Hồ Sơn động) 114<br /> 3, dòng 9)<br /> Oa (trang 82a, cột<br /> 25 Thạc tạc vân sa không tứ bích (Hồ Sơn động) 114<br /> 3, dòng 18)<br /> <br /> <br /> 90<br /> Một số ý kiến về bản phiên dịch các bài thơ của Nguyễn Bảo<br /> <br /> <br /> <br /> Cao (trang 82a, cột<br /> 26 Nham trung di tích kham câu hỏa (Hồ Sơn động) 114<br /> 4, dòng 14)<br /> Cụ (trang 82a, cột<br /> 27 Cự từ phi triệt khả trùng diên (Hồ Sơn động) 114<br /> 5, dòng 10)<br /> Tử (trang 107b, cột Thạch bão trung phân tứ thúy gian (Đề Long Đại<br /> 28 115<br /> 2, dòng 12) Sơn)<br /> Trảo, Chủy (trang<br /> 29 104b, cột 7, dòng 3, Ngọc vi trao chủng, tuyết vi y (Bạch lộ) 117<br /> 4)<br /> Lãn (trang 104a,<br /> 30 Tận nhật khuy ngư khước lãm quy (Bạch lộ) 117<br /> cột 9, dòng 1)<br /> Tạo tựa anh tài tư quốc dụng (Tiễn Quốc tử giám<br /> Tựu (trang 95a, cột<br /> 31 Tế tửu kiêm Quốc sử viện Chúc Lý Ngô tiên sinh 118<br /> 3, dòng 2)<br /> trí sĩ)<br /> Thất dật khang cường thế diệc hy (Tiễn Quốc tử<br /> Tập (trang 95a, cột<br /> 32 giám Tế tửu kiêm Quốc sử viện Chúc Lý Ngô tiên 118<br /> 4, dòng 3)<br /> sinh trí sĩ)<br /> Nhàn văn dã hạc cộng vong cơ (Tiễn Quốc tử<br /> Vân (trang 95a, cột<br /> 33 giám Tế tửu kiêm Quốc sử viện Chúc Lý Ngô 118<br /> 4, dòng 17)<br /> tiên sinh trí sĩ)<br /> Thu lai lão thức tiên sinh lạc (Tiễn Quốc tử giám<br /> Tảo (trangg 95a,<br /> 34 Tế tửu kiêm Quốc sử viện Chúc Lý Ngô tiên sinh 118<br /> cột 5, dòng 5)<br /> trí sĩ)<br /> Cao họa Thương Lãng chế mỹ y (Tiễn Quốc tử<br /> Nghĩa (trang 95a,<br /> 35 giám Tế tửu kiêm Quốc sử viện Chúc Lý Ngô 118<br /> cột 5, dòng 15)<br /> tiên sinh trí sĩ)<br /> Bác (trang 75b, cột<br /> 36 Hưởng truyền bát cực sơn do ám (Thiên kê) 119<br /> 7, dòng 10)<br /> Tiên (trang 83b, cột<br /> 37 Vi tục Ngu cầm giải uấn chương (Huân phong) 119<br /> 6, dòng 16 )<br /> Dương dương<br /> 38 (trang 84a, cột 3, Tiêu tiêu song ngoại sơ minh trúc (Hỷ vũ) 122<br /> dòng 15, 16)<br /> Tuyền (trang 84a,<br /> 39 Hoạt hoạt thiềm tiền dĩ hưởng truyền (Hỷ vũ) 122<br /> cột 4, dòng 8)<br /> Túc (trang 84a, cột<br /> 40 Tức tẩy viêm phân thanh tứ dã (Hỷ vũ) 122<br /> 4, dòng 9)<br /> Bại (trang 84b, cột<br /> 41 Nhiễu đường bồ tí oa thanh loạn (Thu lâm) 123<br /> 6, dòng 18)<br /> Thí, giam (trang<br /> Thức khai hàm tỉnh thiên ty võng (Tích xuân, bài<br /> 42 107a, cột 5, dòng<br /> thứ nhất)<br /> 15, 17)<br /> <br /> <br /> <br /> 91<br /> Nguyễn Diệu Huyền<br /> <br /> <br /> <br /> Tiện, liễu, thử<br /> Tiễn quân hữu thứ thủy vinh quy (Tiễn cấp sự<br /> 43 (trang 98a, cột 4, 127<br /> Vương công hồi hương)<br /> dòng 8, 10, 11)<br /> Giả (trang 98a, cột Cố hương hưu hạ vô đa nhật (Tiễn cấp sự Vương<br /> 44 127<br /> 6, dòng 6) công hồi hương)<br /> Phàm (trang 99a, Vân đê hải ngoại cô phám viễn (Tống hữu nhân<br /> 45 128<br /> cột 2, dòng 20) quy Nghệ An tỉnh thân)<br /> Dao (trang 99a, cột Giao tri bái khánh huyên đường hạ (Tống hữu<br /> 46 128<br /> 4, dòng 3) nhân quy Nghệ An tỉnh thân)<br /> <br /> Bảng thống kê trên là những chữ phiên âm sai trên cơ sở căn cứ vào chữ dùng trong văn bản<br /> cơ sở A.132. Chúng không nằm trong những trường hợp phải biến đổi âm đọc, vì vậy chúng tôi<br /> xếp chúng vào hiện tượng có vấn đề. Vấn đề đó có thể do quá trình dịch thuật hoặc do biên soạn<br /> chưa chặt chẽ nên dẫn đến những sai sót. Vì vậy, để hoàn thiện văn bản chúng tôi xin thống kê<br /> những vấn đề nêu trên để được xem xét và hiệu đính.<br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Bản dịch của Bùi Duy Tân đã góp phần tuyển chọn, giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm<br /> thơ ca tiêu biểu của Nguyễn Bảo. Bản dịch đã góp phần minh chứng cho tài năng và nhân cách<br /> của Nguyễn Bảo trong hàng ngũ các tác gia tiêu biểu ở thế kỉ XV. Vì thế, không chỉ đối với những<br /> tác phẩm đã được tuyển dịch, mà những tác phẩm khác của ông cũng cần được quan tâm hơn nữa.<br /> Một số ý kiến về bản phiên dịch các bài thơ của Nguyễn Bảo mà chúng tôi đưa ra cũng là minh<br /> chứng cho những khó khăn trong quá trình dịch thuật, công bố si sản Văn học Hán Nôm. Từ những<br /> đề xuất trên, chúng tôi mong muốn tiếp tục nghiên cứu văn bản, tiến hành công bố và dịch thuật<br /> đầy đủ hơn những tác phẩm thơ ca khác của Nguyễn Bảo trong kho tàng văn hóa thành văn của<br /> dân tộc.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> [1] Phan Huy Chú, 2014. Lịch triều hiến chương loại chí. Nxn Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.<br /> [2] Thiều Chửu, 2009. Từ điển Hán Việt. Nxb Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh.<br /> [3] Lê Quý Đôn, Toàn Việt thi lục, bản chữ Hán A.132/2. Viện Nghiên cứu Hán Nôm.<br /> [4] Trần Văn Giáp, 1971. Lược truyện các tác gia Việt Nam. Nxb KHXH, Hà Nội.<br /> [5] Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), 2004. Từ điển Văn học Việt Nam. Nxb Thế giới, Hà Nội.<br /> [6] Ngô Sỹ Liên, 1967 - 1968. Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, bốn tập. Nxb Khoa học Xã hội,<br /> Hà Nội.<br /> [7] Bùi Văn Nguyên, 1978. Lịch sử văn học Việt Nam, tập II. Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br /> [8] Bùi Duy Tân (chủ biên), 2004. Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X - XV), tập 1.<br /> Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br /> [9] Bùi Duy Tân, 1991. Nguyễn Bảo nhà thơ – Danh nhân văn hóa. Nxb Văn hóa, Sở Văn hóa<br /> Thông tin Thái Bình.<br /> [10] Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, 1992. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nxb Khoa<br /> học Xã hội, Hà Nội.<br /> [11] Đặng Đức Siêu, 2004. Giáo trình Ngữ văn Hán Nôm, tập 1. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.<br /> [12] Đặng Đức Siêu, 2009. Giáo trình Ngữ văn Hán Nôm, tập 2. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.<br /> <br /> 92<br /> Một số ý kiến về bản phiên dịch các bài thơ của Nguyễn Bảo<br /> <br /> <br /> [13] kí hiệu HM.2139/A, Sưu tầm.<br /> [14] kí hiệu A.1262, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.<br /> [15] kí hiệu A.3200/1-4, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.<br /> [16] kí hiệu A.132/1-4, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> Some ideas for poetry translations of Bao Nguyen<br /> Poetry by Nguyen Bao existing 162 posts in Toan Viet thi luc of Le Quy Don. Of the 34<br /> poems were researchers Bui Duy Tan recruitment services in the Bao Nguyen poet - Celebrities<br /> culture. Based on actual survey text Toan Viet thi luc notation A.132 that authors use text as the<br /> text base, we find that there are the wrong phonetic alphabet should be corrected to complete the<br /> text.<br /> Keywords: Poetry, poem, researchers, poet, celebrities culture, actual survey, text base,<br /> phonetic.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 93<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0