intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một vài chỉ dẫn khi viết Lead

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

654
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lead là phần quan trọng nhất của bất kỳ tin bài nào, dù đó là tin vắn, tin tổng hợp, bài phân tích hay bài phóng sự. Lead tức đoạn văn đầu tiên (còn gọi là intro) có thể làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn nhưng cũng có thể khiến nó thất bại. Cần dành nhiều thời gian cho lead: nó phải có khả năng đứng độc lập mà vẫn nêu được câu chuyện, nhưng cũng phải hấp dẫn và làm cho độc giả muốn đọc tiếp. Nếu không làm được điều đó thì không chỉ lead hỏng mà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một vài chỉ dẫn khi viết Lead

  1. Một vài chỉ dẫn khi viết Lead Lead là phần quan trọng nhất của bất kỳ tin bài nào, dù đó là tin vắn, tin tổng hợp, bài phân tích hay bài phóng sự. Lead tức đoạn văn đầu tiên (còn gọi là intro) có thể làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn nhưng cũng có thể khiến nó thất bại. Cần dành nhiều thời gian cho lead: nó phải có khả năng đứng độc lập mà vẫn nêu được câu chuyện, nhưng cũng phải hấp dẫn và làm cho độc giả muốn đọc tiếp. Nếu không làm được điều đó thì không chỉ lead hỏng mà toàn bộ những gì phóng viên viết ra đều vô ích. Dưới đây là những điểm cần lưu ý: ;;; Lead phải rõ ràng, ngắn gọn và đơn giản. Nói chung lead (tiếng Anh) chỉ vào khoảng dưới 30 chữ hoặc tối đa 3 dòng trên màn hình còn lead tiếng Việt có thể dài hơn khoảng 30%. >>> Lead nên trả lời câu hỏi ai, cái gì, khi nào và ở đâu. Nếu có thể thì cũng có thể giải đáp luôn câu hỏi tại sao, và đừng bao giờ để độc giả băn khoăn làm sao mà phóng viên biết được thông tin này nhỉ????. Cần tuân thủ nguyên tắc dẫn nguồn tin.
  2. ;;; Đọc lại lead khi viết xong và tự hỏi vậy thì sao>>>? Câu Hãng sản xuất kim cương lớn của Nga Almazy Rossii-Sakha (ARS) và De Beers của Nam Phi đã ký một thỏa thuận quan trọng tại đây hôm thứ Ba, kết thúc nhiều tháng va chạm về vấn đề xuất khẩu kim cương của Ngaaaa được sửa lại thành Hai hãng sản xuất kim cương lớn nhất thế giới đã ký kết một thỏa thuận trị giá 550 triệu USD mỗi năm hôm thứ Ba để De Beers của Nam Phi trở thành hãng duy nhất được mua đá quý của Nga.... Hãy tìm hiểu xem có điều gì mới và nổi bật; hãy tránh những cụm từ kiểu như trong một đòn mạnh giáng vào tiến trình hòa bìnhhhh hoặc trong một thất bại mới của chính phủ vốn đã lung layyyy vì nó chẳng cung cấp thông tin nào mới cho độc giả. >>> Hãy đọc to lead (hoặc đọc thầm trong đầu). Nếu không thể đọc thẳng một mạch không cần lấy hơi hoặc ngập ngừng về nghĩa thì hãy viết lại. Hãy cố gắng chỉ nêu một ý; nếu thấy phải đưa hơn một ý thì những ý này phải hợp với nhau và không làm cho độc giả căng thẳng. Tránh kiểu lead với lối nói một mặt...., mặt khác...... hay đúng như dự đoánnnn. >>> Dùng động từ ở dạng chủ động chứ không dùng dạng bị động và tránh dùng những từ khó hiểu, dài. ;;; Tránh các câu trích dẫn toàn bộ cũng như các một phần trích dẫn trong lead. Phần trong ngoặc ở câu dưới đây không có tác dụng gì: Tư lệnh NATO tại Bosnia, Đô đốc Leighton Smith của Mỹ, nói hôm thứ Ba rằng ông không biếtttt liệu hòa bình có kéo dài ở nước cộng hòa này hay không sau khi rút 60.000 quân gìn giữ hòa bình do NATO đứng đầu. Câu trích dẫn chỉ có giá trị khi người phát biểu là một người thật nổi tiếng và bản thân câu nói chính là tin tức, ví dụ: Tổng giám mục Canterbury tuyên bố hôm thứ Sáu rằng Thái tử Xứ Wales đã quay lưng với Cơ đốc giáo và không phù hợp để đứng đầu Nhà thờ Anh quốcccc.
  3. Nếu sử dụng một phần trích dẫn trong lead thì phải có câu trích đầy đủ ở bên dưới. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tái khẳng định với độc giả rằng câu trích dẫn nằm trong đúng ngữ cảnh. ;;; Nói chung cần có yếu tố ngày trong lead (trong tin tiếng Anh không dùng todayyyy hoặc yesterdayyyy). Câu văn tiếng Anh thường đặt yếu tố thời gian sau động từ nhưng trong tiếng Việt nên đặt ở đầu câu. >>> Tìm một góc nhìn của ngày hôm nay>>>. Điều này có thể hơi khó khăn khi sự kiện bạo động đã trôi qua một ngày nhưng nên tránh những cái lead mơ hồ, trừu tượng về việc tình hình trở lại bình thường. Chắc chắn vẫn đang có điều gì đó diễn ra đáng để đưa tin. Sau một cơn bão, mọi người dọn dẹp đống đổ nát và bắt đầu xây dựng lại nhà cửa; sau một vụ nổi loạn, có thể các binh sĩ đang tuần tra những con đường hoang vắng trong tâm trạng lo ngại; một vị bộ trưởng thoát khỏi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm có thể đang tìm cách thỏa hiệp để tránh một vụ khủng hoảng khác. ;;; Không nhồi nhét vào lead những chi tiết phụ, chẳng hạn như các địa danh, tên của các quan chức nhỏ hay tổ chức. Nếu địa danh ít nổi tiếng, hãy dành câu mô tả một thị trấn nhỏ cách Hà Nội 150km về hướng Bắcccc cho câu văn bên dưới. Nếu nguồn tin là quan chức dưới cấp bộ trưởng thì thông thường trong lead chỉ cần nói đơn giản là một quan chức chính phủủủủ còn tên tuổi, chức danh thì nêu ở bên dưới. Đối với một chức danh mà có thể độc giả không hiểu thì tốt nhất là nên giải thích. Ví dụ Một quan chức Liên Hợp Quốc phụ trách hồi hương người tị nạn Cônggô phát biểu...... thì rõ hơn là Quan chức bộ phận hồi hương thuộc Cao ủy Liên Hợp Quốc về người Tị nạn Anthony Moga phát biểu...... ;;; Tránh lối nói khoa trương. ;;; Lead phải được hỗ trợ bằng các chi tiết, con số và các câu trích dẫn trong những câu văn tiếp theo. Lưu ý 3 vấn đề sau: 1) Không nhétttt thêm câu bình luận
  4. sai cho một nguồn tin. Bộ trưởng Tài chính Theo Waigel cho biết doanh thu thuế của Đức sẽ giảm 17,3 tỷ mark so với mức dự báo chính thức cho năm nay, gây ra nghi ngờ về khả năng của quốc gia này đối với việc thực hiện các tiêu chí để có đồng tiền chung châu Âu duy nhất. Chắc chắn là ông bộ trưởng không hề bày tỏ bất kỳ sự hoài nghi nào. Không được nói quá về tầm quan trọng của nguồn tin: nếu chỉ là người phát ngôn bộ ngoại giao thì không được gọi là một quan chức chính phủ cấp caoooo. 2) Động từ chính trong lead phải phản ánh trung thành toàn bộ câu chuyện; nếu hai chính phủ đồng ý thảo luận về bất đồng thì không nên đưa tin rằng họ đã quyết định cùng hoạch định chính sách. 3) Kiểm tra kỹ các con số thương vong, số người đi bầu cử cũng như các con số khác để đảm bảo những gì được nêu trong tin bổ sung chính xác cho thông tin trong lead. Viết tin cho đài phát thanh( đá sang đài phát thanh tí) Viết một cái tin 45 giây cho đài phát thanh ư? Nhấc tay một cái là xong. Bài bình luận 5 phút nhé. Hơi mất công nhưng không vấn đề gì! Nhiều người chắc hẳn có suy nghĩ như thế, nhưng thực ra viết bài cho đài phát thanh có lẽ là khó nhất, bởi người nghe chỉ có mỗi một con đường cảm nhận là dùng thính giác. Thường có câu nói rằng 'muốn đọc kỹ thì xem báo' chứ không ai bảo nghe đài, xem TV. Quy ngược lại là không thể bệ nguyên xi bài viết cho báo in vào studio mà đọc vì không hiệu quả. Song hình như đó lại là cái cách rất phổ biến hiện nay. Với các bài phóng sự thì nhiều phóng viên phát thanh làm tương đối tốt - xét về văn phong cho báo nói - nhưng các loại tin tức, bình luận thì tiêu chí nhanh và tiện lợi được đặt lên hàng đầu chứ không phải văn phong.
  5. Hãy lấy một ví dụ đơn giản: Đài phát thanh được Thông tấn xã cung cấp thông tin quốc tế đều đặn thành những bản in sẵn theo giờ thỏa thuận. Có ai đảm bảo là những bản tin này được biên tập lại cho phù hợp với báo nói không? Có thì bao nhiêu phần trăm?Còn nếu không thì... thôi rồi Lượm ơi. Các biên tập viên của TTXVN đương nhiên không thể biết cách viết cho nhà đài, họ toàn viết cho báo in thôi. Cách viết lead hiện nay còn quá nhiều điều phải bàn và không ít báo luôn luôn có đầy những cái lead lòng thòng với đầy những cái ngoặc đơn, ngoặc kép, chức vụ dài dòng, ý chính thì nằm tận cuối câu. Làm một người đọc nhìn còn tức mắt, nghe qua đài thì có mấy ai chịu nổi cơ chứ. Rồi còn sự liên kết giữa các đoạn văn với nhau nữa. Nguyên tắc chung - đừng cố gắng kể cả câu chuyện - tập trung vào từng điểm một - viết bằng ngôn ngữ đối thoại - cụ thể và sử dụng những ngôn từ rõ ràng - dùng các câu văn ở thể chủ động - có mở đầu, thân bài và kết luận - phần đầu hấp dẫn -chú trọng tính đơn giản. (Michelle Betz, IJNet.org)
  6. Nhưng vì ao-xọt (outsource) nên không đúng yêu cầu đã đành, nhiều bài do nhà đài tự biên tập cũng chưa ổn. Chung quy vì người viết tin toàn viết theo tư duy và ý thích riêng, không đặt mình vào vị trí của một người đang vừa lái xe vừa nghe radio, một bác nông dân vừa xỉa răng vừa ôm cái tran-xi-to ngồi dưới bụi tre. Thực ra thì các thủ thuật để viết tin cho đài phát thanh cũng chỉ cần tóm gọn trong mấy cái gạch đầu dòng. Khác với đọc báo, người nghe khi quên mất nội dung đoạn đầu thì không thể quay trở lại được. Vậy nên nếu chất chồng thông tin trong một bài đọc ngắn chỉ chỉ càng tự hại mình bởi thính giả không thể nào theo dõi hết - nghe sau là quên trước. Những câu viết trúc trắc đầy các mệnh đề phụ cũng chính là những cái mạng nhện lùng nhùng làm rối thêm, chưa kể thói quen không hay của một số đồng nghiệp là thích chơi chữ và khoe chữ. Dưới đây là một số điểm nên và không nên để tham khảo khi viết tin bài cho đài phát thanh: NÊN 1. Kể chuyện theo trật tự LOGIC. 2. Viết như nói, nói như viết (dùng các câu ngắn. Nếu dùng câu dài thì tiếp ngay sau đó nên là một câu ngắn) 3. Mỗi câu chỉ mang MỘT ý. Chỉ một mà thôi! 4. Dùng thời HIỆN TẠI. 5. Dùng thể CHỦ ĐỘNG. 6. Dùng ngôn từ để vẽ nên bức tranh (Hãy để độc giả tự rút ra kết luận - chỉ kể/mô tả những gì đang diễn ra.)
  7. 7. Quý trọng những từ bình thường, giảm bớt những từ bóng bẩy, chơi chữ. 8. Phiên âm rõ các tên riêng nước ngoài, kể cả những tên đã biết rõ. KHÔNG NÊN 1. Không nói những gì không cần. Hãy đi thẳng vào vấn đề. 2. Không viết tắt (ví dụ HLHPNVN, TƯMTTQVN, WB, NATO, IMF, UNDP) 3. Không chất đầy bài bằng các tính từ. 4. Không dùng những lời sáo rỗng. 5. Không dùng biệt ngữ. 6. Tránh ngôn ngữ mơ hồ. Hãy nói cụ thể. 7. Tránh từ đồng nghĩa hoặc các biến thể. 8. Không dùng con số dài để tránh đọc nhầm, dùng số chẵn khi có thể (Ví dụ: 1 triệu 200 ngàn hoặc 1,2 triệu thay cho 1.200.000, gần 1.900 tấn thay cho 1.878 tấn) 9. Không viết tắt các đơn vị đo lường (Ví dụ: viết rõ là mét khối thay cho m3, hécta thay cho ha, đôla Ôxtrâylia thay do AUD) 10. Không gửi tin khi chưa thử đọc thành tiếng chính bài viết của mình./. Lấy tin ở đâu?
  8. Với các phóng viên tập sự, tìm cho ra một, hai đầu tin để báo cho trưởng ban thời sự hay thư ký tòa soạn tại các cuộc họp giao ban tin đầu mỗi sáng, ngày này qua ngày khác, quả thực là cơn ác mộng. Áp lực lớn đến nỗi nhiều bạn cho biết chỉ cần vào nghề một thời gian ngắn, họ đã nhận ra ngay viết tin không khó; tìm ra tin mới là cả một vấn đề. Ngược lại, cũng có nhiều phóng viên trẻ có 'lỗ mũi ngửi tin', nhìn đâu cũng thấy tin, toàn là tin độc. Bí quyết của họ ở đâu? Ngoài những nguồn tin hiển nhiên như các cuộc họp báo, các sự kiện đã lên lịch, để tìm ra tin 'độc quyềnnnn, có nhiều nguồn ít ai để ý. Đầu mối khách sạn Lý tưởng nhất là các phóng viên tập sự xây dựng được cho mình mối quan hệ tốt với người phụ trách công tác giao tế đối ngoại ở các khách sạn lớn. Không phải để nhận các thông cáo báo chí chán ngắt về công suất sử dụng phòng, hay một hoạt động xã hội của nhân viên khách sạn. Ngày nay nhiều hội nghị quan trọng, các buổi lễ ký kết, các buổi họp báo đột xuất... được tổ chức ở khách sạn.
  9. Làm quen với nhân vật nói trên, phóng viên có thể định kỳ gọi điện hỏi lịch các sự kiện diễn ra ở khách sạn. Nhưng quan trọng hơn, khi đã thiết lập được mối quan hệ tin cậy, chúng ta có thể hỏi tuần này có nhân vật nào quan trọng sẽ đến ở tại khách sạn. Đây là điểm khá tế nhị vì khách sạn dễ bị mang tiếng xâm phạm cuộc sống riêng tư của khách nhưng nếu chúng ta đường đường chính chính xin phỏng vấn, thực hiện nghiệp vụ một cách danh chính ngôn thuận thì sẽ không gây khó khăn cho nguồn cung cấp tin. Những nhân vật như diễn viên điện ảnh Robert De Niro, con trai cố tổng thống Kennedy - John Kennedy Jr., người mẫu Kate Moss... đã từng đến thăm TPHCM mà hầu như không báo nào biết. Chỉ có phóng viên nhờ có quan hệ với khách sạn mới được 'bỏ nhỏ' tin này. Có nhiều nhà đầu tư cỡ tỉ phú đến Việt Nam không kèn không trống vì họ chỉ muốn thăm dò trước. Nếu nắm thông tin này, cộng chút khéo léo để họ đồng ý trả lời phỏng vấn, bạn sẽ có một tin hay. Các trang quảng cáo, rao vặt Một nguồn tin khá phong phú là các trang quảng cáo, rao vặt. Đừng quẳng vào sọt rác phần quảng cáo, rao vặt của các báo. Trong những trang này, nếu đọc kỹ và tinh mắt chúng ta sẽ tìm được khá nhiều đầu tin phong phú. Chẳng hạn, thấy một quảng cáo tuyển người với tiêu chuẩn... biết chơi game vi tính giỏi, rất có thể bạn sẽ viết được một phóng sự về một loại nghề mới mà có báo từng viết rất thú
  10. vị. Đã từng có những tin hay xuất phát từ các trang quảng cáo mà điển hình là vụ rao bán nền nhà bên... Mỹ. Đọc các trang quảng cáo, chúng ta có thể biết trước những sự kiện sắp diễn ra trong nhiều sinh hoạt văn nghệ, điện ảnh, triển lãm, biểu diễn, khai trương, động thổ. Vấn đề chúng có biến thành tin hay hay không là chuyện khác. Theo dõi quảng cáo, rao vặt thường xuyên, chúng ta cũng có thể phát hiện những xu hướng mới trong kinh doanh địa ốc, chẳng hạn hay nhu cầu tuyển dụng nhân sự của một ngành nào đó. Nguồn tin Phóng viên thường được phân công theo lãnh vực. Nếu là báo kinh tế có thể phân nhỏ những ngành như dầu khí, công nghiệp, đầu tư nước ngoài, thương mại, hải quan. Nếu các báo đại chúng, các ngành thường phân cho phóng viên gồm kinh tế, văn hóa-nghệ thuật, thể thao, giáo dục, y tế... Sau khi được phân công một lãnh vực nào đó, nhiệm vụ đầu tiên của người phóng viên là xây dựng cho được một mạng lưới nguồn tin. Nguồn tin có thể là các quan chức đầu ngành mình đang phụ trách, thư ký hành chính các cơ quan, giám đốc, trưởng phòng, cô tiếp tân, người phụ trách báo chí, quan hệ đối ngoại ... Hồ sơ nguồn tin phải có ít nhất họ tên, chức vụ chính xác, số điện thoại, đặc biệt là số điện thoại trực tiếp hay số điện thoại di động. Cách tốt nhất để thu thập, mở rộng mạng lưới nguồn tin là các hội nghị, các cuộc tổng kết ngành...
  11. Thỉnh thoảng gọi điện thăm hỏi nguồn tin, dù không có tin cũng phải giữ mối liên hệ thường xuyên. Nguồn tin tốt là nguồn tin chủ động gọi điện cho phóng viên biết trước một sự kiện thời sự sắp diễn ra. Ở đây cần lưu ý một điều: càng ngày các công ty và các cơ quan nhà nước càng nhận rõ vai trò báo chí trong việc đưa thông tin chính xác, cập nhật đến người dân. Như vậy, nguồn tin cũng cần phóng viên chứ không phải đây chỉ là quan hệ một chiều. Chỉ cần lưu ý để đừng bị chi phối bởi nguồn tin. Các công ty lớn thường có bộ phận quan hệ đối ngoại. Chính những nhân viên này sẽ đưa danh sách phóng viên vào làm mạng lưới quan hệ cho chính mình vì vậy phóng viên thường bị giội bom bởi thư mời, thông báo báo chí đủ loại, đủ kiểu. Trình độ nhân viên càng chuyên nghiệp chừng nào thì thông tin họ cung cấp càng ở dạng dễ đăng báo chừng đó. Đừng bị chi phối có nghĩa là ngày nào hay tuần nào cũng đưa tin về một công ty, hay nhất cử nhất động của công ty cũng được đưa tin vì có người viết sẵn cho bạn. Thông cáo báo chí Thông cáo báo chí cũng là một nguồn tin tốt. Tuy nhiên phần lớn các bản thông cáo báo chí viết rất dở, mang nặng tính quảng cáo hơn là thông tin. Việc đầu tiên người phóng viên nhận được thông cáo báo chí là phải gọi ngay đến nơi phát hành để kiểm chứng thông tin trên đó. Người phóng viên tay nghề yếu sẽ để
  12. nguyên xi một thông cáo báo chí, cắt vài đoạn và ký tên mình vào ở dưới như thể đây là tin riêng của mình. Cần đọc qua thông báo báo chí, ghi lại những điều chưa rõ để hỏi lại. Ngay trong tin viết lại từ một thông cáo cũng phải để nguồn là theo một thông báo của XYZ... Nếu thông cáo báo chí có ghi rõ yêu cầu không được đưa tin này trước một thời điểm nào đó, phóng viên cần tôn trọng vì có thể xảy ra những thay đổi trong thực tế so với thông tin chuẩn bị trên bản thông báo. Báo chí Báo chí dạo này thích lập ra các đường dây nóng nhằm giúp độc giả có cách báo tin nhanh nhất cho tòa soạn. Có lúc một mẩu tin nhỏ trên báo sẽ giúp chúng ta triển khai thành một tin hay, một bài báo hấp dẫn. Nhiệm vụ phóng viên chắc chắn không phải là chăm chăm luộc lại tin tức của báo khác. Nhưng nên xem tin trên báo khác như những chỉ dẫn để chúng ta làm tin mới. Một tin đăng trên báo ra ngày hôm đó cho biết vừa có quy định buộc các siêu thị phải chuyển tên của mình sang tiếng Việt, có trích thêm than phiền của nhiều chủ siêu thị rằng không lẽ phải ghi 'C lớn' thay vì 'Big C'. Nếu chúng ta đưa
  13. lại tin này cho số báo ngày hôm sau thì xem như thua báo kia hai bước. Nhưng nếu chúng ta đi phỏng vấn Bộ Thương mại để nghe giải thích, sự tình không phải vậy, Big C vẫn để nguyên Big C, chỉ cần thêm chữ 'siêu thị' trước tên là được. Vậy là chúng ta vừa có tin, vừa sâu hơn, chính xác hơn báo bạn. Những sự kiện trong kế hoạch Tin cũng xuất hiện từ những sự kiện có sẵn trong kế hoạch dài hạn chẳng hạn như chúng ta biết tháng tới có một hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp. Đưa tin về sự kiện sắp tới này là tin, theo dõi danh sách doanh nghiệp được mời phát biểu để phỏng vấn trước những vấn đề họ sẽ nêu là một tin khác, sắp xếp hệ thống những vấn đề doanh nghiệp sẽ nêu là một tin nữa, phỏng vấn các cơ quan chức năng về những vấn đề này là một tin và bản thân buổi gặp gỡ giữa chính phủ và doanh nghiệp là một tin lớn. Sau đó, theo dõi tiếp để xem thử ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng (nếu có) được triển khai thành các chủ trương như thế nào là nhiều tin tiếp đó. Việc theo dõi các sự kiện đã đưa tin trước đó là một việc làm thường xuyên mà phóng viên phải tập cho mình một thói quen tuân thủ như một phản xạ nghề nghiệp. Đưa tin mở rộng diện Việt kiều được phép mua nhà xong, phải tiếp tục theo dõi có ai mua hay không, việc mua bán có gặp trở ngại gì không. Đưa tin có thể hoãn thi hành quy chế ghi nhãn hàng hóa thì sau đó khi có lệnh cho hoãn chính thức, phóng viên phải là người đầu tiên biết và đưa tin này.
  14. Những nguồn tin khác Hiện nay, Internet là nơi cung cấp nguồn tin không thể thiếu cho người phóng viên. Internet ngoài chức năng như một nơi tham khảo thông tin nền khổng lồ còn giúp phóng viên biết được những tin liên quan đến lãnh vực mình phụ trách. Tùy theo lĩnh vực, sẽ có những trang web phóng viên phải vào thăm thường xuyên để cập nhật thông tin. Internet còn giúp chúng ta kiểm chứng nhiều thông tin khác, hy vọng sẽ có dịp đề cập chi tiết ở một bài khác. Phóng viên cũng cần nắm trước lịch làm việc của ít nhất là cơ quan chủ quản và các cơ quan khác để biết trước những sự kiện thời sự trong tuần, trong tháng. Đừng xem thường những hội nghị mang tính lễ nghi vì với một phóng viên nhạy bén, từ một hội nghị bình thường vẫn có thể săn những tin tốt hay tạo lập được mối quan hệ thông tin tốt cho công việc tương lai. Những nguyên tắc của nghề báo 1. Tính trách nhiệm Cái quyền thu hút và giữ chân bạn đọc của một tờ báo không bị điều gì giới hạn ngoài những quan tâm về lợi ích của công chúng. Sự quan tâm của quần chúng đã đem lại cho tờ báo một ưu quyền sử dụng, điều đó đã khuôn định trách
  15. nhiệm của nó, trách nhiệm này sẽ chia đều cho mọi thành viên của tờ báo. Nhà báo nào sử dụng các quyền này cho bất kỳ một mục đích vị kỷ hoặc không xứng đáng nào tức là đã phụ lòng tin cậy lớn lao của quần chúng. 2. Quyền tự do của báo chí Sự tự do của báo chí phải được bảo vệ như một quyền sống còn của con người. Đó là một quyền mặc nhiên khi ta muốn thảo luận về bất kỳ điều gì mà pháp luật không cấm đoán một cách rõ ràng, kể cả tính đúng đắn của các luật lệ quy định. 3. Tính độc lập Tự do thoát khỏi mọi nghĩa vụ ràng buộc, ngoại trừ nghĩa vụ phải trung thành với lợi ích của công chúng, đó là điều mang tính sinh tử. ° Việc ủng hộ bất kỳ quyền lợi riêng tư nào đi ngược lại với lợi ích chung, dù vì bất cứ lý do gì, cũng đều không tương hợp với nghề báo chân chính. Công việc được gọi là truyền đạt tin tức từ một nguồn cá nhân không thể được ấn hành mà không công khai thông báo nguồn gốc của chúng hoặc chứng minh giá trị của chúng như là tin tức, cả về hình thức lẫn nội dung. ° Óc bè phái trong vấn đề xã luận, vốn đã được coi như xa rời sự thật, chính là đi ngược lại tinh thần tốt đẹp nhất trong nghề báo; còn ở trang mục tin tức, thì nó chính là sự đảo ngược cái nguyên tắc căn bản nhất của nghề nghiệp này. 4. Tính chính xác, trung thực, ngay thật Trung tín với độc giả là điều nền tảng của mọi báo chí xứng đáng với danh xưng của nó.
  16. ° Xét theo mọi khía cạnh của sự trung tín, một tờ báo bị buộc phải trung thực. Nó không được tha thứ trong chuyện thiếu chính xác và hoàn bị ở chừng mực nó có thể đạt được, hay trong chuyện không đạt được yêu cầu của các phẩm chất cốt tuỷ này. ° Tên bài báo phải được chứng thực bằng nội dung bài báo mang tên đó. 5. Tính công bằng Sự rèn luyện đúng mức sẽ tạo được sự rạch ròi giữa việc tường thuật tin tức và việc bày tỏ ý kiến. Tường thuật tin tức phải hoàn toàn nằm ngoài bất kỳ loại ý kiến hay xu hướng nào. Quy tắc này không ứng dụng cho những bài được gọi là bài chuyên biệt vốn rõ ràng là để biện minh cho một điều gì đó hay đã nêu rõ đặc điểm bằng một chữ ký minh xác các lý giải và kết luận của riêng tác giả. 6. Tính trọng luật Một tờ báo không được công bố những lời tố cáo không chính thức ảnh hưởng đến uy tín và đạo đức mà không tạo cơ hội cho kẻ bị cáo buộc được dịp phát biểu; cách làm đúng đắn đòi hỏi phải tạo được cơ hội như thế trong mọi vụ tố cáo nghiêm trọng nằm ngoài các thủ tục pháp lý. ° Một tờ báo không được xâm phạm vào tâm tình hoặc quyền lợi riêng của cá nhân mà không minh chứng được việc làm đó là vì lợi ích công chúng, chứ không phải là tính tò mò của công chúng. ° Quyền lợi, và cũng là nghĩa vụ, của một tờ báo là phải đính chính đầy đủ và kịp thời các sai lầm lớn của mình về mặt sự kiện hay ý kiến, cho dù nguyên do của sai lầm đó là gì.
  17. 7. Tính đúng mực Một tờ báo không thể tránh khỏi bị kết tội là thiếu trung thực nếu nó bày tỏ mục tiêu đạo đức cao cả mà lại khuyến khích hành vi thấp hèn, như có thể thấy trong việc mô tả chi tiết các tội ác và thói trụy lạc; đăng tải những chuyện này rõ ràng không thể nói vì lợi ích công chúngª
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2